K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2019

 'Chế độ quân điền một chính sách về ruộng đất ban hành trong thời đại nhà Lê, và có nội dung theo hướng 'người cày được quyền và phải được có ruộng'. ... Nhà Lê thời kỳ này rất chăm lo đến sự phát triển kinh tế, thi hành một số biện pháp tích cực thúc đẩy nông nghiệp phát triển

Chế độ quân điền nghĩa là: thực hiện việc lấy đất công và ruộng bỏ hoang đem chia cho nông dân. 
Nội dung chính của chế độ quân điền là: 
- Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lý chia cho nông dân cày cấy. 
- Các quan lại, tuỳ theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc 
- Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối.

13 tháng 9 2018

'Chế độ quân điền' là một chính sách về ruộng đất ban hành trong thời đại nhà Lê, và có nội dung theo hướng 'người cày được quyền và phải được có ruộng'. 
Lịch sử ghi lại rằng: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1417-1427) thắng lợi đã mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, thời kỳ xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền cao độ. Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh, nền độc lập dân tộc được khôi phục và giữ vững, nạn ngoại xâm phương Bắc bị đánh bại hoàn toàn. 
Tình hình đó đã tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi để củng cố nền chính trị và đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. Nhân dân Đại Việt tích cực sản xuất trong không khí hồ hởi của một nền hoà bình vừa được giành lại. Nền nông nghiệp lâu đời tiếp tục được coi trọng, trong đó ruộng đất được nhà nước phong kiến quan tâm hàng đầu. Nhà Lê thời kỳ này rất chăm lo đến sự phát triển kinh tế, thi hành một số biện pháp tích cực thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Đó là chính sách khẩn hoang, lập đồn điền, xây dựng đê điều và các công trình thuỷ lợi; nhưng quan trọng nhất là chính sách ruộng đất với chế độ 'lộc điền' và 'quân điền'. Nhà Lê tịch thu ruộng đất trong tay quân Minh và bọn tay sai, tịch thu điền trang thái ấp của quý tộc trước đây, cộng với ruộng hoang hoá; tất cả sung làm ruộng đất công. Với quỹ đất công lớn, nhà Lê đã sử dụng một phần ban cho quý tộc tôn thất và quan lại cao cấp (lộc điền), phần lớn bổ sung cho công xã để chia cho dân cày cấy (quân điền). Phép quân điền được Lê Lợi ban hành năm 1429 và hoàn thiện vào thời Lê Thánh Tông; bộ 'luật quân điền' được chép trong Thiên Nam dư hạ tập năm 1481. Như vậy, ruộng đất phong thì được thu hẹp lại còn ruộng đất công xã trực tiếp đến tay người dân thì được mở rộng thêm. 
Chính sách này cho phép giải quyết khá ổn thoả mối quan hệ sở hữu ruộng đất giữa nhà nước với quý tộc quan lại và giữa nhà nước với nhân dân. Trong thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), nông nghiệp được rất mực chú trọng. Vua đích thân đi cày đầu năm (lễ Tịch điền) để cổ vũ cho mùa vụ mới. Một năm sau khi lên ngôi, Lê Thánh Tông ra sắc chỉ cho các quan phủ, huyện, lộ, trấn rằng: “Từ nay về sau, trong việc làm ruộng, phải khuyến khích quân dân đều chăm nghề nghiệp sinh nhai, để đủ ăn mặc, không được bỏ gốc theo ngọn, hoặc kiếm chuyện buôn bán, làm trò du thủ du thực. Người nào có ruộng đất mà không chăm cày cấy, thì quan cai trị bắt trình trị tội". 
'Chế độ lộc điền' xuất hiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho quý tộc, tông thất và những quan lại cao cấp, đẩy mạnh sự phát triển của giai cấp địa chủ - tầng lớp thống trị mới trong xã hội phong kiến lúc đó. Còn 'chế độ quân điền' thì lại có tác dụng tích cực nhằm phục hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện cho nhà nước huy động nhân lực và vật lực cho quốc phòng. 'Chế độ quân điền' thời Lê Sơ còn có tác dụng làm giảm bớt bất công trong xã hội, góp phần động viên những người đã và đang có công đóng góp xây dựng quân đội, đánh giặc giữ nước, như Lê Lợi (Lê Thái Tổ) đã nói: "Người đi đánh giặc thì nghèo, người đi rong chơi thì giàu, người đi chiến đấu thì không có một thước, một tấc đất để ở, mà những kẻ du thủ du thực không có ích gì cho nước lại có ruộng đất quá nhiều... Nay sắc cho các đại thần bàn định số ruộng cấp cho quan, quân và dân, trong từ đại thần trở xuống đến các người già yếu, mồ côi, goá chồng, đàn ông, đàn bà trở lên"

13 tháng 9 2018

Chế độ quân điền nghĩa là: thực hiện việc lấy đất công và ruộng bỏ hoang đem chia cho nông dân. 
Nội dung chính của chế độ quân điền là: 
- Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lý chia cho nông dân cày cấy. 
- Các quan lại, tuỳ theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc 
- Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối.

Chọn mk nha ^_^

12 tháng 9 2016

‐ Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao. Vua thông qua 2 biện pháp: Cắt cử quan lại đi trấn giữ các địa phương và mở khoa thi cử để tuyển chọn quan lại => tạo ra chính quyền phong kiến quan liêu. Bộ máy nhà nước được kiện toàn ‐ -Đối ngoại: Vua mở các cuộc chiến tranh đi xâm lăng, mở rộng lãnh thổ. Đây là thời kì mà lãnh thổ Trung Quốc được bành trướng nhất.

14 tháng 9 2016

     Chính sách chia cấp ruộng đất công cho dân đinh trong làng xã theo quy định của nhà nước phong kiến được gọi là chế độ quân điền. 

 (Phần này bn có thể xem lại trong bảng tra cứu thuật ngữ - SGK/153)

NG
29 tháng 10 2023

Chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi, thường được biết đến với tên gọi Apartheid, là một hệ thống chính trị và xã hội đã tồn tại từ năm 1948 đến 1994. Trong thời kỳ này, nhóm người da trắng, chiếm số lượng ít ỏi trong dân số, đã thiết lập một loạt các quy định và luật lệ để phân loại, kiểm soát, và cô lập các nhóm người da màu và người gốc Á.

Các quy định của Apartheid đã dẫn đến sự phân chia rõ ràng và cô lập theo chủng tộc trong mọi khía cạnh của cuộc sống: từ việc giáo dục, việc làm, nơi ở cho đến việc sử dụng các dịch vụ công cộng. Người da màu và người gốc Á không được quyền bầu cử, không có quyền tự do di chuyển và còn bị giới hạn trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống.

Chế độ Apartheid không chỉ tạo ra các vấn đề nghiêm trọng về bất bình đẳng xã hội và kinh tế, mà còn là nguyên nhân của nhiều cuộc xung đột và phản đối trong và ngoài nước. Nó đã bị chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế và cuối cùng đã chấm dứt vào năm 1994, mở đường cho Nelson Mandela trở thành Tổng thống đầu tiên da màu của Nam Phi.

31 tháng 12 2021

Đã có thái độ cứng rắn, kiên quyết đấu tranh chống giặc

4 tháng 9 2018
Đáp án: D
5 tháng 12 2019
Đáp án: D
NG
25 tháng 10 2023

Chế độ phân biệt chủng tộc là một hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế được xây dựng trên việc phân biệt, tách biệt, và xem xét người dân dựa trên màu da, nguồn gốc chủng tộc, hoặc nguồn gốc dân tộc khác nhau. Chế độ phân biệt chủng tộc thường dẫn đến việc xác định các nhóm người dân theo màu da và gán cho họ các quyền và đặc quyền khác nhau, thường làm cho nhóm thiểu số bị kỳ thị, bị cách ly, và không được hưởng các quyền công bằng và tự do cơ bản.

Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi đã đạt được nhiều thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn. Trong số những thắng lợi quan trọng nhất đó có:

- Chấm dứt chế độ Apartheid, cho phép mọi người sống cùng nhau và bỏ đi việc phân biệt dựa trên màu da.

- Thành lập một chính phủ đa dân tộc, cho phép mọi người tham gia vào quá trình quản lý và đưa ra quyết định.

-Tạo ra một tổ chức quan trọng là African National Congress (ANC), dưới sự lãnh đạo của Nelson Mandela và những người khác, để đấu tranh cho công bằng và tự do.

30 tháng 10 2016

Câu 3: Trả lời:

1. Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt, nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
2. Ý nghĩa lịch sử
Nhắc tại cách khái quát về quân Mông Nguyên
“- Quân Mông Cổ lớn lên trên yên ngựa, tự luyện tập chiến đấu, từ mùa xuân đến mùa đông, ngày ngày săn bắn, đó là cách sống của họ
- Về đánh trận , họ lợi ở dã chiến, không thấy lợi thì không tiến quân
Trăm quân kị quay vòng, có thể bọc được vạn người. Nghìn quân kị tản ra có thể dài tới trăm dặm , kẻ địch chia ra thì họ chia ra, kẻ địch hợp lại thì họ hợp lại nên kị đội là thế mạnh của họ
Đội quân lúc ẩn lúc hiện, đến thì như trời rơi xuống, đi thì nhanh như chớp giật. Họ mà thắng thì đuổi theo địch chém giết không để trốn thoát, họ mà thua thì chạy rất nhanh, đuổi theo không kịp” theo lời sử học nhà Tống
Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên,bảo vệ độc lập,toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược( góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân … )
- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.

- Bài học kinh nghiệm: Dùng mưu trí đánh giặc, lấy đoàn kết làm sức mạnh.

  
30 tháng 10 2016

1. - Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ờ các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây).
- Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
- Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô.
Riêng ở xã hội phong kiến phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển.
- Quan hệ giữa các giai cấp : giai cấp thống trị (địa chủ, lãnh chúa) bóc lột giai cấp bị trị (nông dân lĩnh canh, nông nô) chủ yếu bằng địa tô.

 

- Chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu.
- Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ mà quyền lực tập trung tuyệt đối, tối cao, vô hạn trong tay một người (vua - hoàng đế - Thiên tử...), mọi người phải phục tùng tuyệt đối.