K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 8 2019

Ta đi qua những năm tháng tuổi thơ,
Sao mãi nhớ thuở xưa ngày đi học,
Tháng chín về lòng ta còn náo nức,
Ngày khai trường rạo rực mãi không thôi!

Cờ và hoa đỏ rực một khoảng trời,
Rộn rã tìm nhau cười đùa vui vẻ,
Nhẹ nhàng trao cái bắt tay lặng lẽ,
Rồi trống khai trường ... chẳng thể nào quên!

Bao năm rồi vẫn mãi nhớ y nguyên,
Bài Quốc ca vang lên cùng nhau hát
Thầy hiệu trưởng sang sảng bài tổng kết,
Nhịp pháo tay giòn giã buổi khai trường!

Nắng thu vàng đem bao nỗi nhớ thương,
Tuổi thơ bé đến trường vui, vui thế!
Đã bao lần tháng chín về rồi nhỉ,
Bấy nhiêu lần ta nhớ ta ngóng trông!

Ước chi ta được trở lại tuổi hồng,
Dự khai trường thêm một lần nữa nhé,
Thêm một lần ta về ngày thơ bé,
Một lần thôi cho thoả nỗi nhớ mong!

k cho mk nha

23 tháng 8 2019
BÀI THƠ: KHAI TRƯỜNG

Tác giả: Hoàng Trọng Lợi

Thế là kỳ nghỉ đã qua
Ngày mai khai giảng nắng hoa sân trường
Ngập đường phố xá đông vui
Thầy trò nô nức tiếng cười rộn vang

Cổng trường mở rộng thênh thang
Mừng vui chào đón nhẹ nhàng nắng thu
Gió ru cành phượng xanh mầu
Như ru những giấc mơ đầu tuổi thơ

Thầy cô tươi đẹp như thơ
Áo dài tha thướt đợi chờ trò ngoan
Gặp nhau tíu tít hỏi han
Vui không cái khoảng thời gian nghỉ hè

Lặng rồi đã tắt tiếng ve
Tuổi thơ vui những ngày hè qua mau
Trống trường đã điểm tiết đầu
Tuổi thơ đẹp mãi xanh mầu ước mơ.

 nguồn :

Chùm thơ ngày khai giảng, khai trường, chào năm học mới | Mạnh Mập Blog

6 tháng 2 2023

1. Khái quát về sự kiện

a. Thời gian

Tháng 12/1993, chính quyền của người da trắng Nam Phi đã tuyên bố xóa bỏ "Chế độ A-pác-thai".

b. Bối cảnh ra đời của sự kiện

- Dưới sự lãnh đạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi" (ANC), người da đen đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc.

- Cộng đồng quốc tế, kể cả Liên hợp quốc đã lên án gay gắt chủ nghĩa A-pác-thai, ủng hộ cuộc đấu tranh của người da đen.

2. Nội dung chính của sự kiện

- "Chế độ A-pác-thai" được xóa bỏ.

- Lãnh tụ ANC Nen-xơn Man-đê-la được trả tự do sau 27 năm bị cầm tù.

3. Ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội của sự kiện

- Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại.

- Nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.

 

23 tháng 3 2023

 

‘’Ngắm trăng’’ là một trong những tác phẩm của Hồ Chủ Tịch, ngài là một nhà văn nhà thơ lỗi lạc. Một chiến sĩ cách mạng một doanh nhân văn hóa thế giới. tác phẩm ngắm trăng  trích Nhật Kí Trong Tù sáng tác vào tháng 8 năm 1942 vào Bác bị bắt giam ở Quảng Tây. bài thơ nói về tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh tù đầy,tình yêu mãnh liệt của mình đối với áng trăng.

 

23 tháng 3 2023

Hồ Chí Minh một người anh hùng vĩ đại vì ham muốn giải phóng đất nước nên đã không ngại tìm đường cứu nước. Sau bao nhiêu năm bôn ba nơi đất người xa lạ Bác đã hết mình cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Năm 1941 tại Pác Pó Bác làm công vụ dịch Sử Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã sáng tác ra bài thơ Tức Cảnh Pác Bó. Tác phẩm đã toát lên tinh thần vũng chắc phong thái ung dung của Bác trong hoàn cảnh khó khăn và đầy gian khổ nhưng vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên

15 tháng 10 2021

undefinedđeo khẩu trang vào nha kkk :>

15 tháng 10 2021

- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh, tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người.

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

29 tháng 10 2021

Nghe Thầy Đọc Thơ là một thi phẩm đặc sắc được trích trong tập Góc Sân Và Khoảng Trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Ông là một cây bút tài năng của nền thơ ca Việt Nam được bạn đọc yêu thích và đón nhận. Bài thơ là lời nhắn gửi của ông đến người thầy của mình đồng thời bày tỏ nỗi nhớ thương và tình cảm biết ơn sâu sắc đến người lái đò năm xưa. Hãy cùng uct.edu.vn cảm nhận sâu sắc bài thơ này nhé!

Kính tặng thầy Lê Thường
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời…
Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe…

Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, làm thơ từ lúc 8 tuổi, được mệnh danh là “thần đồng thơ ca”. Bài thơ này được Trần Đăng Khoa viết năm 1967. Theo tác giả, người thầy giáo được nói tới trong bài thơ là thầy giáo Việt, người đã trực tiếp dạy tác giả năm đầu tiên đến trường. Năm 1966 thầy đi bộ đội và năm 1972 thầy hi sinh mặt trận Quảng Trị. Những bài giảng của thầy đã để lại trong tâm hồn chú bé Trần Đăng Khoa những ấn tượng hết sức sâu sắc (theo tạp chí “Văn học và tuổi trẻ” số 113 – NXBGD)
Trong sự nghiệp văn học nghệ thuật của nhà thơ Trần Đăng Khoa có thể nói mẹ và thầy giáo Việt – thầy giáo đầu tiên đã trở thành cảm hứng bất tận cho thơ. Từ đó “nhà thơ tí hon” trở thành “thần đồng thơ ca” như lời ngợi ca của một số nhà phê bình văn học đương thời.
Mẹ và thầy giáo đã gieo vào tâm hồn trong sáng và tinh khiết của cậu bé Khoa tình yêu văn học. Thuở ấu thơ, bé Khoa được đắm mình trong lời ru ngọt ngào của mẹ, những câu chuyện mẹ kể, những vần thơ mẹ đọc đã in dấu ấn thật sâu sắc.

“Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều khép lại trên đầu bấy nay”
(“Mẹ ốm” – Trần Đăng Khoa)

Tới tuổi cắp sách đến trường, bé Khoa lại được đón nhận nguồn sữa tinh thần quý giá từ người thầy giáo đầu tiên bồi đắp. Với thiên phú bẩm sinh, với niềm say mê văn học, với sự nhạy cảm tinh tế, Trần Đăng Khoa đã “xuất khẩu thành thơ”. Đến với bài thơ, độc giả không khỏi rời mắt trước những vần thơ chứa chan tình cảm của cậu học trò nhỏ đang say sưa nghe bài giảng của thầy:

”Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy em lại lặng ngồi em nghe”

Mở đầu bài thơ là hình ảnh “Em nghe thầy đọc bao ngày”. Mỗi buổi học ấy, em lại được nghe tiếng thầy, giọng thầy ấm áp, ngân vang trong lớp học. Phải chăng giọng đọc thơ của thầy có ma lực hút hồn tác giả và không những đem đến cho Trần Đăng Khoa một thế giới huyền diệu của cuộc sống “đỏ nắng xanh cây quanh vườn” mà còn làm sống dậy cả những kí ức xa xưa với những gì thương yêu nhất, đẹp đẽ nhất, về với tuổi thơ đầy kỉ niệm.

” Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa”

Đó là những mái chèo của vùng quê sông nước nghiêng nghiêng với dáng người đang khua chèo trên sông. Hình ảnh ấy lúc ẩn lúc hiện ở phía xa kia tạo nên cái hư, cái thực.
Đọc đến đây, bỗng dưng như có tiếng bà vọng về với những câu hát ru từ thủa nằm nôi. Tiếng hát cứ ngân mãi cho đến bây giờ không thể nào quên được.
Nghe thầy đọc thơ vậy mà tưởng chừng như ta nghe được cả bước chuyển mình của thời gian. Mọi vật cũng đều thay đổi theo vậy:

“Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”

Nghệ thuật nhân hóa càng làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, chứa chan bao ý nghĩa. Ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya lấp lánh trên mặt nước cũng ùa về trong kí ức. Những hàng dừa ven sông cũng rung chuyển. Hẳn không gian đần đìa ánh trăng ấy phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe thấy được “tiếng thở” của vầng trăng làm lay động tàu dừa đang vươn mình đón gió.
Nếu như câu thơ trên được miêu tả với những gì nhẹ nhàng sâu lắng thì kết thúc những hình ảnh ấy, câu thơ khép lại, ta bắt gặp được âm hưởng “Rào rào”, không còn tĩnh lặng mà âm thanh ấy đã làm choáng ngợp cả bầu không gian trên. Mùa hè với những cơn mưa rào nặng hạt đã là một trong những hình ảnh để lại ấn tượng trong lòng nhà thơ. Nó cứ ập đến bất ngờ rồi lại nhanh chóng xua đi.
Có thể nói rằng, người thầy giáo đầu tiên của nhà thơ đã làm nên một điều kỳ diệu, thổi vào hồn Trần Đăng Khoa những gì mới lạ nhưng cũng rất đỗi quen thuộc thân thương, giọng đọc thơ của thầy đã mang đến cho cậu bé Khoa sự huyền diệu, lấp lánh trong tâm hồn thơ trẻ. Thế mới biết sức mạnh của thơ ca và sự cuốn hút của lời thầy giảng đến với thế giới trẻ thơ mãnh liệt biết nhường nào!
Để rồi dù thầy giáo đã “Lên đường ra mặt trận”, dù thầy đã “Tạm biệt mái trường yêu” (“Tiễn thầy giáo đi bộ đội” – Trần Đăng Khoa) thì dấu ấn về những bài thơ thầy đọc, những lời thầy giảng vẫn mãi ngân vang tha thiết sâu lắng trong tâm tưởng:

” Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe”

Chừng ấy thôi cũng đủ thấy sức mạnh của lời giảng của thầy mang đến cho học sinh lớn lao và cao đẹp biết chừng nào!
Chỉ với tám câu thơ lục bát ngắn gọn nhưng tác giả sử dụng đến năm lần điệp từ “nghe”. Hẳn phải có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, nghe thầy đọc thơ mà dường như Trần Đăng Khoa nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm. Tâm trạng của nhà thơ có những thay đổi khác nhau. Giọng điệu lúc trầm lắng lúc lại bay xa tạo nên nhiều ấn tượng cho bạn đọc yêu thơ.
Bằng nguồn cảm xúc dâng trào, thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính. Và như thế, dòng thơ ấy nhẹ nhàng đi vào lòng người với những gì thân thương nhất.

Trên đây, uct.edu.vn đã dành tặng quý độc giả thi phẩm Nghe Thầy Đọc Thơ của Trần Đăng Khoa. Qua bài thơ ta cảm nhận được tình cảm thầy trò gắn bó và lòng biết ơn của nhà thơ đối với người. Đọc bài thơ gợi cho ta những kỉ niệm về thời còn ngồi trên ghế nhà trường đầy đẹp đẽ và hồn nhiên. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!

23 tháng 10 2021

 _ Khái quát nội dung 4 câu thơ đầu của bài thơ Qua Đèo Ngang là: cảnh Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút thấp thoáng có sự sống con người nhưng con hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả. 

31 tháng 10 2021

- Nội dung:  Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

- Nghệ thuật

+ Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…

+ Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang - > lời khuyên của cha thấm sâu vào con.

+ Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

2 tháng 11 2021

Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

Nghệ thuật

  • Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…
  • Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang - > lời khuyên của cha thấm sâu vào con.
  • Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
5 tháng 8 2019

Bài thơ kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác Hồ.

         Ngắn gọn vậy thui ha!!

5 tháng 8 2019

lê thúy hằng ngu như chó

fuck mày chết