K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2016

*Lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu:

Ở lão có một tấm lòng vị tha, nhân hậu.Tình cảm của lão với "cậu Vàng" được tác giả thể hiện thật cảm động. Lão gọi nó là "cậu Vàng" như “một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự". Lão bắt rận, cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu.Lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng; lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí còn hơn phần lão…Lão coi nó như một người bạn,ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là con người.Tình thế cùng đường khiến lão phải bán nó thì trong lão diễn ra sự dằn vặt, đau khổ tột độ. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương quá, "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc".Khi nhắc đến việc "cậu Vàng" bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không nén nổi đau dớn cứ dội lên "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương con chó mà còn vì không thể tha thứ cho mình vì đã trót lừa một con chó. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi nhận thấy trong đôi mắt con chó có cái nhìn trách móc. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch thì mới bị giày vò lương tâm đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó như vậy!

*Tình yêu thương con sâu sắc:
Đối với cậu Vàng, lão yêu quí như vậy, thì đối với anh con trai của lão, thì tình cảm ấy còn được nhân lên gấp vạn lần. Chỉ vì nhà nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con uất chí, bỏ đi đồn điền cao su mà lão tự dằn vặt mình mãi. Để cưới vợ, anh con trai đòi bán mảnh vườn, nhưng lão không cho không phải vì lão muốn giữ mảnh vườn cho lão, mà lão nghĩ nếu cưới vợ về, vườn bán rồi thì ở đâu mà làm ăn sinh sống, và rồi có bán thì cũng làm sao mà đủ tiền. Lão nghĩ thế, nhưng anh con trai có thấu cho lão?Anh bỏ đi đồn điền cao su, để lại lão ở nhà vò võ chờ con.Lão nghĩ tốt, lo cho tương lai con, nhưng khi con trai bỏ đi, lão lại tự dằn vặt mình, đày đọa tinh thần mình.Những câu nói lão nói với cậu Vàng, nhưng lại chất chưa biết bao nhiêu tình cảm nhớ thương cho anh con trai. Lão nói với cậu Vàng đấy, nhưng lại như nói với con mình.Lão làm việc gì, lão suy nghĩ gì cũng là hướng về con trai mình. Tiền bòn vườn lão để dành, không tiêu tới để khi con trai về, lão nhẩm tính sẽ có gần trăm đồng bạc, thêm vào cho con cưới vợ và làm kế sinh nhai.Thế nhưng, lão lại ốm. Một cơn ốm kéo dài buộc lão phải tiêu tới số tiền đó.Chỉ vậy thôi mà lão đã thấy đau lòng.Lão ăn vào tiền của con trai lão – số tiền mà khi con trai về lão định trả con. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. Hành động của lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cũng là để giữ hộ cho con lão : “của mẹ nó thì nó hưởng”. Mọi suy nghĩ, việc làm của lão đều hướng tới con trai. Thậm chí, cái chết của lão cũng là vì con.Lão chết để mở ra đường sống cho con lão, lão chết một cái chết trong sạch để lại tiếng thơm cho con vì lão sống ngày nào là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha, người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy. Tình yêu con của lão Hạc thật đặc biệt. Không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động hay lời nói, lão lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng, mọi hành động của con lão đều cho là do lão. Là do lão đẩy con tới những hành động ấy rồi tự dằn vặt mình, tự gánh lấy những suy nghĩ, hành động để chuộc lại lỗi lầm. Quả thật, tình yêu thương con của lão khiến chúng thật vô cùng cảm động.

*Lòng tự trọng:
-Lão Hạc mang một tấm lòng tự trong cao cả. Lão tự trọng từ với một con chó, với con trai lão, với bà con hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình.Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừa một con chó”. Lão nhớ ảnh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánh mắt đầy trách móc, mắng lão tệ hại: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão thế mà lão đối xử với tôi thế này à”. Ánh nhìn đó làm lão ám ảnh và day dứt không nguôi. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt cho nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”.Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. Lão chết cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị sa hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo.Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết còn hơn.Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng.

20 tháng 9 2016

chị có thể cho em xin mở bài với kết bài đc ko ạ?

 

8 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Qua đoạn trích tức nước vỡ bờ (trích tắt đèn của Ngô Tất Tố ) và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ta thấy hiện lên một bức tranh về những người nông dân sống trong trong xã hội thưc dân nửa phong kiến . Họ là những con người lao động nghèo khổ , bị đẩy vào con đường bế tắc nhưng vẫn ngời sáng lên những phẩm chất tốt đẹp.Trước cách mạng tháng Tám, những người nông dân thấp cổ bé họng gần như rơi vào tuyệt vọng bởi sự chà đạp bất công của những tên "cai trị" hống hách, ngang ngược, lộng hành, vô nhân tính thêm vào đó là một xã hội tù đọng, đẩy tình cảnh của những người nông dân nghèo rơi vào bế tắc.Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

8 tháng 10 2021

Tham khảo:

Trước cách mạng tháng Tám, số phận của người nông dân gặp nhiều đau khổ bất hạnh. Hình ảnh chị Dậu đã cho chúng ta cái nhìn rõ nhất về sự bóc lột tàn nhẫn. Chị Dậu có một số phận điêu đứng, nghèo khổ bị bóc lột đến tận xương tủy. Vì thiếu sưu của chồng và cả người em chồng đã chết nên chị phải bán đi đứa con của mình. Thấy việc gì thì làm việc đấy, nắng thì cố mà làm mưa thì cũng phải cố. Họ đã làm gì mà để rơi vào hoàn cảnh khốn khổ đến vậy? Tất cả là do xã hội cũ hành hạ. Thật đáng thương cho những con người số phận ấy.

1 tháng 11 2021

tham khảo

Vẻ đẹp thanh cao của nhân vật lão Hạc được nhà văn Nam Cao thể hiện rõ nét trong tác phẩm cùng tên. Lão Hạc sống cô đơn một mình, vợ mất sớm, con trai đi đồ điền cao su vì ko đủ tiền cưới vợ, cuộc sống của lão vô cùng nghèo khổ, bế tắc, cùng cực. Trước khi đi, cậu con trai có để lại 1 con chó tên là Cậu Vàng, vì nó là kỉ vật của cậu con trai nên lão quý nó lắm. Lão quyết ko bán mảnh vườn, còn gửi ông giáo tiền để dành cho con. Điều đó khẳng định rằng lão Hạc rất yêu thương con. Nhưng cuộc sống ngày càng cơ cực, lão lại thường xuyên đau ốm. Khi đã dồn đến mức đường cùng, lão đành bán cậu vàng, lão sang nhà ông giáo, khóc huhu như con nít vì trót lừa 1 con chó. Việc ấy thể hiện rằng lão Hạc là 1 ng lương thiện. Vì ko muốn khi mình chết lm liên lụy đến hàng xóm, lão đã gửi tiền cho ông giáo để làm ma cho mình. Than ôi (thán từ) !Cuộc sống ngày càng khốn khổ, lão thì ko muốn bòn tiền của con, cũng chẳng dám nhở vả hàng xóm, nên lão đã tự kết liễu đời mình. Việc đó đã chứng minh lão Hạc là 1 người có nhân cách thanh cao, giàu lòng tự trọng. Bằng cách sử dụng nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, tác giả đã làm sáng tỏ vẻ đẹp của những(trợ từ) người nông dân trước CMT8.

5 tháng 10 2021

Tham khảo:

Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là một người cha rất thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật (liệt kê). Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống.

4 tháng 1 2023

Tham khảo :

Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ nhưng có nhiều phẩm chất đáng quý . Lão Hạc là một người nông dân lương thiện, hiền lành, chất phác nhưng sống cô đơn do vợ mất sớm, con bỏ đi đồn điền cao su . Lão giàu tình yêu thương, lão yêu con mình, yêu cả con chó được lão đặt tên là cậu Vàng. Có lẽ việc làm khiến lão hối hận, dằn vặt nhất chính là đã lừa và bán câu VÀng- người bạn thân thiết của lão.  Lão bị một trận ốm nặng khôgn có tiền để ăn và duy trì sự sống nhưng lão nhất quyết không động vào số tiền mà lão dã dành cho con. Lão quyết định bán chó, quyết định cay đắng khi bán đi một tri kỷ của mình để giữ trọn chữ tín với con. Ngay cả khi chết lão vẫn không muốn mọi người lo cho mihf nên đã chuẩn bị rất chu dáo cho sự ra đi của mình. Lão chuẩn bị, sắp xếp cho cái chết một cách tỉ mỉ và cẩn thận khi nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con và gửi tiền làm ma để đỡ phiền hàng xóm. Lòng tự trọng ấy cao đẹp biết bao. Lão đã chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ để giữ phẩm giá. Lão đã từ chối gần như hách dịch tất cả mọi sự giúp đỡ của mọi người. Lão sống một cuộc đời trong sạch đến khi chết. Lão chính là người nông dân đáng khâm phục.  Lão Hạc chính là hiện thân của số phạn người nông dân trước cach mạng tháng 8. Họ toàn là những người lương thiện nhưng cuộc đời lại quá nhiều bất công đến mức phải tìm đén bước đường cùng.