K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2021

Tham khảo:

Đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân, tức đêm giao thừa tết Nguyên Đán, đạo chính binh của Nguyễn Huệ bí mật vượt sông Gián Thủy, tập kích bất ngờ đồn Gián Khẩu, một đồn tiền tiêu của giặc do quân của Lê Chiêu Thống trấn giữ, tướng nhà Lê là Hoàng Phùng Tứ bỏ chạy. Nguyễn Huệ cho quân theo hướng sông Thanh Quyết đẩy nhanh tốc độ cơ động tiến công. Do có sự kết hợp chặt chẽ vừa đuổi bắt toán quân Thanh do thám, vừa tiến công tiêu diệt lần lượt các đồn giặc trên đường tiến quân, nên khi quân Tây Sơn bắt sống toàn bộ quân Thanh do thám ở Phú Xuyên (Hà Tây cũ) cũng là lúc các đồn tiền tiêu của giặc ở xa Thăng Long đều bị triệt hạ hoàn toàn. Vì vậy, các đồn giặc từ Hà Hồi trở lên Thăng Long không biết tin tức gì về cuộc tiến công của quân Tây Sơn.

6 tháng 10 2021

tham thảo :

- Tóm tắt trận đánh Phú Xuyên Hà Hồi:  Đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân, tức đêm giao thừa tết Nguyên Đán, đạo chính binh của Nguyễn Huệ bí mật vượt sông Gián Thủy, tập kích bất ngờ đồn Gián Khẩu, một đồn tiền tiêu của giặc do quân của Lê Chiêu Thống trấn giữ, tướng nhà Lê là Hoàng Phùng Tứ bỏ chạy. Nguyễn Huệ cho quân theo hướng sông Thanh Quyết đẩy nhanh tốc độ cơ động tiến công. Do có sự kết hợp chặt chẽ vừa đuổi bắt toán quân Thanh do thám, vừa tiến công tiêu diệt lần lượt các đồn giặc trên đường tiến quân, nên khi quân Tây Sơn bắt sống toàn bộ quân Thanh do thám ở Phú Xuyên (Hà Tây cũ) cũng là lúc các đồn tiền tiêu của giặc ở xa Thăng Long đều bị triệt hạ hoàn toàn. Vì vậy, các đồn giặc từ Hà Hồi trở lên Thăng Long không biết tin tức gì về cuộc tiến công của quân Tây Sơn. Nửa đêm mồng 03 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (tức ngày 28-01-1789), quân Tây Sơn đã vây chặt đồn Hà Hồi. Với khả năng tiến công tốc độ cao của quân Tây Sơn đã tạo nên yếu tố bất ngờ lớn, làm cho quân Thanh trong đồn Hà Hồi giật mình hoảng sợ, không dám chống cự, lũ lượt ra hàng. Tiếp đó, trước sự “xuất quỷ, nhập thần” của quân Tây Sơn “tướng ở trên trời xuống, quân ở dưới đất chui lên”, giặc ở Ngọc Hồi hoảng loạn, vội vã cấp báo với chủ tướng Tôn Sĩ Nghị. Chúng đâu biết rằng, trên hướng Tây, cánh quân vu hồi do Đô đốc Long chỉ huy đã phối hợp chặt chẽ với sự nổi dậy của nhân dân địa phương tiến hành “trận Rồng lửa” san bằng đồn Khương Thượng, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống bẽ bàng, đành thắt cổ tự tử ở Loa Sơn. Từ đây, bằng khả năng cơ động nhanh, lực lượng kỳ binh Tây Sơn nhanh chóng đánh chiếm các đồn Yên Quyết, Nam Đồng; đồng thời, tổ chức thọc sâu đánh thẳng vào trung tâm đầu não của địch - cung Tây Long, trước sự ngỡ ngàng, hốt hoảng của chủ tướng giặc. Tôn Sĩ Nghị “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp” cùng một toán kỵ binh vượt cầu phao sông Nhị Hà nhằm hướng Bắc tháo chạy.

- Với sách lược đánh nhanh, giải quyết nhanh, Quang Trung đã thực hiện tiến công mãnh liệt, tốc độ cao, làm cho quân địch liên tiếp bất ngờ cả về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và lâm vào tình trạng luôn bị động đối phó, tinh thần suy sụp, hoang mang tột độ, rụng rời liên miên, đồn trại tan rã từng mảng, dẫn đến thất bại hoàn toàn.

8 tháng 5 2016

Kế hoạch của Ngô Quyền rất thông minh , chủ động , độc đáo :

- Thông minh : Lợi dụng sự chênh lệch của thủy triều để bố trí trận cọc ngầm.

- Độc đáo : Lợi dụng sự chênh lệch của thủy triều , xây dựng bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn........ Quân ta sử dụng những con thuyền nhỏ  dễ luồn lách ở bãi cọc ngầm.

- Chủ động : đón đánh quân xâm lược trên bãi cọc ngầm.

8 tháng 5 2016

Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :
- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
- Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc. 
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống
Các trận Bạch Đằng vẫn được ông cha ta áp dụng: 

- Trận Bạch Đằng 981 giữa Tống - Việt là một cuộc chiến tranh giữa Đại Tống thời Tống Thái Tông và Đại Cồ Việt thời Lê Đại Hành diễn ra từ tháng 1 đến tháng 4 năm 981 trên lãnh thổ Đại Cồ Việt. Kết quả, quân và dân Đại Cồ Việt đã đánh bại quân đội Đại Tống. Sau cuộc chiến này, năm 986, hoàng đế Đại Tống chấp nhận nhà Tiền Lê và ban chế phong cho Lê Đại Hành.

- Trận Bạch Đằng năm 1288 xảy ra trên sông Bạch Đằng thuộc đất Đại Việt, là một trận đánh quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông trong lịch sử Việt Nam. Đây là chiến thắng vẻ vang của quân Đại Việt do Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy trước quân xâm lược Nguyên Mông. Quân Nguyên bị thiệt hại vô cùng nặng (với khoảng hơn 4 vạn quân sĩ bị loại khỏi vòng chiến), và nhiều tướng Nguyên trong đó có cả Ô Mã Nhi, Phạm Nhànvà Phàn Tiếp cũng bị bắt sống và dâng lên Thượng hoàng Thánh Tông. Ngoài ra, có những 400 chiến thuyền của quân Nguyên rơi vào tay quân Trần thắng lớn. Đại thắng trên sông Bạch Đằng được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông.

14 tháng 4 2016

Cách đánh giặc của Ngô Quyền độc đáo ở

- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
- Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc. 
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...

 

14 tháng 4 2016

Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :
- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
- Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc. 
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...

30 tháng 12 2022

- Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động. - Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt. - Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu. - Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

14 tháng 1 2017

Lời giải:

Trong cả 3 lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên, thời gian đầu để tránh thế mạnh của giặc nhà Trần đều sử dụng kế “vườn không nhà trống”

Đáp án cần chọn là: A

23 tháng 4 2023

-Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượnghùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng về kế hoạch.

- Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “(1) Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, co bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, thuộc loại tác phẩm hay nhất của chủ đề này. (2) Gióng ra đời kì lạ Mẹ Gióng có thai Gióng không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “(1) Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, co bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, thuộc loại tác phẩm hay nhất của chủ đề này. (2) Gióng ra đời kì lạ Mẹ Gióng có thai Gióng không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết chân khổng lồ rồi mang thai, lại có thai không phải chín tháng mười ngày mà mười hai tháng. Sự sinh nở thần kì, ta vẫn thấy trong truyện cổ dân gian. Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. Những chi tiết hoang đường kể về Gióng như thể là cách dân gian tưởng tượng ra để nhân vật của mình trở thành phi thường. Nhân dân muốn tạo những nét kì lạ, biểu hiện niềm yêu mến, sự tôn kính với nhân vật và tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ thì tất cũng lập chiến công kì lạ.[…] (3) Gióng lớn lên cũng kì lạ Ba năm, Gióng không nói không cười, chỉ nằm im lặng. Nhưng bắt đầu cất lên tiếng nói thì đó là tiếng nói yêu nước, cứu nước. Tiếng nói ấy không phải là tiếng nói bình thường […]. Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ”. […] Gióng lớn lên bằng những thức ăn, thức mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản di. Tất cả dân làng đùm bọc, nuôi náng. “Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng monh Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước. Gióng đâu còn là con chỉ của một bà mẹ, mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp phần chuẩn bị cho sức mạnh đánh giặc. Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó” (Lê Trí Viễn). […]”. (Trích Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, Bùi Mạnh Nhị) Câu 1. Chép lại câu văn nêu ý chính của cả đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong phần (2) của đoạn trích. Câu 3. Chỉ ra tác dụng của việc trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn trong phần (3) của đoạn trích. Câu 4. Em hãy rút ra ý nghĩa của việc tìm hiểu truyền thuyết “Thánh Gióng” với bản thân em.

3
5 tháng 12 2021

Giúp mình,mình cần gấp.Cảm ơn!

5 tháng 12 2021

nhìn cái này đã thấy nản rồi bạn ạ:)))