K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã cho bạn đọc thấy được vẻ đẹp của nàng Kiều trong 12 câu thơ của mình. Ta thấy được tài năng và nhân cách của Thúy Kiều. Nàng quả là người con gái tuyệt sắc. Không giống như Thúy Vân, vẻ đẹp của Kiều được khắc họa tập trung ở hàng lông mày cùng với đôi mắt. Đôi mắt kia được so sánh với "làn thu thủy" còn hàng lông mày chính là "nét xuân sơn" mềm mại. Ước lệ tượng trưng của Nguyễn Du khiến bạn đọc có một hình dung thật sinh động về Thúy Kiều. Nhưng vẻ đẹp của Thúy Kiều không phải là vẻ đẹp hài hòa. Vẻ đẹp ấy đối lập và chịu sự khinh ghét của thiên nhiên " liễu hờn kém xanh". Đó như một dự cảm của Nguyễn Du về tương lai hẩm hiu, bất hạnh của Thúy Kiều. Miêu tả cái đẹp của Kiều chỉ với hai câu thơ nhưng nhà thơ đã nhận định rằng "một hai nghiêng nước nghiêng thành". Thành ngữ "nghiêng nước nghiêng thành" vô cùng phù hợp để làm nổi bật vẻ đẹp của người con gái tài sắc này. Sắc đành đòi một tài đành họa hai cũng chính là lời ca ngợi của nhà thơ với sự thông minh của nàng Kiều. Đặc biệt khi nàng không chỉ giỏi trong một nghề mà còn tài năng mọi mặt. Dù Kiều xinh đẹp, tài giỏi nhưng cuộc đời nàng không hạnh phúc. Từng lời thơ ngợi ca, khẳng định cái đẹp, cái tài cuối cùng lại trở thành lời dự báo về một đời khẳng định về cuộc đời với nhiều lo âu, đau khổ. 

 Qua trích chj em thuý kiều ,Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà - một vẻ đẹp hoàn thiện cả về nhan sắc, tài năng lẫn tâm hồn.Những câu thơ tả Kiểu, tác giả đã sử dụng thủ pháp ước lệ vô cùng tinh tế và tài tình. Hình ảnh một cô gái không chỉ vô cùng tài sắc, tuyệt vời mà còn hội tụ đủ mọi tinh túy tài sắc trên đời. Dường như tác giả đã có một tình cảm vô cùng ưu ái với nhân vật Kiều, không chỉ vẹn toàn tài sắc mà nội tâm của Thúy Kiều còn vô cùng sâu sắc, là một người con hiếu nghĩa, đoan trang và đức hạnh. Nguyễn Du đã bằng tất cả những cảm nhận và tài năng của mình để miêu tả Thúy Kiều, Thúy Kiều của Nguyễn Du hiện lên với vẻ đẹp của đôi mắt trong veo như mặt nước mùa thu. Đôi mắt ấy thật êm ả và dịu dàng, hút hồn biết bao ánh nhìn, hơn nữa đôi mắt lại được kết hợp với đôi chân mày thanh tí, dày dặn, thể hiện dáng núi của một ngọn núi mùa xuân đang tràn ngập sức sống. Vẻ đẹp của Thúy Kiểu là một vẻ đẹp của một tâm hồn thanh cao, chỉ bằng đôi mắt ấy ta đã cảm nhận được một tuổi xuân đang phơi phới và tràn đầy những ước mơ dành cho tương lai của Thúy Kiều. Tuy nhiên đó phải chăng cũng là điềm báo cho mười lăm năm lưu lạc chịu nhiều sóng gió của Thúy Kiều, phận hồng nhan và đa truân của nàng trong tương lai. Thúy Kiều đẹp tới mức mà “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, nghĩa là đẹp tới mức hoa nhường nguyệt thẹn. Nhìn thấy vẻ đẹp của Thúy Kiều ngay cả thiên nhiên cây cỏ cũng phải hổ thẹn vô cùng vì cảm thấy mình không còn tươi sắc, đẹp đẽ bằng vẻ đẹp của Thúy Kiều. Tác giả Nguyễn Du đã dùng những mỹ từ ưu ái nhất để dành cho việc miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều – một vẻ đẹp vô cùng lộng lẫy. Đó dường như cũng là một điềm báo mà tác giả đã dự báo cho người đọc thấy trước con đường tương lai nhiều điều bất hạnh của Thúy Kiều. Bởi vậy từ xa xưa dân gian đã có câu truyền đời rằng “Hồng nhan bạc mệnh” Thúy Kiều với vẻ đẹp như vậy ắt khó tránh khỏi “bạc mệnh”.

bn tham khảo nhé 

27 tháng 12 2020

bạn tham khảo nhé

Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.