K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2019

Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.

15 tháng 2 2020

A.Sao bạn đến muộn vậy?

B.Cụ ấy đi như thế nào?

C.Bạn cho mình mượn quyển Tiếng Việt lớp 5 được không?

D.Ba về từ lúc nào vậy?

25 tháng 11 2018

Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Dương ( nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Là con trai út trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước, ông giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn nhỏ ( 14 tuổi).

Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Dương ( nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Là con trai út trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước, ông giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn nhỏ ( 14 tuổi).

Năm 1927, ông lên Hà Nội ở với người anh cả là Tô Tu. Tại đây, ông vừa đi học, vừa tham gia các hoạt động cách mạng trong các tổ chức yêu nước. Cuối năm 1929, Tô Hiệu vào Sài Gòn hoạt động với anh trai là Tô Chấn. Hai anh em bị bắt trong một cuộc họp và bị đầy ra nhà tù Côn Đảo. Tại nhà tù Côn Đảo, Tô Hiệu bị thực dân Pháp giam cầm và tra tấn rất dã man. Ông tham gia tổ chức vượt ngục nhưng không thành và bị địch phạt giam ở hầm xay lúa cùng với đồng chí Tôn Đức Thắng. Chế dộ nhà tù hà khắc đã làm Tô Hiệu bị lao phổi nặng, dù vậy ông vẫn kiên cường tham gia đấu tranh và tiếp tục học tập lý luận cách mạng. Ông được chi bộ Nhà tù Côn Đảo bồi dưỡng trỏ thành đang viên ưu tú, giàu nhiệt huyết, có bản lình chính trị vững vàng.

Năm 1934, ông mãn hạn tù trở về quê hương. Mặc dù bị quản thúc chặt chẽ, nhưng ông vẫn tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng; tham gia lãnh đạo phong trào Mặt trận Dân chủ Dông Dương và được bầu vào Thượng vụ Xứ ủy Bắc Kỳ.

Trong hai năm 1936 – 1937, ông tham gia chỉ đạo phong trào cách mạng tại Hà Nội và một số tỉnh khác.

Năm 1938 – 1939, ông được điều vè đặc trách Bí thư Liên khi B ( bao gồm các tỉnh Duyên hải Bắc Bộ, Hải Dương, Hưng Yên và kiêm Bí thư Thành ủy Hải Phòng ).

Cuối năm 1939, ông bị bắt và bị giam tại nhà tù Hải Phòng, nhà tù Hỏa Lò rồi bị kết án 5 năm khổ sai và bị đày lên nhà tù Sơn La vào cuối năm 1940.

Con người cộng sản của Tô Hiệu càng tôi luyện và thể hiện nổi bật trong 4 năm bị giam cầm ở Nhà tù Sơn La, tên tuổi của ông được gắn liền với chi bộ nhà tù. Tại đây, ông bị thực dân Pháp coi là nhân vật cực kỳ nguy hiểm, lấy cớ ông bị lao phổi nặng lên biệt giam ở xà lim hình tam giác, diện tích chưa đầy 4m2 và cách ly hoàn toàn với các tù nhân khác. Mặc dù trong hoàn cảnh đó, nhưng kinh nghiệm hoạt động cách mạng và từng trải qua các lao tù, ông đã tìm cách liên lạc với các tù nhân chính trị và tham gia lãnh đạo đấu tranh. Ông đã cùng các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và một số đồng chí khác thành lập chi bộ nhà tù để đưa ra đường lối và nhiệm vụ cụ thể lãnh đạo của hoạt động của tù nhân chống lại chế độ nhà tù hà khắc, bảo toàn lực lượng cách mạng.

Tháng 5 – 1940, ông được làm Bí thư Chi bộ Nhà tù Sơn La. Nhưng vì sức khỏe yếu, đến tháng 10 – 1941, đồng chí Trần Huy Liệu thay giữ chức Bí thư Chi bộ nhà tù. Trong cuốn " Tinh thần Tô Hiệu '' Đại Tướng Văn Tiến Dũng – người bạn tù của Tô Hiệu – kể lại: Tuy thể xác bị bệnh lao phổi tàn phá, nhưng đồng chí vẫn vượt lên bệnh tật, tổ chức công tác tuyên truyền cách mạng. Biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, mở các lớp học văn hóa, chính trị, quân sự, bồi dưỡng giảng viên, hướng dẫn các cuộc đấu tranh. Tinh thần hi sinh tận tụy vì Đảng, vì dân của anh có sức cuốn hút, thuyết phục cám hóa rất lớn. Đồng chí là người thấy, người anh được mọi người tin yêu cảm phục.

 Có thể nói, Tô Hiệu chính là linh hồn của Chi bộ Nhà tù Sơn La. Từ khi chi bộ ra đời, các hoạt dộng cách mạng trong nhà tù đã có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, có phương hướng rõ ràng, có tổ chức và phương pháp lãnh đạo đúng đắn. Vì thế, đời sống của tù nhân được cải thiện rõ rệt, tổ chức được nhiều cuộc đấu tranh thắng lợi. Tuyên truyền cho binh lính và đồng bào địa phương hiểu về người cộng sản, từ đó yêu quý và bả vệ những người cộng sản, bồi dưỡng nhiều cán bộ cho Đảng, đóng góp gieo mầm phong trào cách mạng cho tỉnh Sơn La. Đồng chí Nguyễn Văn Trân – cựu tù chính trị tại Nhà tù Sơn La – kể lại: Những thành công to lớn của Chi bộ Nhà tù Sơn La có sự đóng góp công đầu của dồng chí Tô Hiệu. Với bản lĩnh chính trị kiên cường, tinh thần trách nhiệm cao, rất nhạy cảm với cái đúng, cái sai, giải quyết công việc thận trong, chính xác, phẩm chất trong sáng, chí công vô tư, tận tụy hy sinh vì cách mạng. Đồng chí Tô Hiệu đúng là người con cộng sản mẫu mực, người lãnh đạo xuất sắc hiếm có.

 Biết không thể qua khỏi vì lâm trọng bệnh, nhưng ông vẫn cố gắng, một tay ôm ngực một tay biết tài liệu huấn luyện cho Chi bộ Nhà tù, đồng chí nói với anh em: Mình biết chắc sẽ chết sớm hơn mọi người. Vì vậy, mình phải tranh thủ thời gian để chiến đấu, phục vụ cho Đảng, cho cách mạng.

 Chế độ lao tù hà khắc của thực dân Pháp và bệnh tật hiểm nghèo đã cướp đi sinh mạng đồng chí Tô Hiệu ngày 07-03-1944. Ông đã trút hơi thở cuối cùng tại Nhà tù Sơn La khi mới 32 tuổi. Sự ra đi của ông là mất mát lớn, tổn thất nặng nề cho Chi bộ Nhà tù Sơn La và phong trào cách mạng Việt Nam. Ông mất đi để lại niềm tiếc thương vô hạn, sự khâm phục kính trọng cua những đồng chí, bạn tù và dồng bào các dân tộc Sơn La. Cuộc đời tuy ngắn ngủi với 18 năm hoạt động cách mạng, nhưng những cống hiến của ông cho phong trao cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào cách mạng Sơn La nói riêng  thì thật là to lớn.

Đại tướng Nguyễn Văn Dũng đã nói: Trong số trăm ngàn liệt sỹ đã hi sinh vì nước, vì dân, đồng chí Tô Hiệu nổi lên như một người mà chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù thực dân, đế quốc chẳng những không đè bẹp được ý chí cách mạng mà trái lại, nó trở lên như một thứ lửa vàng, hun đúc để trở thành gang thép.

Đồng chí Tô Hiệu mất đi, nhưng tấm gương về tinh thần và ý chí cách mạng vẫn chói sáng. Trong vách tường đá của nhà tù, cây đào mang tên Tô Hiệu vẫn mãi xanh tươi, đó là biêu tượng cho tinh thần bất khuất của những người tù cộng sản, cho sức sống mãnh liệt của cách mạng Việt Nam. Đó cũng là lời nhắc nhở hậu thế rằng: mùa xuân nhân loại – chủ nghĩa cộng sản nhất định sẽ khai hoa hết trái trên đất nước Việt Nam thân yêu. Để ghi nhớ công lao to lớn của ông, sau khi cách mạng thành công, nhiều địa danh tại Sơn La cũng như trong nước được mang tên người anh hùng liệt sỹ Tô Hiệu./.

Việt ✪Kimihiro Watanuki✪ Hoàng  ơi, bạn chép trên mạng mất rồi, không đc z nhé, mik tham khảo hết trên mạng r nhá, nên k qua mắt mik đc đâu

22 tháng 5 2018

      Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Thế là đã 5 năm rồi. Con vẫn nhớ như in, cũng những ngày hè như thế này, lần đầu tiên con được mẹ đưa đến trường Tiểu học Lê Quý Đôn, vào lớp học dành cho những học sinh vừa tốt nghiệp mẫu giáo. Con đã ấn tượng ngay với sân trường rộng và thư viện thật nhiều sách. Chúng con rụt rè, ngơ ngác trong ngày khai giảng đầu tiên giữa ngôi trường rộng lớn, xa lạ. Nhưng cũng chính ngày đầu tiên đó, ánh mắt trìu mến, thân thương của cácthầy các cô làm cho con cảm thấy gần gũi, tự tin. Miệt mài bao tháng ngày, thầy cô đã dìu dắt chúng con qua từng khó khăn, từng thử thách. Thầy cô đã cầm tay chúng con, uốn từng nét chữ nắn nót đầu đời. Lời thầy giảng dễ hiểu, giọng cô đọc ấm áp. Rồi những lần chúng con bị điểm kém, những lần chúng con nô đùa, nghịch dại khiến thầy cô phải phiền lòng, thầy cô vẫn luôn nhẹ nhàng cổ vũ, động viên. Chúng con cảm nhận được từng ngày, trong từng bài giảng của thầy cô, không chỉ là kiến thức, mà là sự tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu. Những giải thưởng và những thành tích mà chúng con đạt được, trên hết là công sức, là tấm lòng của các thầy các cô. Từ những con chữ đầu tiên thầy cô truyền dạy, giờ đây chúng con đã có một hành trang kiến thức, tự tin bước tiếp chặng đường dài. Chúng con trân trọng cảm ơn và tri ân các thầy các cô! Lúc này, mỗi giây mỗi phút trôi qua, con đều muốn níu giữ. Năm năm học, mái trường Lê Quý Đôn đã trở nên thân thương quá đỗi, chúng con đã có biết bao kỉ niệm ở nơi đây.

       Thầy cô ơi! Chúng con phải xa thầy cô thật sao? Hành trang của chúng con khi bước vào trường cấp hai và trên những chặng đường đời, sẽ là hình ảnh thân thương của các thầy cô giáo. Chúng con sẽ nhớ lắm cái xoa đầu của thầy, nhớ giọng nói trìu mến của cô. Chúng con sẽ nhớ lắm bóng dáng thầy cô trên bục giảng. Chúng con quên sao được những lễ khai giảng rộn ràng, náo nức, những hoạt động ngoại khóa lý thú, hứng khởi. Chúng con quên sao được những tiếng cười, những giọt nước mắt, của bạn bè, thầy cô… Chúng con nhớ lắm, không thể nào quên…

       Các bạn học sinh ơi! Có bao điều mới lạ và thú vị vẫn đang chờ chúng mình ở phía trước. Nhưng chúng mình sẽ luôn có trong tim hình ảnh thân thương của các thầy cô và những năm tháng đầu tiên của quãng đời học sinh ở Trường Tiểu học Lê Quý Đôn yêu quý, phải không các bạn?

       Chúng con cũng xin gửi lời tri ân tới các bậc phụ huynh, bằng yêu thương và tin tưởng, đã dành cho chúng con những gì tốt đẹp nhất!

 Khi hoa phượng nở

Ve kêu râm ran

Tiếng trống vang lên

Năm học kết thúc.

Ngày đầu vào lớp 

Lạ lẫm, ngỡ ngàng 

Giờ lại xốn xang 

Xa thầy, xa bạn. 

Khi vào trường mới 

Con sẽ không quên 

Những bài toán hay 

Những con chữ đẹp  

Nhớ mãi dáng thầy

Nhớ mãi lời cô 

Bao kỷ niệm đẹp 

Một thời ấu thơ!

       Con kính chúc các thầy cô ở lại mạnh khỏe, vững tay chèo lái con thuyền đến những bến bờ tri thức, chúc các em học sinh khối 1, 2, 3, 4 chăm ngoan, học giỏi, làm rạng danh ngôi trường mang tên nhà bác học hiền tài Lê Quý Đôn.

22 tháng 5 2018

Thank you bạn nhiều 

25 tháng 11 2016

xl bn nhìu

mk chỉ hỏi văn chứ mk không giỏi văn đâu

à bn có thể vào ních này nè,bn ấy là em mk,em ấy giỏi văn biểu cảm lắm

Kelly Oanh,bn vào em ấy mà hỏi nha,ẻm đang onl í

25 tháng 11 2016

Quê tôi , là miền Trung đầy nắng gió và cả những con lũ mang đi hạnh phúc của người nông dân - mùa màng . Sau gần một năm trời , tôi lại đặt chân trên dải đất này. Mọi thứ không như tôi đã thấy hằng ngày trên tivi , ở đây , ngư dân đã ra khơi,đánh bắt cá chẳng còn cá chết hàng loạt hay ô nhiễm môi trường biển , cũng đâu còn những ngôi nhà chìm trong lũ và những đứa trẻ ngồi trên mái hiên nô đùa .......mọi thứ đều về vị trí của nó . Về nhà bà , tôi cảm thấy nhẹ lòng khi không còn những cú điện thoại khiến ba mẹ tôi lo lắng vì cơn lũ đã ngừng "hành hạ" người dân và cả nhà ngoại tôi. Bằng chiếc xe đạp đã tróc sơn , tôi dạo quanh một vòng con xóm nhỏ . Cây ngô đã dậy từ bao giờ , con chim sâu đang cặm cụi làm việc , ông đa già đầu làng trầm ngâm suy tư hay nàng mây thì mải miết soi gương giữa mặt ao ,.... Mấy thằng bé thi nhau thở diều - cánh diều của những ước mơ nhỏ , đứa thì lại đá bóng và đám trẻ con ngồi vắt vẻo trên lưng trâu mà thôi sáo , kể chuyện....... Đây là nơi mà tôi cảm thấy thảnh thơi và bình yên nhất . Tôi yêu nơi này - dải đất miền Trung. ~thanghoa~ [ Tui chỉ làm đc thế thui , tự sự thì chịu]

16 tháng 7 2019

Bánh xe thời gian trôi thật nhanh làm sao. Thoáng cái, 5 năm đã trôi qua, giờ đây em đã chuẩn bị phải rời xa mái trường tiểu học thân yêu. Đến giờ, những kí ức về ngày đầu tiên em đi học, ngày đầu tiên bước vào đây vẫn còn nguyên vẹn. Thế mà, bây giờ đã là anh chị cả trong trường, là tấm gương để các em bé noi theo.

cảm xúc 

 khi sắp ra phải chia tay ngôi trường vô cùng hỗn độn. Em suy nghĩ rất nhiều về thầy cô, bạn bè… Việc không được gặp lại người thầy gắn bó cùng mình 5 năm học, khôn được nghe những bài giảng của thầy . Cảm giác ấy sao mà trống trải thế! Em vẫn còn nhớ những khoảnh khắc thầy cầm tay mình đưa từng nét chữ, ân cần chỉ bảo từng phép tính. Những ngày em ốm không đi học được, thầy qua tận nhà hỏi thăm, giảng bài cho em. Em cảm động không kìm được nước mắt ôm trầm lấy thầy, em nói nhớ thầy và các bạn quá,mong sớm khỏi để có thể đến lớp. Thầy đã an ủi, động viên và kể những câu chuyện làm em cười. Đến bao giờ, em mới có thể tìm được một người thầy như thế trong cuộc đời. Nhờ có thầy, mà em coi lớp học như nhà, thầy như cha, các bạn là anh em. Chúng ta yêu thương, đùm bọc nhau thực sự. Tình cảm tuy giản dị nhưng chân thành
Còn các bạn, em nhớ nhất là các buổi hoạt động tập thể của lớp, đi tham quan hay tham gia văn nghệ của trường. Cả lớp cùng nhau làm việc, cùng vui chơi, đoàn kết vô cùng. Chi Đội lúc nào cùng giành giải xuất sắc, đó không thể là nỗ lực cá nhân, đó là sức mạnh của tinh thần đồng đội. Ở lớp, những giờ ra chơi cùng nhau nhảy dây, đá cầu, trốn tìm. Sao mà nhớ quá, còn bao lâu chúng ta được bên nhau như vậy nữa nhỉ? Nhanh quá, em vẫn còn muốn chơi với các bạn lâu hơn nữa, muốn cùng học với các bạn lâu hơn nữa.
Kết thúc kì học này, chúng ta sẽ chia tay, mỗi người một nơi. Có thể may mắn, một vài người sẽ học cùng lớp 6, nhưng còn đại gia đình của 5A1 của ta thì sẽ như thế nào? Ôi, khoảnh khắc chia ly thật không dám nghĩ đến. Trường lớp mới sẽ như thế nào khi ta không còn những người bạn thân thiết. Nhớ phấn trắng, nhớ bảng đen, nhớ cả bộ bàn ghế, nhớ bút máy, mực tím. Nhớ tất cả mọi thứ, thật không dễ dàng. Giờ đây, em muốn khóc òa lên như ngày đầu đi học, như lúc mẹ buông tay em ra và bảo em hãy tự mình bước đi.
Còn một chút thời gian, em muốn mình cố gắng để những ngày này thật vui vẻ cùng các bạn. Cùng mọi người làm ra những kỉ niệm thật khó quên, để sau này quay lại, mọi người vẫn cảm thấy hạnh phúc.

Cảm xúc khi sắp ra phải chia tay ngôi trường vô cùng hỗn độn. Em suy nghĩ rất nhiều về thầy cô, bạn bè… Việc không được gặp lại người thầy gắn bó cùng mình 5 năm học, khôn được nghe những bài giảng của thầy . Cảm giác ấy sao mà trống trải thế! Em vẫn còn nhớ những khoảnh khắc thầy cầm tay mình đưa từng nét chữ, ân cần chỉ bảo từng phép tính. Những ngày em ốm không đi học được, thầy qua tận nhà hỏi thăm, giảng bài cho em. Em cảm động không kìm được nước mắt ôm trầm lấy thầy, em nói nhớ thầy và các bạn quá,mong sớm khỏi để có thể đến lớp. Thầy đã an ủi, động viên và kể những câu chuyện làm em cười. Đến bao giờ, em mới có thể tìm được một người thầy như thế trong cuộc đời. Nhờ có thầy, mà em coi lớp học như nhà, thầy như cha, các bạn là anh em. Chúng ta yêu thương, đùm bọc nhau thực sự. Tình cảm tuy giản dị nhưng chân thành
Còn các bạn, em nhớ nhất là các buổi hoạt động tập thể của lớp, đi tham quan hay tham gia văn nghệ của trường. Cả lớp cùng nhau làm việc, cùng vui chơi, đoàn kết vô cùng. Chi Đội lúc nào cùng giành giải xuất sắc, đó không thể là nỗ lực cá nhân, đó là sức mạnh của tinh thần đồng đội. Ở lớp, những giờ ra chơi cùng nhau nhảy dây, đá cầu, trốn tìm. Sao mà nhớ quá, còn bao lâu chúng ta được bên nhau như vậy nữa nhỉ? Nhanh quá, em vẫn còn muốn chơi với các bạn lâu hơn nữa, muốn cùng học với các bạn lâu hơn nữa.
Kết thúc kì học này, chúng ta sẽ chia tay, mỗi người một nơi. Có thể may mắn, một vài người sẽ học cùng lớp 6, nhưng còn đại gia đình của 5A1 của ta thì sẽ như thế nào? Ôi, khoảnh khắc chia ly thật không dám nghĩ đến. Trường lớp mới sẽ như thế nào khi ta không còn những người bạn thân thiết. Nhớ phấn trắng, nhớ bảng đen, nhớ cả bộ bàn ghế, nhớ bút máy, mực tím. Nhớ tất cả mọi thứ, thật không dễ dàng. Giờ đây, em muốn khóc òa lên như ngày đầu đi học, như lúc mẹ buông tay em ra và bảo em hãy tự mình bước đi.
Còn một chút thời gian, em muốn mình cố gắng để những ngày này thật vui vẻ cùng các bạn. Cùng mọi người làm ra những kỉ niệm thật khó quên, để sau này quay lại, mọi người vẫn cảm thấy hạnh phúc.

20 tháng 10 2016

a) Cảm xúc về vườn nhà

- Mở bài:

+ Giới thiệu khu vườn. + Tình cảm của bạn thân đối với vườn nhà.

- Thân bài.

+ Khu vườn có từ lúc nào?

Ai xây dựng nên?

+ Miêu tả khu vườn: diện tích, cây cối, sự bày trí cảnh quan của gia đình.

+ Sự lao động chăm bón của bố mẹ và bản thân hoặc các thành viên khác trong gia đình.

+ Vườn và cây trái suốt bốn mùa.

- Kết bài:

+ Cảm xúc về vườn nhà.
 

b) Cảm xúc về người thân

1. Mở bài:
- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.
- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.

leuleuleuleuleuleuleuleuleuleu

5 tháng 5 2016

Mình có 1 bài cho bạn tham khảo ( mình tự viết đó )

         Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi

         Và mẹ em chỉ có một trên đời.

Mỗi khi ngân nga câu hát này ,tôi lại nghĩ về mẹ. Mẹ là người đã dùi dắt em khôn lớn từng ngày. Đối với em , nếu bố là chỗ dựa thì mẹ là người quan trọng nhất.

5 tháng 5 2016

Chuông đồng hồ đều đặn buông chín tiếng. Màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Chỉ còn âm thanh của gió khuya xào xạc trong khu vườn trước ngõ. Em rời bàn học bước ra sân, vươn vai hít thở không khí trong lành để cố xua đi cơn buồn ngủ. Còn hai bài tập Toán nữa, phải cố làm cho hết. Từ giường bên có tiếng trở mình khe khẽ. Bà nội vẫn thức chờ em.

24 tháng 12 2022

Em tham khảo bài văn sau để viết theo ý mình nhé

a) Mở bài: Giới thiệu về trải nghiệm đáng nhớ của em:

Trong hoàn cảnh như thế nào, em đã có trải nghiệm đó?Trải nghiệm đó đem lại cho em cảm xúc như thế nào? (vui vẻ, phấn khởi, hạnh phúc, tự hào, buồn bã, hối hận…)

b) Thân bài: Kể lại trải nghiệm theo trình tự thời gian:

Trải nghiệm đó diễn ra ở đâu? Em đã di chuyển đến đó như thế nào?Có những ai xuất hiện trong trải nghiệm của em? (thầy cô, bố mẹ, anh chị, ông bà, bạn bè, hàng xóm…)Ai là người trực tiếp cùng em có trải nghiệm đáng nhớ?Em đã làm gì trong trải nghiệm đó? Hoạt động nào, khoảnh khắc nào là đáng nhớ nhất?Trong quá trình trải nghiệm, em trải qua những cung bậc cảm xúc như thế nào? Điều gì khiến em có sự thay đổi đó?Kết thúc trải nghiệm, em trở về nhà với cảm xúc, suy nghĩ và sự thay đổi ra sao?

c) Kết bài:

Suy nghĩ của em về trải nghiệm vừa kểÝ nghĩa của trải nghiệm đó với bản thân em