K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2019

Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một chiến sĩ chân chính và cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường với việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Cho nên, ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành người Cán bộ, Đảng viên tốt, người công dân tốt trong xã hội.

Qua thực hiện cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã có nhiều tấm gương sáng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, những hành động và việc làm của họ rất đáng được trân trọng và nêu gương. Một trong những tấm gương điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Chi bộ trường THPT Châu Thành là thầy giáo Nguyễn Đình Lâm.

Học tập phong cách quần chúng, dân chủ của Bác trong cuộc sống cũng như trong công việc Thầy luôn tận tụy, hết lòng, không ngại khó khăn gian khổ, sống tiết kiệm, giản dị, không xa hoa, lãng phí. Đối với công việc dù ở cương vị nào: tổ trưởng bộ môn Toán hay một giáo viên Thầy cũng luôn gương mẫu đi đầu, làm việc một cách chu đáo, cẩn thận. Là tổ trưởng chuyên môn Thầy luôn thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp, không độc đoán áp đặt chủ quan. Cách làm việc của Thầy nhẹ nhàng nhưng hiệu quả công việc cao, được các giáo viên trong tổ tin tưởng, yêu quý. Trong công tác giảng dạy thầy có trình độ chuyên môn vững vàng, ý thức trách nhiệm cao. Những giờ giảng của thầy đã thực sự cuốn hút và tạo ra được không khí sôi nổi, hứng thú học tập cho học sinh. Tôi đã nghe rất nhiều học sinh kể về Thầy, các em quý Thầy không phải chỉ vì Thầy dạy hay mà hơn hết là tấm lòng, sự tậm tâm của Thầy dành cho các em. Một học sinh tâm sự: năm lớp 10 em học môn toán rất yếu, gần như mất căn bản nên em rất nản và buông xuôi nhưng khi được học với thầy Lâm, cách dạy của Thầy dễ hiểu, em lười và học yếu nhưng Thầy không trách mắng. Thầy luôn khuyến khích, động viên và giúp đỡ em. Chính sự gần gũi, quan tâm của Thầy đã làm cho em không còn mặc cảm. Kết quả học tâp của em ngày càng tiến bộ, từ một học sinh yếu em đã học khá môn toán. Em đã cảm động nói "Có được kết quả này em phải cảm ơn thầy Lâm rất nhiều". Ở Thầy với tấm lòng yêu nghề, tất cả vì học sinh thân yêu Thầy luôn gần gũi, thương yêu, quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo cho các em từng bước trên con đường học tập. Thầy luôn lắng nghe và đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng của học sinh, thẳng thắn chỉ ra những điều sai trái và hướng dẫn các em khắc phục những nhược điểm của mình. Bằng tấm lòng, tình cảm chân thành của mình thầy đã để lại những ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong lòng học sinh bao thế hệ. Em Nguyễn Tiến Đức dù đã ra trường rất lâu nhưng vẫn luôn nhớ về Thầy, không có điều kiện đến thăm Thầy thường xuyên nhưng mỗi lần gặp Tôi em luôn hỏi thăm về Thầy " Cô ơi thầy Lâm có khỏe không? Dạo này thầy có bồi dưỡng học sinh giỏi nữa không cô?..." Có lẽ đó chỉ là những lời hỏi thăm rất bình thường nhưng Tôi cảm nhận được tình cảm chân thành, sự quan tâm sâu sắc của em đối với Thầy, người thầy mà em yêu quý và luôn nhớ đến với tấm lòng kính trọng và ngưỡng mộ. Mới đây Đoàn trường phát động viết bài tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam có rất nhiều học sinh viết về Thầy. Thầy được các em yêu mến, tin tưởng, là người có uy tín và ảnh hưởng tích cực đến học sinh. Đó là niềm hạnh phúc to lớn của người giáo viên khi được học trò dành cho những tình cảm tri ân. Để đạt được điều đó không phải là dễ, nó đòi hỏi hội tụ ở người giáo viên nhiều phẩm chất. Đúng như lời của Xukhomlinxki "Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người." Thầy đã làm được điều đó.

Thầy không chỉ hoàn thành xuất sắc, có kết quả cao trong công việc mà trong quan hệ với đồng nghiệp Thầy rất thân thiện, cởi mở, luôn quan tâm, tận tình giúp đỡ anh chị em trong cơ quan. Tôi có nghe cô Bích Hòa kể lại một câu chuyện rất cảm động về Thầy. Đó là thời gian gia đình cô gặp biến cố, Thầy luôn hỏi thăm và động viên cô. Khi đó Công Đoàn nghành có một suất học bổng dành cho con em giáo viên trong trường, Thầy đã đề nghị tặng học bổng đó cho con cô Hòa. Giá trị học bổng không lớn về vật chất nhưng lại vô cùng có ý nghĩa về tinh thần vì đó là sự quan tâm, chia sẻ, sự ấm áp của tình đồng nghiệp.Thầy là thế luôn suy nghĩ rất chu đáo, hết lòng vì đồng nghiệp. Không chỉ vậy khi có giáo viên nào trong tổ bệnh hay có việc gia đình thì thầy sẵn sàng đi dạy thay hay làm thay việc cho giáo viên đó. Với những giáo viên trẻ mới ra trường còn bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy Thầy tận tình hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, Thầy thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Măc dù công việc rất bận rộn nhưng khi gia đình, người thân của đồng nghiệp có người ốm đau, hiếu, hỉ, ... thầy đều đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ và an ủi kịp thời. Với cương vị là khối trưởng chủ nhiệm khối 10 Thầy tận tình đi dự giờ sinh hoạt chủ nhiệm, rút kinh nghiệm và đưa ra các cách giải quyết tình huống rất hay giúp ích cho các giáo viên rất nhiều trong công tác chủ nhiệm. Đồng nghiệp luôn gần gũi, yêu quý và kính trọng thầy. Mới đây Hội Đồng Sư Phạm nhà trường bỏ phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm Thầy vào chức Hiệu Phó nhà trường. Kết quả 100% lá phiếu tín nhiệm.

Trong các công việc, phong trào của nhà trường Thầy không nề hà, từ chối bất cứ việc gì , việc nào Thầy cũng luôn hết lòng. Cô Hiền nguyên chủ tịch công đoàn nhà trường kể lại khi cô tâm sự với thầy Lâm việc ban chấp hành công đoàn trường đang gặp khó khăn về nhân sự. Vì cô Hiền không làm Chủ tịch CĐ nữa, thầy Thái phó CTCĐ thì đi học nên ban chấp hành công đoàn có nhiều thay đổi, gặp nhiều khó khăn bởi đội ngũ trẻ còn chưa vững vàng, chưa có kinh nghiệm. Hiểu được tình hình đó Thầy đã không ngần ngại bày tỏ nguyện vọng để Thầy nhận nhiệm vụ trong ban chấp hành công đoàn. Việc làm của Thầy thể hiện tinh thần tự nguyện, trách nhiệm cao, không ngại khó, ngại khổ bởi công tác công đoàn là vô cùng vât vả, không chỉ đòi hỏi tâm huyết mà còn phải tốn nhiều thời gian, công sức. Mặc dù công việc của Thầy rất bận rộn nhưng trước những khó khăn của nhà trường Thầy không đứng ngoài cuộc, luôn gương mẫu đi đầu đúng với phương châm "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau".

Những việc làm của Thầy thể hiện sự tận tụy với công việc, sự thân thiện, gần gũi, tình yêu thương, sự quan tâm, sâu sát, trách nhiệm đối với học sinh và đồng nghiệp của mình Đây chính là phong cách quần chúng, dân chủ và nêu gương mà thầy đã học được từ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Là một thầy giáo gương mẫu, luôn ý thức và đi đầu thực hiện khẩu hiệu của ngành giáo dục: "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học - sáng tạo". Học tập và làm theo tấm gương của Bác, Thầy là tấm gương để đồng nghiệp học tập, học sinh noi theo. Khi giao tiếp với thầy tôi cảm nhận được sự gần gũi, giản dị, chứng kiến cách thầy giao tiếp ứng xử với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp mới thấy cái tình thầy dành cho mọi người nó chân thành, ấm áp đến thế nào. Đó là cái Tâm của thầy với nghề, với trò và đồng nghiệp. Thầy là thế, luôn là thế, vẫn với cái tâm trong sáng, tận tụy với nghề không thể khác được. Thầy vừa được Chủ Tịch UBND tỉnh tặng bằng khen là giáo viên tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2008-2013. Đây là phần thưởng vô cùng ý nghĩa với sự nghiệp "Trồng Người" của Thầy. Tick cho mk nhé 😇
1 tháng 1 2021

Ở trường em, không ai là không biết đến Lê - một cô gái không chỉ chăm ngoan, học giỏi mà còn luôn quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

Lê mồ côi cha mẹ, nên sống với ông bà từ nhỏ. Thương ông bà đã già rồi nhưng vẫn còn vất vả làm lụng nuôi mình. Ngoài giờ học, Lê luôn dành thời gian dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, rửa bát, giặt áo quần… Mọi việc nhà cậu ấy đều làm hết cả. Thậm chí, vào mùa gặt, mùa cấy, cậu ấy còn ra ruộng để phụ giúp ông bà nữa. Tuy vậy, việc học của Lê vẫn đạt thành tích vô cùng tốt. Chẳng bao giờ em thấy Lê bị cô giáo nhắc nhở vì không làm bài tập về nhà hay đi học trễ cả. Lúc nào cậu ấy cũng học tập hết sức chăm chú và nghiêm túc. Lê bảo, cậu ấy phải cố gắng học thật giỏi để ông bà vui lòng, và còn để tương lai lớn lên có thể kiếm thật nhiều tiền đỡ đần cho ông bà.

Vì dành hết thời gian để học tập và phụ giúp gia đình, nên hầu như chẳng mấy khi Lê đi chơi cùng bạn bè. Thế nhưng, Lê vẫn rất được mọi người yêu quý, bởi cậu ấy vừa hiền lành lại còn tốt bụng. Bạn nào hỏi bài hay nhờ việc gì, Lê đều sẵn sàng giúp đỡ. Đặc biệt, cậu ấy còn rất thẳng thắn và trung thực. Nếu trong lớp có ai cãi nhau, mọi người đều sẽ nhờ Lê ra can ngăn. Tất cả những điều đó, đã khiến Lê thực sự trở thành con nhà người ta trong câu nói của mọi người.

Mỗi ngày em luôn rất vui khi được làm bạn với một người học sinh tuyệt vời như Lê. Cậu ấy chính là tấm gương sáng để em phấn đấu noi theo từng ngày.

1 tháng 1 2021

mình copy mạng đó

19 tháng 10 2021

Cậu tham khảo:

Bài 1: Nguyễn Ngọc Ký:

Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28 tháng 6 năm 1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ). Năm 1951, khi lên 4 tuổi, Ký bị bệnh và dẫn đến bị liệt cả hai tay. Năm 7 tuổi, Ký rất muốn đến trường nhưng vì bệnh tật nên ông không thể đi học. Tuy khó khăn nhưng Ký vẫn miệt mài luyện tập viết chữ bằng chân, cũng như làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. Theo lời ông kể lúc đi xin học: "Thế là một hôm, vì nể gia đình nên cô giáo cho tôi vào lớp học, nhưng cô không tin rằng tôi viết được".

Nhờ vào nỗ lực của bản thân, năm 1963, Ký được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, ông đạt được hạng 5 và được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Hồ Chí Minh. Từ năm 1966 đến 1970, ông học Ngữ văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khuyên nhủ, ông trở về quê Hải Hậu, Nam Định làm giảng viên.

Năm 1992, ông được nhận danh hiệu "Nhà giáo ưu tú".

Từ năm 1994, ông chuyển vào sống tại quận Gò Vấp,thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đến năm 2005, ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên cấp 2, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, rồi đóng góp ý kiến.

Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết".

Ngoài ra, cuộc đời và quá trình luyện viết của ông đã được Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam cho vào những trang sách giáo khoa như một lời động viên rằng hãy tin vào chính mình và một ngày nào đó bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng.

Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước.

Hiện ông đã nghỉ hưu, tuần 3 lần phải chạy thận nhân tạo. Song với nghị lực và quyết tâm phi thường, ông vẫn miệt mài đi giao lưu với học sinh, vừa tiếp khách tư vấn tâm lí qua Tổng đài 1088 và vừa sáng tác tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2013, nhân dịp Nick Vijicic đến Việt Nam, ông là một trong 24 tấm gương "Hạt giống tâm hồn" của Việt Nam được vinh danh ở Trung tâm Hội nghị White Palace ( thành phố Hồ Chí Minh).Ông đã được kết nạp vào Hội Nhà Văn Việt Nam.

nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ng%E1%BB%8Dc_K%C3%BD

bài 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Tinh thần tự học của Bác Hồ có thể thấy ngay từ việc Bác luôn tranh thủ thời gian học tập và có thể học với bất kỳ người nào. Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân đến nước Pháp xa xôi để tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bác đã đặt quyết tâm “Nhất định phải học nói, học viết cho kỳ được”. Ngay khi còn lênh đênh trên con tàu sang Pháp mỗi lúc rảnh rỗi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu nhờ hướng dẫn đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp ra sao, Bác đều dùng tay diễn tả. Tối tối, Bác ghi lại những từ mới vào sổ. Học được từ nào, Bác ghép chúng lại thành câu và thực hành luôn.

Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành từng bài. Sau một thời gian thu xếp ổn định chỗ ở và công việc trên đất Pháp, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp xin được tham gia viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Mỗi lần bài viết của Bác được đăng, Bác vui mừng khôn xiết. Theo hướng dẫn của các chủ bút, Bác luôn xem lại từng câu, từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, toà soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết đi viết lại, khi viết diễn giải ra cho dài, cụ thể và chi tiết, lúc lại là những đoạn văn ngắn và súc tích.

Sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận đến đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa trau dồi kiến thức, học thêm cách viết. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng dậy sớm, bắt tay vào viết từ 5 giờ đến khoảng 6 giờ rưỡi. 7 giờ sáng, Bác lại đi làm bình thường. Dù trời nóng hay rét, Bác cũng không nản chí. Thời gian cứ thấm thoắt trôi đi, đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, tiếng Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do tòa soạn báo không có Ban biên tập cố định nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập, đọc morat tới bán báo.

Ông Giôhanxơn - một họa sĩ người Thụy Điển đã gặp Bác và viết về Bác như sau: “Trong thời gian gặp nhau ngắn ngủi khoảng 4 tháng, Người đã học rất nhanh tiếng Thuỵ Điển và Người đã có thể làm cho người Thuỵ Điển hiểu một cách dễ dàng” (báo Buổi chiều, Thuỵ Điển ngày 26/12/1967). Trong bản khai lý lịch tham dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản tại Mátxcơva tháng 7 và 8/1935, Bác Hồ với bí danh là Lin đã khai ở mục thứ 18, biết “tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng Đông, tiếng Ý, tiếng Đức”. Qua các tài liệu khác, chúng ta được biết, Bác còn nói được tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha…Trong những ngoại ngữ đó, có những tiếng Bác rất uyên thâm… Bác từng nói: “Biết tiếng nước người, ta dễ gây cảm tình lắm, gặp người dân thường mình cũng nói chuyện được dăm ba câu, nói được thì gây ảnh hưởng tốt lắm!”.

Sau này, khi tuổi đã cao, Bác vẫn học theo cách “tằm ăn dâu”. Đọc Nhân dân nhật báo Trung Quốc, gặp chữ nào mới, Bác vẫn ghi vào để học, có những danh từ khoa học không tra được trong từ điển thông thường, Bác viết thư hỏi ông Văn Trang làm ở Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, nhờ giải nghĩa cho Bác. Trước khi Bác đi thăm Inđônêxia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Hunggari… Bác đều ghi để học một số câu nói thông thường nhất. Bác không chỉ học ngoại ngữ mà còn học, hay nói đúng hơn là nghiên cứu nhiều lĩnh vực như lý luận, lịch sử, văn học, triết học, khoa học kỹ thuật, văn hoá… để vận dụng vào công việc của cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng, mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt lõi, là cách chủ yếu để nâng cao trình độ bản thân. Tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. 

Tấm gương ham học, ham tìm hiểu của Người là nguồn cổ vũ, nguồn cảm hứng vô tận cho mỗi người dân Việt Nam xây dựng xã hội học tập hiện nay. Câu chuyện “Bác Hồ với tinh thần tự học” nhắc nhở chúng ta cần dành thời gian học tập theo tinh thần tự học của Bác, góp phần hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ mọi mặt, xử lý và hoàn thành một cách tốt nhất công việc được giao. 

Nguồn: https://www.evn.com.vn/d6/news/Bac-Ho-voi-tinh-than-tu-hoc-6-12-28030.aspx

 

19 tháng 11 2021

Tham khảo in đậm :)

23 tháng 7 2021

THAM KHẢO

Em hãy sưu tầm 1 tấm gương về siêng năng, kiên trì: Nguyễn Ngọc Kí. Bài học rút ra từ tấm gương đó là dù ở bất kể ở tình huống nào, hoàn cảnh khó khăn nào cùng cần phải lạc quan, chăm chỉ, cố gắng thích nghi và chăm chỉ, kiên trì học tập để trở thành người có ích cho xã hội

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
23 tháng 7 2021

*Thảm khảo:

1. Tấm gương siêng năng kiên trì nổi tiếng mà mọi người có thể biết như: Nguyễn Ngọc Kí, Trạng nguyên Nguyễn Hiền, ....

2. Bài học rút ra: dù ở bất kể ở tình huống nào, hoàn cảnh khó khăn nào cùng cần phải lạc quan, chăm chỉ, cố gắng thích nghi, kiên trì học tập để trở thành người có ích cho xã hội.

1 tháng 12 2021

Tk

rong cuộc sống của chúng ta, lòng yêu thương có một ý nghĩa vô cũng quan trọng vì nó làm cho mối quan hệ giữa người với nguồi trở nên tốt đẹp. Cuộc sống vì thế mà cũng trở nên thân thiện, ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Ví dụ như trong một gia đình, nếu mọi thành viên thật sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với nhau mọi khó khăn trong cuộc sống thì chắc chắn sẽ tạo dựng được một không khí gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Lòng yêu thương không phân biệt màu da, ngôn ngữ, khoảng cách giàu nghèo sẽ tạo điều kiện làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Trong xã hội hiện nay, những hoạt động vì tình thương luôn nhận được nhiều sự đồng tình và ủng hộ như Chương trình vì người nghèo, Ngôi nhà mơ ước, Lục lạc vàng… Điều đó tuổi trẻ tuổi trẻ hôm nay không thiếu những con người có trái tim giàu lòng nhân hậu. Đó là những trường hợp như chàng trai Nguyễn Hữu An nghèo khó, không chỉ hết lòng chăm sóc mẹ mà còn nhận một người phụ nữ khác làm mẹ nuôi và chăm sóc bà cũng rất tận tình, chu đáo khi bà cũng mắc bệnh ung thư như mẹ mình nhưng lại không có người thân cận lè chăm sóc. 

-Bài học rút ra từ tấm gương đó là:

+dù ở bất kể ở tình huống nào, hoàn cảnh khó khăn nào cũng cần phải lạc quan, cố gắng thích nghi và chăm chỉ, kiên trì học tập để trở thành người có ích cho xã hội tấm gương về siêng năng, kiên trì 

+ chúng ta không nên bỏ rơi người nào cùng nhau đoàn kết, giúp đỡ nhau, không phân biệt,....

1 tháng 12 2021

Tham khảo

Trong cuộc sống của chúng ta, lòng yêu thương có một ý nghĩa vô cũng quan trọng vì nó làm cho mối quan hệ giữa người với nguồi trở nên tốt đẹp. Cuộc sống vì thế mà cũng trở nên thân thiện, ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Ví dụ như trong một gia đình, nếu mọi thành viên thật sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với nhau mọi khó khăn trong cuộc sống thì chắc chắn sẽ tạo dựng được một không khí gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Lòng yêu thương không phân biệt màu da, ngôn ngữ, khoảng cách giàu nghèo sẽ tạo điều kiện làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Trong xã hội hiện nay, những hoạt động vì tình thương luôn nhận được nhiều sự đồng tình và ủng hộ như Chương trình vì người nghèo, Ngôi nhà mơ ước, Lục lạc vàng… Điều đó tuổi trẻ tuổi trẻ hôm nay không thiếu những con người có trái tim giàu lòng nhân hậu. Đó là những trường hợp như chàng trai Nguyễn Hữu An nghèo khó, không chỉ hết lòng chăm sóc mẹ mà còn nhận một người phụ nữ khác làm mẹ nuôi và chăm sóc bà cũng rất tận tình, chu đáo khi bà cũng mắc bệnh ung thư như mẹ mình nhưng lại không có người thân cận lè chăm sóc. 

-Bài học rút ra từ tấm gương đó là:

+dù ở bất kể ở tình huống nào, hoàn cảnh khó khăn nào cũng cần phải lạc quan, cố gắng thích nghi và chăm chỉ, kiên trì học tập để trở thành người có ích cho xã hội tấm gương về siêng năng, kiên trì 

+ chúng ta không nên bỏ rơi người nào cùng nhau đoàn kết, giúp đỡ nhau, không phân biệt,....

bn dựa vào đây để làm nhé!

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: về tấm gương Phạm Văn Nghĩa.

-. Khái quát chung về nhân vật Phạm Văn nghĩa.

- Nguyên nhân của sự thành quả.

- Ý nghĩa rút ra từ nhân vật.

- Phản biện 

- Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: hiện tượng Phạm Văn Nghĩa đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân mình.

 

bn dựa vào một số ý để làm bài nha!

Bạn tham khảo :

Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương người tốt, việc tốt đáng được biểu dương, khen ngợi. Một trong số đó là tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa, lớp 7, Trường Trung học cơ sở Bắc Sơn hiểu thảo, ham học, có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống. Phạm Văn Nghĩa đã trở thành một hiện tượng. Để phát huy những tấm gương như thế, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động phong trào Học tập Phạm Văn Nghĩa và đã nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt liệt của các bạn học sinh. Qua hiện tựợng Phạm Văn Nghĩa, trước hết, em thấy Nghĩa là một người con biết thương mẹ vì bạn ấy thường xuyên ra đồng giúp mẹ trồng trọt. Hơn thế nữa. Nghĩa mới học lớp 7 nên công việc đồng áng cũng không hề dễ dàng, vậy mà bạn vẫn thường xuyên giúp đỡ mẹ. Điều này càng chứng tỏ tấm lòng hiếu thảo của Nghĩa. Không chỉ dừng lại ở sự hiếu thảo, Nghĩa còn là một cậu bé ham học và biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Nghĩa biết dựa vào những kiến thức đã được các thầy cô giáo dạy ở trường để ứng dụng ngay trên mảnh đất nhà mình. Các bạn học sinh ở độ tuổi của Nghĩa có thể đều đã được học về cách thụ phấn của bắp nhưng chắc hẳn rất ít bạn biết ứng dụng vào đời sống. Chính lòng ham học và sự linh hoạt, năng động của Nghĩa đã giúp bạn thành công. Vụ thu hoạch bắp của nhà bạn năm ấy đã đạt năng suất cao hơn mọi năm. Như thế, Nghĩa vừa học thêm được một bài học từ việc kiểm nghiệm thực tế, vừa tăng thêm lợi ích về mặt kinh tế cho gia đình. Qua đây, em càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của sự kết hợp giữa học với hành. Thêm vào đó, Nghĩa còn biết làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt. Việc làm ấy giúp em thấy thêm được ở Nghĩa sự sáng tạo. Với sự sáng tạo. của mình, Nghĩa lại một lần nữa giúp mẹ giảm bớt khó khăn trong lao động và những việc làm của Nghĩa càng trở nên thiết thực hơn.

Có thể nói, mọi thành quả mà Nghĩa đạt được đều xuất phát từ ý thức sống có ích. Những việc làm của Nghĩa rất đỗi bình thường nhưng lại mang đến hiệu quả vô cùng to lớn. Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào Học tập Phạm Văn Nghĩa vì Nghĩa là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị mà bất cứ ai cùng có thể làm được như thế. Học tập Nghĩa là noi theo một tấm gương có hiếu với cha me. có ý thức học tập kết hợp với thực hành, có đầu óc sáng tạo; đó là những việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn. Nếu mọi học sinh đều làm được như ban Nghĩa thì đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không còn học sinh lười biếng, hư hỏng hoặc thậm chí là phạm tội. Các kiến thức được học sẽ không còn trên lí thuyết sách vở nữa mà sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bản thân mỗi người học sinh và cho cả những người xung quanh Phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa” là một phong trào thiết thực, có ý nghĩa to lớn và cần nhận được sự ủng hộ từ tất cả các bạn học sinh.

Phạm Văn Nghĩa là tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, đầu óc sáng tạo và là minh chứng tiêu biểu cho lối học kết hợp giữa học và hành. Em cũng tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng học tập thật tốt và biết cách vận dụng kiến thức vào đời sống một cách linh hoạt giống như bạn Nghĩa để có thể góp một phần công sức nhỏ bé của mình giúp đỡ mọi người xung quanh.

29 tháng 10 2021

Ví dụ em viết về : Bác Hồ hay về một bạn giúp đỡ bạn nào đó gặp hoàn cảnh khó khăn

  Em có thể tham khảo bài viết về Bác Hồ theo link sau :

https://hoatieu.vn/bai-du-thi-viet-ve-guong-dien-hinh-nguoi-tot-viec-tot-trong-nganh-giao-duc-128361

12 tháng 10 2017

Về trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuộc phường Hoà Minh – Quận Liên Chiểu, tôi được nghe những câu chuyện cảm động của các em học sinh nghèo, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vẫn vươn lên học giỏi toàn diện.

Trong đó một em đã để lại ấn tượng cho tôi nhiều nhất là em Lê Hồng Ân, học lớp 6/3. Mặc dù gia đình em có hoàn cảnh rất khó khăn, một mình mẹ em phải bươn chải kiếm tiền nuôi hai chị em ăn học. Như cô Phan Thị Lệ, mẹ em tâm sự: "Nhà cửa và mọi thứ đồ đạc trong nhà đều do người thân mua cho.Tôi làm công nhân ở khu công nghiệp tiền lương rất ít, phải chi tiêu thật tiết kiệm mới có tiền để hai con ăn học. Nhiều khi em Ân phải nhịn ăn sáng để dành tiền mua dụng cụ học tập. Nhưng tôi hạnh phúc là có được một đứa con học giỏi và ngoan hiền đến như vậy."

Hoàn cảnh gia đình khó khăn là vậy nhưng em Ân trong sáu năm liền là học sinh giỏi toàn diện của trường. Và hằng năm em luôn được thành phố trao học bổng học sinh hiếu học, có tinh thần vượt khó trong học tập. Ngoài ra, em còn được nhận học bổng từ các Hội khuyến học Quận, công ty bia Huế, công ty nhà máy nhựa,...

Em không chỉ là một học sinh ngoan hiền, học giỏi mà còn là một HS tham gia rất năng nổ các hoạt động của trường giao phó. Như cô Tổng phụ trách Hệ Thị Mỹ Đức nhận xét: "Em là một liên đội trưởng xuất sắc nhất của trường Tiểu học Duy Tân. Đến lớp 6 em vừa là một lớp trưởng, vừa là một chi đội trưởng rất năng động, nhiệt tình. Và em là một học sinh có nhiều đóng góp trong những phong trào của đoàn trường".

Ân học giỏi toàn diện các môn, trong đó đáng biểu dương là em thi được giải ba học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 5. Ngoài ra, em còn có tố chất năng khiếu rất nhiều lĩnh vực như vẽ, đàn, sáng tạo dụng cụ học tập, các phong trào thể thao,... . Đặc biệt là phong trào thể thao em đã được giải nhì bóng bàn năm lớp 4, đến lớp 6 em được giải ba cấp quận.

Em đứng đầu trong việc làm báo tường của lớp với những hình vẽ rất đẹp và có ý nghĩa.

Là một học sinh giỏi và có phẩm chất đạo đức tốt nên em rất được các thầy cô giáo và bạn bè trong trường quý mến. Cô Phan Thị Mỹ Vân, chủ nhiệm lớp nhận xét: "Em là một học sinh rất ngoan hiền, học giỏi tất cả các môn. Và là học sinh có kết quả học tập trong học kì I năm học 2008- 2009 cao nhất trường (9,5). Ngoài ra, em còn là một lớp trưởng rất năng động, nhiệt tình vì vậy mà tôi rất yên tâm khi giao cho em công việc điều hành lớp". Mặt khác, em là một học sinh rất giàu lòng tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ những bạn học sinh yếu kém trong lớp vươn lên trong học tập. Như em Nguyễn Quang Đạt, bạn cùng lớp em đã khen ngợi: "Ân là một người bạn rất tốt, nhiệt tình giúp đỡ em trong học tập. Và từ việc học nhóm với Ân mà em đã tiến bộ hơn rất nhiều".

Ân là một học sinh không chỉ giỏi mà còn rất ham học và có tinh thần vượt khó. Ở trường, em là một học sinh giỏi, ngoan hiền được thầy cô bạn bè quý mến. Còn ở nhà em là một đứa con hết mực hiếu thảo, em luôn làm những công việc nhà khi mẹ đi vắng. Dù là còn nhỏ tuổi nhưng em nhận thức được hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của gia đình vì thế mà em đã ra sức nổ lực học tập. Và em đã bộc lộ ước mơ của mình: "Em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một kiến trúc sư, đáp ứng được lòng mong mỏi của gia đình, thầy cô và bạn bè. Và để mẹ em đỡ khổ và vất vả hơn."

Với khả năng học giỏi toàn diện và nổ lực "vượt lên trên hoàn cảnh" cùng với sự dạy bảo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể ... Tôi tin rằng Ân sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Tinh thần hiếu học và nghị lực vươn lên không ngừng của Ân thật đáng khâm phục. Đó là tấm gương sáng để cho các bạn học sinh noi theo...

Tham khảo nha bn!!!!

12 tháng 10 2017

Mở bài:

  • Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.
  • Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.

Thân bài:

  • Kể những điểm nội bật về người bạn của em.
    • Hoàn cảnh gia đình.
    • Thành tích học tập.
    • Lối sống.
    • Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?
  • Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.
  • Học được điều gì khi chơi với người bạn đó?

Kết bài:

  • Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).
  • Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).
2 tháng 2 2023

Dàn bài cho bạn nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu người bạn đó.

Mẫu: Bạn ... là một học sinh mà thầy cô nào dạy lớp em cũng khen là chăm ngoan học giỏi.

Thân bài:

- Miêu tả bạn:

+ Dáng người.

+ Làn da.

+ Tính cách của bạn:

-> hòa đồng.

-> hay giúp đỡ mọi người.

-> chăm học.

- Bạn học giỏi môn gì nhất?

+ Trong tiết học, biểu hiện của bạn ntn?

-> Chăm chỉ nghe giảng.

-> Thường xuyên giơ tay phát biểu.

-> ...

+ Khi ra chơi, bạn thường làm gì?

-> Có thể là hay chỉ bài giúp các bạn,..

- Hoàn cảnh gia đình bạn ntn? (kể nếu em biết nhé).

- Tình cảm em dành cho tấm gương tốt của lớp đó:

+ ngưỡng mộ, tự nhủ cũng phải học hành như bạn.

+ muốn chơi thân hơn với bạn.

+ ...

- Đánh giá:

+ Bạn tốt bụng thường hay giúp đỡ người khác.

-> VD như lúc tổ khác k kịp trực nhật, bạn trực giúp.

+ Bạn học hành chăm chỉ, tài năng.

+ ...

Kết bài:

- Tổng kết lại.

2 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý: 

MB: Giới thiệu về tấm gương đó (Em có thể mở bài gián tiếp)\

TB:

Em hãy nêu ra:

+ Tấm gương đó có hoàn cảnh như thế nào? (Hoàn cảnh gia đình)

+ Tấm gương đó đã nỗ lực như thế nào?

+ Tấm gương đó đã làm được những gì?

+ Những thành tích mà người đó đạt được?

+ Tình cảm mà mọi người dành cho người đó?

KB: Nêu suy nghĩ của em về tấm gương đó

_mingnguyet.hoc24_