K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2019

Chắc rằng trong chúng ta ai cũng biết an toàn giao thông đã và đang trở thành thảm họa trên toàn thế giới. Nó đã trở thành nguyên nhân thứ 3 gây tử vong cho loài người sau chiến tranh và thiên tai.

          Theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia cho biết năm 2010 cả nước xảy ra 12.492 vụ tai nạn giao thông, làm chết 11.516 người và bị thương 7.914 người. Như vậy bình quân mỗi ngày có đến 31 người chết do tai nạn giao thông.

Hiện trường một vụ tai nạn giao thông (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)

          Trong đó, trẻ em - chủ nhân tương lai của đất nước - chiếm 35%, thật xót xa cho những bạn nhỏ thiếu may mắn này sẽ không có tương lai và mãi mãi không được nhìn thấy mình ở tuổi trưởng thành. Các bạn nghĩ sao khi thấy những người mẹ đau đớn, vật vã trước cái chết thương tâm của đứa con bé bỏng. Nỗi đau mất con bất ngờ hoặc con bị thương tật suốt đời của những người cha người mẹ phải mất hàng chục năm hoặc không bao giờ. Bạn nghĩ gì khi nhìn thấy ánh mắt non nớt của những em bé khi chứng khiến cảnh bố mẹ bị tai nạn giao thông. Những con đường thơ mộng và đẹp đẽ đã bị nhuốm màu đỏ bởi sự vô trách nhiệm của những người cầm lái và phải mang những cái tên rùng rợn như : ״ Điểm giao thông đen ״ hay ״ Ngã ba tử thần ״. 

          Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông? Nguyên nhân chính là do ý thức

chấp hành luật lệ giao thông của mọi người như các hiện tượng: uống rượu bia khi tham gia giao thông, không đội mũ bảo hiểm hay phóng nhanh vượt ẩu. Bên cạnh đó còn do chất lượng đường xá kém, do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng đã ăn hối lộ và rút kém vật liệu.

          Thật đáng buồn khi một đất nước sống trong hòa bình mà bình quân mỗi ngày vẫn có đến 30 đến 40 người thiệt mạng do tai nạn giao thông. Chúng ta phải làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông đang ngày càng gia tăng? Ngoài những quy định và biện pháp chung của nhà nước cần đẩy mạnh phương pháp tuyên truyền, vận động nhằm đánh vào tâm lí chung của mọi người, từ đó nâng cao trách nhiệm cho mỗi người.

          Là học sinh chúng ta có thể tuyên truyền vận động người thân, gia đình tìm hiểu về luật an toàn giao thông. Song song với đó bằng những cử chỉ nhỏ: không che ô, không dàn hàng ngang, không lạng lách, đánh võng…khi tham gia giao thông là chúng ta đã góp một phần vào giảm thiểu tai nạn giao thông. Đi khắp các nẻo đường khẩu ngữ “ An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà ” như lời nhắc nhở cũng là lời cảnh bảo cho những người đang tham gia giao thông hãy chấp hành luật an toàn giao thông để đem lại an toàn cho bản thân và hạnh phúc cho gia đình. Nếu như chúng ta biết quý trọng bản thân, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì tôi tin chắc rằng trong một tương lai không xa Việt Nam sẽ tự hào với thế giới về tư cách của một quốc gia văn minh.

24 tháng 4 2019

 Trong đó, trẻ em - chủ nhân tương lai của đất nước - chiếm 35%, thật xót xa cho những bạn nhỏ thiếu may mắn này sẽ không có tương lai và mãi mãi không được nhìn thấy mình ở tuổi trưởng thành. Các bạn nghĩ sao khi thấy những người mẹ đau đớn, vật vã trước cái chết thương tâm của đứa con bé bỏng. Nỗi đau mất con bất ngờ hoặc con bị thương tật suốt đời của những người cha người mẹ phải mất hàng chục năm hoặc không bao giờ. Bạn nghĩ gì khi nhìn thấy ánh mắt non nớt của những em bé khi chứng khiến cảnh bố mẹ bị tai nạn giao thông. Những con đường thơ mộng và đẹp đẽ đã bị nhuốm màu đỏ bởi sự vô trách nhiệm của những người cầm lái và phải mang những cái tên rùng rợn như : ״ Điểm giao thông đen ״ hay ״ Ngã ba tử thần ״. 

          Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông? Nguyên nhân chính là do ý thức

chấp hành luật lệ giao thông của mọi người như các hiện tượng: uống rượu bia khi tham gia giao thông, không đội mũ bảo hiểm hay phóng nhanh vượt ẩu. Bên cạnh đó còn do chất lượng đường xá kém, do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng đã ăn hối lộ và rút kém vật liệu.

          Thật đáng buồn khi một đất nước sống trong hòa bình mà bình quân mỗi ngày vẫn có đến 30 đến 40 người thiệt mạng do tai nạn giao thông. Chúng ta phải làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông đang ngày càng gia tăng? Ngoài những quy định và biện pháp chung của nhà nước cần đẩy mạnh phương pháp tuyên truyền, vận động nhằm đánh vào tâm lí chung của mọi người, từ đó nâng cao trách nhiệm cho mỗi người.

          Là học sinh chúng ta có thể tuyên truyền vận động người thân, gia đình tìm hiểu về luật an toàn giao thông. Song song với đó bằng những cử chỉ nhỏ: không che ô, không dàn hàng ngang, không lạng lách, đánh võng…khi tham gia giao thông là chúng ta đã góp một phần vào giảm thiểu tai nạn giao thông. Đi khắp các nẻo đường khẩu ngữ “ An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà ” như lời nhắc nhở cũng là lời cảnh bảo cho những người đang tham gia giao thông hãy chấp hành luật an toàn giao thông để đem lại an toàn cho bản thân và hạnh phúc cho gia đình. Nếu như chúng ta biết quý trọng bản thân, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì tôi tin chắc rằng trong một tương lai không xa Việt Nam sẽ tự hào với thế giới về tư cách của một quốc gia văn minh.

23 tháng 3 2021

Nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông là:

- Do ý thức người tham gia gia thông chưa tốt (Thiếu hiểu biết pháp luật về an toàn giao thông, không tự giác chấp hành luật an toàn giao thông), do đường xấu và hẹp.

- Người tham gia giao thông đông, phương tiện giao thông không an toàn.

Trách nhiệm của học sinh khi tham gia giao thông là:

- Tìm hiểu thêm nhiều về luật giao thông.

- Nên đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy hoặc đi xe đạp điện.

-Không đi xe hàng hai, hàng ba .

-Khi ngồi xe máy cùng bố mẹ thì nên ngồi đúng tư thế.

- Không sử dụng ô (dù), điện thoại di động.

25 tháng 3 2021

nguyên nhân:phóng nhanh,vượt ẩu,không bật đèn pha,...

Trách nhiệm:phải tuân thủ luật giao thông đường bộ

 

11 tháng 9 2021
Ý thức tham gia giao thông của học sinh: Còn khoảng cách giữa nhận thức và hành động(Thứ năm, 03/03/2016 15:28 GMT+7)

Mặc dù công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức và văn hóa khi tham gia giao thông tại các trường học đã được chú trọng đẩy mạnh trong nhiều năm qua, nhưng những vi phạm, gây tai nạn giao thông ở đối tượng học sinh, sinh viên vẫn không thuyên giảm. Đây thực sự là vấn nạn khiến dư luận xã hội quan ngại.

 

Mấy năm gần đây, số học sinh bậc THPT, thậm chí cả THCS từ thành thị đến nông thôn đi xe đạp điện, xe máy điện, mô tô, xe gắn máy đến trường gia tăng đáng kể. Không ít học sinh đi xe gắn máy không đúng độ tuổi, không đúng phân khối theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, trong khi các cơ quan chức năng chưa thể kiểm soát. Đến giờ tan trường, tại cổng trường hoặc các dịch vụ gửi xe gần trường, dòng xe gắn máy, xe đạp điện của học sinh nối đuôi nhau, tranh đua nhau chạy khiến những người lớn tham gia giao thông nhiều khi phát hoảng, phải tạt vào sát vỉa hè vừa để bảo đảm an toàn cho mình, vừa để nhường đường các cô, cậu học sinh. Chính vì vậy, số vụ tai nạn giao thông xảy ra mà nguyên nhân bắt nguồn từ các học sinh, sinh viên vẫn không hề thuyên giảm, khiến dư luận xã hội quan ngại.

Ví dụ, vụ tai nạn giao thông tại đường bờ kè phía bắc sông Trà, thuộc xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, khiến một phụ nữ 56 tuổi đi xe đạp tử vong tại chỗ. Đối tượng gây ra vụ tai nạn đau lòng trên chính là một số thanh-thiếu niên và học sinh ở TP Quảng Ngãi điều khiển xe gắn máy chạy với tốc độ cao rồi va chạm với người phụ nữ. Hay vụ ba học sinh nữ lớp 8 Trường THCS Võ Thị Sáu, phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái chở nhau trên chiếc mô tô mang BKS 21V-69712 không đội mũ bảo hiểm, khi đâm vào trụ cổng nhà dân ven đường, cả ba đã thiệt mạng… Các vụ tai nạn trên như những hồi chuông cảnh báo với xã hội.

Bốn học sinh đèo nhau trên xe gắn máy, không đội mũ bảo hiểm ở TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Bốn học sinh đèo nhau trên xe gắn máy, không đội mũ bảo hiểm ở TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Thầy giáo Nguyễn Văn Luận, Trưởng ban Quản sinh, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TP Quảng Ngãi) cho biết: “Những năm qua, Ban giám hiệu nhà trường chúng tôi đã làm khá tốt công tác giáo dục, tuyên truyền về ý thức và văn hóa giao thông cho học sinh khi tham gia giao thông. Đầu năm, nhà trường mời công an thành phố về báo cáo, cho học sinh và phụ huynh ký cam kết về thực hiện an toàn giao thông. Hằng tuần, nhà trường, thầy, cô giáo trong tiết chào cờ, tiết sinh hoạt lớp cuối tuần nhắc nhở các em liên tục về vấn đề trên. Khi tuyên truyền, học sinh nghe rất chăm chú, nhưng khi bước ra đường lại bất chấp tất cả, vẫn không đội mũ bảo hiểm, vẫn lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu”.

Thầy giáo Trần Kim Hảo, Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Khoa Huân (quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Chương trình sách giáo khoa hiện có nhiều nội dung, bài lồng ghép, tích hợp giáo dục về ý thức, văn hóa giao thông-một vấn nạn lâu nay của cả nước. Công tác tuyên truyền, tác động bằng nhiều hình thức phong phú, khác nhau được duy trì thường xuyên trong hệ thống trường học, nhất là nơi có tình hình trật tự giao thông phức tạp như TP Hồ Chí Minh. Để giáo dục, tuyên truyền, tác động đến nhận thức, chuyển hóa thành hành động, thói quen ở giới trẻ là cả một câu chuyện dài. Bước ra đường, tham gia giao thông, các em chứng kiến vô vàn những điều lệch lạc, tiêu cực của xã hội, chẳng hạn như ngay cả người lớn cũng thiếu gương mẫu chấp hành, hoặc khi sai phạm thì nhờ người xin xỏ hoặc bỏ tiền ra “hối lộ” cảnh sát giao thông. Những cách hành xử "không đẹp" như vậy thường thấy ở ta, thật khó để con trẻ, học sinh thực thi pháp luật tốt được".

Chúng tôi cho rằng, công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông tại các nhà trường cần tiếp tục được tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa bằng nhiều hình thức phong phú, trực quan. Bên cạnh đó là sự quan tâm sâu sát của các bậc phụ huynh đến việc đi lại của con em mình, nhất là đừng nên giao xe gắn máy cho con em mình điều khiển.

Điều quan trọng hơn, có tác dụng lớn hơn là công tác tuần tra, xử lý vi phạm an toàn giao thông của lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông cần phải thường xuyên, đồng bộ, đúng quy định pháp luật và kịp thời gửi thông báo về nhà trường để thầy, cô giáo có biện pháp giáo dục, xử lý tiếp theo đối với những học sinh vi phạm giao thông. Mặt khác, lực lượng cảnh sát giao thông nên mạnh tay hơn với những đối tượng cố tình vi phạm.

 
30 tháng 7 2023

Điều 38. Nhiệm vụ của học sinh

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

2. Kính trọng cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình và tham gia các công tác xã hội như hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

Điều 39. Quyền của học sinh

1. Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể thao của nhà trường theo quy định.

2. Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền học chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 37 của Điều lệ này.

3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện; được giáo dục kỹ năng sống.

4. Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

5. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 40. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của học sinh

1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học sinh trung học phải đảm bảo tính văn hoá, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.

2. Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường.

Tuỳ điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc đồng phục theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nếu được nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường đồng ý.

cái giao thông mik ko bt nhé!!1

18 tháng 2 2019

Đáp án: C

13 tháng 11 2017

 a) Không tán thành.

   Vì thực hiện Luật Giao thông là để đảm bảo an toàn cho chính chúng ta cũng như người tham gia giao thông khác chứ không phải để đối phó với cánh sát giao thông.

 b) Không tán thành.

   Luật Giao thông cần được thực hiện ở bất cứ nơi nào có sự tham gia giao thông để tạo thói quen cũng như ý thức chấp hành luật giao thông.

 c) Tán thành.

   Lực lượng cảnh sát giao thông để hướng dẫn, giám sát an toàn người tham gia giao thông. Do đó an toàn giao thông là trách nhiệm chung của tất cả mọi người không phải riêng mỗi cá nhân nào để đảm bảo sức khỏe, tính mạng khi tham gia giao thông.

16 tháng 1 2022

TK 

 

Từ thực trạng trên cho thấy An toàn giao thông hiện nay đang là một vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, mỗi quốc gia đều có một chương trình hành động cụ thể, có thể thấy thiệt hại về an toàn giao thông do mô tô, xe máy luôn chiếm tỷ lệ cao. Đối với trường học thì việc được học an toàn giao thông đã được phổ biến nhưng việc thực hiện thì chưa được cao. Tai nạn do giao thông gây ra là rất lớn, làm thiệt hại đến tiền, của của gia đình, xã hội gây cho con người cuộc sống khó khăn, vất vả cơ cực. Đứng trước tình hình nghiêm trọng và đang vượt ngoài tầm kiểm soát như hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn cả nước.

Và chúng tôi mong rằng qua buổi tuyên truyền ngày hôm nay, cùng với sự tuyên truyền của các em HS tới PHHS sau buổi ngoại khoá này sự hiểu biết và ý thức văn hóa giao thông của các bậc PHHS sẽ được nâng lên rất nhiều, và tai nạn giao thông giảm rõ rệt.

16 tháng 1 2022

Từ thực trạng trên cho thấy An toàn giao thông hiện nay đang là một vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, mỗi quốc gia đều có một chương trình hành động cụ thể, có thể thấy thiệt hại về an toàn giao thông do mô tô, xe máy luôn chiếm tỷ lệ cao. Đối với trường học thì việc được học an toàn giao thông đã được phổ biến nhưng việc thực hiện thì chưa được cao. Tai nạn do giao thông gây ra là rất lớn, làm thiệt hại đến tiền, của của gia đình, xã hội gây cho con người cuộc sống khó khăn, vất vả cơ cực. Đứng trước tình hình nghiêm trọng và đang vượt ngoài tầm kiểm soát như hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn cả nước.

Và chúng tôi mong rằng qua buổi tuyên truyền ngày hôm nay, cùng với sự tuyên truyền của các em HS tới PHHS sau buổi ngoại khoá này sự hiểu biết và ý thức văn hóa giao thông của các bậc PHHS sẽ được nâng lên rất nhiều, và tai nạn giao thông giảm rõ rệt.

14 tháng 3 2019

Đáp án: C

9 tháng 3 2022

C