K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2019

Cảm nhận về hai chi tiết:

- Chi tiết 1: Phản ánh cuộc sống khổ cực, tù đọng của Mị nói riêng và của người lao động nghèo miền núi nói chung. Họ bị ràng buộc và bị đối xử bất công bởi những hủ tục lạc hậu còn nặng nề. Ô cửa sổ vuông che kín nắng, ánh sáng chiếu vào phòng cũng tựa như căn lầu khóa kín tuổi xuân của Kiều. Mị sống trong căn buồng tối, quên mất mình là người, tưởng mình lùi lũi như con rùa. Chẳng biết là sống hay chết, mơ hay thức. Thời gian bị xóa nhòa, không gian bị bó hẹp đã đẩy nỗi khổ đau của con người lên đến cùng cực. Chi tiết này vừa cho thấy lòng đồng cảm, xót thương của Tô Hoài với đời Mị, vừa thể hiện sự phê phán, tố cáo xã hội tù đọng giam giữ, chà đạp con người.

- Chi tiết 2: Mị có hành động phá bóng tối. Giống như chị Dậu "chạy phá bóng tối, tối đen như cái tiền đồ của chị". Mị cũng vậy, thấy cần phải vùng dậy đấu tranh nhưng chỉ là hành động tự phát bởi vậy bước chân phá bóng tối còn chưa chắc chắn. Nhưng nhờ có A Phủ và những ánh sáng Cách mạng của Đảng nên con đường Mị đi thực sự đúng đắn.

Cảm nhận của anh chị về nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài qua đoạn trích sau:…Một loạt người vừa hút xong, Pa Tra ngồi dậy, vuốt ngược cái đầu trọc dài, kéo đuôi tóc ra đằng trước, cất gọng lè nhè gọi: - Thằng A Phủ ra đây. A Phủ ra quỳ giữa nhà. Lập tức, bọn trai làng xô đến, trước nhất, chắp tay lạy lia lịa lên thống lý rồi quay lại đánh A Phủ. A Phủ quỳ chịu...
Đọc tiếp

Cảm nhận của anh chị về nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài qua đoạn trích sau:

Một loạt người vừa hút xong, Pa Tra ngồi dậy, vuốt ngược cái đầu trọc dài, kéo đuôi tóc ra đằng trước, cất gọng lè nhè gọi: - Thằng A Phủ ra đây. A Phủ ra quỳ giữa nhà. Lập tức, bọn trai làng xô đến, trước nhất, chắp tay lạy lia lịa lên thống lý rồi quay lại đánh A Phủ. A Phủ quỳ chịu đòn, chỉ im như cái tượng đá...

Cứ mỗi đợt bọn chức việc hút thuốc phiện xong, A Phủ lại phải ra quỳ giữa nhà, lại bị người xô đến đánh. Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu. Người đánh, kể, chửi , lại hút. Khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn qua các lỗ cửa sổ. Rồi Pá Tra lại ngóc cổ lên, vuốt tóc, gọi A Phủ... Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút.

[…] Sáng hôm sau, đám kiện đã xong. Mấy người chẳng biết từ bao giờ, ngủ ngáy ngay bên khay đèn. Bọn xéo phải đang bắc cái chảo đồng và xách ấm nước ra nấu thêm lạng thuốc để hút ban ngày cho các quan làng thật tình, các quan làng còn một tiệc ăn cỗ nữa. Thống lý mở tráp, lấy ra một trăm đồng bạc hoa xoè bày lên mặt tráp, rồi nói: - Thằng A Phủ kia, mày đành người thì làng xử mày phải nộp vạ cho người phải mày đánh là hai mươi đồng, nộp cho thống quán năm đông, mỗi xéo phải hai đồng, mỗi người đi gọi các quan làng về hầu kiện năm hào. Mày phải mất tiền mời các quan hút thuốc từ hôm qua tới nay. Lại mất con lợn hai mươi cân, chốc nữa mổ để các quan làng ăn vạ mày. A Phủ, mày đánh con quan làng, đáng lẽ làng xử mày tội chết, nhưng làng tha cho mày được sống mà nộp vạ. Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng. Mày không có trăm bạc thì tao cho mày vay để mày ở nợ. Bao giờ có tiền trả thì tao cho mày về, chưa có tiền trả thì tao bắt mày làm con trâu cho nhà tao. Ðời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi. A Phủ! Lại đây nhận tiền quan cho vay.A Phủ lê hai cái đầu gối sưng bạnh lên như mặt hổ phù. A Phủ cúi sờ lên đồng bạc trên tráp, trong khi Pá Tra đốt hương, lầm rầm khấn gọi mà về nhận mặt người vay nợ. Pá Tra khấn xong, A Phủ cũng nhặt xong bạc, nhưng chỉ nhặt làm phép lên như thế rồi lại để ngay xuống mặt tráp. Rồi Pá Tra lại trút cả bạc vào trong tráp.

0
31 tháng 8 2016

Gii thích ý kiến

- Ý kiến thứ nhất: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: Đánh giá kết thúc của truyện Vợ chồng A Phủ là bất ngờ với mạch truyện, tâm trạng nhân vật Mị và cả người đọc.

- Ý kiến thứ hai: Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu:  ý kiến này nhìn nhận, đánh giá kết thúc của tác phẩm trong mối quan hệ với lô gíc diễn biến tâm trạng nhân vật Mị và mạch vận động tất yếu của đời sống con người: khi bị dồn đẩy đến bước đường cùng, con người sẽ vùng lên tìm ánh sáng cho mình.

Phân tích, chứng minh:

hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: trong tác phẩm, Mị và A Phủ cùng là nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra, song họ không có quan hệ tình cảm gì cụ thể, thậm chí là Mị đã gần như tê liệt hoàn toàn về ý thức, chỉ còn như con trâu, con ngựa. Trong hoàn cảnh A Phủ bị trói đứng đến gần chết, Mị vẫn thờ ơ đến mức như vô cảm trước nỗi khổ của A Phủ. Không ai có thể ngờ rằng, người con dâu bất hạnh và câm lặng ấy lại đột ngột cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ rồi chạy trốn theo anh. Đây là hành động  hoàn toàn không hề có sự chuẩn bị, tính toán từ trước.

- Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: Đặt trong sự phát triển tính cách của hình tượng Mị thì đây lại là một hành động tự nhiên, tất yếu. Bởi lẽ, Mị là cô gái ham sống, yêu đời, yêu tự do, khát khao hạnh phúc. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở Mị dù có bị vùi dập đến kiệt cùng vẫn không lụi tắt. Đêm tình mùa xuân là minh chứng rõ nét cho sức sống ấy. Mặt khác, Mị vốn là cô gái giàu tình thương, vị tha, biết nghĩ, biết hi sinh cho người khác. Hành động của Mị là kết quả tất yếu của sự bóc lột, đàn áp tàn nhẫn của cha con thống lí nói riêng, tầng lớp phong kiến miền núi cao Tây Bắc nói chung đối với những người lao động nghèo. Hành động ấy chứng tỏ sức phản kháng mãnh liệt, khả năng hướng về cách mạng một cách tự nhiên của người dân Tây Bắc.

Bình lun, đánh giá chung:

       Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tài năng kể chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài. Đồng thời, ta càng trân trọng hơn .tấm lòng yêu thương, đồng cảm của tác giả đối với người dân nơi đây.

 


 

Câu 1:

Từ thuở xa xưa thanh niên Việt Nam đã ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trong thời chiến họ luôn là lực lượng tiên phong trong các phong trào đánh giặc cứu nước, luôn là lực lượng nòng cốt của cách mạng, xả thân vì tổ quốc mà không tiếc thời tuổi trẻ. Vậy chúng ta những thanh niên may mắn được sinh ra trong thời bình, chúng là phải có trách nhiệm như thế nào để gìn giữ và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng đã được đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ đi trước, phải làm gì để xứng đáng hưởng được những thành quả ngày hôm nay. Mỗi chúng ta phải xác định cho mình một lí tưởng sống cao đẹp, phải có ước mơ và hoạch định ra cho mình một kế hoạch cụ thể, phải rèn đức luyện tài, phải hiểu được vai trò đất nước đối với chúng ta, có như vậy chúng ta mới xác định được đúng đắn nhiệm vụ của mình đối với đất nước. Chúng ta ra sức học tập cũng là đang thực hiện nhiệm của của mình với đất nước, nó không phải là một cái gì đó sâu xa như các bạn nghĩ nó chỉ đơn giản là làm tốt bổn phận của mình để phấn đấu trở thành một công dân tốt góp phần xây dựng một đất nước giàu đẹp vững mạnh. Như vậy trách nhiệm của thanh niên ở thời chiến hay thời bình đều do ý thức mỗi con người tuy nhiên nó lại được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.

Câu 2:

Bàn về kết thúc đoạn trích "Vợ chồng A Phủ"

– Ý kiến thứ nhất: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: Đánh giá kết thúc của truyện Vợ chồng A Phủ là bất ngờ với mạch truyện, tâm trạng nhân vật Mị và cả người đọc.

– Ý kiến thứ hai: Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu:  ý kiến này nhìn nhận, đánh giá kết thúc của tác phẩm trong mối quan hệ với lô gíc diễn biến tâm trạng nhân vật Mị và mạch vận động tất yếu của đời sống con người: khi bị dồn đẩy đến bước đường cùng, con người sẽ vùng lên tìm ánh sáng cho mình.

Bình luận các ý kiến:

 Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tài năng kể chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài. Đồng thời, ta càng trân trọng hơn .tấm lòng yêu thương, đồng cảm của tác giả đối với người dân nơi đây.

12 tháng 12 2021

-

8 tháng 7 2019

Đáp án D

6 tháng 2 2019

Đáp án D

Hành vi, việc làm của anh H là không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

4 tháng 3 2020

Mị đã thức dậy với sức sống tiềm tàng và cảm thức về thân phận. Cho nên trong thời khắc âý, ta mới thấy Mị đầy rẫy những mâu thuẫn. Lòng phơi phới nhưng Mị vẫn theo quán tính bước vào buồng, ngồi xuống giường, trông ra cái lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Và khi lòng ham sống trỗi dậy thì ý nghĩ đầu tiên là được chết ngay đi. Nhưng rồi nỗi ám ảnh và sức sống mãnh liệt của tuổi xuân cứ lớn dần, cho tới khi nó lấn chiếm hẳn trọn bộ tâm hồn và suy nghĩ của Mị, cho tới khi Mị hoàn toàn chìm hẳn vào trong ảo giác: “Mị muốn đi chơi . Mị cũng sắp đi chơi”. Phải tới thời điểm đó Mị mới có hành động như một kẻ mộng du: quấn lại tóc, với thêm cái váy hoa, rồi rút thêm cái áo.

31 tháng 10 2017

Đáp án D

20 tháng 2 2019

Đáp án D

4 tháng 12 2017

Đáp án D

Hành vi, việc làm của anh H là không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản