K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ hoán dụ: "hồn Trần Phú", "sóng xanh", "cây xanh"
- Phân tích: + “Hồn Trần Phú vô danh” biểu thị các liệt sĩ cách mạng của Đảng và của dân tộc.
+ “Sóng xanh” và “cây xanh” là hiện tượng, bộ phận của biển, của núi ngàn, đất nước, biểu thị sự trường tồn, bất diệt.
-> Qua các hình ảnh hoán dụ ấy, Tố hữu đã ca ngợi tình yêu nước, thương dân, lòng trung thành với lí tưởng cộng sản của các liệt sĩ cách mạng. Nhà thơ khẳng định: tên tuổi và tinh thần cách mạng của các liệt sĩ như Trần Phú đời đời bất tử, trường tồn với đất nước thân yêu.

#Hok tốt

30 tháng 5 2022

Bài 8: 

-Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ này là so sánh. Qua đó, giúp em cảm nhận được sự vất vả, hy sinh của người mẹ dành cho con mình và tình thương yêu của người con dành cho mẹ.

Câu 9: (Tham khảo)

Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một người sẵn sàng hi sinh vì mình, chịu mọi cực khổ vì mình, hạnh phúc khi nhìn thấy mình khôn lớn, trưởng thành. Vâng, người đó không ai khác đó chính là mẹ.

Nhưng đối với con, mẹ chỉ là trong tâm trí theo đúng nghĩa của nó. Lên 4 tuổi, cái tuổi đang rất cần tình yêu thương, sự vỗ về của đôi bàn tay mẹ, nhưng con lại không có được hạnh phúc giản đơn ấy như bao đứa trẻ khác. Chẳng hiểu lí do gì mà bố mẹ lại chia tay khi con mới 4 tuổi. Hai anh em con là nạn nhân của sự tan vỡ ấy. Con được nghe ông bà kể lại, sau cuộc ly hôn anh em con có một thời gian ở cùng với mẹ nhưng sau đó mẹ đã gửi hai anh em cho ông bà ngoại để đi làm ăn. Thế rồi, mẹ đi mãi, đến tận bây giờ con sắp học hết cấp Tiểu học mà cũng vẫn chưa được một lần gặp lại mẹ, cũng không ai nói cho con biết mẹ đang ở đâu.

Mẹ trong tâm trí con là một người phụ nữ gầy, mảnh mai. Nước da mẹ trắng hồng. Khuôn mặt trái xoan của mẹ được tôn thêm vẻ đẹp thanh tú bởi chiếc mũi dọc dừa. Với gò má luôn ửng hồng và bờ môi trái tim căng mọng càng tăng thêm vẻ đẹp đằm thắm của mẹ. Hàng ngày, mẹ dậy từ rất sớm để nấu bữa sáng cho anh em con rồi chở hai anh em đi học. Cuối mỗi buổi chiều, mẹ đợi đón con ở cổng trường. Con sà vào lòng mẹ, nũng nịu, tíu tít kể cho mẹ nghe mọi chuyện về bạn bè, thầy cô sau một ngày xa mẹ. Mẹ trong tâm trí con là một người phụ nữ dịu hiền, luôn quan tâm đến hàng xóm, láng giềng và bà con khu phố. Tuần trước, nhà bác A bên cạnh có đám cưới, mẹ đã nhiệt tình giúp bác mọi công việc. Hôm qua bà cụ B gần nhà ốm, mẹ đã sang động viên, thăm hỏi. Và hôm nay nữa, mẹ đã đón bé Linh giúp cô C nhà bên cạnh. Mẹ trong tâm trí con là một công nhân luôn hòa đồng, cởi mở, sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp. Có lần, mẹ làm hết ca nhưng mẹ ở lại công ty làm tiếp ca sau giúp cô D vì cô bị ốm. Đồng nghiệp của mẹ ai cũng yêu quý mẹ. Mẹ trong tâm trí con là người mẹ luôn quan tâm đến việc học tập của hai anh em con. Mặc dù bận mọi công việc nhưng mỗi tối, mẹ đều giúp hai anh em giải những bài toán khó. Gợi ý cho con những câu văn hay. Mẹ trong tâm trí con là… Vâng! tất cả những điều đó đều rất bình thường đối với các bạn trong lớp con. Nhưng đối với con lại chỉ là: “Mẹ trong tâm trí con”.

Con mong ước lắm tất cả những điều giản đơn ấy là hiện thực chứ không phải là trong tâm trí con. Mẹ ơi! Mẹ có biết không? Vừa qua, con viết bài văn tả về mẹ và được cô giáo khen là có cảm xúc nhất. Đó chỉ là trong tưởng tưởng thôi, giá như hàng ngày được ngắm mẹ thì có lẽ bài văn của con sẽ hay hơn rất nhiều. Mẹ ơi! Ngày Tết Nguyên đán đang đến gần, con ước lắm một mái ấm sum họp. Mong lắm bàn tay ấm áp của mẹ nắm lấy tay con, dắt con đi dạo phố, đi chúc Tết. Con không cần một bộ quần áo đẹp, một đôi dép sành điệu như các bạn để diện trong ngày Tết đâu. Con chỉ cần gục vào lòng mẹ, nũng nịu thật nhiều, ước được nghe lời dạy bảo của mẹ. Chỉ ước được ăn những món ngon do chính tay mẹ nấu. Chỉ ước người mẹ trong bài văn miêu tả của con là có thật. Mẹ ơi!!!

Con yêu mẹ!

Câu 1: “ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau....
Đọc tiếp

Câu 1: “ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ Tre với người vất vả quanh năm...” (Trích Ngữ văn 6, tập 2)

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào, của ai? Xác định thể loại của văn bản có đoạn trích trên. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

b. Đặt 1 câu nêu nội dung chính của đoạn trích rồi phân tích các thành phần của câu đó.

c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ ấy.

d. Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam ?

Câu 2:

a. Chép chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.

b. Em hãy đặt một câu trần thuật đơn giới thiệu về hình ảnh Lượm và phân tích cấu tạo của câu.

Câu 3 : Cho câu văn sau: ‘‘Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”

a. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu, chỉ rõ.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Câu 4: Viết đoạn văn 8-10 câu miêu tả một vật nuôi mà em yêu quý, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có là ( gạch chân và chỉ rõ). 

0

a. Đoạn thọ trên sử dụng biện pháp tu từ so sánh "Bác sống như trời đất". 

b. Tác dụng: 

- Gây ấn tượng với người đọc

- Cho thấy tầm vóc của chủ tịch HCM đối với người dân Việt Nam. Bác luôn là sự tồn tại vĩ đại và bất tử trong trái tim mỗi chúng ta. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

a) Cụm từ được đảo ngữ “Đã tan tác, đã sáng lại” 

Tác dụng: nhấn mạnh hòa bình mà nhân dân ta đã giành lại được sau những năm tháng chiến đấu oanh liệt với kẻ thù xâm lược

b) Biện pháp tu từ :

- Điệp ngữ :

+ Của chúng ta

+ Những

Tác dụng : Nhằm khẳng định rằng những sự vật là của chúng ta, tất cả thuộc quyền sở hữu của chúng ta

- Nhân hóa :

+ Những buổi ngày xưa vọng nói về

Tác dụng : Nhằm làm nổi bật những buổi nhớ về ngày xưa của tác giả. Qua đó, nhằm nói lên tình yêu thương của tác giả đối với quê hương

c) Biện pháp tu từ nhân hóa

Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa để thể hiện sự quyết tâm sự thù hận của quê hương với lũ giặc xâm lược. Thể hiện ko chỉ con người căm thù bọn giặc mà những sự vật vô chi vô giác khi có giặc cũng vùng Lên chiến đấu như con người

d) Đảo ngữ

Tác dụng: Nhấn mạnh hình ảnh người lính trọc đầu.

2 tháng 4 2018

- Nghệ thuật nói giảm nói tránh “Bác Dương thôi đã thôi rồi”

- Nghệ thuật sử dụng các câu hỏi tu từ trong đoạn cuối bài thơ. Hàng loạt các câu thơ như: Làm sao bác vội về ngay; Vội vàng sao đã mải lên tiên, ... Để rồi lắng đọng trong những câu thơ hụt hẫng, chơi vơi

- Điệp từ không dùng rất hợp hoàn cảnh và đặc sắc. Chỉ một cặp lục bát mà chồng xếp 5 chữ không diễn tả thật đúng cái trống vắng khi mất bạn. Để rồi kết đọng trong tiếng khóc đáng thương của người bạn già tri kỉ. Câu thơ cuối buông nhẹ mà khơi gợi, xót đau, hờn tủi.

5 tháng 3 2016

Hình ảnh “Những trái tim không thể chết”, “trái tim” chỉ tình yêu nước thương dân, tình yêu lí tưởng cách mạng của các anh hùng liệt sĩ. + Hình ảnh hồn Trần Phú vô danh chỉ các liệt sĩ cách mạng của Đảng, của dân tộc. + Hình ảnh “sóng xanh” và “cây xanh” là những dấu hiệu biểu thị sự trường tồn, bất diệt của các anh hùng liệt sĩ đó. * Phân tích tác dụng của các hình ảnh hoán dụ: (2điểm) Qua những hình ảnh ấy, Tố Hữu ca ngợi tình yêu nước thương dân, lòng trung thành với lí tưởng cộng sản của các liệt sĩ cách mạng. Nhà thơ khảng định tên tuổi và tinh thần cách mạng của các liệt sĩ đời đời bất tử, trường tồn với đất nước, với dân tộc Việt Nam.

16 tháng 3 2017

những hình ảnh hoán dụ đâu bạn

10 tháng 6 2019

Trả lời

Từ "trăm"và từ "ngàn"trong hai câu thơ trên k có nghĩa laf 99+1 và 999+1

Hai câu thơ trên sử dụng bện pháp nghệ thuật so sánh,nhằm giúp ta thấy người con vượt bao gian nan thử thách,cũng k sao sánh đc vs những vất vả ,khó nhọc của mẹ nơi quê nhà,cho ta thấy sự yêu quý,kính trọng và trân trọng những việc mà mẹ đã lm,đã hi sinh

10 tháng 6 2019

Theo em từ trăm và từ ngàn không có nghĩa là 99+1 hay 999+1 mà từ trăm và từ ngàn là hai từ so sánh : anh chiến sĩ đi nhiều nơi , đi qua rất nhiều kẽ núi , hang động , gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn không bằng người mẹ già tháng ngày mong chờ con về . Qua đó tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật qua từ "CHƯA BẰNG" , cách viết đó giúp em biết được rằng không có gì so sánh được với tình yêu con của cha mẹ du bạn muốn trả cũng không bao giờ trả được !!!