K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc bài văn và thực hiện các yêu cầu ở dưới :                                                                       Cây cơm nguội      Dọc mấy dãy phố trung tâm có những hàng cây cơm nguội. Cái tên nghe chẳng gợi cảm tí nào. Cũng có người gọi nó là cây sếu vì cái thân hình gầy guộc, leo kheo của nó.      Hằng năm, cây đâm lá, ra hoa, nảy chồi như theo một lịch trình riêng, chẳng giống một loài cây...
Đọc tiếp

Đọc bài văn và thực hiện các yêu cầu ở dưới :
                                                                       Cây cơm nguội
      Dọc mấy dãy phố trung tâm có những hàng cây cơm nguội. Cái tên nghe chẳng gợi cảm tí nào. Cũng có người gọi nó là cây sếu vì cái thân hình gầy guộc, leo kheo của nó.
      Hằng năm, cây đâm lá, ra hoa, nảy chồi như theo một lịch trình riêng, chẳng giống một loài cây nào trong thành phố. Giữa mùa hè xanh ngát, cây cho bóng mát lăn tăn. Mùa đông, cây rụng hết lá, trơ cành trong sường mờ, trong mây bạc. Nhìn những hàng cây khẳng khiu trong gió lạnh, ta ngỡ như đang chơi vơi trong reanh thủy mặc. Cơm nguội rụng lá trước mọi loài. Tháng mười, khi hoa sữa vừa tỏa ngát hương thì cũng là lúc lá cơm nguội vàng au bay đầy mặt đất. Nhưng hồi sinh sớm nhất cũng chính là cơm nguội. Ngay từ giữa tháng Chạp, khi bàng còn đang mải miết thả những bức thư đỏ đầy mặt đất thì từ những cành tưởng như đã chết khô bật ra những chấm màu đồng điếu hay tím hông. Những chấm phá ấy chẳng bao lâu chuyển ra màu lá mạ hay xanh non như nõn chuối. Tắm trong nắng sớm, mưa xuân, lá cơm nguội nhỏ xíu gợi đến màu nõn nà ngon như những hạt cốm đầu mùa. Cơm nguội sống lâu hàng trăm năm, có khi còn dài hơn cả một đời người. Nó làm thơ mộng cho phố xá, nó như biết sẻ chia với người đời qua những tiếng thì thầm, lao xao, khi có cơn gió nhé.
      Hoa không thơm, cành không thẳng, lá không to, cơm nguội thật khiêm nhường. Nhưng hơn nhiều loài khác, nó có sức sống bền lâu và có khả năng vượt bậc về sức chịu đựng. Nó là loài cây kiên nhẫn.
1. Hãy nêu trình tự tả cây cơm nguội của tác giả.
2. Gạch dưới những hình ảnh so sánh có trong bài văn.

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
11 tháng 3 2019

1. Trình tự miêu tả của tác giả: theo trình tự thời gian. (theo mùa)

2. Các phép so sánh:

- Cây đâm lá ra hoa nảy chồi như theo một lịch trình riêng.

- Nhìn những cành cây khẳng khiu trong gió lạnh, ta ngỡ như đang chơi vơi trong tranh thủy mặc.

- Ngay từ giữa tháng Chạp, khi bàng còn đang mải miết thả những bức thư đỏ đầy mặt đất thì những cành cây tưởng như chết khô ấy bật ra những chấm màu đồng điếu điếu hay tím hồng.

- Những chấm phá ấy chẳng bao lâu chuyển ra màu lá mạ hay xanh non như nõn chuỗi.

- Tắm trong nắng sớm... màu nõn nà ngon như những hạt cốm đầu mùa.

- Nó làm thơ mộng cho phố xá, như biết cia sẻ với người đời qua  những tiếng thì thầm.

Đọc bài văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.                                                                            CÂY SIMCây sim chắc là có họ với cây mua, chúng đều mọc ở vùng trung du, trên những mảnh đất cằn cỗi.Nếu hoa mua có màu tím hồng thì hoa sim tím nhạt, phơn phớt như má con gái. Tuy nó không thơm nhưng lại tươi non như một niềm vui cứ lan toả làm cho sườn đồi sỏi đá cũng thêm đáng yêu, đáng mến.Quả sim...
Đọc tiếp

Đọc bài văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

                                                                            CÂY SIM

Cây sim chắc là có họ với cây mua, chúng đều mọc ở vùng trung du, trên những mảnh đất cằn cỗi.

Nếu hoa mua có màu tím hồng thì hoa sim tím nhạt, phơn phớt như má con gái. Tuy nó không thơm nhưng lại tươi non như một niềm vui cứ lan toả làm cho sườn đồi sỏi đá cũng thêm đáng yêu, đáng mến.

Quả sim giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp, còn nguyên cả lông tơ, chỉ thiếu chiếc khoáy. Cái sừng trâu là cái tai quả, nó chính là đài hoa đã già. Con trâu mộng ấy chỉ bằng đốt ngón tay, ngọt lịm và có dư vị một chút chan chát. Ăn sim xong, cả môi, cả lưỡi, cả răng ta đều tím. Chắc khi hoa sim tàn đi làm quả, màu tím đọng lại từng tí một, thành thứ mật ngọt tím thẫm ấy. Cả nắng gió trên đồi, cả mưa cũng không chịu tan đi, cứ tích luỹ lại, thành ra màu tím không giống bất cứ một thứ màu tím của quả vườn nào.

Đi chơi trên đồi, leo dốc này vượt dốc khác, tìm thấy bụi sim, hải quả chín mà ăn, đúng là bắt được thứ của trời cho, đầy ngon lành, hứng thú, về nhà vẫn còn nhớ mãi. 

(Theo Băng Sơn)

a. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên.

b. Mở bài giới thiệu những gì về cây sim?

c. Cây sim được miêu tả như thế nào ở phần thân bài?

d. Phần kết bài nói về điều gì? Tình cảm của người viết đối với cây sim được thể hiện qua chi tiết nào?

1
NG
29 tháng 9 2023

a. 

- Mở bài: Đoạn văn đầu

- Thân bài: Từ “Nếu hoa mua có màu tím hồng” đến... “màu tím của quả vườn nào.”

- Kết bài: Đoạn văn cuối

b. Phần mở bài giới thiệu về nguồn gốc và nơi chúng sinh trưởng và phát triển.

c. Cây sim được miêu tả bằng cách tả lần lượt từng bộ phận của cây: đặc điểm của hoa và quả sim.

d. Phần kết bài nói về kỉ niệm của tác giả về cây sim. Tình cảm của người viết đối với cây sim được thể hiện qua chi tiết: tìm thấy bụi sim, hái quả chín ăn đúng là bắt được thứ của trời cho, đầy ngon lành, hứng thú về nhà vẫn còn nhớ mãi.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“...Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đềubiết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Báckhông để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắpxếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“...Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều
biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác
không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp
xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của
con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”.
(Trích “Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Phạm Văn Đồng, Ngữ văn 7, tập một, NXB GD, 2016)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 2: Đoạn trích đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào?
Câu 3: Từ đoạn văn trên kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng
một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự giản dị trong cuộc sống.

0
Câu 1:Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý...
Đọc tiếp

Câu 1:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!”
(SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2)
a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Thái độ, tình cảm của tác giả được gửi gắm trong đoạn văn?
b. Trình bày nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản chứa đoạn văn trên?

Câu 2:

Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt? Tìm câu đặc biệt trong các đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng? Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? (Phạm Hổ)
Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió lào… (Nguyễn Tuân)

1
30 tháng 3 2022

1. 

a, Đoạn văn được trích trong văn bản ''Đức tính giản dị của Bác Hồ'' của Phạm Văn Đồng. 

PTBĐ: Nghị luận

Tác giả bày tỏ tình cảm yêu quý, trân trọng và yêu mến Bác qua việc nói về sự giản dị của Bác trong đời sống. 

b, Nghệ thuật: 
Dùng biện pháp liệt kê 

Lời lẽ trang trọng, tôn kính

Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, cụ thể...

Ý nghĩa:

Bày tỏ sự yêu mến, kính trọng về đức tính của Bác

2. 

Khái niệm:

Câu đặc biệt là câu không theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.

Tác dụng: 

Bộc lộ cảm xúc

Thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

Gọi đáp

Xác định thời gian, nơi chốn xảy ra SV, sự việc.

Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? (Phạm Hổ)

=> Dùng để bộc lộ cảm xúc

Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió lào… (Nguyễn Tuân)

=>Xác định thời gian, nơi chốn xảy ra SV, sự việc.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao !

(SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2)

Câu 1: Phần văn bản trên trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào? (0,5 điểm)

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? (0,5 điểm)

Câu 3: .Xác định phép liệt kê được sử dụng trong câu: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống và nêu tác dụng. (1 điểm)

Câu 4: Qua đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn từ 7 - 10 câu nêu cảm nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu. Trong đoạn văn có sử dụng câu câu rút gọn và câu có thành phần trạng ngữ. Chỉ rõ (2 điểm)

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Cách đây hàng hàng hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các loài cây đều thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngâm nhau đâm cành trổ lá xum xuê. Riêng có cây sồi Tenere là vẫn chịu khó đâm xuyên những chiếc rễ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất. Cho đến một ngày kia khi nguồn nước ngỡ bạn mong cạn kiệt dần rồi biến mất...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 

Cách đây hàng hàng hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các loài cây đều thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngâm nhau đâm cành trổ lá xum xuê. Riêng có cây sồi Tenere là vẫn chịu khó đâm xuyên những chiếc rễ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất. Cho đến một ngày kia khi nguồn nước ngỡ bạn mong cạn kiệt dần rồi biến mất hẳn, các loài cây đều không chịu nổi hạn hán và chết dân, duy chỉ có cây sồi Tenere là vẫn còn tồn tại giữa sa mạc Sahara. Ten 1 được cả thế giới biết đến khi một mình đứng giữa sa mạc, xung quanh bán kính một bóng cây nào bầu bạn. Người ta kinh ngạc khi phát hiện ra rễ cây đã đâm sâu xuống đất tận 36m để tìm nước

  Bạn có thấy rằng trong cuộc sống cũng có một dòng chảy luôn vận động không ngừng không? Đó chính là thời gian; nó quan trọng như là nước đối với cây cối.

Sẽ có những người chỉ sử dụng thời gian để lớn lên, hưởng những thú vui đời thường và rồi những thách thức cuộc đời sẽ đánh gục họ, khiến họ phải đau khổ, giống như những cái cây chỉ biết “hút và tận hưởng”.

Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình.

Họ hiểu triết lí: Bộ rễ yếu ớt không thể nào giữ được cái thân to khoẻ. Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kĩ năng và kiến thức nền tảng.

   (Phỏng theo Hạt giống tâm hồn - Câu chuyện về cây sồi, https://saostar.vn) 

Câu 1. Theo tác giả thời gian quan trọng như thế nào?

Câu 2. Theo em câu văn sau có ý nghĩa gì: “Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình”.

Câu 3. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa biểu tượng của hai hình ảnh: Hình ảnh cây sồi Tenere với bộ rễ đâm sâu xuống lòng đất để tìm kiếm nguồn nước và hình ảnh những loài cây khác chỉ biết “hút và tận hưởng”?

Câu 4:Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em là gì? Vì sao?

 

1
6 tháng 7 2022

Câu 1

- Thời gian quan trọng như là nước đối với cây cối

câu 2

Ý Nghĩa: 

- Có ý nghĩa giúp cho bản thân dần hoàn thiện hơn, nếu có cách sử dụng thời gian hiệu quả và đầu tư cho phát triển bản thân thì sẽ dễ dàng có được sự thành công như mình mong muốn và kỳ vọng.

câu 3

- Hình ảnh cây sồi tenere với bộ rễ đâm sâu xuống lòng đất để tìm kiếm nguồn nước là biểu tượng cho sự chăm chỉ và sự chuẩn bị khi chúng ta dành khoảng thời gian quý báu tranh thủ đi tìm kiếm để đạt được thành quả. 

- Còn với hình ảnh những loài cây khác chỉ biết '' hút và tận hưởng'' thì biểu tượng cho sự lười biếng không chịu khó làm việc mà thay vào đó chỉ biết ngồi im một chỗ tận hưởng những thú vui, rồi khi gặp những trở ngại khó khăn thì dần dần sẽ chết. 

Câu 4

Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với em là : Sự chuẩn bị 

vì khi chúng ta có sự chuẩn bị, thì gặp những tình huống bất ngờ khó khăn chúng ta có thể kịp thời xử lí và cùng với đó khi chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng với việc lo xa thì bản thân sẽ tự tin hơn khi đối mặt với gian lao thử thách, không bị những cái cạm bẫy gây khó dễ.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới         Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các loài cây đều thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngầm dồi dào mát lành và thi nhau đâm cành trổ lá xum xuê. Riêng có cây sồi Tenere là vẫn chịu khó đâm xuyên những chiếc rễ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất. Cho đến một ngày kia khi nguồn nước ngỡ như vô...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới 

        Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các loài cây đều thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngầm dồi dào mát lành và thi nhau đâm cành trổ lá xum xuê. Riêng có cây sồi Tenere là vẫn chịu khó đâm xuyên những chiếc rễ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất. Cho đến một ngày kia khi nguồn nước ngỡ như vô tận bỗng cạn kiệt dần rồi biến mất hẳn, các loài cây đều không chịu nổi hạn hán và chết dần, duy chỉ có cây sồi Tenere là vẫn còn tồn tại giữa sa mạc Sahara. Tên tuổi của nó được cả thế giới biết đến khi một mình đứng giữa sa mạc, xung quanh bán kính 400km không một bóng cây nào bầu bạn. Người ta kinh ngạc khi phát hiện ra rễ cây đã đâm sâu xuống đất tận 36m để tìm nước.

      Bạn có thấy rằng trong cuộc sống cũng có một dòng chảy luôn vận động không ngừng không?   Đó chính là thời gian; nó quan trọng như là nước đối với cây cối.

       Sẽ có những người chỉ sử dụng thời gian để lớn lên, hưởng những thú vui đời thường và rồi những thách thức cuộc đời sẽ đánh gục họ, khiến họ phải đau khổ, giống như những cái cây chỉ biết “hút và tận hưởng”.

        Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình.

       Họ hiểu triết lý : Bộ rễ yếu ớt không thể nào giữ được cái thân to khoẻ. Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kĩ năng và kiến thức nền tảng.

                                    (Phỏng theo Hạt giống tâm hồn, https://saostar.vn)

Câu 1 :Theo em, văn bản trên thuộc thể loại nào? Phương thức biểu đạt chính là gì? 

Câu 2 : Em hãy tìm một trạng ngữ và nêu tác dụng của trạng ngữ đó.

Câu 3. Câu văn  “Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình” gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 4. Viết đoạn văn từ  5-7  câu nêu suy nghĩ của em về câu chuyện trên.

 

1
23 tháng 4 2022

1. PTBĐ: nghị luận

2. TN: Cách đây hàng trăm triệu năm

=> TN chỉ thời gian

3. Câu trên gợi suy nghĩ về những người biết cố gắng, có những dự định cho tương lai thì sẽ có tương lai chắc chắn, bền vững.

5. Hs trình bày suy nghĩ của bản thân.

1 tháng 12 2019

a) Bài văn "Công nhân sửa đường" có 3 đoạn:

- Đoạn 1: từ "Bác Tâm… cứ loang ra mãi".

- Đoạn 2: từ "mảnh đường… như vá áo ấy".

- Đoạn 3: Đoạn còn lại.

b) – Đoạn 1: cảnh bác Tâm đang vá đường vô cùng vất vả, khó nhọc.

- Đoạn 2: Miếng vá đường hình chữ nhật đen nhánh hiện lên làm cho bé Thư ôm cổ mẹ nói: "Đẹp quá!..."

- Đoạn 3: bác Tâm hài lòng về thành quả lao động của mình.

c) Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn:

- tay phải cầm búa

- tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng

- đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau

- hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng

- đứng lên vươn vai, nheo mắt rồi cười

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chứa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chứa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […] . Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.” ( Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10 , tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28 ) Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?(5 điểm) Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?(5 điểm) Câu 3: Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và công việc đưa thư của ông?(10 điểm) Câu 4: Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 1/2 trang giấy thi) về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay.(10 điểm) (30 Điểm)

0
Câu 1: Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn,...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: – Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: – Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.  (Nguồn: https://truyencotich.vn/qua-tang-cuoc-song/ngon-gio-va-cay-soi.html) Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cây sồi trong câu chuyện Câu 2: Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ “Bánh trôi nước” của nhà thơ Hồ Xuân Hương (Ngữ văn 7, NXB Giáo dục Việt Nam, tập một, 2009, tr.94)

0