K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2019

TÔI MUỐN ..!

>Này cô gái, cô đang buồn gì đó
>Lạnh thế này đứng đón gió vậy sao?
>Đưa tay đây tôi nắm thử coi nào
>Trời! Lạnh quá, ôi ngốc sao là ngốc.
>Lại gần đây tôi vuốt giùm mái tóc
>Gió thổi hoài rối tung hết rồi đây
>Cô sờ xem má lạnh buốt đây này
>Tay tôi ấm, lại đây tôi cho mượn.
>Đừng bướng nữa, áo đây, cô khoác tạm
>Vòng tay này cô có muốn ôm không?
>Đừng lặng yên, khiến tôi thấy đau lòng
>Nói gì đi, cô nói đi, đừng khóc.
>Bờ vai gầy, cô tựa vào một lúc
>Hay tựa cả đời…tôi cũng chẳng đòi đâu
>Nào ngoan đi, đừng có mãi cứng đầu
>Giọt nước mắt để tôi lau giùm nhé.
>Tôi muốn nghe tiếng cô cười, cô bé !

~*~

VÌ EM CHÍNH LÀ EM

>Em không phải là người vĩ đại đâu anh
>C̉hỉ bình thường, mỏng manh như hoa gió
>Lúc dạt dào, lúc lững lờ bõ ngõ
>Lúc nồng nàn, lúc hờ hững buông lơi.
>Mỗi ngày cuối tuần cũng vẫn thích rong chơi
>Lượn lờ dạo quanh cùng bạn bè phố xá
>Mặc lứa đôi cứ đi về vội vã́
>Em độc thân, đã quen với u sầu.
>Cũng có những ngày suy nghĩ chuyện đâu đâu
>Tưởng tượng đến anh rồi chợt buồn, chợt khóc
>Anh biết không anh giữa cuộc đời khó nhọc
>Sao tránh khỏi đau buồn, sao tránh nổi hanh hao.
>Rồi đêm về trong những giấc chiêm bao
>Niềm vui xa vời biết khi nào chạm tới
>Em có buồn có suy tư nghĩ ngợi
>Thì anh đâu hiểu hết trái tim này.

~ Bớt spam ~

20 tháng 2 2019

Vì Em Chính Là Em

Em không phải là người vĩ đại đâu anh

C̉hỉ bình thường, mỏng manh như hoa gió

Lúc dạt dào, lúc lững lờ bõ ngõ

Lúc nồng nàn, lúc hờ hững buông lơi.

Mỗi ngày cuối tuần cũng vẫn thích rong chơi

Lượn lờ dạo quanh cùng bạn bè phố xá

Mặc lứa đôi cứ đi về vội vã́

Em độc thân, đã quen với u sầu.

Cũng có những ngày suy nghĩ chuyện đâu đâu

Tưởng tượng đến anh rồi chợt buồn, chợt khóc

Anh biết không anh giữa cuộc đời khó nhọc

Sao tránh khỏi đau buồn, sao tránh nổi hanh hao.

Rồi đêm về trong những giấc chiêm bao

Niềm vui xa vời biết khi nào chạm tới

Em có buồn có suy tư nghĩ ngợi

Thì anh đâu hiểu hết trái tim này.

Tình Ảo

Thôi anh nhé vẫy chào lần cuối

Để từ đây tiếc nuối giấc mơ

Hè qua Thu đến hững hờ

Buồn trong nỗi nhớ ngẩn ngơ cõi lòng !

Thương với nhớ còn mong chi nữa_

Chờ với trông lần nữa... ra đi

Ngậm ngùi hai chữ biệt ly...

Nén lòng khép vội bờ mi tủi sầu ...!

Nỗi đau nhức nhối gối đầu ...

Đêm thâu lệ ướt nhạt nhòa tình ơi...?

Đắng cay một kiếp ...má hồng

Từng đêm ôm mộng ảo chi...cho bẽ bàng...!

Còn đâu nữa... tình đầy gian dối...????

Người yêu người cho chăn chở đêm thâu...

Dư âm tiếng nói đầu môi...!

Chỉ là giọt đắng khơi lòng nỗi đau ...!

Trần Tuyết Tâm

6 tháng 11 2021

uh....! Thật ra thì...! Hoc24 ko .... mấy bài văn tự luận như vầy đâu , nên bn tham khỏa trên mạng ak! R vt theo í kiến của bn! (Chả bt cái này có nên nói đây ko ta??)

6 tháng 11 2021

Tham khảo!

Ta là bạn và suốt đời là bạn
Dẫu thời gian chan chứa mối duyên thừa
Mình và cậu đâu có những chiều mưa
Hay nhớ nhung khi gió thu vừa đến

 

Nếu cậu buồn mình sẽ ở cạnh bên
Đem cho cậu đôi ba lời chia sẻ
Với tấm lòng và một câu mắng nhẹ
Mạnh mẽ lên, không lẽ cứ khóc hoài

 

Mình với cậu chỉ có thể vậy thôi
Nếu tóc cậu gió vô tình làm rối
Mình sẽ mắng gió đi đâu mà vội
Rồi đôi tay cậu hãy vuốt tóc mềm

 

Mình với cậu sẽ chẳng có gì thêm
Ngoài tình bạn bao la không bờ bến
Lỡ cậu mệt hãy nhắn cho mình đến
Nhưng vai mình cậu không thể tựa lên

 

Cậu biết rồi mà sao cứ gọi tên
Trong giấc mơ chuyện yêu đương vô nghĩa
Mình là bạn đừng lạc trong cơn mộng
Nếu tặng hoa xin đừng tặng hoa hồng

4 tháng 5 2022

Hoa năm  nay 10 tuổi hơn em mình 2 tuổi, vào một ngày nọ Hoa đố em: "Ví dụ em là cô bán hoa quả, ngày thứ nhất bán được 12 quả, ngày thức hai bán được hơn ngày thứ nhất 4 quả. Hỏi năm nay cô bán hoa quả bao nhiêu tuổi?"
em Hoa không trả lời được vì câu hỏi quá vô lý, em hay giúp em Hoa trả lời câu hỏi này
(Mình chỉ nhớ mỗi câu này thôi!)
 

17 tháng 3 2021

Bài 1

Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

Bài 2

Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo là 200 N. Công suất của ngựa có thể nhận giá trị nào sau đây?

Bài 3

 Một người kéo đều một vật từ giếng sâu 8 m trong 30 giây. Người ấy phải dùng một lực F = 180 N. Công và công suất của người kéo là bao nhiêu?

mọi người có thể góp ý cho bài văn mik đc ko ạ xem có cần sửa j ko ạ hay ghi nó ko hay ở chỗ nào ko ạ mik xin cảm ơn mnKể trải nghiệm về 1 chuyến điTrong tất cả các kì nghỉ hè chắc hẳn ai cũng có những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn. Dù nó có là kì nghỉ ngắn hay dài. Nhưng trong tâm trí em vẫn còn nhớ như in kỉ niệm về một chuyến tham quan ở Vịnh Hạ Long. Đó là một trải nghiệm giúp em học hỏi thêm...
Đọc tiếp

mọi người có thể góp ý cho bài văn mik đc ko ạ xem có cần sửa j ko ạ hay ghi nó ko hay ở chỗ nào ko ạ mik xin cảm ơn mn

Kể trải nghiệm về 1 chuyến đi

Trong tất cả các kì nghỉ hè chắc hẳn ai cũng có những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn. Dù nó có là kì nghỉ ngắn hay dài. Nhưng trong tâm trí em vẫn còn nhớ như in kỉ niệm về một chuyến tham quan ở Vịnh Hạ Long. Đó là một trải nghiệm giúp em học hỏi thêm về thế giới bên ngoài và mở mang tầm hiểu biết của mình.

Tháng 5, chúng em thi hết học kì hai kết thúc một năm học vất vả và căng thẳng năm học đó em đạt thành tích tốt trong học tập nên bố mẹ thưởng cho em một chuyến đi tham quan, nên em cảm thấy vô cùng háo hức và mong chờ. Từ mấy hôm trước, mẹ đã chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng thiết yếu cho cả gia đình như bàn chải đánh răng, sữa tắm, kem chống nắng… Những đồ đạc cá nhân còn lại sẽ do mỗi người tự chuẩn bị. Sáng chủ nhật, gia đình em dậy từ rất sớm để đón xe. Đúng sáu giờ ba mươi phút, chiếc xe ô tô khá lớn đã đỗ ở cửa nhà chúng em. Cùng đi với gia đình của em còn có hai gia đình khác, họ là bạn thân của bố mẹ em. Em ngồi với chị gái của mình là chị Thu. Suốt chặng đường, em đã được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên xung quanh đầy tươi đẹp. Chiếc xe lao vun vút qua những rừng cây núi, đồi, cánh đồng. Khoảng ba tiếng sau, xe đến nơi. Xe ô tô đưa gia đình em đến khách sạn đã được đặt trước. Mọi người nhận phòng, rồi về phòng cất đồ đạc. Sau khi dọn dẹp đồ đạc xong xuôi, em cùng chị Thu nghỉ ngơi một lúc. Từ trên ban công nhìn xuống, em nhìn thấy đã nhìn thấy Vịnh Hạ Long. Em liền gọi chị Thu:

- Chị Thu ơi, lại đây xem kìa. Đẹp quá ạ!

Chị Thu chạy lại gần tôi:

- Đúng vậy! Đẹp thật Trang nhỉ?

Chúng em nghỉ ngơi một lát rồi ba gia đình tập trung lại để đi ăn trưa. Đồ ăn ở khách sạn rất ngon. Sau đó, chúng em được lên du thuyền để ngắm vịnh. Em cảm thấy vô cùng thích thú vì lần đầu tiên được đi du thuyền. Khung cảnh thiên nhiên cũng thật đẹp.Sáng hôm sau, chị Thu gọi em dậy sớm để ngắm cảnh bình minh. Ông mặt trời nhô hẳn lên cao trông như một quả cầu lửa khổng lồ in bóng xuống mặt nước trong xanh, không một gợn sóng. Sau đó, chúng em ghé thăm một số địa điểm nổi tiếng khác ở đây. Em còn được thưởng thức nhiều đặc sản rất hấp dẫn. Mọi người đã chụp rất nhiều ảnh lưu niệm cùng nhau. Em cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc.

Chuyến du lịch của em đã kết thúc. Nhưng nó đã đem đến thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ với em. Em mong rằng gia đình mình sẽ có thêm nhiều chuyến đi như vậy hơn.

 

2
3 tháng 5 2022

Trong tất cả các kì nghỉ hè chắc hẳn ai cũng có những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn. Dù nó có là kì nghỉ ngắn hay dài. Nhưng trong tâm trí em vẫn còn nhớ như in kỉ niệm về một chuyến tham quan ở Vịnh Hạ Long. Đó là một trải nghiệm giúp em học hỏi thêm về thế giới bên ngoài và mở mang tầm hiểu biết của mình.

=> Sau một năm học chắc hẳn bất kỳ một bạn học sinh nào cũng sẽ có kỳ nghỉ hè với những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn . Có thể đó là một chuyến đi ngắn hạn hay dài hạn nhưng chắc chắn đó là một trải nghiệm rất thú vị đối với bất kỳ ai . Em cũng thế , em cũng có một kỷ niệm đáng nhớ , thú vị nhất của bản thân . Đó là chuyến tham quan ở Vịnh Hạ Long , nó đã giúp em học hỏi thêm về kiến thức rộng lớn , bao la ở thế giới bên ngoài, đã giúp em mở mang tầm hiểu biết của mình.

3 tháng 5 2022

Thân bài chị thấy em làm chuẩn roài . 

còn đoạn cuối thì để chị sửa chút hén 

 => Vậy là cuối cùng , chuyến du lịch của em cũng đã kết thúc . Nó đã đem lại cho em những niệm kỷ vô giá , khó nhớ với em . Em mong rằng gia đình mình sẽ có thêm nhiều những chuyến đi tuyệt vời , bổ ích như vậy nữa. 

28 tháng 9 2021

Im from viet nam

28 tháng 9 2021

Im from America

1 tháng 5 2017

Bố cục: 4 phần

   + Phần 1: 3 dòng đầu: hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc hồi tưởng về bà

   + Phần 2: Từ “lên bốn tuổi” đến “niềm tin dai dẳng”: những kỉ niệm tuổi thơ và hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa trong hồi tưởng của cháu.

   + Phần 3: Từ “lận đận đời bà... đến “thiêng liêng bếp lửa”: suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.

   + Phần 4: (4 dòng cuối): Hình ảnh bà và bếp lửa sống mãi trong tâm hồn cháu.

6 tháng 6 2016
 Lòng yêu nước trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kínhPhạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ. Bản thân là anh bộ đội Trường Sơn, tác giả cảm thông và hiểu rõ tâm tình người lính, nhất là người chiến sĩ vận tải dọc Trường Sơn chở vũ khí, quân trang từ hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn. Cùng với thế hệ thanh niên hăng hái "Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai" Phạm Tiến Duật mang niềm vui hăm hở của tuổi trẻ ra chiến trường. Nhà thơ đã tạo cho mình một giọng điệu thơ rất lính : khỏe khoắn, tự nhiên, tràn đầy sức sống, tinh nghịch tươi vui mà giàu suy tưởng. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là tác phẩm tiêu biểu nhất của giọng thơ ấy, của hồn thơ ấy.

Kết cấu của bài thơ là hành trình của con đường ra trận. Hành trình đó có những lúc dãi dầu nắng mưa, có những ngày vượt suối băng đèo và có tiếng reo cười trong tình thân chan hòa đồng đội, trong một mái ấm gia đình giữa đất trời bao la. Kết cấu đó trước hết thể hiện qua số lượng chữ trong câu :

Mở đầu chặng đường hành quân là những khó khăn. Vì vậy khổ 1, câu thơ đầu dài ra 10 chữ và kết thúc bằng thanh trắc - hoàn toàn trái quy luật phối thanh bình thường của thơ vần nhịp. Nó là điệu nói : 

Không có kính không phải vì xe không có kính

Ba câu tiếp theo, khó khăn dần rút lại, tạo nên sự ung dung phong thái đỉnh đạc với số lượng chữ rút dần xuống và đằm lại về thanh điệu : 8- 6- 6, bằng- bằng - trắc.

Hai câu thơ cuối khổ, thanh bằng chiếm tỉ lệ nhiều hơn, khoảng 2/3. Chính sự thắng thế của thanh bằng đã tạo nên sự thanh thản, ung dung cho khổ thơ mặc dù kết thúc của nó lại là thanh trắc. Chính thanh trắc này lại mở đường cho xe đi tới : Nhìn thẳng.

Năm khổ thơ tiếp theo, số lượng câu chữ trở lại bình thường, hoán đổi đều đặn ở hai kiểu kết hợp : 7- 8- 8- 7- và 7- 7- 8- 7 . Đường ra trận đẹp lắm, nên xe không kính cứ chạy bon bon, người lái xe đã nhìn thấy, nhìn thấy và thấy. Thấy gió xoa mắt đắng, thấy con đường chạy thẳng vào tim. Quan trọng nhất, thấy được nụ cười rạng rỡ của nhau. Ấy cũng chính là thấy được lòng dũng cảm tiềm ẩn đằng sau những câu đùa vui và hành động tếu táo : 

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

Khổ thơ có một sự thay đổi đặc biệt so với toàn bài ở số lượng chữ trong câu thơ : 8- 8- 8- 8. Bốn câu thơ 32 chữ chia đều nhau thanh điệu bằng trắc ở bốn chữ cuối và trở lại kiểu phối âm bình thường bằng- trắc- trắc- bằng. Câu kết của bài thơ mở rộng bằng thanh bằng :

Chỉ cần trong xe có một trái tim

Đây là câu thơ mấu chốt của cả khổ thơ và cả bài thơ. Hóa ra tất cả khó khăn thử thách ở phía trên kia chẳng là gì cả, dù cho bom rơi, pháo thả, dù xe không kính, dù đường ra mặt trận có khi đồng nghĩa với cái chết thì người lính lái xe ra trận cũng luôn cảm thấy bình yên, an toàn bởi vì có một trái tim. Đó là trái tim biết thức vì Miền Nam, biết khát khao chân lí, hòa bình. Hành trang ra trận cần biết bao một trái tim như thế. 

Bài thơ đã khắc họa đậm nét hình ảnh người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam : Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi. Bài thơ không chứa đựng một ẩn ý sâu xa nào khiến người đọc phải suy luận, nêu giả thiết hoặc là thế này hoặc là thế kia. Tạo dựng hình ảnh thơ bằng ngôn ngữ thô mộc của đời sống thường nhật, không sử dụng các loại mĩ từ, mĩ cảm, ẩn dụ, hình ảnh thơ thể hiện đạt tới độ chân thực cao mà vẫn rất thơ, đó là tài nghệ của Phạm Tiến Duật trong lao động sáng tạo. Bài thơ có đầy đủ yếu tố cách tân và hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc của thơ ca dân tộc, nối tiếp truyền thống của thơ ca cách mạng viết về anh bộ đội trong hai cuộc trường chinh cứu nước vĩ đại của dân tộc ở thế kỉ XX
6 tháng 6 2016

Xin lỗi, mình k đọc kĩ đề là có 2 tác phẩm, bài này chuẩn hơn nè leuleu

Chiến tranh đã đi qua hơn ba mươi năm. Thế nhưng, những ký ức về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc, ký ức về những con người anh hùng trong một thời đại anh hùng thì vẫn tươi mới, nguyên vẹn mỗi khi ta đối diện từng trang sách trong những tác phẩm văn học của thời kỳ này. 

Bằng cảm hứng lãng mạn, kết hợp với khuynh hướng sử thi, văn học Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước đã xây dựng trong văn thơ tượng đài những chiến sĩ anh hùng. Họ là những “Thạch Sanh của thế kỷ XX”. Chiến công của họ đẹp và phi thường như huyền thoại. 

Có hai tác phẩm được coi là tiêu biểu cho cảm hứng ngợi ca người chiến sĩ anh hùng của văn học thời kỳ này, đó là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Mỗi tác phẩm là một bức tranh đẹp về hình tượng người chiến sĩ điển hình cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh quang vinh. 

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969, rút từ tập thơ “Vầng trăng, quầng lửa” là một bài thơ độc đáo trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1969-1970. Bài thơ khắc họa vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt. Vẻ đẹp độc đáo được thể hiện ngay trong tên gọi của bài thơ. Đó là sự thống nhất giữa hai sự vật tưởng như tương phản gợi ấn tượng về chất thơ lãng mạn và sự trần trụi khốc liệt. 

Khai thác đề tài chiến tranh, tác giả không chỉ tô đậm tính chất ác liệt, tàn khốc nhằm làm nổi bật sự phi thường của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam mà Phạm Tiến Duật đã có cách nhìn, cách cảm khá mới lạ và thú vị. Từ trong sự tàn khốc ấy, chất thơ vẫn cứ tuôn trào ! 
Câu thơ mở đầu như một lời tự sự xen lẫn miêu tả: 

Không có kính không phải vì xe không có kính 
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Nó có tác dụng vừa lý giải sự bất thường của hình ảnh chiếc xe độc đáo “không có kính” vừa tô đậm sự ác liệt của chiến trường “bom giật, bom rung...” Đây là hình ảnh vừa lạ vừa chân thực. Lạ là vì trong thơ, người ta thường chọn những sự vật hoàn thiện, hoàn mỹ để miêu tả nhằm tạo thiện cảm với người cảm nhận nó. Với những chiếc xe cũng vậy! Phải sang trọng, bóng loáng chứ sao lại trần trụi, méo mó, biến dạng thế này ! 

Không có kính rồi xe không có đèn, 
Không có mui xe, thùng xe có xước

Nhưng đấy là sự thật. Không phải một chiếc như thế mà tác giả nhìn thấy cả một tiểu đội xe như thế! Bởi vì thời điểm mà bài thơ ra đời có thể nói là ác liệt nhất trong thập niên 60 của thế kỷ XX. 

Đường Trường Sơn - nơi vận chuyển vũ khí lương thực vào chi viện Miền Nam - những năm tháng này là “túi bom, chảo lửa”. Và trên nền hiện thực tàn khốc ấy đã xuất hiện hình ảnh đẹp đẽ, phi thường của người chiến sĩ lái xe. Làm chủ những phương tiện ấy, người chiến sĩ không hề nản chí hay run sợ mà trái lại, lại bình tĩnh đến lạ thường: 

Ung dung buồng lái ta ngồi 
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Vẻ đẹp kiêu hùng được toát ra từ tư thế ngồi “ung dung” đến cái nhìn “nhìn thẳng”. Các từ láy “ung dung” cùng với nhịp thơ nhanh, đều, dứt khoát 2/2/2 diễn tả vẻ đẹp khoan thai, thản nhiên, tự tin của người chiến sĩ. Điệp từ “nhìn” gợi lên sự nối tiếp liên tục của những hình ảnh chiến trường như một đoạn phim đang quay chậm: 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim 
Như sa như ùa vào buồng lái

Các thủ pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ đã góp phần làm cho hình ảnh thơ thêm sinh động. Tưởng rằng làm chủ những chiếc xe không kính, người chiến sĩ chỉ thấy những khó khăn chồng chất khó khăn. Nhưng không! Nó đã làm tăng những cảm giác mới mẻ mà chỉ có người chiến sĩ khi ngồi trên những chiếc xe như thế mới cảm nhận được một cách rõ ràng, mãnh liệt... Hình ảnh “gió vào xoa mắt đắng”, “con đường chạy thẳng vào tim” tạo ấn tượng độc đáo. Chiếc xe như đang trôi bồng bềnh trong thiên nhiên hoang dã của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ. Chất thơ cùng với vẻ đẹp lãng mạn toát lên từ đó. Nhưng có thể nói đẹp nhất là thái độ, tinh thần dũng cảm bất chấp gian khổ để chiến đấu và chiến thắng: 

Không có kính, ừ thì có bụi, 
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc 
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. 

Vẻ đẹp được toát lên từ lời thơ giản dị, giàu “chất lính”, hình ảnh thơ mộc mạc. Điệp ngữ “ừ thì”, “chưa cần” vang lên như một lời thách thức, chủ động chấp nhận gian khổ. Một giọng thơ tự tin, ngang tàng. Một tiếng cười “ha ha” hồn nhiên. Tất cả đã toát lên vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe. 

Đời sống chiến trường gian khổ là thế. Sự sống và cái chết ở đây chỉ là gang tấc. Thế nhưng tình yêu thương đồng chí, đồng đội vẫn tỏa sáng lạ thường. 

Những chiếc xe từ trong bom rơi 
Đã về đây họp thành tiểu đội 
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới 
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. 

Có thể nói rằng, khai thác chất liệu nghệ thuật của đời sống chiến tranh, Phạm Tiến Duật đã rất thành công trong việc khắc họa người chiến sĩ lái xe Trường Sơn bằng những hình ảnh, chi tiết vừa chân thực, gân guốc, mộc mạc vừa lãng mạn nên thơ. 

“Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước: 
Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

“Trái tim” ở đây chính là trái tim chứa chan tình yêu Tổ quốc đã giúp người chiến sĩ lái xe làm nên những kỳ tích phi thường. Vẻ đẹp hào hùng của họ tỏa sáng cả bài thơ; đủ làm sống lại trong lòng chúng ta một thời oanh liệt của anh bộ đội cụ Hồ. Chất anh hùng ca dào dạt tạo nên vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

Cùng với chủ đề ngợi ca vẻ đẹp người chiến sĩ, nhưng khác với nhà thơ Phạm Tiến Duật trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà văn Lê Minh Khuê trong “Những ngôi sao xa xôi” đã đi tìm và khai thác vẻ đẹp ấy qua hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong. 

Truyện viết về cuộc sống và chiến đấu vô cùng gian khổ của những nữ thanh niên xung phong - những cô gái “Ba sẵn sàng” trên tuyến đường Trường Sơn chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc. Mặc dù cốt truyện đơn giản, nhưng tác giả đã rất thành công trong việc khắc họa vẻ đẹp người nữ chiến sĩ qua miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo và tinh tế. 

Nổi bật trong truyện là ba gương mặt đẹp của tổ trinh sát mặt đường. Họ có những nét tính cách chung của người nữ thanh niên xung phong Trường Sơn thời chống Mỹ nhưng ở mỗi nhân vật lại lấp lánh vẻ đẹp riêng. Hoàn cảnh sống và chiến đấu nơi tuyến lửa đã gắn bó họ thành một khối đoàn kết, yêu thương, gan dạ và dũng cảm.

Họ đóng quân trong một cái hang giữa trọng điểm “túi bom, chảo lửa” trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc hàng ngày của họ là đếm bom, rồi lao ra trọng điểm sau những trận bom để đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí bom rơi và phá những quả bom chưa nổ. Một khối lượng công việc vừa đồ sộ vừa nguy hiểm. Cái chết rình rập họ từng phút, từng giờ. “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang âm ỉ xa dần, thần kinh căng như chảo, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng chung quanh còn nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ...”. Họ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, dù chỉ có ba người (lại là ba phụ nữ); họ phân công nhau phá bằng hết những quả bom chưa nổ mà không cần đến sự trợ giúp của đơn vị “như mọi lần chúng tôi sẽ giải quyết hết”. 

Trong chiến đấu họ gan dạ, dũng cảm, quyết đoán là thế, nhưng trong cuộc sống họ là những cô gái trẻ trung, yêu đời, dễ rung cảm, lắm ước mơ. Là phụ nữ, họ rất thích cái đẹp và thích làm đẹp cho cuộc sống. 

Nếu như nhân vật Nho “mát mẻ như một que kem trắng”, thích ăn kẹo như một đứa trẻ, giàu mơ ước (Nho ước mơ trở thành công nhân nhà máy điện và trở thành cầu thủ bóng chuyền của nhà máy) thì nhân vật chị Thao lại dạn dày, từng trải trong cuộc sống; thích thêu thùa; thích làm đẹp “tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm” nhưng trong công việc thì “ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo” (dũng cảm, táo bạo nhưng lại sợ nhìn thấy máu chảy). 

Còn Phương Định, nhân vật chính của truyện là con người hồn nhiên, nhạy cảm, lãng mạn và mơ mộng. Là con gái Thủ đô, cô thường sống với kỷ niệm quê hương. Nơi ấy có một thời học sinh trong trắng, hồn nhiên, vô tư. Nơi ấy có mẹ, có căn gác nhỏ của cô... Những kỷ niệm yêu dấu ấy là liều thuốc tinh thần quý giá động viên cô, tiếp thêm sức mạnh để cô sống đẹp và chiến đấu anh dũng nơi tuyến lửa. 

Ở chiến trường, Phương Định luôn dành cho đồng đội tình yêu thương thắm thiết. Cô yêu quý đồng đội trong “tổ trinh sát mặt đường” của cô và cảm phục các anh bộ đội “những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”. Trong mắt cô, đó là những “người đẹp nhất, thông minh nhất”. Phương Định rất nhạy cảm. Cô biết mình có “cái nhìn sao mà xa xăm” như lời các anh lái xe nhận xét nhưng cô lại không biểu lộ tình cảm và thích kín đáo giữa đám đông. Cô thích nhạc và mê ca hát. Thậm chí tự đặt lời theo một điệu nhạc nào đó và hát để thấy mình rất buồn cười v.v... Thế nhưng với Phương Định, sự nhạy cảm về tâm hồn có lẽ được biểu hiện tinh tế nhất ở chỗ, chỉ một cơn mưa đá bất ngờ vụt qua trên cao điểm, cũng đủ đánh thức trong cô những ký ức về quê hương, gia đình, khơi dậy trong cô khát khao sum họp đến cháy bỏng. 

Một cô gái Hà Nội chính gốc, lãng mạn và mơ mộng như thế, nhưng trong chiến đấu lại dũng cảm, gan dạ đến tuyệt vời. Một mình phá bom trên đồi “quang cảnh vắng lặng đến dễ sợ” nhưng tinh thần cô không hề nao núng. Đáng lẽ cô phải “đi khom” nhưng sợ mấy anh chiến sĩ “có cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt” nhìn thấy, nên cô “cứ đàng hoàng mà bước tới”. 

Khi ở bên quả bom, tử thần có thể cướp đi mạng sống của cô bất cứ lúc nào, nhưng cô vẫn bình tĩnh thao tác một cách chính xác và chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết. 

“Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Những cảm giác tinh tế ấy không chỉ là sự nhạy cảm mà còn là kinh nghiệm của sau bao nhiêu lần phá bom ở tuyến lửa và chỉ những người nữ thanh niên xung phong dạn dày như Phương Định, Nho, chị Thao mới có được ! 

Với tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, ngòi bút của Lê Minh Khuê đã miêu tả sinh động, chân thực tâm lý nhân vật; làm hiện lên một thế giới nội tâm rất phong phú nhưng không phức tạp, rất đời thường, giản dị nhưng vô cùng trong sáng và cao thượng của những nữ thanh niên xung phong. 

Vẻ đẹp của những “cô gái mở đường” Trường Sơn cùng với vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe trong các tác phẩm văn học chống Mỹ nói chung và trong các tác phẩm của Phạm Tiến Duật và Lê Minh Khuê nói riêng đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về ý chí, tâm hồn và nhân cách của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.