K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2019

Chiều biên giới thật đẹp khi ta được ngắm nhìn hoa đào đua nở thắm hồng; mùa sở ra cây non chổi biếc; và từng bậc thang nơi lưng đồi: lúa đang trĩu hạt mỡ màng, trông xa như từng lớp mây đang sà xuống mặt đất.

Mn ơi giúp mk vs mk đang phải làm cái bài liên quan đến COVID ... Mơn trước nha Câu hỏi 15 (1 điểm)Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm? -Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. -Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp...
Đọc tiếp

Mn ơi giúp mk vs mk đang phải làm cái bài liên quan đến COVID ... Mơn trước nha 

Câu hỏi 15 (1 điểm)

Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?

 -Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.

 Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

 -Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

 -Tất cả các phương án đều đúng.

Câu hỏi 16 (1 điểm)

Thành viên trong hộ gia đình, nơi ở, nơi lưu trú phải thực hiện quy định nào dưới đây khi có người thực hiện cách ly y tế tại nhà để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?

- Hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc.

 -Lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở nơi ở, nơi lưu trú hàng ngày bằng các chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử trùng.

 -Tất cả các phương án đều đúng.

 -Cung cấp xuất ăn riêng cho người được cách ly.

Câu hỏi 17 (1 điểm)

Người không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt tối đa là bao nhiêu?

- 1 triệu đồng.

 -4 triệu đồng.

 -3 triệu đồng.

 -2 triệu đồng.

Câu hỏi 18 (1 điểm)

Người trốn khỏi nơi cách ly hoặc không tuân thủ quy định về cách ly hoặc từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền tối đa là bao nhiêu?

- 15 triệu đồng.

 -20 triệu đồng.

 -30 triệu đồng.

 -25 triệu đồng.

Câu hỏi 19 (1 điểm)

Người có hành vi đưa trái phép thông tin cá nhân, bí mật đời tư xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nhân viên y tế, người tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 thì bị xử lý về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị phạt tối đa là bao nhiêu năm?

- 5 năm tù.

 -8 năm tù.

 -7 năm tù.

 -6 năm tù.

Câu hỏi 20 (1 điểm)

Đối với dịch bệnh COVID-19 thì khoảng cách tiếp xúc nào sau đây được xác định là tiếp xúc gần?

 -Tiếp xúc trong vòng bán kính 4 m với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19.

 -Tiếp xúc ngoài vòng bán kính 2m với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19.

 -Tiếp xúc trong vòng bán kính 2 m với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19.

- Tiếp xúc trong vòng bán kính 3 m với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19;

2
1 tháng 7 2021

Câu hỏi 15 (1 điểm)

Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?

 -Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.

- Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

 -Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

 -Tất cả các phương án đều đúng.

Câu hỏi 16 (1 điểm)

Thành viên trong hộ gia đình, nơi ở, nơi lưu trú phải thực hiện quy định nào dưới đây khi có người thực hiện cách ly y tế tại nhà để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?

- Hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc.

 -Lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở nơi ở, nơi lưu trú hàng ngày bằng các chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử trùng.

 -Tất cả các phương án đều đúng.

 -Cung cấp xuất ăn riêng cho người được cách ly.

Câu hỏi 17 (1 điểm)

Người không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt tối đa là bao nhiêu?

- 1 triệu đồng.

 -4 triệu đồng.

 -3 triệu đồng.

 -2 triệu đồng.

Câu hỏi 18 (1 điểm)

Người trốn khỏi nơi cách ly hoặc không tuân thủ quy định về cách ly hoặc từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền tối đa là bao nhiêu?

- 15 triệu đồng.

 -20 triệu đồng.

 -30 triệu đồng.

 -25 triệu đồng.

Câu hỏi 19 (1 điểm)

Người có hành vi đưa trái phép thông tin cá nhân, bí mật đời tư xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nhân viên y tế, người tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 thì bị xử lý về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị phạt tối đa là bao nhiêu năm?

- 5 năm tù.

 -8 năm tù.

 -7 năm tù.

 -6 năm tù.

Câu hỏi 20 (1 điểm)

Đối với dịch bệnh COVID-19 thì khoảng cách tiếp xúc nào sau đây được xác định là tiếp xúc gần?

 -Tiếp xúc trong vòng bán kính 4 m với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19.

 -Tiếp xúc ngoài vòng bán kính 2m với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19.

 -Tiếp xúc trong vòng bán kính 2 m với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19.

- Tiếp xúc trong vòng bán kính 3 m với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19;

1 tháng 7 2021

15. D

16. C

17. C

18. B

20. C

Câu 19 mình thua, bạn thông cảm cho mình nha, chúc bạn học tốt!

30 tháng 7 2016

Bài 1:

“Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường…”, những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh – một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng. Dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện vẫn ắp đầy trong tâm trí ta những nét thơ dại đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp. Trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua ngày tháng đầu tiên của tuổi học trò. Với Thanh Tịnh, trường làng Mỹ Lí là một mảng ký ức nhiều lần từng trở đi trở lại trong những trang viết của ông. Câu chuyện “tôi đi học” rất đơn giản, nhưng làm xúc động tất cả những ai từng cắp sách đến trường. Giọng kể chuyện bằng lối xưng hô trực tiếp “tôi” của nhà văn tạo cảm giác gần gũi chân thực, như một bản tự thuật tâm trạng mà dường như mỗi người chúng ta đều nhận ra mình trong đó. Nhà văn đã dẫn dắt chúng ta vào không gian êm đềm của mùa thu, trong khung cảnh một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, để trở về trên con đường làng dài và hẹp, để được sống lại cảm giác của một cậu bé ngây thơ nép mình bên mẹ, chập chững những bước chân đầu tiên đến trường. Cảm nhận về sự thay đổi không gian đã khắc ghi đậm nét, bởi chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Chắc chắn, đó cũng là cảm giác của tất cả những ai đã, đang và từng đi học. Hình ảnh ấy thật gần gũi với chúng ta, giống như lời một câu hát ta đã từng quen thuộc “hôm nay em đến trường, mẹ dắt tay từng bước” (lời bài hát Đi học của Minh Chính - Bùi Đình Thảo ). Cảm giác của cậu bé như một con chim non vừa rời tổ, đang ngập ngừng những sải cánh đầu tiên, có chút chơi vơi nhưng thích thú. Thật thú vị biết bao khi ta cùng chia sẻ khoảnh khắc được cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn của cậu bé. Cảm giác ấy thực ra đã bắt đầu từ sự thay đổi đầu tiên mà cậu bé rất hãnh diện vì đi học “oai” hơn nhiều với những trò thả diều hay ra đồng nô đùa, dù rằng cậu vẫn có thể rất thèm được như thằng Quý, thằng Sơn để được tự do bay nhảy. Bởi lẽ đi học là được tiếp xúc với cả một thế giới những điều mới lạ: quần áo mới, sách vở mới, thậm chí oai hơn là được cầm …bút thước mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết. Bởi chưa là người thạo nên cậu bé phải ganh tị và thèm muốn được như chúng bạn. Trường học quả là một thế giới tôn nghiêm khiến cho cậu bé phải lo sợ vẩn vơ khi ngắm nhìn và bước chân vào cái nơi vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp . Cái – đình – làng là nơi chỉ dành cho quan viên chức sắc, những người lớn mới được vào. Trường Mỹ Lí có lẽ chỉ dành cho người thạo, còn một cậu bé bước vào sẽ bị choáng ngợp trước vẻ oai nghiêm của nó, nên cảm giác hồi hộp là điều không tránh khỏi. Cảm giác được thấy mình trở nên quan trọng hơn cũng khiến cậu trở nên lúng túng. Không phải chỉ có cậu, mà đó cũng là tâm trạng chung của các cậu trò nhỏ: “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.”. Thật thú vị khi ta được biết cảm giác thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ. Có lẽ khi nhớ lại ngày đầu đi học ấy, nhà văn vẫn chưa hề quên những bước chân run run buổi đầu đời, như lần đầu tiên khám phá ra một thế giới lạ: cái gì cũng to, đẹp và trang trọng. Có lẽ trong đời cậu bé, chưa có lúc nào được tiếp xúc với nhiều người lạ đến thế. Nhất là lại có một ông đốc trang nghiêm nhận học sinh vào lớp. Trong tâm trí của cậu cũng như bạn bè đồng trang lứa, đó là thời khắc hết sức trịnh trọng, khiến tim như ngừng đập, quên cả sự hiện diện của người thân và “tự nhiên giật mình và lúng túng” khi được gọi đến tên. Dẫu cho ông đốc trường Mỹ Lí đã đón các cậu bằng lời nói sẽ, bằng cặp mắt hiền từ và cảm động thì cũng không đủ giúp các cậu vượt qua phút hồi hộp và căng thẳng. Đoạn văn tái hiện không khí ấy của Thanh Tịnh cũng không giấu được nụ cười hóm hỉnh với kỷ niệm đầu đời đáng nhớ, sau lời dặn của thầy đốc “các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại”. Những dòng cảm xúc khó diễn tả đã được nhà văn thuật lại một cách sinh động khiến cho mỗi một ai khi đã lớn khôn hơn đọc lại không khỏi bật cười trước những tiếng khóc của các cậu bé lần đầu tiên chính thức không còn được ở bên cạnh người thân, bước vào một nơi lạ lùng mới mẻ như trường học: “Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ buớc lên đứng dưới hiên lớp […]Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ”. Nhưng cũng rất nhanh chóng, nỗi sợ hãi ban đầu qua đi khi cậu bé được chính thức bước vào trong lớp học. Cặp mắt tò mò cảm nhận một thế giới mới mà cậu bé bây giờ thấy lạ lạ và hay hay, để rồi sau đó tự nhiên lạm nhận là vật của riêng mình. Hoá ra đi học cũng không đáng sợ để cho cậu bé nhanh chóng nguôi ngoai cảm giác chưa bao giờ tôi thấy xa mẹ tôi như lần này. Trường làng Mỹ Lí cũng giống như đồng làng Lê Xá mà thôi, cũng có những người bạn tí hon. Cảm giác rất tự nhiên ấy chính là vì cậu bé lại được hoà vào thế giới của riêng những cậu học trò, vẫn được có những phút ước ao riêng tư với niềm vui thơ bé. Đoạn văn kết lại tác phẩm thật đẹp trong hình ảnh liên tưởng : “Một con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”. Cánh chim của đồng nội đã đến với lớp học để làm sống lại kỷ niệm những hôm đi chơi suốt cả ngày, để lại trở về bao hình ảnh quen thuộc của cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm. Con chim con ấy cũng chính là hình ảnh cậu bé buổi đầu đến lớp rụt rè để một mai sẽ được bay cao vào khung trời cao rộng. Nhưng trước mắt cậu bé giờ đây là phấn trắng, bảng đen và nét chữ của thầy, để cậu lại nghiêm chỉnh lần đầu trong đời, thể hiện tư cách cậu học trò ngoan: “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc: Bài viết tập: Tôi đi học”. Một trang vở mới sẽ in những nét chữ đầu tiên đầy hứa hẹn cho một tương lai đang mở ra với những bé thơ. Ta nhận ra trong mỗi lời văn của Thanh Tịnh một sự trìu mến đặc biệt dành cho những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi”. Bởi lẽ, đó chính là kỷ niệm đầu đời của nhà văn ,gắn với thế giới học trò mở ra bao ước vọng. Giọng văn nhẹ nhàng, hình ảnh khắc họa còn tươi rói bao nhiêu ký ức đầu đời đã làm nên chất thơ lan tỏa trong toàn bộ truyện ngắn. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỷ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động.

31 tháng 7 2016

bạn ơi đây là 1 đoạn văn mà vs cả bài này chúng ta nên viết về ngày đầu tiên của mkk

24 tháng 9 2020

Hiện nay tai nạn giao thông đang diễn ra hằng ngày gây thiệt hại rất lớn về tài sản và tính mạng. Theo báo cáo tổng kết của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia 6 tháng đầu năm 2019 toàn quốc xảy ra 8.385 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.810 người, bị thương 6.358 người. So với 6 tháng đầu năm 2018, số vụ tai nạn giao thông giảm 641 vụ (giảm 7,1%), số người chết giảm 311 người (giảm 7,55%), số người bị thương giảm 679 người (giảm 9,65%).

Về ùn tắc giao thông, cả nước xảy ra 46 vụ; so với cùng kỳ năm 2018, tăng 8 vụ (tăng 17,4%). Nguyên nhân do tai nạn giao thông là 33 vụ (71,7%), lưu lượng phương tiện đông: 7 vụ (15,2%), nguyên nhân khác (sự cố phương tiện, cháy nổ, sạt lở…) 6 vụ (13,04%).

Người tham gia giao thông ý thức còn kém, ít hiểu biết về phá luật, sử dụng chất ma túy, rượu bia khi tham gia giao thông, chạy xe quá tốc độ cho phép, phóng nhanh vượt ẩu...là những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.

Ngoài ra đường xá nhỏ hẹp, nhiều tuyến đường xuống cấp trầm trọng. Lượng xe lưu thông thì qua nhiều cũng là những yếu tố dẫn đến nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra.

Để khắc phục vấn nạn này xảy ra cần có những biện pháp kịp thời nhằm hạn chế mức thấp nhất có thể. Sau đây là một số giải pháp cụ thể:

Tuyên truyền, giáo dục cho mọi người hiểu biết về pháp luật khi tham gia giao thông.

Cấm sử dụng nhiều loại xe phân khối lớn, không phù hợp với tình trạng giao thông hiện nay.

Phân luồng, phân tuyến cho từng loại xe lưu thông trên đường.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của các tài xế đường dài như: tài xế xe tải, khách, container.

Tăng cường tuần tra kiểm soát trật tự an toàn giao thông và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm giao thông.

3 tháng 10 2020

ngu si

6 tháng 1 2018

 Giàn giáo, trụ bê tông, bác thợ nề huơ huơ cái bay, mùi vôi vữa nồng hăng, còn nguyên màu vôi, gạch, cửa sổ chưa sơn, tường chưa trát vữa…

k nha

14 tháng 9 2016

ô nhiễm môi trường mà đòi sao cho đẹp bnbatngo

thì hình nào càng ô nhiểm thì là càng đẹp

ns chung là cứ tìm giúp mk đê mk tick hết ^^

câu 1

Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.

câu 2

Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em thích nhất là khổ thơ cuối. Ở đó, em thấy hình ảnh ngôi trường được hiện lên thật mộc mạc và giản dị. Trật tự thông thường đã được xáo trộn lên, tạo cảm giác thú vị khi đọc. Đầu tiên là những con chữ xuất hiện, rồi đến ghế, đến bàn, rồi mới có lớp có trường. Sau cùng, là thầy cô giáo tiến đến, giảng dạy cho em bao điều hay. Em rất ấn tượng với các kể này của tác giả, bởi ở đây, tất cả đều xuất hiện vì trẻ con, vì muốn được dạy cho trẻ con những điều hay lẽ phải, những điều thú vị bổ ích. Từ đó, vai trò và khát vọng học tập của thiếu nhi chúng em được quan tâm và đề cao hơn cả. Đặc biệt, là câu thơ cuối cùng "Chuyện loài người trước nhất". Nó vừa là lời kết cho cả một câu chuyện kể về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Nhưng cũng là câu thơ mở ra về những câu chuyện khác về loài người do chính trẻ con chúng em kể. Mỗi người sẽ có những câu chuyện của riêng mình. Điều đó đã khiến cho bài thơ thêm ý nghĩa và truyền cảm hứng cho người đọc.

câu 3

Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông mà chúng ta phải nhắc đến chính là Nhớ rừng. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh bức tranh tứ bình hiện lên trong nỗi nhớ của chú hổ. Mở đầu bức tranh là bốn cảnh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí chú hổ, đó là: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ. Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài. Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất: "Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?" Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã khắc sâu trong tâm trí bạn đọc về một cuộc sống đã từng tươi đẹp của chú hổ. Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho nền văn học Việt Nam.

꧁༺๖ۣ๖ۣۜSkyღ๖ۣۜlạnh☯๖ۣۜlùngɠɠ༻꧂

4 tháng 3 2022

1) Sao chuyện này kỳ thú, huyền ảo thế?

2) Chuyện này xúc động làm sao!

3) Bạn hãy rút ra bài học: Nên biết sẻ chia, giúp đỡ người khác.

10 tháng 3 2018

a)Lặng yên bên bếp lửa

Đốt lửa cho anh nằm

Ấm hơn ngọn lửa hồng

Bác nhìn ngọn lửa hồng

b)Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốtlên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.1 điểm+ Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mangnhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụkính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị …1 điểm+ Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhândân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu (Báckhông ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng ngườivới bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ, ...). Nhờ thế, hình ảnh Bác thật gần gũi.

Chúc học tốt!

10 tháng 3 2018

a) Ghi ra những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa.        

Bạn ghi đủ 4 câu thơ có hình ảnh ngọn lửa : 

                        Lặng yên bên bếp lửa          (1)

Đốt lửa cho anh nằm           (2)

                        Ấm hơn ngọn lửa hồng        (3)

Bác nhìn ngọn lửa hồng      (4)

Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ. (2,0 điểm)

+ Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.                   

+ Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị

+ Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu (Bác không ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng người với bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ,...). Nhờ thế, hình ảnh Bác hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi.

+ Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

.

Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ. (2,0 điểm)

+ Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.                   

+ Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị

+ Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu (Bác không ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng người với bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ,...). Nhờ thế, hình ảnh Bác hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi.

+ Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

b) Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ.

+ Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh

+ Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị

+ Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu (Bác không ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng người với bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ,...). Nhờ thế, hình ảnh Bác hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi.

+ Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

Hình ảnh “ngọn lửa” ở đây lại gợi tả được sự lớn lao bao trùm cả không gian, ngang tầm trời đất, tôn vinh sự vĩ đại của Bác và ngợi ca tình yêu thương Người dành cho các chiến sĩ ấm áp, mạnh mẽ hơn “ngọn lửa hồng”.