K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2015

dân ta phải biết sử ta

cái gì ko biết lên tra google

20 tháng 11 2015

Thầy em còn chả biết tên

Lấy đâu ra mà tả thầy năm xưa

Xưa kia em chỉ thấy thầy

Thầy chẳng còn nhìn thấy em nữa mà

Bây giờ còn phải viết bài văn

Xin thầy cô hãy cho em về nhà

Không cho là em trốn à!!!

Xin thầy cô hãy nặng lòng mà tha

Em chỉ xin tả vài câu:

Là rằng thầy đã ngoài 50 rồi!!!!@@*

Tóc thầy bạc trắng lơ phơ

Để em lấy nhíp nhổ cho nha thầy!@@@!!!!

Râu thầy đã dài tới chân

La tha lướt thướt quét dọn giùm em

Cảm ơn thầy đã vì em

Mà đã dọn sạch lớp này tinh tươm

Kết bài em nói một lời

Chắc thầy cô đã cho em về nhà

Và em xin chúc thầy thật bình an

Vì em luôn thấy thầy dài lê thê

Lê thê dài tới chân trời

Và thầy đã đạt kỉ lục **** *******

Hơn 20 câu là 21 câu nhe bạn

Mặc dù không phải văn, nhưng cũng góp phần giải trí bạn nhé

NG
18 tháng 10 2023

                                                                Hà Nội, ngày … tháng … năm …

Cô Hà Lê thân mén!

Em là Ngọc Hân - học sinh cũ lớp 3G được cô chủ nhiệm năm ngoái đây ạ. Năm nay, em đã chuyển sang ngôi trường mới, nhưng em vẫn rất nhớ và biết ơn cô. Vì vậy, em viết lá thư này để được hỏi thăm và chúc mừng cô nhân ngày Nhà giáo.

Dạo này cô vẫn khỏe chứ ạ? Cô vẫn đến trường và dạy dỗ các bạn nhỏ như trước nhỉ? Các em học sinh mới năm nay có ngoan và vâng lời cô không ạ? Vườn hoa hồng do cô trồng và chăm sóc cạnh thư viện năm nay có lẽ đã cao hơn và nở nhiều hoa rồi cô nhỉ? 

Ở trường mới, em đã làm quen được với các bạn và thầy cô. Việc học tập của em cũng đã ổn định rồi. Nhờ cô quan tâm dạy dỗ, mà em không gặp nhiều khó khăn về bài vở. Em biết ơn cô lắm. Nhân ngày 20-11 sắp tới, em chúc cô luôn mạnh khỏe, yêu đời và ngày càng thành công hơn trong sự nghiệp trồng người.

                                                                                     Học sinh cũ

                                                                                      Ngọc Hân

NG
14 tháng 10 2023

HS chủ động hoàn thành bài tập.

1 tháng 11 2019

Những năm học tiểu học vừa qua, em đã học rất nhiều thầy cô giáo. Tuy bài giảng đến từ mỗi thầy, cô đều thật hay và ý nghĩa, nhưng em vẫn nhớ nhất là cô Hà.

Năm cô dạy lớp em, cô cũng không còn trẻ, vì mái tóc cô đã ngả hoa râm. Dáng người cô hơi gầy, tác phong điềm tĩnh và nước da hơi rám nắng của cô khiến bất cứ ai đã nhìn là nhớ mãi. Nhưng điểm nổi bật nhất của cô có lẽ là đôi mắt. Đôi mắt cô hơi trĩu xuống, nhưng khi nhìn lướt qua thì khó có thể thấy, vì nó luôn bị che khuất bởi cặp kích dày của cô. Hàng ngày, cô đến trường, ăn mặc cũng không khác bình thường là mấy, vẫn chỉ là áo sơ mi, quần tây, trên tay xách chiếc cặp đen, trông cô thật giản dị, gần gũi.

Những ngày có tiết trên lớp, thường thì cô không bỏ buổi nào, ngay cả khi có những việc như việc gia đình, sức khoẻ làm cô buồn phiền đi nữa. Những giờ lên lớp của cô, các bạn ai cũng chăm chú nhìn lên bảng, năng phát biểu ý kiến, vì bài giảng của cô không bao giờ thiếu mất sự thú vị, làm chúng em thêm say mê học tập. Những lúc chúng em tiến bộ, cô lại khích lệ làm em thêm vui và cố gắng học tập hơn.

Trong mỗi buổi họp hay sau mỗi tiết dự giờ, các thầy cô thường trao đổi với nhau về cách giảng dạy cho bài học thêm cuốn hút. Rồi trong những ngày tập khai giảng đầu năm học, hay các buổi biểu diễn văn nghệ trường, cô tham gia nhiệt tình lắm... Nhiều lúc có ai gặp chuyện vui buồn, cô đều chia sẻ, cảm thông. Có lẽ cũng vì vậy, mà các thầy cô giáo đều rất quí mến cô, như một người đồng nghiệp tốt, một người bạn thân.

Trong mỗi buổi họp phụ huynh, cô luôn nắm chắc kết quả học tập, sự cố gắng, phấn đấu của từng bạn để thông báo với cha mẹ chúng em. Nhờ sự quan tâm tận tình của cô mà cha mẹ em đã phần nào hiểu được những hoạt động của em ở lớp, ở truờng.

Vậy nên, mẹ em luôn liên lạc với cô mỗi tối thứ bảy, trao đổi với cô về tình hình học tập của em...

Mỗi lần đi qua nhà cô buổi sáng, em đều thấy cô tưới nước cho cây cối, vườn tược. Hình ảnh một cô giáo đứng trên bục giảng không khác nhiều so với cô lúc ấy, vẫn rất giản dị nhưng đầy thân thương.

Đã lâu rồi từ ngày tôi xa quê hương lên thành phố để tiếp tục việc học của mình tôi mới có dịp gặp lại thầy.

Thầy vẫn vậy, vẫn cái nét đơn sơ giản dị không có gì thay đổi. Nhớ lại lúc trước ở quê tôi, việc có con đậu được vào đại học là niềm vinh hạnh không gì tả nổi đối với người ấy và gia đình họ. Vì vậy ba mẹ luôn khuyên chúng tôi phải cố gắng học tập, cũng chính vì điều đó việc thi đậu vào khối A đối với tôi đã bắt đầu trở thành 1 mơ ước. Nhưng hỡi ôi, để thi được vào khối A thì phải chuyên toán, lý, hoá. Mà môn lý và hoá tôi học rất tốt, chỉ riêng môn toán, do ham chơi mà tôi đã bị mất căn bản từ khi lên lớp 6.

Thật khó để ước mơ đó trở thành sự thật. Bước vào lớp 8, thầy được phân công dạy môn toán cho lớp tôi. Ngay từ buổi đầu nhận lớp, bản thân tôi đã cảm nhận được cái nét giản dị ở nơi thầy. Thầy mặc một cái áo đã bạc cả hai vai, tóc thầy đã ngả dần sang màu trắng, ở cái tuổi người ta có thể gọi là xế chiều của đời người. Nhưng ngày nào cũng vậy, mỗi lần thầy lên lớp, điều đầu tiên chúng tôi thấy được là một nụ cười trên gương mặt thầy, một nụ cười của sự hạnh phúc, thầy không giống như những người khác, không để tuổi già lấy đi cái khuôn mặt tươi trẻ và đầy sức sống ấy. Thầy ân cần dạy bảo chúng tôi một cách tận tình như một người cha đang dạy những đứa con của mình. Chính nhờ những tính cách đó của thầy mà khiến tôi không còn rụt rè và cảm thấy yêu những con số hơn. Tôi mạnh dạn hỏi thầy những kiến thức cũ mà tôi đã quên hết, không còn lưu lại một tí gì trong trí nhớ. Thầy nhìn tôi và mỉm cười, thầy không chỉ giảng riêng cho mình tôi, mà thầy còn giảng cho cả lớp bằng những cách rất hay mà cho mãi đến giờ này chúng tôi không sao quên được. Và thật đáng ngạc nhiên khi điểm tổng kết môn toán của tôi ở những lớp dưới chỉ khoảng 6.4 vậy mà bây giờ tôi đã được 8.5 môn toán. Thật đáng khích lệ đúng không? Khi tôi sắp sửa bước vào kì thi đại học, tôi cảm thấy rất tự tin vì đã có một kiến thức vững vàng, tôi muốn cảm ơn thầy rất nhiều vì chính thầy đã mang lại cho tôi sự tự tin đó.

Giờ đây tuy ở xa quê, nhưng tôi tin chắc một điều rằng ở quê nhà thầy vẫn đang đứng trên bục giảng và dạy tận tình cho những đứa học trò như tôi. Và trên mặt vẫn với một nụ cười giản dị mà đầy sức sống. Thầy ơi! Em xin cảm ơn thầy....

6 tháng 10 2016
Hồi nhỏ, nếu có ai hỏi thương bố hay thương mẹ nhiều hơn thì tôi trả lời ngay là thương bố nhiều hơn. Chẳng phải là mẹ ít thương tôi mà vì mẹ rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Bố tôi là kĩ sư thủy điện, quanh năm vắng nhà, rong ruổi khắp các công trường từ Bắc vào Nam. Cho nên, việc nuôi dạy các con đều do mẹ đảm nhiệm. Mẹ tôi là giáo viên Tiểu học. Tôi còn nhớ như in khi tôi mới lên năm tuổi, mẹ đã dạy tôi tập nhận mặt chữ cái, tập đánh vần. Mẹ bảo tôi lặp đi lặp lại nhiều lần từng chữ một, cho đến khi nhớ thật chính xác. Rồi mẹ dạy đánh vần từ dễ đến khó. Dần dần, tôi tự đánh vần và đọc được cuốn Tiếng Việt lớp 1 mà bố mua cho. Vì thế hồi lớp 1, tôi học rất giỏi.kể về người mẹ kính yêu của emMẹ sắp xếp thời gian biểu cho tôi và em Mai rất sít sao, giờ nào việc nấy. Dù bận rộn thế nào đi nữa, cứ tối đến là mẹ ngồi học cùng và kiểm tra bài vở của các con. Có lần, trong lúc mẹ đi thăm một học sinh bị ốm, anh em tôi trùm chăn học bài cho đỡ lạnh rồi ngủ thiếp đi, mẹ về lúc nào không hay. Mẹ bắt hai đứa phải thức dậy học bài tiếp. Tôi năn nỉ mẹ để sáng mai dậy sớm học nhưng mẹ bảo việc hôm nay chớ để ngày mai. Mẹ rửa mặt cho hai anh em tỉnh ngủ rồi hướng dẫn cách giải những bài toán khó. Lòng con trẻ lúc ấy nào có hiểu hết được tình thương sâu xa của mẹ cho nên tôi cứ ngầm oán trách là mẹ chẳng thương con. Có lần tôi mê chơi đá bóng, để nồi cơm bị khê, sợ mẹ đánh đòn, tôi vội đổ đi, nấu nồi khác. Biết chuyện, mẹ bắt tôi nằm sấp xuống giường, quất cho một roi khá đau. Mẹ dạy tôi rằng làm việc gì cũng phải cẩn thận. Làm việc nhỏ không xong thì sau này sao làm nổi việc lớn? Tôi là con trai duy nhất nhưng mẹ chẳng cưng chiều mà còn dạy dỗ nghiêm khắc hơn. Từ động tác quét nhà phải cúi khom lưng để moi móc hết bụi, rác trong gầm tủ, gầm bàn… cho đến cách ăn nói, cư xử đối với người trên, người dưới sao cho đúng phép. Nhiều khi ham chơi, bị mẹ rầy la, tôi tủi thân bật khóc tức tưởi vì nghĩ rằng mẹ ghét mình. Lên lớp Sáu, tôi thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh, cách xa nhà mấy chục cây số. Mỗi tuần, mẹ đều đạp xe đến thăm và mang cho tôi những món ăn mà tôi thích. Mẹ lo từng lọ dầu, viên thuốc, hộp kem đánh răng… cho đến chiếc khăn mặt, bộ quần áo… Lúc ấy, tôi mới rưng rưng xúc động, nhận ra rằng mẹ thương mình biết chừng nào! Không ít lần, tôi nản lòng trước những bài Toán khó. Những lúc ấy, lời mẹ dạy lại văng vẳng bên tai, thúc giục, động viên tôi cố gắng: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. “Trong thành công, chỉ có 1% là sự thông minh, còn 99% là mồ hôi và nước mắt”. “Chiến thắng bản thân mình là khó nhất”. “Kiên trì, nhẫn nại là mẹ thành công”… Xa nhà, tôi mới thấu hiểu nỗi vất vả ghê gớm của mẹ. Mẹ không chỉ sinh ra và nuôi tôi khôn lớn nên người mà mẹ còn là người thầy đầu tiên của tôi. Một người thầy vừa nghiêm khắc, tận tụy, vừa độ lượng, yêu thương mà suốt đời, tôi không thể nào quên!
6 tháng 10 2016

Tả người mẹ của em  

 Nếu có ai đó hỏi tôi rằng đối với tôi ai là người quan trọng nhất thì câu trả lời sẽ là :Mẹ .Dù không phải là người đẹp nhất nhưng trong mắt tôi , mẹ thật hoàn hảo .

Kể về người mẹ kính yêu

Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài 30 tuổi nhưng hình như vẫn còn rất trẻ . Mẹ không cao lắm . Dáng người đầy đặn . Cái dáng của mẹ là dáng của người phụ nữ đã qua tuổi đôi mươi , trải qua nhiều năm tháng vất vả . Thời gian thật tốt bụng . Nó đã giữ cho tóc mẹ một màu hạt dẻ , trông rất trẻ trung , năng động . Mái tóc được uốn xoăn gọn gàng , phù hợp với gương mặt mẹ . Da mẹ không trắng nhưng rất ưa nhìn . Chẳng hiểu sao , khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi , thân thiện . Bởi vậy , trong công việc , hầu như ai cũng yêu quý mẹ . Nét mặt của mẹ rất hài hòa . Ngay từ lần đầu gặp mặt , bố đã bị thu hút bởi đôi mắt long lanh như biết nói của mẹ.Với đôi lông mày rậm , mẹ thật cá tính , mạnh mẽ. Cùng với đó là đôi mắt to , đen láy như chứa bao điều tâm sự luôn nhìn đàn con với vẻ trìu mến ,đầy yêu thương . Đôi môi dày , đỏ thắm lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt , đều tăm tắp .Cũng không thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn ; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bươc đầu trên đường đời.

 

Với gia đình, mẹ luôn quan tâm, chia sẻ vui buồn với mọi người. Khi con ốm, mẹ là bác sĩ. Khi con học, mẹ là cô giáo. Nhiều lúc, con mắc lỗi không những mẹ không quát nạt, mẹ chỉ dạy bảo nhẹ nhàng để tôi dần hiểu ra. Thường ngày, mẹ ăn mặc giản dị nhưng vẫn toát lên vẻ sang trọng vốn có. Dù gia đình không giàu sang nhưng mẹ vẫn tạo điều kiện cho tôi bằng bè bằng bạn.

Tôi ước gì, thời gian quay lại để tôi không bao giờ mắc sai lầm, để lỗi buồn không còn hiện trên đôi mắt mẹ yêu. Tôi ước gì, thời gian ngừng lại để mẹ không bao giờ già đi, tôi luôn bé bỏng trong vòng tay đầy tình yêu của mẹ. Tôi ước gì, tôi có đủ sự mạnh mẽ như mẹ để vượt qua mọi chông gai phía trước. Nhưng ước chỉ là ước. Ngay bây giờ, hành động thiết thực để mẹ tự hào về tôi là tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan.

21 tháng 10 2017

Đề 1 :

I.MỞ BÀI

- Làm việc tốt chắc chắn sẽ mang đến niềm vui cho cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh.

- Lần làm một việc tốt khiến cho ba mẹ tôi vui lòng đó là: giúp đỡ một bà cụ đi qua đường.

II. THÂN BÀI

  1. Hoàn cảnh

- Hôm ấy, tôi thức dậy trễ nên chạy thật vội để đến trường.

- Trên đường đi học, tôi nhìn thấy một bà lão đang muốn băng qua đường.

- Thế nhưng bà lão còn rụt rè, lo sợ vì thấy trên đường xe quá nhiều, bà không dám băng qua.

- Tôi đắn đo suy nghĩ: một là giúp bà lão qua đường, hai là bị trễ giờ học. Tôi phải lựa chọn một trong hai.

- Tôi quyết định giúp bà lão băng qua dường dù biết rằng mình có thể sẽ bị trễ giờ học.

  1. Giúp bà qua đưòng

- Tôi chạy tới gần bà và hỏi thăm, bà có sao không?

- Bà lão trả lời là muốn qua bên kia đường nhưng vì sợ xe nhiều quá nên không dám.

- Tôi đưa ra nhã ý giúp bà băng qua đường. Bà vui vẻ nhận lời.

- Một tay cầm lấy tay bà. Bàn tay ấm áp, run run của bà cũng giống như bà của tôi vậy. Tay còn lại của tôi giơ cao ra hiệu qua dường để các chú tài xế nhìn thấy mà nhường cho bà cháu chúng tôi.

- Đưa bà lão qua được bèn kia đường, lòng tôi cảm thấy rất vui và tự hào.

- Bà lão hỏi tên tuổi của tôi, tôi học trường nào. Tôi nói, tôi phải tới trường ngay sợ trễ giờ.

- Tôi tới trường vừa kịp chuông reo.

- về nhà, tôi kể cho ba mẹ nghe sự việc khi sáng với vẻ rất háo hức.

- Ba mẹ tôi khen tôi là trẻ ngoan và tự hào về tôi vì đã biết giúp đỡ người lớn tuổi.

III.KẾT BÀI

- Đó là lần tôi làm việc tốt mà tôi cảm thấy rất vui và tự hào.

- Tôi hứa với bản thân mình sẽ cố gắng làm thật nhiều việc tốt để ba mẹ, thầy cô vui lòng.

Đề 2 :

  1. Mở bài:
  • Thầy Hoàng là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
  • Thầy đã dạy em ở năm học vừa qua.
  1. Thân bài:

a) Tả ngoại hình:

  • Ngoài bốn mươi tuổi.
  • Dáng người cao.
  • Nước da ngăm đen.
  • Mái tóc điểm bạc.
  • Thường mặc bộ veston màu nâu sẫm.
  • Thường đeo kính trắng.
  • Đôi mắt sâu, hiền từ.
  • Miệng hay tươi cười.
  • Hàm răng trắng, đều đặn.
  • Bàn tay xương xương có nổi đường gân.

b) Tả tính tình:

  • Quan tâm đến học sinh.
  • Quan tâm đến tất cả mọi người.
  • Giúp đỡ đồng nghiệp.
  • Yêu nghề dạy học.
  • Tận tụy với công việc.
  • Mong học trò khôn lđn, nên người.
  • Dìu dắt nhiều học trò thành đạt ở tương lai.
  1. Kết bài:
  • Em luôn nhớ về thầy.
  • Xem thầy như người cha thứ hai của mình.
  • Em ra sức học tập để không phụ lòng thầy.
21 tháng 10 2017

de2 

mo bai

gioi thieu ve thay co cu ma em dinh ta

than bai

ta ngoai hinh , tinh cach cua thay co dinh ta

ke ve ki niem cua em voi thay co do

ket bai

noi ve tinh cam cua em doi voi thay co 

minh chi biet lam de 2 thui

Mình làm đề số 1 :

Cô giáo lớp 1 của em cao cao, dáng người thon gọn, da trắng hồng, mặc áo dài rất đẹp. Bước vào lớp, cô như mang theo cả mùi thơm của nắng. Cả lớp ngây người nhìn cô. Cô dịu dàng mời cả lớp ngồi xuống. Bắt đầu giờ học, cô nhẹ nhàng viết lên bảng dòng chữ tròn trịa, ngay ngắn. Bàn tay cô lướt nhanh như một hoạ sĩ. Chỉ một loáng, hàng chữ đẹp hiện ra. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Giọng đọc của cô thật ấm áp và truyền cảm. Khi giảng bài, khuôn mặt của cô luôn tươi cười biểu lộ sự thân thiện. Bàn tay cô nhẹ nhàng đánh nhịp theo từng câu văn, câu thơ. Trong bài giảng, cô thường đặt câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự suy nghĩ của tất cả học sinh trong lớp. Cô lúc nào cũng gần gũi chúng em. Trong những giờ học căng thẳng, cô thường kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện ngắn rất hay và bổ ích. Kết thúc tiết học, bao giờ cô cũng lưu ý những điều cần nhớ cho chúng em. Cả lớp em ai cũng yêu quý và kính trọng cô.

15 tháng 11 2016

(1) Viết có đủ 3 phần Mở bài; Thân bài; Kết Bài. Phần thân bài có thể tách thành nhiều đoạn với những nội dung khác nhau

(2) Đời thường có nghĩa là cuộc sống thường ngày xảy ra các sự việc đã diễn ra

(3) Khi làm các đề văn trên, người viết có thể được tưởng tượng, hư cấu nhưng với mực vừa phải. Vì nó sẽ làm cho bài văn thêm hay hơn, sinh động hơn, lôi cuốn người đọc hơn.

 

6 tháng 11 2017

tao đéo biết gì hết

NG
13 tháng 10 2023

Học sinh tự chỉnh sửa lại bài viết của mình sau khi đã tiến hành các hoạt động 1, 2, 3 và viết lại mở bài, kết luận

18 tháng 1 2018
Dàn ý

A. Mở bài

Giới thiệu về hoàn cảnh gặp gỡ, nêu về kỉ niệm đáng nhớ giữa bản thân với thầy cô giáo cũ

     

    + Nhân dịp chào đón ngày 20/11, tôi bồi hồi nhớ về kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô

B. Thân bài : Kể lại câu chuyện

- Nói chung về thầy cô đó

    + Đó là câu chuyện vui, buồn, xảy ra trong hoàn cảnh, thời gian nào?

    + Kỉ niệm liên quan tới thầy cô giáo dạy lớp mấy của em

    + Dáng vẻ, tính tình, công việc hằng ngày của thầy cô

- Diễn biến của kỉ niệm (câu chuyện)

    + Câu chuyện khởi đầu như thế nào, đâu là cao trào của câu chuyện?

    + Tình cảm, cách ứng xử của thầy cô và những người biết/ chứng kiến câu chuyện

    + Kết thúc của câu chuyện đó diễn ra thế nào

    + Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân thông qua kỉ niệm

    + Tấm lòng, vai trò của thầy cô dành cho học trò nói chung và dành cho em nói riêng

C.Kết bài

Kỉ niệm đáng nhớ đó để lại ấn tượng với em thế nào. Tình cảm và sự kính trọng của em dành cho người thầy/ cô ấy

Bài mẫu

Chỉ hai hôm nữa là đến ngày 20 tháng 11, cũng là ngày trường tôi làm lễ kỉ niệm 40 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba – phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước tặng. Không khí lao động và học tập của trường thật sôi nổi và hào hứng. Nhiều thầy cô giáo cũ đã về hưu hay đang công tác ở xa đã lần lượt trở về thăm trường. Ngôi trường được quét vôi lại mang vẻ đẹp tinh khôi tuyệt đẹp. Cột cờ được thay bằng cột kim loại không gỉ. Sân trường, hội trường, các lớp học, các phòng chức năng ... sáng bừng lên. Thư viện nhà trường được bổ sung nhiều sách mới ... .

Chiều hôm ấy, tôi vừa ra khỏi cổng trường thì gặp thầy Nguyên, thầy chủ nhiệm dạy mẹ tôi thời chống Mỹ, và dạy tôi năm học lớp 6, ba năm về trước. Thầy dạy môn toán và làm chủ nhiệm lớp 6. Thầy đã về hưu, hiện sống ở quê thầy, cách trường trên 40km. Thầy nhận ra tôi trước. Thầy cất tiếng hỏi rất ấm áp:

- Em Vinh đấy à? Trông em lớn quá! Học lớp 9 rồi chứ? Em còn nhớ thầy nữa không ...

Tôi sững người ra, nói ấp úng sau hai tiếng "thưa thầy" rồi nước mắt ứa ra. Hai thầy trò chuyện trò một lát, tôi chào thầy ra về, vì biết thầy đạp xe đường xa mệt. Thầy nắm vai tôi, nhẹ nhàng nói: "Em cho thầy gửi lời hỏi thăm sức khỏe cụ và bố mẹ em ..."

Xã Bình Minh quê hương tôi có ba thôn: thôn Thượng, thôn Trung và thôn Hạ. Ngoài nghề nông, bà con xã tôi còn có nghề làm hương, làm mộc mĩ nghệ nổi tiếng trong vùng. Trường cấp II Bình Minh trước đây là niềm tự hào của bà con làng trên xóm dưới, một vùng quê giỏi làm ăn và hiếu học.

Thầy Nguyên sau mấy năm dạy học ở Bình Minh đã đi bộ đội, đã chiến đáu ở chiến trường biên giới Tây – Nam. Thầy bị thương ở chân và bụng, bị mất cánh tay phải. Năm 1986, thầy trở lại trường. Ông tôi nói: "Việc thầy Nguyên trỏ lại trường Bình Minh xã ta là một việc làm rất tình nghĩa ..." Tôi vừa đi vừa bồi hồi nghĩ về thầy.

Sau ba năm gặp lại, thầy vẫn như xưa. Dáng cao gầy, mắt hiền từ tươi sáng. Tóc có bạc thêm vẫn cắt ngắn. Bộ quần áo ka-ki màu thẫm, ống tay phải cài kim băng. Có lẽ là ngày lễ nên thầy đi giày vải còn mới. Vai trái khoác cái túi vải bạc màu, cái túi ngày xưa thầy vẫn đựng sách vở, tài liệu khi đến lớp. Vẫn chiếc xe đạp Phượng Hoàng cũ ấy ... . Thầy vừa dắt xe vừa bước khoan thai.

Thầy chỉ còn lại một tay mà làm gì cũng nhanh và khéo léo. Trước khi về trường, ở trại thương binh, thầy đã khổ luyện viết, vẽ, làm việc bằng tay trái suốt hai năm. Dạy toán, thầy không dùng được thước, chỉ vẽ bằng tay mà đường nét thẳng tắp. Chữ thầy phê vào bài, vào vở học sinh, hay viết lên bảng, trông đều tăm tắp và rất đẹp.

Ở trường Bình Minh lâu nay không có chuyện học thêm. Thầy Nguyên mỗi tuần hai buổi, thầy đến với từng nhóm học sinh, chăm chút cho những em học yếu, những em học giỏi. Các vị phụ huynh coi thầy như người nhà. Các cụ già, các bác cán bộ về hưu rất quý trọng thầy thương binh của xã mình. Thầy vẫn đến thăm ông nội tôi mỗi tháng đôi lần khi thầy còn dạy học.

Sau khi hai đứa con của thầy tốt nghiệp Đại học, ra trường đi làm, số tiền trợ cấp thương tật, thầy dành lại phần thưởng cho những học sinh vượt khó học chăm, học giỏi.

Các thầy cô giáo vẫn ca ngợi tấm gương tự học của thầy Nguyên. Thầy tự học thi được bằng C Tiếng Anh, rồi học tại chức, thầy tốt nghiệp Đại học tiếng Anh.

Thầy dạy giỏi, rất thương học sinh, nhất là những em gặp khó khăn. Thầy vẫn nói với học sinh trong những giờ học Đạo đức: "Thầy mồ côi bố. Nhà nghèo, nhờ mẹ thương mà học hành nên người. Đi dạy học, đi bộ đội mà được giáo dục trưởng thành". Mấy năm liền, thầy là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, nhưng thầy vẫn sống giản dị, khiêm tốn. Ngày tôi thi học sinh giỏi Toán lớp 6 được giải Nhì toàn huyện, thầy tặng tôi quyển sổ tay rất đẹp với lời ghi: "Chúc em Vinh cố gắng, ngoan ngoãn và học giỏi, vươn lên!". Tôi vẫn giữ quyển sổ ấy như một kỉ vật quý báu của một tấm lòng vàng.

Về nhà tối hôm ấy, tôi khoe chuyện gặp thầy Nguyên ở cổng trường và chuyển lời hỏi thăm của thầy với ông nội và bố mẹ. Trong bữa cơm, ông nhắc lại một vài kỉ niệm về thầy, rồi nói: "Sáng mai ông ra trường gặp thầy Nguyên và mời thầy vào nhà chơi". Mẹ thì nói: "Ngày thầy đi bộ đội, cả lớp đều khóc. Thế mà đã 35 năm trôi qua. Chóng thật!" ...