K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CÓ HY VỌNG TÌM RA SỰ SỐNG NGOÀI TRÁI ĐẤT KHÔNG ? Nơi có khả năng tìm thấy nhiều sự sống nhất trong hệ Mặt Trời chính là vệ tinh số 2 của sao Mộc. Vệ tinh này nhỏ hơn Mặt Trăng một chút và bị một lớp băng dày hàng chục km che phủ, phía dưới lớp băng là đại dương. Nếu thực sự như vậy thì đại dương có thể được ''hâm nóng'' bởi núi lửa, sự ấm áp có thể duy trì...
Đọc tiếp

CÓ HY VỌNG TÌM RA SỰ SỐNG NGOÀI TRÁI ĐẤT KHÔNG ?

Nơi có khả năng tìm thấy nhiều sự sống nhất trong hệ Mặt Trời chính là vệ tinh số 2 của sao Mộc. Vệ tinh này nhỏ hơn Mặt Trăng một chút và bị một lớp băng dày hàng chục km che phủ, phía dưới lớp băng là đại dương. Nếu thực sự như vậy thì đại dương có thể được ''hâm nóng'' bởi núi lửa, sự ấm áp có thể duy trì được sự sống nguyên thủy, loài sinh vật này sinh sống không dựa vào năng lượng Mặt Trời mà dựa vào các vật chất hóa học. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa phát hiện được bất kì dấu vết nào của sự sống ngoài Trái Đất. Nếu tiếp tục đi ra phía ngoài chúng ta sẽ đến sao Thổ và mục tiêu thăm dò của loài người là vệ tinh lớn nhất của nó - vệ tinh số 6. Vệ tinh này là phòng thực nghiệm cho khởi nguồn của sự sống. Do nhiệt độ ở đó lạnh đến âm 200 độ C nên nó không thể là nơi sinh ra sự sống nhưng dưới bầu khí quyển đặc vẫn còn có nhiều hydro, cacbon, thông qua tia tử ngoại của Mặt Trời có thể xảy ra phản ứng hóa học và phản ứng quan hóa học này sẽ sinh ra phân tử hữu cơ - đây chính là bước đầu tiên tạo ra sự sống. Có điều trên vệ tinh này nhiệt độ quá thấp nên không thể đi tiếp đến bước thứ hai trong quá trình tạo ra sự sống. Vệ tinh số 6 của sao Thổ giống như một Trái Đất bị đóng băng. Trong tầng khí quyển của vệ tinh này có lượng khí nitơ phong phú và còn chứa các phân tử nước nữa. Nước là do các sao chổi mang đến nhưng để sinh ra sự sống thì cần phải có năng lượng. Và muốn có năng lượng thì chúng (những hợp chất hữu cơ này) phải đợi 5 tỉ năm nữa khi Mặt Trời biến thành một hồng cự tinh thì ánh sáng mạnh mẽ đó mới đủ cung cấp năng lượng cho chúng.

Kể từ năm 1983 con người bắt đầu dùng máy vô tuyến để thu nhận những tín hiệu phát đến từ bên ngoài hành tinh nhưng chúng ta vẫn chưa nhận được bất cứ một tín hiệu nào cả. Tuy nhiên có rất nhiều chứng cớ chứng minh rằng các hằng tinh khác cũng có hành tinh và trong những hành tinh đó rất có thể có một thế giới giống như ở Trái Đất. Những hằng tinh này được hình thành do vật chất trong không -gian và được sinh ra trong những đám mây khí và bụi trong khắp hệ Ngân Hà. Điều làm cho các nhà thiên văn học hứng thú là những đám tinh vân này bao hàm những vật chất cơ bản sinh ra sự sống đó là nước và các phân tử hữu cơ.

3
27 tháng 1 2019

và gì bn

27 tháng 1 2019

mai mk đăng tiếp nha, mong bn thông cảm😰 😰

SAO MỘC CÓ BAO NHIÊU VỆ TINH?Sao Mộc có rất nhiều vệ tinh. Ngày 7 và ngày 13 tháng 1 năm 1610, Galilê dùng kính viễn vọng chế tạo lần đầu tiên quan sát bốn điểm sáng gần sao Mộc và ông đoán định 4 thiên thể này quay quanh sao Mộc giống như Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.Năm 1982 nhà thiên văn học người Mĩ là E.Banad quan sát một điểm sáng mờ gần sao Mộc và đây chính là vệ tinh thứ năm của...
Đọc tiếp

SAO MỘC CÓ BAO NHIÊU VỆ TINH?

Sao Mộc có rất nhiều vệ tinh. Ngày 7 và ngày 13 tháng 1 năm 1610, Galilê dùng kính viễn vọng chế tạo lần đầu tiên quan sát bốn điểm sáng gần sao Mộc và ông đoán định 4 thiên thể này quay quanh sao Mộc giống như Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Năm 1982 nhà thiên văn học người Mĩ là E.Banad quan sát một điểm sáng mờ gần sao Mộc và đây chính là vệ tinh thứ năm của sao Mộc. Cũng kể từ đó các vệ tinh phát hiện được đều thông qua các máy thăm dò và các bức ảnh chụp.

Từ năm 1904 đến năm 1974 loài người đã phát hiện được 8 vệ tinh ở tầng ngoài sao Mộc. Đến cuối năm 2003 các đài thiên văn và các máy thăm dò đã quan sát được tổng cộng 60 vệ tinh của sao Mộc. Điều nằm ngoài sự tưởng tượng đó là kết cấu của các vệ tinh này, có vệ tinh được kết cấu hiện tầng, có lõi thuộc kim sắt, xung quanh là nham thạch và tầng ngoài là lớp vỏ băng. Có những vệ tinh núi lửa hoạt động dữ dội, có vệ tinh trên bề mặt đầy rẫy các vết nứt và khe sâu làm người ta nghĩ đến đại dương đóng băng trên Trái Đất và điều này lại nhóm lên hi vọng có thể tìm thấy sự sống ngoài Trái Đất ở đây.

0
BẠN BIẾT GÌ VỀ PHI THUYỀN VŨ TRỤ ? Các phi thuyền dương đại bay đến các hành tinh khác đều là các phi thuyền không người lái. Giống như một người máy có trí năng nhất định, phi thuyền là hai mắt của một máy thăm dò. "Người du hành" là hai camera có thể chụp được hàng vạn các bức ảnh về hệ Mặt Trời. Hệ thống chỉ huy của người du hành là ba máy vi tính được nối lại với nhau...
Đọc tiếp

BẠN BIẾT GÌ VỀ PHI THUYỀN VŨ TRỤ ?

Các phi thuyền dương đại bay đến các hành tinh khác đều là các phi thuyền không người lái. Giống như một người máy có trí năng nhất định, phi thuyền là hai mắt của một máy thăm dò. "Người du hành" là hai camera có thể chụp được hàng vạn các bức ảnh về hệ Mặt Trời. Hệ thống chỉ huy của người du hành là ba máy vi tính được nối lại với nhau và liên lạc với Trái Đất thông qua một ăngten hình buồm được mang theo từ Trái Đất. Nếu như một ngày nào đó "Người du hành" bắt gặp một nền văn minh khác nó sẽ phát đi những thông tin mà nó mang đi từ Trái Đất. Bởi "Người du hành'' bay cách xa Mặt Trời nên nó không thể vận động dựa vào năng lượng Mặt Trời, người ta đã lắp cho nó một máy phát điện loại nhỏ và cách biệt hẳn với phi thuyền.

Trong mỗi lần bay mang tính thử nghiệm, rất có thể xảy ra những sự việc ngoài dự đoán cho nên các nhân viên của trung tâm điều khiển luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Xung quanh sao Mộc có một tầng các hạt mang điện năng lượng cao vô cùng nguy hiểm lại không nhìn thấy được, do đó nếu phi thuyền tiến sát lại gần các hạt này thì rất có thể bị tổn hại. Phi thuyền cũng rất có thể va chạm vào các khối băng nhỏ trong vòng sáng sao Mộc và nếu va chạm xảy ra thì phi thuyền sẽ hoàn toàn mất điều khiển, chúng ta chẳng có cách nào lấy được những tư liệu mà nó gửi về. Năm 1977, "Người du hành" số 1 và số 2 lần lượt được phóng vào không trung, trải qua bao lo lắng cuối cùng thì hai phi thuyền này đã đến được hệ thống sao Mộc và làm việc hết sức xuất sắc, lần đầu tiên chúng ta đã cung cấp cho con người những cảnh đặc tả về hành tinh này và vệ tinh của nó. Trong bốn vệ tinh của sao Mộc, vệ tinh ở gần sao Mộc nhất được gọi là vệ tinh số 1 sau đó đến vệ tinh số 2 và số 3, ngoài cùng là vệ tinh số 4. Sao Mộc giống như Mặt Trời, có thành phần cấu tạo chủ yếu là hydro và hêli, nếu thể trọng của sao Mộc tăng lên gấp mấy chục lần nữa thì vật chất trong lòng nó sẽ làm xảy ra phản ứng nhiệt hạch và như vậy sao Mộc sẽ biến thành một tinh cầu phát sáng. Rất may là sao Mộc không biến thành hằng tinh, nếu không chúng ta sẽ sống trong hệ thống sao đồng hành, nghĩa là trong không trung có đến hai Mặt Trời, ban đêm Trái Đất sẽ còn rất ngắn. Ở sâu trong lớp mây sao Mộc, trọng lượng lớp khí quyển bên trên sinh ra áp lực lớn, áp lực này lớn hơn bất cứ áp lực nào trên Trái Đất.

Trong trung tâm sao Mộc rất có thể có một khối nham thạch và sắt, nghĩa là có một thế giới giống như Trái Đất dưới áp lực lớn không gì sánh nổi đã chôn vùi vĩnh viễn ở trung tâm của hành tinh lớn nhất này.

0

không phải hành tinh thế bạn cần sống trên trái đất làm gì ?

''NGƯỜI DU HÀNH'' ĐÃ KHÁM PHÁ ĐƯỢC NHỮNG GÌ ? Trước khi ''Người du hành'' đến được sao Mộc thì hành tinh lớn mà chúng ta nhìn thấy này chỉ là một điểm sáng trong bầu trời đêm như hàng triệu năm nay mà tổ tiên chúng ta đã nhìn thấy. Những số liệu mà ''Người du hành'' gửi về đã làm thay đổi tất cả và từ đó về sau sao Mộc trở thành một trong những...
Đọc tiếp

''NGƯỜI DU HÀNH'' ĐÃ KHÁM PHÁ ĐƯỢC NHỮNG GÌ ?

Trước khi ''Người du hành'' đến được sao Mộc thì hành tinh lớn mà chúng ta nhìn thấy này chỉ là một điểm sáng trong bầu trời đêm như hàng triệu năm nay mà tổ tiên chúng ta đã nhìn thấy. Những số liệu mà ''Người du hành'' gửi về đã làm thay đổi tất cả và từ đó về sau sao Mộc trở thành một trong những mục tiêu thăm dò của con người. Từ những búc ảnh mà phi thuyền ''Người du hành'' số 2 gửi về có thể thấy được kỳ quan của vệ tinh số 2 sao Mộc mà lần đầu tiên nhân loại ghi lại được. Trong những bức ảnh này có thể nhìn thấy chi tiết đến độ rộng vài thước Anh, trên bề mặt vệ tinh số 2 này cái mà có người đã cho rằng giống như mạng lưới sông trên sao Hỏa là những đường thẳng và những đường cong ngang dọc cắt nhau tạo nên một mạng lưới rất phức tạp, chúng có thể là những gân núi hoặc những khe sâu và liệu chúng có giống với kết cấu tảng ghép của Trái Đất hay không? Theo kết quả xử lý của máy vi tính thì trên vệ tinh số 2 sao Mộc có một đặc trưng giống với hố sao băng nhưng hố sao băng này đã bị lấp đầy. Ngoài ra, việc xử lý trên máy vi tính cũng có tác dụng rất lớn với một phát hiện quan trọng khác của ''Người du hành'' đối với vệ tinh số 1 sao Mộc. Từ Trái Đất nhìn qua kính viễn vọng chúng ta có thể thấy vệ tinh này có ánh sáng rất kì lạ. Chúng ta biết lưu huỳnh đã từng thông qua một phương thức nào đó tràn ra bề mặt vệ tinh số 1 sao Mộc và bắn ra đến vòng mây lớn thể khí bao quanh sao Mộc và đây cũng là một trong những nguyên nhân mà ''Người du hành'' số 1 phải tiếp cận vệ tinh số 1 này. Ở một số chỗ trên vệ tinh số 1 giống như những miệng núi lửa, điều này rất khó khẳng định, sau đó một thành viên của tổ nhiệm vụ ''Người du hành'' đã dùng máy tính tăng cường đồ họa vùng rìa của vệ tinh số 1 sao Mộc để hằng tinh phía sau nó hiện rõ ra.

Ngày thứ tư sau khi ''Người du hành'' số 1 bay đến cận kề sao Mộc thì xuất hiện một cảnh tượng, cảnh tượng mà sau khi được phóng to lên có thể nhìn thấy ở góc phía trái có một vật hình trăng đầu tháng xuất hiện đúng vào chỗ được nghi ngờ là vị trí của núi lửa và trong thực tế cũng đúng là lần núi lửa đang phun. Đây là núi lửa hoạt động đầu tiên được phát hiện bên ngoài Trái Đất, về sau chúng ta còn phát hiện trên vệ tinh số 1 này có nhiều núi lửa trong đó có 9 núi lửa thường xuyên hoạt động và khoảng vài trăm núi lửa đã tắt. Khi núi lửa hoạt động, lưu huỳnh và các nguyên tố khác phun ra bên ngoài vệ tinh số 1 và đậy chính là câu trả lời tại sao xung quanh sao Mộc có một lớp mây lưu huỳnh. Dung nham tan ra thành những dòng sông nhỏ chảy khắp nơi và đây có thể là nguyên nhân làm cho vệ tinh này có màu sắc đặc biệt. Rất có thể dưới lòng đất có độ tuổi vài nghìn năm của vệ tinh này còn có một biển lưu huỳnh lỏng lớn mà núi lửa chính là cửa để lưu huỳnh phun ra.

Chúng ta biết được vòng sáng sao Thổ vào những năm 1980 theo các tư liệu mà ''Người du hành'' gửi về. Những tư liệu này đã tiết lộ bảy dải vòng của sao Thổ, trong mỗi dải vòng lại có hàng trăm vòng nhỏ. ''Người du hành'' đã ghi lại quá trình biến hóa thần bí này bất kể là nhỏ nhất và ghi chép lại từng vòng cũng như khoảng cách giữa chúng. Khe hở lớn nhất giữa các vòng mang tên Casini rộng 4.000km. Vòng sáng sao Thổ đến nay vẫn là một điều kì bí, chúng rất có thể là những mảnh vỡ nham thạch do ở sát sao Thổ nên không ngừng ngưng tụ lại thành vệ tinh và rất có thể vài trăm năm sau vòng sáng sao Thổ sẽ tan đi.

''Người du hành'' đã tiến hành quan sát sao Thổ và các vệ tinh của nó. Sao Thổ có 31 vệ tinh đã được phát hiện. Vệ tinh số 1 của nó là một trong những vệ tinh đặc biệt nhất được tạo thành do băng và nham thạch. Trên bề mặt của nó vẫn còn dấu vết của một hố thiên thạch và nếu như thiên thể tác giả của hố thiên thạch này lớn hơn một chút thì rất có thể vệ tinh số 1 này đã biến thành một vòng sáng sao Thổ rồi. Vệ tinh số 2 lớn gấp đôi nhưng cũng chỉ có 500km, bên trên là băng và rất có thể là do nước phía dưới tràn ra tạo thành. Vệ tinh số 3 có đường kính 400km và có một khe núi lớn, vệ tinh số 4 của nó cũng tương tự như vậy nhưng nó có nửa bán cầu đẹp hơn nửa bán cầu còn lại, bề mặt của nó có những dãy núi hình vòng và những khe nông bị băng tuyết che phủ. Vệ tinh số 8 có một nửa bán cầu có màu đen như than còn nửa bán cầu kia thì lại rất sáng. Vệ tinh nhỏ số 7 giống như một chiếc bánh hambơgơ. Vệ tinh lớn nhất của sao Thổ là vệ tinh số 6 lớn hơn cả sao Thủy, do nhà thiên văn học Huygens người Hà Lan phát hiện ra năm 1655, nó giống như Trái Đất thời kì đóng băng. Dù vệ tinh số 6 này bị mây che phủ nhưng ''Người du hành" vẫn thăm dò được ở đó có dấu vết của các phân tử hữu cơ - chính thứ hợp chất này đã tạo nên sự sống ngoài Trái Đất, tuy nhiên chúng ta chỉ có thể suy đoán còn đối với lớp mây dày đặc thì "Người du hành" cũng chẳng có cách nào phát hiện gì hơn được.

Sau khi bay qua sao Thổ "Người du hành" tiếp tục bay về phía sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Máy thăm dò cũng tiếp tục gửi về Trái Đất diện mạo địa hình của các hành tinh này và thăm dò cấu tạo địa chất của chúng. Năm 1986, "Người du hành" số 2 cũng đã phát hiện ra sao Thiên Vương có tất cả 24 vệ tinh. Sao Hải Vương cũng được phát hiện có 11 vệ tinh. Cho đến hiện nay máy thăm dò của loài người vẫn chưa tới được sao Diêm Vương - sao xa nhất của hệ Mặt Trời.

2
3 tháng 2 2019

k bt vì ng ta khám phá chứ mk có khám phá đâu mà mk bt

9 tháng 2 2019

Nhô các bnbnbn, kb nha #ttt#

Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi "hành tinh xanh" hay "Địa Cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là...
Đọc tiếp

Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi "hành tinh xanh" hay "Địa Cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó, sinh quyển, bầu khí quyển của Trái Đất và các điều kiện vô cơ khác đã thay đổi đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí cũng như sự hình thành của tầng ôzôn-lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống.[18] Các đặc điểm vật lý của Trái Đất cũng như lịch sử địa lý hay quỹ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta hy vọng rằng Trái Đất còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên và tiêu diệt hết sự sống.

0
Trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia đã cố gắng hiểu và giải thích lý do tại sao có rất nhiều cặp hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta có cấu hình bất thường như vậy.Những lần quan sát đã cho thấy nhiều hành tinh trong quỹ đạo bất thường dường như bị đẩy ra xa nhau, nhưng không biết lực nào gây ra như vậy.Nhưng giờ đây, các nhà thiên văn học cho rằng họ đã tìm ra câu trả...
Đọc tiếp

Trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia đã cố gắng hiểu và giải thích lý do tại sao có rất nhiều cặp hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta có cấu hình bất thường như vậy.

Những lần quan sát đã cho thấy nhiều hành tinh trong quỹ đạo bất thường dường như bị đẩy ra xa nhau, nhưng không biết lực nào gây ra như vậy.

Nhưng giờ đây, các nhà thiên văn học cho rằng họ đã tìm ra câu trả lời. Họ thấy rằng có lực kỳ lạ cân bằng trên các cực hành tinh ngoại vi đã kéo chúng ra xa trọng tâm.

Khám phá mới này giúp các nhà thiên văn học hiểu được cấu trúc, khí hậu và khả năng sinh sống của các hành tinh ngoại vi, trong khi chúng ta đang săn tìm hành tinh khác giống như Trái Đất.

Để hiểu những chi tiết kỳ lạ này, chúng ta trông chờ vào kính viễn vọng Kepler của NASA đang khám phá vũ trụ tìm các hành tinh ngoại vi. Kepler đã phát hiện ra rằng có đến 30% các ngôi sao giống với Mặt Trời, rồi đến các hành tinh được mệnh danh là Siêu Trái Đất.

Siêu Trái Đất thường lớn hơn Trái Đất, nhưng nhỏ hơn Sao Hải Vương. Thông thường, chúng quay quanh ngôi sao chủ của theo quỹ đạo tròn mất khoảng 100 ngày.

Thật thú vị, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng hầu hết các hành tinh này quay khoanh tròn thành từng cặp ngôi sao, với quỹ đạo kỳ lạ và không ổn định.

Sau khi thu thập đủ dữ liệu từ quan sát, các nhà khoa học tin rằng các tính năng kỳ quặc có thể được giải thích bằng hiện tượng được gọi là độ lệch xiên, nêu ra vì sao chúng bị nghiêng giữa trục và quỹ đạo.

Các nhà thiên văn học từ Đại học Yale (Mỹ) cho rằng một số các hành tinh này bị nghiêng đầu nên đẩy chúng ra xa nhau hơn.

Khi các hành tinh này có độ nghiêng dọc trục lớn, trái ngược với độ nghiêng nhỏ hoặc không nghiêng, thủy triều của chúng có tác dụng biến năng lượng quỹ đạo thành nhiệt trong các hành tinh. Lúc này, sự phân tán thủy triều mạnh mẽ ngăn cách các quỹ đạo.

Thật kỳ lạ, khi hiện tượng như vậy xảy ra trong Hệ Mặt Trời nếu chúng ta nhìn vào Trái Đất và Mặt trăng. Quỹ đạo Mặt Trăng dường như phát triển chậm, nhưng ngày trên Trái Đất đang kéo dài ra, khi Trái Đất và Mặt Trăng di chuyển xa hơn.

Thế nhưng, độ nghiêng kỳ lạ mang tính quyết định nhiều tính năng của các hành tinh. Nó tác động đến một số đặc điểm vật lý, như khí hậu, thời tiết và lưu thông toàn cầu.

Các mùa trên một hành tinh có độ nghiêng trục dọc khắc nghiệt hơn nhiều so với các mùa trên một hành tinh được sắp xếp hợp lý và các kiểu thời tiết của chúng có lẽ không quan trọng.

Theo khoahoc.tv Từ: Võ Lâm Anh

0
Phần 37 . Wolf 1061cWolf 1061c nằm trong vùng có thể sinh sống được của các ngôi sao lùn đỏ được gọi là Wolf 1061, theo một nghiên cứu được công bố trên tờ Astrophysical Journal Letters. Hành tinh ngoài hệ mặt trời này mất khoảng 17,9 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao trung tâm của nó. Khối lượng ước tính của nó là khoảng 4,3 lần sao với trái đất. Wolf 1061c được cho là một hành...
Đọc tiếp

Phần 3

7 . Wolf 1061c

Wolf 1061c nằm trong vùng có thể sinh sống được của các ngôi sao lùn đỏ được gọi là Wolf 1061, theo một nghiên cứu được công bố trên tờ Astrophysical Journal Letters. Hành tinh ngoài hệ mặt trời này mất khoảng 17,9 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao trung tâm của nó. Khối lượng ước tính của nó là khoảng 4,3 lần sao với trái đất. Wolf 1061c được cho là một hành tinh đá, có nghĩa là nó có thể hỗ trợ sự sống như chúng ta đã biết.

8 . Gliese 832c

Hành tinh này có khảng cách đến Trái đất xa hơn nhưng nó thể hiện rất nhiều đặc điểm tương tự cho thấy nó có thể hỗ trợ sự sống.

Gliese 832c nằm cách Trái đất 16 năm ánh sáng và nằm trong vùng có thể sinh sống được cuả ngôi sao lùn đỏ Gliese 832. Hành tinh này mất 36 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quay xunh quanh ngôi sao trung tâm của nó.

Gliese 832c được các nhà khoa học gọi là “siêu Trái đất”, vì nó lớn hơn trái đất ít nhất là 5 lần. Nó là hành tinh thứ 2 được tìm thấy quay quanh ngôi sao Gliese 32. Tuy nhiên, một hành tinh khác là Gliese 832b là cũng là một hành tinh khổng lồ nhưng không thể hỗ trợ sự sống.

9 . TRAPPIST-1d
Hành tinh ngoài hệ mặt trời này quay quanh một ngôi sao lùn cực lạnh – sao lùn ultracool, gọi là TRAPPIST-1, cách Trái đất khoảng 40 năm ánh sáng và nằm trong chòm sao Aquarius. TRAPPIST-1d cũng nằm trong vùng có thể sống được xung quanh ngôi sao của nó.

10 . Sao Hỏa

11 . Gliese 163b

12 . Proxima b

Các bạn nhớ tìm nhé

1
12 tháng 6 2018

proxima b có thể sống nhưng lại hơi nguy hiểm vì các điều kiện trên bề mặt có thể bị ảnh hưởng mạnh bởi tia cực tím và bức xạ tia X từ ngôi sao do quỹ đạo gần của nó — vượt xa cường độ mà Trái Đất hứng chịu từ Mặt Trời

3 tháng 9 2018

theo mình là sao hỏa do có nước , thời tiết vừa phải 

3 tháng 9 2018

sao hỏa nhé bạn 

k nha 

24 tháng 11 2017