K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2021

- Những chỉ tiêu về củ giống cần lưu ý: Củ phải đảm bảo (không bị sứt, vỡ, sâu), sức nảy mầm của củ cao, không để lẫn các loại củ với nhau, cần bảo quản trong điều kiện lạnh hoặc dùng chất ức chế, nếu bảo quản bằng cách truyền thống thì phải để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

  
24 tháng 5 2017

Yêu cầu kĩ thuật việc gieo trồng:

- Thời vụ trồng: phụ thuộc vào khí hậu từng vùng sinh thái.

- Khoảng cách: Đối với đất tốt ở vùng đồng bằng, trồng với khoảng cách 8m x 8m. Đối với đất đồi, trồng với khoảng cách 7m x 7m hay 6m x 8m

Tuỳ thuộc vào loại đất mà có khoảng cách trồng và mật độ khác nhau.

- Đào hố, bón phân lót: Tiến hành đào hố, kích thước hố tuỳ theo từng loại đất. Sau đó trộn lớp đất mặt đào lên với phân bón (phân hữu cơ và phân hoá học) để bón lót vào hố trước khi trồng 1 tháng.

Yêu cầu kĩ thuật việc chăm sóc:

- Làm cỏ vun sới: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu, bệnh và làm đất tơi xốp. Hàng năm có thể dùng bùn ao hay phù sa vun vào gốc một lớp mỏng từ 5 – 10cm từ gốc cây rộng ra cho hết tán cây.

- Bón phân thúc vào 2 thời kì quan trọng là khi ra hoa (tháng 2 – 3) và sau khi thu hoạch quả (tháng 8 – 9) bằng phân chuồng hoại từ 30 – 50kg/cây và phân hoá học với lượng tối đa cho 1 cây: 1,5 – 2kg đạm; 1 – 1,5kg lân; 1,5 – 2kg kali.

- Tưới nước: Tháng đầu tiên sau khi trồng cần tưới nước giữ ẩm cho cây theo định kì 1 – 2 ngày/lần. Tháng thứ hai định kì 3 – 5 ngày/lần. Tưới từ ngoài vào trong gốc.

- Tạo hình, sửa cành: Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành nhỏ.

- Phòng trừ sâu bệnh: bọ xít, sâu đục quả…

7 tháng 2 2018

C1: - Làm sạch môi trường không khí.
- Phòng hộ (Hạn chế tốc độ dòng chảy, chắn gió, chống xói mòn đất ở vùng đồi núi, chống lũ lụt, cố định cát ven biển …).
- Cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu, làm đồ gia dụng …
- Phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.
- Phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động thực vật rừng.

C2: - Chăm sóc cây rừng, bảo vệ rừng và đất.

       - Tích cực trồng cây để phủ xanh đồi trọc

       -  Khôi phục lại rừng, không chặt phá cây rừng, khai thác bừa bãi

C3: + Luống đất

       + Bầu đất

C4: - Đất pha cát hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại

       - Độ pH từ 6 -> 7(trung tính hay ít chua)

      - Mặt đất bằng hay hơi dốc (20 - 40)

      - Gần nguồn nước và nơi trồng rừng

7 tháng 2 2018

c1 ; vai trò của rừng :

- làm sạch môi trường khoong khí , hấp thụ cacbonic , bụi và thải ra khí ôxi

- phòng hộ ; chắn gió , chống xó mòn , hạn chế tốc độ dòng chảy 

-cung cấp nguyên liệu xuất khẩu và phục vụ đời sống 

- phục vụ nghiên cứu khoa học , du lịch , nghỉ dưỡng , giải trí 

C2 ; nhiệ vụ trồng rừng ở nc ta trog thời gian tới ; 

- trồng rừng sản xuất để lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu 

- trồng rừng phòng hộ ; phòng hộ đầu nguồn , trồng rừng ven biển để chắn gió bão , chống cát bay , cải tạo bãi cát , chắn sóng biển 

- trồng rừng đặc dụng để nghiên cứu khoa học , văn hóa , du lịch 

C4 : điều kiện : 

- việc phân chia đất vườn ươm phải thuận tiện cho việc đi lại và sản xuất 

- phải có biện pháp để ngăn chặn sự phá hoại của trâu bò 

C6 ; có 3 cách để kích thích hạt giống nảy mầm là ; 

- đốt hạt 

-tác động bằng lực

- kích thích bằng nc ấm 

C7 ; thời vụ gieo hạt ở nc ta : 

mùa gieo hạt cây rừng ở các tỉnh miền bắc thường từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau . ơ miền trung từ thang1 đến tháng 2 và ở miền nam từ tháng 2 đến tháng 3 

C8 : trồng cây con rễ trần : 

- tạo lỗ trong hố đất 

- đặt cây vào lỗ trong hố 

- lấp đất kín gốc cây 

- nén đất 

- vun gốc 

+ trồng cây con có bầu 

- tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất 

- rạch vỏ bầu 

- đặt bầu vò trong hố đất 

- lấp và nén đất 2 lần 

- vun gốc 

+ thời gian chăm sóc rừng ; sau khi trồng cây rừng từ 1 đến 3 tháng , phải tiến hành chăm sóc câu ngày , chăm sóc liên tục đến 4 năm

+ số lần chăm sóc :

- năm thứ nhất đến năm thư 2  moous lần chăm sóc 2 đến 3 lần 

- năm thứ 3 đến năm thứ 4 , mỗi năm chăm sóc 1 đến 2 lần 

~học tốt

Các món ăn ko sử dụng nhiệt để chế biến là : Làm tương chấm ; nem cuốn ; .....

Trộn dầu giấm là phương pháp làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính,(thường là mùi hăng) và ngấm các gia vị khác, tạo nên món ăn ngon miệng. Trộn hỗn hợp:

+ Sử dụng nhiều loại nguyên liệu thực phẩm đã được làm chín bằng các phương pháp khác

+ Sử dụng nhiều loại gia vi: tỏi. ớt, giấm, đường...

+ Được sử dụng là món khai vị bởi màu sắc đẹp, mùi vị hấp dẫn.

26 tháng 11 2019

Yêu cầu kĩ thuật gieo trồng:

- Thời vụ: Trồng chôm chôm vào đầu mưa (tháng 4 – 5) là tốt nhất.

- Khoảng cách trồng: Tuỳ theo loạt đất mà khoảng cách trồng là 8m x 8m hoặc 10m x 10m.

- Đào hố, bón phân lót: Hố trồng có kích thước 60cm x 60 cm x 60cm (nơi đất tốt) hoặc 100cm x 100cm (nơi đất xấu). Bón lót bằng phân hữu cơ và phân hoá học.

Yêu cầu kĩ thuật chăm sóc:

- Làm cỏ, xới xáo: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để trừ cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, đảm cho cây sinh trưởng tốt.

- Bón phân thúc: Cây chôm chôm cần được bón nhiều phân đạm và kali. Tiến hành bón 3 lần.

+ Sau khi hái quả và tỉa cành, bón phân hữu cơ và phân hoá học.

+ Bón đón hoá tước khi nở bằng phân đạm và kali.

+ Bón nuôi quả, phân vi lượng và tăng đậu quả.

- Tưới nước: cây chôm chôm cần tưới nước và phủ rơm, rạ quanh gốc cây che gió giữ ẩm. Trời nắng hạn tưới 2 – 3 ngày 1 lần. Thời kì mầm hoa, cần giữ khô để chấm dứt thời kì phát triển lá nên không tưới nước. Sau khi ra hoa, tưới đủ ẩm để có tỉ lệ đậu quả cao.

- Tạo hình sửa cành: Tiến hành cắt tỉa, tạo hình làm cho cây có tán khung cân đối. Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành khô đảm bảo cho tán cây được thông thoáng.

- Phòng trừ sâu bệnh: Cây chôm chôm thường bị các loại sâu, bệnh phá hại như rệp sấp, rầy, sâu đục cành, đục quả, bệnh thối quả, bệnh chảy mủ thân, bệnh phấn trắng…

Yêu cầu kĩ thuật thu hoạch: Quả chôm chôm chín rải rác nên thu hoạch nhiều lần. Khi vỏ quả có màu vàng (chôm chôm nhãn) hoặc màu đỏ vàng( chôm chôm Java) thì tiến hành thu hoạch.

14 tháng 2 2019

   Can rẽ

    - Cách may:

      • Úp hai mặt phải vải vào nhau, hai mép vải trùng nhau.

      • May đường may song song và cách mép vải 1cm.

      • Mở đôi mảnh vải, cạo rẽ đường can để hai mép vải nằm về hai phía. Hoặc làm ẩm mép vải rồi dùng bàn là nóng là ép cố định đường can

    - Yêu cầu kỹ thuật

      • Mặt phải: Đường can thẳng, mặt vải phẳng.

      • Mặt trái: Hai mép vải cách đều đường can và êm.

    Can lộn (may nối lộn)

    - Cách may:

      • Úp hai mặt trái vải vào nhau, hai mép vải trùng nhau.

      • May đường may thứ nhất cách mép gấp 0,3÷0,5cm để mép vải gọn vào trong.

      • Dùng kéo cắt hết xơ vải (nếu có), lộn vải sang mặt trái, cạo sát đường may

      • May đường may thứ hai cách mép gấp 0,5÷0,7cm để mép vải gọn vào trong.

    - Yêu cầu kỹ thuật

      • Mặt phải: Đường can thẳng, mặt vải phẳng, êm, không lộ mép vải.

      • Mặt trái: Đường may cách đều mép gấp.

    Can cuốn phải (may nối ép)

    - Cách may:

      • Đặt hai mặt trái vải vào nhau, mặt phải ra ngoài, mép vải lệch nhau 0,6÷0,8cm.

      • Gấp mép mảnh vải ở dưới úp lên sát với mép mảnh vải ở trên.

      • Úp mép vải vừa gấp xuống bàn máy, may đường thứ nhất cách đều mép gấp 0,5÷0,7cm.

      • Mở hai mảnh vải ra, cạo sát đường may, cắt sửa mép vải, cuộn mép vải vào trong.

      • May đường thứ hai sát mí, cách mép cuốn 0,1cm. Ở mặt phải vải có hai đường may cách đều nhau 0,4÷0,6cm

    - Yêu cầu kỹ thuật

      • Đường may phẳng, chắc.

      • Hai đường may cách đều nhau và có cỡ mũi may bằng nhau.

17 tháng 3 2021

1.trộn dầu dấm:

K/N:là cách làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính và ngấm các gia vị khác,tạo nên món ăn ngon miệng

kĩ thuật:rau lá giữ độ tươi,trơn láng và không bị nát,vừa ăn,vị chua dịu,hơi mặn ngọt,béo,thơm mùi gia vị,ko còn mùi hăng ban đầu

2.trộn hỗn hợp:

K/N:là cách trộn các thực phẩm đã được sơ chế hoặc làm chín bằng các phương pháp khác,kết hợp với các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao,dc nhiều người ưa thích

kĩ thuật:giòn,ráo nước.vừa ăn,đủ vị chua,cay,mặn,ngọt.màu sắc của thực phẩm động vật và thực vật trông đẹp hấp dẫn

17 tháng 3 2021

1.trộn dầu dấm:

K/N:là cách làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính và ngấm các gia vị khác,tạo nên món ăn ngon miệng

kĩ thuật:rau lá giữ độ tươi,trơn láng và không bị nát,vừa ăn,vị chua dịu,hơi mặn ngọt,béo,thơm mùi gia vị,ko còn mùi hăng ban đầu

2.trộn hỗn hợp:

K/N:là cách trộn các thực phẩm đã được sơ chế hoặc làm chín bằng các phương pháp khác,kết hợp với các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao,dc nhiều người ưa thích

kĩ thuật:giòn,ráo nước.vừa ăn,đủ vị chua,cay,mặn,ngọt.màu sắc của thực phẩm động vật và thực vật trông đẹp hấp dẫn