K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cảm xúc khi về thăm Lăng Bác trong
chuyến đi trải nghiệm thực tế

 

                                                                                     “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
               Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
                      Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
                                               (Viễn Phương)
 

         Những vần thơ ngợi ca, thương nhớ Bác như vẫn vang vọng trong tâm khảm của mỗi người con đất Việt. Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, là mặt trời soi tỏ con đường những sớm mai, là vị cha già kính yêu vô vàn. Bác là người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, lãnh đạo toàn dân giương cao ngọn cờ, quyết giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Ngày Bác mất, “đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”, đồng bào tiếc thương, nhân loại ngậm ngùi… Từ ngày 2/9/1969 – ngày Bác về với cõi “vĩnh hằng” đến nay đã được 46 năm, mà sao mỗi khi đến thăm lăng Bác, trong em vẫn luôn hiện hữu hình ảnh người cha hiền từ, vô vàn kính yêu.
          Em rất may mắn khi có dịp viếng thăm nơi Người yên nghỉ cùng các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh khối 7 - Trường THCS Lê Quý Đôn – TP Lào Cai nhân chuyến đi trải nghiệm “Về với cội nguồn”. Một người con sống xa thủ đô nay được cùng bạn bè, thầy cô gửi lại nơi đây vòng hoa chan chứa tình cảm kính yêu, trong lòng em vô cùng xúc động xen lẫn niềm tự hào.
          Từ sáng sớm tinh sương, khi mặt trời còn chưa ló rạng, đoàn cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh khối 7 trường em đã háo hức, hồi hộp đến bên Lăng. Khí trời mát lạnh, gió hiu hiu thổi, cây cỏ xào xạc theo bước chân em như đang đón chào những mầm non đất nước. Em thấy lâng lâng vui sướng, cảm giác như Bác đang ở trong lăng, đang vui vẻ đón chúng em. Hình ảnh đầu tiên em nhìn thấy là “Những hàng tre xanh xanh Việt Nam, bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”, cho dù “phong ba bão táp” vẫn cao vút, xanh thẫm, như ý chí quyết tâm gìn giữ đất nước của người Việt qua bao thế kỉ. Bao loài hoa đằm thắm toả hương mát dịu, bao cây cỏ xanh tươi vẫy chào chúng em. Các chú chiến sĩ trong bộ quân phục trắng đứng nghiêm trang, giữ gìn giấc ngủ Bác bình yên. Ẩn hiện trên khuôn mặt của các chú là vẻ tự hào và niềm tin phơi phới, khi được thay mặt toàn thể nhân dân, toàn thể 54 dân tộc anh em sinh sống trên mảnh đất chữ S canh giữ, bảo vệ giấc ngủ thiên thu của Người. Kia rồi, lăng Bác trên quảng trường Ba Đình lịch sử còn bao phủ một màn sương mỏng, uy nghiêm, trang trọng. Lăng Bác như bông sen trong đầm sen Tháp Mười. Lăng Người là trái tim của Hà Nội, là trái tim của nhân dân Việt Nam.
         Sau khi tham dự lễ Chào cờ trên quảng trường Ba Đình, học sinh chúng em được dẫn đến Hội trường Ban quản lý Lăng để xem những thước phim tài liệu vô cùng xúc động: “Những phút giây cuối đời của Bác Hồ”. Thước phim ngắn như đưa em trở về bên Bác, nhìn thấy từng hành động của Bác, thấm sâu hơn tình yêu thương của Bác với nhân dân, đồng chí, đồng bào và các em nhỏ. Đến những phút cuối, cả khán phòng thổn thức, lệ tràn khoé mi. Cả khi rời phòng chiếu, nhiều bạn còn cố cắn chặt môi, ngăn tiếng khóc nức nở.
         Tiếp theo, chúng em nhanh chân xếp hàng để làm lễ Báo công dâng lên Bác. Đứng giữa quảng trường đầy gió, đầy nắng, chúng em báo với Người những thành tích, nỗ lực của chúng em trong suốt chặng đường tuy khó khăn vất vả nhưng rất đỗi tự hào của trường THCS Lê Quý Đôn. Nắng thêm vàng, hương hoa thêm đượm, có lẽ Bác đang vui, đang tự hào về chúng em. Em như thấy Bác đang lắng nghe, mỉm cười hạnh phúc, dành cho chúng em những cái nhìn chan chứa yêu thương ở khắp mọi nơi. Trong em vang lên một lời hứa: năm sau con sẽ về đây thăm Bác, dâng lên Bác nhiều thành tích hơn, nhiều bông hoa điểm tốt hơn để xứng đáng là cháu Bác Hồ. Đoàn chúng em lặng lẽ, thành kính chầm chậm đi qua nơi Bác nằm. Đến bên Bác, ai cũng vô cùng xúc động, cũng muốn dừng chân lâu hơn để ngắm nhìn thật kĩ dáng ngủ yên bình, chòm râu dài, mái tóc bạc phơ của Bác, muốn thời gian lắng đọng lại để có thể nói hết tình cảm của mình đối với Bác. Người nằm đó như ngủ, ngủ một giấc ngủ yên bình, thanh thản, không mảy may lo âu… Phút giây ấy sao mà xúc động quá, thiêng liêng quá!
         Rời lăng Bác, chúng em theo chân chú hướng dẫn viên đi vào thăm “cõi Bác xưa”. Đó là Phủ Chủ Tịch, là đường Xoài hoa trắng nắng đu đưa, là Nhà sàn đơn sơ nhưng chan chứa hơi ấm của Người… Ở mỗi nơi ấy đều lưu lại rất nhiều những kỉ niệm về tình cảm của Bác đối với nhân dân và các cháu thiếu nhi. Chao ôi! Một vị lãnh tụ như Người, tại sao lại có thể sống giản dị đến vậy. Đây đôi dép cao su mòn đế, kia tấm áo ka-ki đã sờn vai,… Ai ai cũng ghi lại rất nhiều ấn tượng trong thâm tâm về hình ảnh một con người giản dị, kính mến. Tạm rời “cõi Bác xưa” để trở lại trước quãng trường Ba Đình thênh thang đầy nắng và gió, hoa cỏ ngát hương, em càng hiểu rằng lăng Bác trở thành niềm tin và sức mạnh cho đồng bào cả nước, là hơi ấm tình thương cho các cháu thiếu nhi. Ở nơi ấy, từng ngày, từng ngày những người con Việt Nam và khách quốc tế vẫn nối tiếp về thủ đô viếng Bác. Ai ai cũng một lòng thành kính vị cha già của dân tộc. Và em cũng vậy, đã nghe nhiều, xem nhiều qua các tranh ảnh, qua những thước phim tư liệu … nhưng đây là lần đầu tiên được tận mắt đến viếng thăm nơi Bác nghỉ, được nhìn thấy Bác ngủ yên, lòng em trào dâng cảm xúc khó tả.
         Trở lại Lào Cai, nơi địa đầu Tổ quốc sau một chuyến đi ngắn ngày, em vẫn lưu lại trong trí óc mình cảm giác vui sướng, hạnh phúc khi được đặt chân đến quảng trường Ba Đình lịch sử, được lặng lẽ ngắm nhìn vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc. Chuyến về Hà Nội viếng Bác lần này, em đã tích lũy thêm nhiều kiến thức và thực tiễn sinh động về tấm gương của Bác, các đức tính cao quý của Bác. Chuyến đi càng khiến cho tình cảm của một cô bé với vị lãnh tụ của dân tộc thêm sâu sắc. Cảm ơn Bác đã đến với cuộc đời này, đưa một dân tộc đến với ánh sáng, đến với sự tự do, độc lập. Em thầm nhẩm theo bài hát quân hành đang vang lên và thầm hứa sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để xứng đáng “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” như nguyện vọng của Bác.

 

Cảm xúc khi về thăm Lăng Bác trong
chuyến đi trải nghiệm thực tế

 

                                                                                     “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
               Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
                      Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
                                               (Viễn Phương)
 

         Những vần thơ ngợi ca, thương nhớ Bác như vẫn vang vọng trong tâm khảm của mỗi người con đất Việt. Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, là mặt trời soi tỏ con đường những sớm mai, là vị cha già kính yêu vô vàn. Bác là người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, lãnh đạo toàn dân giương cao ngọn cờ, quyết giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Ngày Bác mất, “đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”, đồng bào tiếc thương, nhân loại ngậm ngùi… Từ ngày 2/9/1969 – ngày Bác về với cõi “vĩnh hằng” đến nay đã được 46 năm, mà sao mỗi khi đến thăm lăng Bác, trong em vẫn luôn hiện hữu hình ảnh người cha hiền từ, vô vàn kính yêu.
          Em rất may mắn khi có dịp viếng thăm nơi Người yên nghỉ cùng các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh khối 7 - Trường THCS Lê Quý Đôn – TP Lào Cai nhân chuyến đi trải nghiệm “Về với cội nguồn”. Một người con sống xa thủ đô nay được cùng bạn bè, thầy cô gửi lại nơi đây vòng hoa chan chứa tình cảm kính yêu, trong lòng em vô cùng xúc động xen lẫn niềm tự hào.
          Từ sáng sớm tinh sương, khi mặt trời còn chưa ló rạng, đoàn cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh khối 7 trường em đã háo hức, hồi hộp đến bên Lăng. Khí trời mát lạnh, gió hiu hiu thổi, cây cỏ xào xạc theo bước chân em như đang đón chào những mầm non đất nước. Em thấy lâng lâng vui sướng, cảm giác như Bác đang ở trong lăng, đang vui vẻ đón chúng em. Hình ảnh đầu tiên em nhìn thấy là “Những hàng tre xanh xanh Việt Nam, bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”, cho dù “phong ba bão táp” vẫn cao vút, xanh thẫm, như ý chí quyết tâm gìn giữ đất nước của người Việt qua bao thế kỉ. Bao loài hoa đằm thắm toả hương mát dịu, bao cây cỏ xanh tươi vẫy chào chúng em. Các chú chiến sĩ trong bộ quân phục trắng đứng nghiêm trang, giữ gìn giấc ngủ Bác bình yên. Ẩn hiện trên khuôn mặt của các chú là vẻ tự hào và niềm tin phơi phới, khi được thay mặt toàn thể nhân dân, toàn thể 54 dân tộc anh em sinh sống trên mảnh đất chữ S canh giữ, bảo vệ giấc ngủ thiên thu của Người. Kia rồi, lăng Bác trên quảng trường Ba Đình lịch sử còn bao phủ một màn sương mỏng, uy nghiêm, trang trọng. Lăng Bác như bông sen trong đầm sen Tháp Mười. Lăng Người là trái tim của Hà Nội, là trái tim của nhân dân Việt Nam.
         Sau khi tham dự lễ Chào cờ trên quảng trường Ba Đình, học sinh chúng em được dẫn đến Hội trường Ban quản lý Lăng để xem những thước phim tài liệu vô cùng xúc động: “Những phút giây cuối đời của Bác Hồ”. Thước phim ngắn như đưa em trở về bên Bác, nhìn thấy từng hành động của Bác, thấm sâu hơn tình yêu thương của Bác với nhân dân, đồng chí, đồng bào và các em nhỏ. Đến những phút cuối, cả khán phòng thổn thức, lệ tràn khoé mi. Cả khi rời phòng chiếu, nhiều bạn còn cố cắn chặt môi, ngăn tiếng khóc nức nở.
         Tiếp theo, chúng em nhanh chân xếp hàng để làm lễ Báo công dâng lên Bác. Đứng giữa quảng trường đầy gió, đầy nắng, chúng em báo với Người những thành tích, nỗ lực của chúng em trong suốt chặng đường tuy khó khăn vất vả nhưng rất đỗi tự hào của trường THCS Lê Quý Đôn. Nắng thêm vàng, hương hoa thêm đượm, có lẽ Bác đang vui, đang tự hào về chúng em. Em như thấy Bác đang lắng nghe, mỉm cười hạnh phúc, dành cho chúng em những cái nhìn chan chứa yêu thương ở khắp mọi nơi. Trong em vang lên một lời hứa: năm sau con sẽ về đây thăm Bác, dâng lên Bác nhiều thành tích hơn, nhiều bông hoa điểm tốt hơn để xứng đáng là cháu Bác Hồ. Đoàn chúng em lặng lẽ, thành kính chầm chậm đi qua nơi Bác nằm. Đến bên Bác, ai cũng vô cùng xúc động, cũng muốn dừng chân lâu hơn để ngắm nhìn thật kĩ dáng ngủ yên bình, chòm râu dài, mái tóc bạc phơ của Bác, muốn thời gian lắng đọng lại để có thể nói hết tình cảm của mình đối với Bác. Người nằm đó như ngủ, ngủ một giấc ngủ yên bình, thanh thản, không mảy may lo âu… Phút giây ấy sao mà xúc động quá, thiêng liêng quá!
         Rời lăng Bác, chúng em theo chân chú hướng dẫn viên đi vào thăm “cõi Bác xưa”. Đó là Phủ Chủ Tịch, là đường Xoài hoa trắng nắng đu đưa, là Nhà sàn đơn sơ nhưng chan chứa hơi ấm của Người… Ở mỗi nơi ấy đều lưu lại rất nhiều những kỉ niệm về tình cảm của Bác đối với nhân dân và các cháu thiếu nhi. Chao ôi! Một vị lãnh tụ như Người, tại sao lại có thể sống giản dị đến vậy. Đây đôi dép cao su mòn đế, kia tấm áo ka-ki đã sờn vai,… Ai ai cũng ghi lại rất nhiều ấn tượng trong thâm tâm về hình ảnh một con người giản dị, kính mến. Tạm rời “cõi Bác xưa” để trở lại trước quãng trường Ba Đình thênh thang đầy nắng và gió, hoa cỏ ngát hương, em càng hiểu rằng lăng Bác trở thành niềm tin và sức mạnh cho đồng bào cả nước, là hơi ấm tình thương cho các cháu thiếu nhi. Ở nơi ấy, từng ngày, từng ngày những người con Việt Nam và khách quốc tế vẫn nối tiếp về thủ đô viếng Bác. Ai ai cũng một lòng thành kính vị cha già của dân tộc. Và em cũng vậy, đã nghe nhiều, xem nhiều qua các tranh ảnh, qua những thước phim tư liệu … nhưng đây là lần đầu tiên được tận mắt đến viếng thăm nơi Bác nghỉ, được nhìn thấy Bác ngủ yên, lòng em trào dâng cảm xúc khó tả.
         Trở lại Lào Cai, nơi địa đầu Tổ quốc sau một chuyến đi ngắn ngày, em vẫn lưu lại trong trí óc mình cảm giác vui sướng, hạnh phúc khi được đặt chân đến quảng trường Ba Đình lịch sử, được lặng lẽ ngắm nhìn vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc. Chuyến về Hà Nội viếng Bác lần này, em đã tích lũy thêm nhiều kiến thức và thực tiễn sinh động về tấm gương của Bác, các đức tính cao quý của Bác. Chuyến đi càng khiến cho tình cảm của một cô bé với vị lãnh tụ của dân tộc thêm sâu sắc. Cảm ơn Bác đã đến với cuộc đời này, đưa một dân tộc đến với ánh sáng, đến với sự tự do, độc lập. Em thầm nhẩm theo bài hát quân hành đang vang lên và thầm hứa sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để xứng đáng “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” như nguyện vọng của Bác.

 

8 tháng 10 2023

Being a doctor is not just a profession, but it is a calling. It is a life mission to serve and help those in need, to alleviate their pain and suffering. Every day, doctors wake up to face new challenges, and they do so with courage and compassion. They are the lifeline of society, working tirelessly to heal the sick and save lives. The trust and respect that patients put in their doctors are beyond measure, and it is not a responsibility that is taken lightly. Doctors sacrifice their own time, energy, and sometimes even their own health to care for their patients. Despite the countless obstacles they face, they are driven by their love for humanity and their purpose to make a difference in this world. Being a doctor is more than a job, it is a vocation that is rooted in empathy, perseverance, and dedication.
đây nha :3

8 tháng 10 2023

đây nha My father is a doctor. Dad's work is very busy and hard. Every day, dad has to go to the hospital early. Dad will examine the patients. Sometimes, dad had to stay at the hospital to be on duty. However, Dad loved his job very much. And I'm very proud of my dad.

10 tháng 4 2019

Trung Quốc: HongKong, sông Trường Giang, Vạn lí trường thành,...

Lào: Viêng Chăn, thác Kuang Si, động Pak Ou,...

Campudia: Đền Angkor Vat, đền Ta Prohm,...

Hôm nay mik xin giới thiệu cho các bạn một địa danh mà mik rất thích đó là tòa tháp Tokyo cao 332.9 m tại quận Minato, Tokyo, Nhật Bản.Tháp được xây vào năm 1958, nguồn thu chính của tháp là du lịch và cho thuê đặt ăngten. Trên 150 triệu người đến thăm tháp kể từ khi nó được khánh thành. Một tòa nhà bốn tầng mang tên FootTown nằm ngày bên dưới tháp, gồm các bảo tàng, quán ăn và cửa hiệu. Khởi hành từ đó, du khách có thể lên hai đài quan sát. Đài quan sát chính gồm hai tầng nằm trên độ cao 150 mét, trong khi đài quan sát đặc biệt có quy mô nhỏ hơn nằm tại độ cao 249,6 mét.Tháp đóng vai trò là một cấu trúc hỗ trợ cho ăngten. Theo dự định ban đầu, các ăngten phát sóng truyền hình-phát thanh được lắp đặt vào năm 1961. Tuy nhiên, số hóa truyền hình theo kế hoạch có vấn đề do chiều cao của tháp là 332,9 m không đủ cao để hỗ trợ thỏa đáng hoàn toàn cho phát sóng kỹ thuật số trong khu vực. Một tháp phát sóng kỹ thuật số cao hơn mang tên Tokyo Skytree được hoàn thành vào năm 2012.Người sáng lập và chủ tịch của Nippon Denpatō là Hisakichi Maeda, người chủ sở hữu và vận hành tháp, ban đầu lên kế hoạch xây tháp Tokyo cao hơn Tòa nhà Empire State tại New York có độ cao 381 mét và đương thời là cấu trúc cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, kế hoạch thất bại do thiếu kinh phí và vật liệu. Độ cao của tháp cuối cùng được xác định bằng khoảng cách mà các đài truyền hình cần để truyền sóng khắp khu vực Kanto, một bán kính khoảng 150 kilômét . Tachū Naitō là nhà thiết kế nổi tiếng trong xây dựng cao ốc tại Nhật Bản, ông được lựa chọn làm người thiết kế tháp mới được đề xuất. Quan sát phương Tây để lấy cảm hứng, Naito thiết kế dựa trên tháp Eiffel tại Paris, Pháp. Với sự giúp đỡ của công ty công trình Nikken Sekkei Ltd., Naitō tuyên bố thiết kế của ông có thể chịu được các trận động đất có cường độ gấp hai lần Đại địa chấn Kanto 1923 hoặc bão có sức gió lên đến 220 kilômét một giờ.Hai nguồn thu chủ yếu của Tháp Tokyo là thuê ăngten và du lịch. Tháp có chức năng của một cấu trúc hỗ trợ ăngten phát sóng phát thanh và truyền hình và là một địa điểm du lịch thu hút. Tính đến năm 2008, trên 150 triệu lượt người đến thăm tháp từ khi nó được khánh thành vào cuối năm 1958. Số lượt thăm tháp giảm dần cho đến khi chạm đáy ở mức 2,3 triệu vào năm 2000. Khu vực đầu tiên mà du khách phải đến khi muốn lên tháp là FootTown, một tòa nhà bốn tầng đặt ngay bên dưới tháp. Tại đây, du khách có thể dùng bữa, mua sắm, và thăm một số bảo tàng và nhà triển lãm. Có thể sử dụng thang máy khởi hành từ tầng một của FootTown để lên đài quan sát đầu tiên, là Đài quan sát chính có hai tầng. Với mức giá vé khác, du khách có thể từ tầng hai của Đài quan sát chính lên Đài quan sát đặc biệt.Tháp Tokyo có hai cát tường vật mang tên Noppon, chúng là anh trai có quần áo màu lam, và em trai có quần áo màu đỏ. Chúng "sinh" ngày 23 tháng 12 năm 1998 để đánh dấu 40 năm khánh thành Tháp Tokyo.

13 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé: 

Mở bài: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất của em là chuyến về thăm quê nội cách đây 1 tuần...) 

Thân bài: 

Nêu lên hoàn cảnh diễn ra trải nghiệm đó? 

Diễn ra trong bao lâu? Với những ai? 

Các hoạt động diễn trong trải nghiệm đó: 

+ Em đã đi đâu? 

+ Đã làm những gì? 

+ Đã được gặp những ai? 

... 

Cảm xúc của em về những trải nghiệm đó? 

Những trải nghiệm đó để lại cho em những kỉ niệm gì? 

Kết bài. 

Bày tỏ một lần nữa tình cảm của em đối với trải nghiệm đó.  

_mingnguyet.hoc24_ 

 

25 tháng 7 2016

Trời ơi đề này của bn lm 3 yêu cầu lận đó.S tham quá z

26 tháng 7 2016

Xin lỗi,nếu có thể thì bạn giúp mình làm 1 phần thôi đc k?Mk làm xong rồi,chỉ cần tham khảo thôi

24 tháng 4 2018

Tet holiday is celebrating on the fist day of the Lunar New Year.Some weeks before New Year , the Vietnamese clean their houses and repaint the walls.They also buy new clothes.One or two days before the festival,people make banh chung- the traditional cakes,and other goodies. On the New The'Eve, whole family for reguin dinner.Every members of the family should be present during the dinner.On the New Year Moring,the young members of family pay their respect to the elders. In return they receive lucky money wrapped in red tiny evenlopes. Then people go to visit their neighbors,some friends and relatives.

Chúc bạn học tốt!

10 tháng 1 2018
Talk about a favourite TV programme
Nói về một chương trình ti vi yêu thích

Các em hãy theo dõi đoạn phim ngắn dưới đây, rồi cùng nghe và luyện tập đọc các câu mẫu cho bên dưới. Sau đó hãy ghi âm và so sánh bài nói của mình với bài mẫu nhé. Chúc các em học tốt.

  

My favourite TV programme is “Discovering The World”. 

 

It provides us with a lot of interesting facts about nature, the universe, humans, animals and plants all over the world. 

 

It's on VTV3 channel, at 12 pm from Monday to Thursday. 

 

I it so much because it gives me a lot of information about everything around us. 

 

You know I discovering strange facts about our planet, so this programme is very useful and interesting to me. 

10 tháng 1 2018

Hello, everyone! I am Phuong. I would to present to you about my favorite TV program.  My favorite TV program is Hello Jadoo - a famous program. I this program because it is very funny and entertaining. It's on Disney Channel at 5pm from Tuesday to Saturday every week. I always watch it . This program is about a cute girl, funny and intelligent but quite lazy and friends good-hearted, genial of jadoo. Through cartoon, I developed communication skills, perseverance and life skills. I wish cartoon will premiere viewers or more episodes and more meaningful. Well that’s it from me. Thanks very much!

TK MIK NHA ~~~~~~~~~~~~

8 tháng 3 2016

Tuy nhiên, về lý luận cũng như thực tiễn xét xử việc hiểu và áp dụng tình tiết này còn nhiều quan điểm khác nhau. Mặt khác, các cơ quan có thẩm quyền cũng chưa giải thích hoặc hướng dẫn chính thức nên thực tiễn xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn khi phải cân nhắc có áp dụng hay không áp dụng các tình tiết này trong vụ án cụ thể. Với bài viết này, chúng tôi cũng không hy vọng sẽ đáp ứng được tất cả những vấn đề mà thực tiễn đặt ra, mà chỉ trao đổi một số điểm để bạn đọc và đặc biệt là các đồng nghiệp tham khảo.

 

Phạm tội đối với trẻ em là trường hợp người phạm tội xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự và các quyền khác mà trẻ em có theo quy định của pháp luật.

 

Theo Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì người dưới 16 tuổi là trẻ em. Quy định về độ tuổi đối với trẻ em của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự về độ tuổi của trẻ em. Ví dụ: Điều 112 Bộ luật hình sự quy định: “người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”; Điều 114 Bộ luật hình sự quy định: “người nào cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”; Điều 115 Bộ luật hình sự quy định“người nào đã thành niên giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”.v.v…

 

Phạm tội đối với trẻ em được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, không chỉ xuất phát từ quan điểm bảo vệ trẻ em là bảo vệ tương lai của đất nước, bảo vệ lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn xuất phát từ một thực tế là trẻ em là người không có khả năng tự vệ, và đây là lý do chính mà nhà làm luật quy định “phạm tội đối với trẻ em” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Do đó khi xác định mức độ tăng nặng của tình tiết này sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của nạn nhân. Nếu trẻ em càng ít tuổi, sự kháng cự càng yếu ớt thì mức tăng nặng càng nhiều.

 

Tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” không chỉ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quyết định hình phạt tại điểm h khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự  mà trong nhiều trường hợp nó là yếu tố định tội như: hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô, mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.v.v… hoặc là yếu tố khung hình phạt như: giết trẻ em, đe doạ giết trẻ em, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của trẻ em, lây truyền HIV cho người chưa thành niên là trẻ em, bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản.v.v…. Vì vậy, khi Bộ luật hình sự quy định tình tiết này là yếu tố định tội hoặc khung hình phạt, thì không được coi là tình tiết tăng nặng để áp dụng điểm h khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự khi quyết định hình phạt nữa.

 

Trẻ em là người dưới 16 tuổi, nên việc xác định tuổi của người được xác định là trẻ em là một yêu cầu bắt buộc của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hồ sơ vụ án nhất thiết phải có giấy khai sinh của người bị hại là trẻ em, nếu không có giấy khai sinh thì phải có các tài liệu chứng minh người bị hại là người chưa đến 16 tuổi. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp việc xác định tuổi của người bị hại gặp rất nhiều khó khăn, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng hết mọi biện pháp nhưng vẫn không xác định được tuổi của người bị hại. Vậy trong trường hợp này, việc tính tuổi của người bị hại để xác định họ có phải là trẻ em hay không sẽ như thế nào ? Vấn đề này, hiện nay có hai ý kiến khác nhau:

 

Ý kiến thứ nhất cho rằng, nếu không biết ngày sinh thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó, nếu không biết ngày, tháng sinh thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của năm đó. Ví dụ: Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ xác định được cháu Trịnh Hồng D sinh vào tháng 6 năm 1990, thì lấy ngày sinh của cháu D là ngày 30 tháng 6 năm 1990; nếu chỉ biết năm sinh của cháu D là năm 1990, không biết sinh ngày tháng nào thì lấy ngày 31 tháng 12 năm 1990 là ngày tháng năm sinh của cháu D. Cách tính này là không có lợi cho ngời phạm tội, vì người bị hại càng ít tuổi bao nhiêu thì người phạm tội càng bị trách nhiệm nặng bấy nhiêu. Theo quan điểm này xuất phát từ nguyên lý, trẻ em cần dược bảo vệ đặc biệt, nên cơ quan áp dụng pháp luật cũng phải quan tâm đặc biệt hơn.

 

Còn ý kiến thứ hai thì cho rằng, nếu không biết ngày sinh thì lấy ngày đầu tiên của tháng đó, nếu không biết ngày, tháng sinh thì lấy ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của năm đó. Ví dụ: chỉ xác định được cháu Hồ Thị M sinh vào tháng 8 năm 1990 thì lấy ngày sinh của cháu M là ngày 01 tháng 8 năm 1990; nếu chỉ biết năm sinh của cháu M là năm 1990, không biết sinh ngày tháng nào thì lấy ngày 01 tháng 01 năm 1990 là ngày tháng năm sinh của cháu M. Cách tính này theo hướng có lợi cho người phạm tội. Theo quan điểm này thì việc tính tuổi người bị hại theo hướng có lợi cho người phạm tội nhưng cũng không có nghĩa là gây bất lợi cho người bị hại là trẻ em, vì dù là trẻ em hay người đã đủ 16 tuổi hoặc người đã thành niên khi bị xâm hại, sự khác nhau về tính chất nguy hiểm cho xã hội lại chính từ người phạm tội chứ không phải ở phía người bị hại. Việc bồi thường danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ, tài sản cho người bị hại là trẻ em vẫn được bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật; không vì người bị hại là trẻ em thì được nhiều hơn người bị hại là người đã thành niên. Do đó việc xác định tuổi của người bị hại có ý nghĩa đối với người phạm tội nhiều hơn là đối với người bị hại. Chúng tôi đồng ý với cách xác định thứ hai. Tuy nhiên, để tránh tình trạng mỗi nơi xác định một khác, thì các cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể.*

 

Khi xác định tình tiết phạm tội đối với trẻ em, các cơ quan tiến hành tố tụng có cần chứng minh ý thức chủ quan của người phạm tội là phải biết người bị hại là trẻ em thì mới áp dụng tình tiết này không ? Đây cũng là vấn đề lâu nay về lý luận cũng như thực tiễn xét xử cũng còn ý kiến khác nhau:

 

Ý kiến thứ nhất cho rằng, về nguyên tắc, đối với tình tiết tăng nặng nói chung và tình tiết phạm tội đối với trẻ em nói riêng, người phạm tội phải thấy trước hoặc có thể thấy trước người mà mình xâm phạm là trẻ em, thì mới được coi là tình tiết tăng nặng đối với họ. Nếu có lý do chính đáng mà người phạm tội không thấy được trước hoặc không thể thấy được trước, thì dù người bị hại đúng là trẻ em thật cũng không bị coi là phạm tội đối với trẻ em. Ví dụ: Đặng Xuân T điều khiển xe tải, do phóng nhanh vượt ẩu đã đâm thẳng đầu xe vào một nhà dân bên đường. Sau khi tai nạn xảy ra, T cũng bị thương nặng phải đưa đi bệnh viện cấp cứu; tại bệnh viện, T được người nhà cho biết vụ tai nạn do T gây ra làm chết cháu Nguyễn Thị H 10 tuổi đang nằm ngủ trên giường. Trong trường hợp này, khi phạm tội T không thể biết trong nhà có người hay không có người, nếu có người thì cũng không thể biết đó là người lớn hay trẻ em. Do đó Đặng Xuân T không bị áp dụng tình tiết “phạm tội đối với trẻ em”.

 

Ý kiến thứ hai cho rằng, việc có cần xác định ý thức chủ quan của người phạm tội đối với tình tiết tăng nặng hay không phải căn cứ cứ vào nội dung của tình tiết tăng nặng cụ thể được quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, chứ không thể cứ là tình tiết tăng nặng thì người phạm tội phải biết trước hoặc có thể biết trước thì mới bị áp dụng. Bởi lẽ, trong các tình tiết tăng nặng quy định tại điều 48 Bộ luật hình sự không phải tình tiết nào cũng đòi hỏi người phạm tội cũng phải thấy được trước hoặc có thể thấy được trước thì mới buộc người phạm tội phải chịu, mà có những tình tiết bản thân nó đã chứa đựng tính chất tăng nặng trách nhiệm hình sự và mặc nhiên người phạm tội phải thấy trước. Ví dụ: tình tiết tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm là tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội, nó tồn taị khách quan ngoài ý muốn chủ quan của con người, chỉ cần có đủ các điều kiện quy định của pháp luật là nó xuất hiện, dù người phạm tội có muốn hay không muốn. Ngược lại, có tình tiết nếu người phạm tội không nhận thức được trước khi thực hiện thì không thể buộc họ phải chịu. Ví dụ: tình tiết lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội  để phạm tội, là tình tiết người phạm tội phải nhận thức được, nếu họ không nhận thức được thì không thể buộc họ phải chịu. Chúng tôi đồng tình với ý kiến này và phân tích thêm một số khía cạch về pháp lý cũng như thực tiễn như sau:

 

Khi nghiên cứu các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, chúng ta thấy có tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội, có tình tiết thuộc về hành vi khách quan, có tình tiết thuộc về ý thức chủ quan và có tình tiết chỉ là sự vật hoặc hiện tượng khách quan. Cùng một hiện tượng nhưng nhà làm luật quy định khác nhau thì việc xác định cũng khác nhau. Ví dụ: người bị hại là phụ nữ có thai, nhưng nhà làm luật quy định “giết phụ nữ mà biết là có thai” (điểm b khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự) thì buộc người phạm tội phải biết người mà mình giết là phụ nữ đang có thai. Trong trường hợp người phạm tội nhầm tưởng là người mà mình giết là có thai nhưng thực tế không có thái thì người phạm tội ẫn bị áp dụng tình tiết “giết phụ nữ mà biết là có thai” . Ví dụ: Ví dụ: Vũ Xuân K là tên lưu manh cùng đi một chuyến ô tô với chị Bùi Thị M. Do tranh giành chỗ ngồi nên hai bên cãi nhau. K đe doạ: “Về tới bến biết tay tao!” Khi xe đến bến, K thấy chị M đi khệnh khạng, bụng lại hơi to, K tưởng chị M có thai, vừa đánh chị M, K vừa nói: “Tao đánh cho mày trụy thai để mày hết thói chua ngoa”. Mọi người thấy K đánh chị M bèn can ngăn và nói: “Người ta bụng mang dạ chửa đừng đánh nữa phải tội”. Nhưng K vẫn không buông tha. Bị đá vỡ lá lách nên chị M bị chết. Sau khi chị M chết mới biết là chị không có thai mà chị giấu thuốc lá 555 trong người giả vờ là người có thai để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Biên bản khám nghiệm tử thi cũng kết luận là chị M không có thai. Ngược lại có trường hợp người bị giết là phụ nữ có thai thật nhưng trong hoàn cảnh cụ thể người phạm tội không thể biết được người phụ nữ mà mình xâm phạm là đang có thai thì người phạm tội cũng không bị coi là “giết phụ nữ mà biết là có thai”. Ví dụ: Đỗ Quốc C là khách qua đường vào ăn phở trong tiệm phở của chị Phạm Thị H. A chê phở không ngon, chị H cũng chẳng vừa bèn nói lại: “ít tiền mà cũng đòi ăn ngon, đồ nhà quê!” A bực tức lao vào đấm đá chị H liên tiếp. Do bị đá đúng chỗ hiểm chị H đã chết sau đó vài giờ. Khi khám nghiệm tử thi mới biết chị H đang có thai hai tháng.

 

Phạm tội đối với trẻ em không phải là tình tiết thuộc về mặt chủ quan của tội phạm mà là tình tiết thuộc về mặt khách quan. Một người bao nhiêu tuổi là căn cứ vào ngày tháng năm sinh của người đó chứ không phụ thuộc vào nhận thức của người khác. Nếu phụ thuộc vào nhận thức của người khác thì thực tế có thể có người nhiều tuổi nhưng người khác lại tưởng là còn ít tuổi và ngược lại. Thông thường, khi bị quy kết là phạm tội đối với trẻ em, người phạm tội thường nại rằng họ không biết đó là trẻ em, nhất là đối với người bị hại ở độ tuổi giáp ranh trên dưới 16 tuổi. Ví dụ: Đỗ Xuân Đ thoả thuận với Vũ Thị C là chủ nhà nghỉ “Sao Khuya” tìm cho Đ một gái bán dâm. Vũ Thị C đồng ý và gọi Trần Thị H là gái bán dâm đến nhà nghỉ theo yêu cầu của Đ. Trong lúc Đ đang thực hiện hành vi giao cấu với H thì bị lực lượng Công an bắt quả tang. Kiểm tra giấy tờ của Trần Thị H thì biết H chưa đủ 16 tuổi; Lực lượng Công an đã lập biên bản về việc Đỗ Xuân Đ giao cấu với trẻ em. Khi yêu cầu Đ ký vào biên bản phạm tội quả tang thì Đ không ký và nại ra rằng, không biết người mà  mình giao cấu là trẻ em.

 

Vì là tình tiết thuộc mặt khách quan nên nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, do đó không cần người phạm tội phải nhận thức được hoặc buộc họ phải nhận thức được đối tượng mà mình xâm phạm là trẻ em thì mới coi là tình tiết tăng nặng, mà chỉ cần xác định người mà người phạm tội xâm phạm là trẻ em thì người phạm tội đã bị coi là phạm tội đối với trẻ em rồi.

 

 Tuy nhiên, trong một số trường hợp phạm tội do vô ý, việc xác định tình tiết phạm tội đối với trẻ em không hoàn toàn giống như trường hợp phạm tội do cố ý, mà trong một số trường hợp mặc dù người bị hại là trẻ em nhưng việc áp dụng tình tiết phạm tội đối với trẻ em cần phân biệt:

 

- Nếu phạm tội do vô ý nhưng trước khi thực hiện hành vi người phạm tội đã biết rõ đối tượng tác động là trẻ em, thì phải coi là phạm tội đối với trẻ em. Ví dụ: Hoàng Văn S đi săn trong rừng, thấy một bé gái (sau này xác định có tên là Nguyễn Thị M) đang lấy măng; cùng lúc đó có một con chồn chạy qua chỗ cháu M, Hoàng Văn S dương súng bắn chồn nhưng đạn lại trúng cháu M làm cháu M bị thương nặng có tỷ lệ thương tật là 65%. Hành vi phạm tội của Hoàng Văn S bị truy tố và xét xử về tội vô ý gây thương tích cho người khác. Trong trường hợp phạm tội cụ thể này, trước khi dương súng bóp cò, S biết hướng bắn có người mà người này là trẻ em nhưng do quá tin vào khả năng bắn súng của mình (vô ý vì quá tự tin) nên đã gây thương tích nặng cho cháu M. Hành vi phạm tội của S phải coi là phạm tội đối với trẻ em.

 

- Nếu bị cáo phạm tội do vô ý và trước khi thực hiện hành vi phạm tội bị cáo không biết hoặc không đủ điều kiện để biết trước người mà mình xâm phạm là trẻ em, thì không coi là phạm tội đối với trẻ em như trường hợp của Đặng Xuân T đã nêu ở trên thì không coi là phạm tội đối với trẻ em.

 

Thực tiễn xét xử có trường hợp người phạm tội cũng là trẻ em thì có coi là phạm tội đối với trẻ em không.Ví dụ: Nguyễn Văn D 15 tuổi 4 tháng 10 ngày dùng dao nhọn Thái Lan đâm vào bụng Trần Quang T 15 tuổi 8 tháng 20 ngày làm cho T bị thương có tỷ lệ thương tật là 45%. Nếu coi hành vi phạm tội của Nguyễn Văn D là phạm tội đối với trẻ em thì thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ năm năm đến mười lăm năm, là tội phạm rất nghiêm trọng và D mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu không coi hành vi phạm tội của Nguyễn Văn D là phạm tội đối với trẻ em thì chỉ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng thì D không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vì theo khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

 

Đây là vấn đề chưa được giải thích hoặc hướng dẫn cũng như chưa được trao đổi, bình luận hoặc đề cậptrên các báo chí hoặc trong các cuộc hội thảo khoa học. Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề vừa mang tính chất pháp lý vừa có tính chất xã hội sâu sắc, cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc trên cơ sở khoa học pháp lý, tâm sinh lý của trẻ em và quan điểm xử lý đối với trẻ em phạm pháp. v.v…

 

Việc nghiên cứu một cách tổng thể và đưa ra những chủ trương, những quy định có tính hướng dẫn áp dụng thống nhất là một yêu cầu cấp bách, nhưng cũng không thể nóng vội mà phải có thời gian, nhất là đây lại là vấn đề có liên quan đến chính sách hình sự đối với trẻ em phạm tội. Tuy nhiên, tội phạm thì vẫn xảy ra, trong đó có hành vi phạm tội của trẻ em đối với trẻ em, chúng ta không thể tạm đình chỉ vụ án để chờ hướng dẫn. Do đó, theo chúng tôi trong khi Bộ luật hình sự chưa sửa đổi, bổ sung và chưa có giải thích hoặc hướng dẫn chính thức của cơ quan có thẩm quyền thì việc xác định tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” mà người phạm tội cũng là trẻ em hoặc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cần phải tuân thủ các quy định của Bộ luật hình sự về tình tiết “phạm tội đối với trẻ em”, đồng thời đối chiếu với các quy định của Bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội để có một đường lối xử lý cho phù hợp.

 

Như trên đã phân tích, tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” không chỉ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự mà trong một số trường hợp nó còn là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt. Theo quy định tai khoản 2 Điều 48 Bộ luật hình sự thì những tình tiết dã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng. Nghiên cứu tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” là tình tiết định tội thì thấy: Trong các tội xâm phạm đến trẻ em, có tội nhà làm luật không quy định người phạm tội phải làngười đã thành niên như: tội hiếp dâm trẻ em; tội cưỡng dâm trẻ em; tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Nhưng cũng có một số tội nhà làm luật quy định người phạm tội phải là người đã thành niên như: tội giao cấu với trẻ em; tội dâm ô với trẻ em. Do đó, cũng khó có thể xác định tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” không áp dụng đối với người phạm tội là trẻ em. Hơn nữa, tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” lại là tình tiết  thuộc mặt khách quan, không liên quan gì đến chủ thể của tội phạm mà chỉ liên quan đến người bị xâm phạm (người bị hại). Không có quy định nào của Bộ luật hình sự loại trừ trường hợp trẻ em hoặc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mà phạm tội đối với trẻ em thì không coi là phạm tội đối với trẻ em (trừ trường hợp phạm tội đối với trẻ em là tình tiết định tội quy định tại một số điều luật). Vì vậy, trường hợp phạm tội của Nguyễn Văn D nêu ở trên thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự và theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì Nguyễn Văn D có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chúng tôi nói có thể là vì khi xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các quy định tại Chương X Bộ luật hình sự (từ Điều 68 đến Điều 77) để miễn trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Văn D.

 

Các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự, có những nguyên tắc loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội như: “Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm”. Với các quy định trên, thì đối với trẻ em phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho họ. Trường hợp cần thiết buộc phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trẻ em phạm tội rất nghiêm trọng thì cũng chỉ nên áp dụng biện pháp tư pháp như: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, mà không nên áp dụng hình phạt đối với trẻ em phạm tội. Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội trong những năm qua, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thật quan tâm đặc biệt đối với người chưa thành niên phạm tội, trong đó có trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; chưa mạnh dạn áp dụng các biện pháp tư pháp mà chủ yếu áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo; hình phạt tù giam vẫn còn chiếm tỷ lệ cao; có trường hợp khi điều tra, truy tố, xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng còn “quên” không áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội nên bản án hoặc quyết định đã bị Toà án cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm huỷ để giải quyết lại.

8 tháng 3 2016

Sao dài quá vậy bạn?????

11 tháng 4 2017

Ta có : V=axaxa

suy ra thể tích khối nhỏ là 

1/3a x 1/3a x 1/3 a = 1/27 a

thể tích giảm đi 27 lần 

khối lập phượng nhỏ nặng 

5,4:27= 2 kg 

đổi 2 kg = 2000g

đáp số : 2000 g