K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2021

Toán lớp 8 ko có bài nào kiểu ntn nha 

30 tháng 9 2021

ok cam   on

12 tháng 11 2017

câu 1

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

+ Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm:

Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

+ Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập ( viết tắt ASEAN) tại Băng Cốc (Thái Lan ) gồm 5 nước thành viên : Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.

12 tháng 11 2017

Những đặc điểm cơ bản :

Xã hội phong kiến phương Đông

Xã hội phong kiến Châu Âu

Thời kỳ hình thành :

Từ thế kỷ III tr CN đến khoảng thế kỷ X .

Hình thành sớm.

Thế kỷ V -X

Hình thành muộn .

Thời kỳ phát triển :

Từ thế kỷ X đến XV .

Phát triển chậm .

Từ thế kỷ XI đến XIV .

Phát triển tòan thịnh .

Thời kỳ khủng hoảng và suy vong :

Thế kỷ XVI đến XIX .

Kéo dài ba thế kỷ

Thế kỷ XV đến XVI .

Kết thúc sớm,chuyển sang chủ nghĩa tư bản .

Cơ sở kinh tế :

Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn

Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa .

Các giai cấp cơ bản :

Địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột bằng tô thuế )

Lãnh chúa và nông nô

Bóc lột bằng tô thuế .

Thế chế chính trị :

Quân chủ

Quân chủ

1. Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến :

-Xã hội phong kiến phương Đông hình thành sớm, nhưng lại phát triển chậm chạp, quá trình khủng hỏang suy vong kéo dài .

-Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành muộn hơn, kết thúc sớm hơn nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản .

2.Cơ sở kinh tế -xã hội của xã hội phong kiến:

* Cơ sở kinh tế : chủ yếu là kinh tế nông nghiệp

+Ở phương Đông sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.

+Châu Âu : đóng kín trong các lãnh địa phong kiến

* Xã hội phong kiến có 2 giai cấp cơ bản :

+ Phương Đông : địa chủ và nông dân lĩnh canh.

+ Châu Âu là lãnh chúa và nông nô .

* Bóc lột bằng tô thuế . Tuy nhiên ở Châu Âu sau khi thành thị trung đại ,xuất hiện kinh tế công thương nghiệp phát triển và thị dân ra đời .

3.Nhà nước phong kiến:

Chế độ quân chủ nhưng khác nhau về mức độ và thời gian

Thể chế nhà nước do vua đứng đầu .

- Ở phương Đông vua chuyên chế tăng thêm quyền lực - tập quyền ngay từ đầu .

- Phương Tây từ phân quyền đến tập quyền .

3 tháng 5 2017

mình kết rồi

3 tháng 5 2017

mik nói theo người anh mới học tiếng việt 

26 tháng 12 2017

Quá trình phát triển lâu dài của đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng cùng với cấu trúc địa chất phức tạp làm cho địa hình của châu Á rất đa dạng. Một số đặc điểm chính của địa hình châu Á là:
* Bề mặt bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh
Địa hình châu Á
Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh.

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng...

* Hướng của hệ thống núi

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam.

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á.
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam...

*Sự phân bố địa hình

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính:
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi;
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu;
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á.

Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau:
Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc.
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển.
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên.
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.

=> Từ đó ta thấy được rằng địa hình Châu Á đặc biệt hơn hẳn so với các châu lục khác.

29 tháng 10 2016

Bài thơ Qua Đèo Ngang được ra đời khi nhà thơ có việc đi qua Đèo Ngang. Trước cảnh đẹp hoang vu của chốn thiên nhiên nhà thơ đã sáng tác ra bài thơ này. Hai câu thơ mang lại giá trị biểu cảm trong toàn bộ bài thơ.

Nhà thơ đã vẽ nên cảnh vài chú tiều đang nhặt củi dưới chân núi và mấy nhà chợ vắng vẻ bên sông nhưng bằng nghệ thuật đảo ngữ đặc sắc, tác giả đã tạo nên hai câu thơ đầy sức gợi. Theo cách diễn đạt thông thường, hai câu thơ trên được viết là: Vài chú tiều lom khom dưới núi (hoặc: Vài chú tiều dưới núi lom khom), Mấy nhà chợ lác đác bên sông (hoặc: Mấy nhà chợ bên sông lác đác). Nhưng viết như vậy không tạo được ấn tượng bằng cách diễn đạt mà Bà Huyện Thanh Quan đã chọn. “Lom khom” là từ tượng hình gợi tư thế cúi người nhưng luôn luôn nhấp nhô chuyển động. Đó là động tác cúi nhặt củi của người tiều phu. Nó gợi lên hình ảnh đời sống lam lũ, vất vả suốt đời “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” của người lao động.

Từ “lác đác” cũng có sức gợi tinh tế như thế. Nó chỉ sự vắng vẻ, thưa thớt, bé nhỏ, thậm chí tiêu điều hoang vắng mà ở đây là mấy nhà chợ. Mà như ta biết, chợ búa là nơi thể hiện đời sống kinh tế của khu dân cư, chợ vắng vẻ nghĩa là nơi ấy nghèo đói, lam lũ lắm. Điều đặc biệt là hai từ tượng hình độc đáo ấy được đảo lên đầu câu thơ đã nhấn mạnh vào sự vất vả, lam lũ, đói nghèo của người dân vùng Đèo Ngang. Chẳng những thế, các từ chỉ lượng rất ít ỏi: “vài”, “mấy” nó nhắc đến sự vắng vẻ, tiêu điều của sự sống. Đã vậy, các từ chỉ lượng ấy bị tách riêng ra khỏi danh từ để các sự vật “tiều”, “chợ” đứng một mình chơ vơ giữa câu thơ càng tô đậm sự heo hút, vắng lặng của con người.

Chỉ với hai câu thơ ngắn ngủi tác giả đã vẽ lên cuộc sống nghèo nàn sơ xác nơi chốn thiên nhiên hoang vu này. Đó là cái tài hiếm có của nữ thi sĩ này. Qua hai câu thơ tác giả cũng bộc lộ sự thương cảm cho những con người đang phải chịu đựng cảnh sống khó khăn, gian khổm, nhất là với các em nhỏ.

29 tháng 10 2016

Đặc sắc nghệ thuật ở hai câu thơ trên là các từ tượng hình, từ láy gợi hình ảnh như:"lom khom,lác đác". Những từ ngữ này đã mở ra cho người đọc một khung cảnh vắng vẻ nơi đèo Ngang. Hình ảnh chú tiều "lom khom" gợi hình ảnh con người đang ở xa với dáng vẻ đang cúi còn hình ảnh chợ bên sông "lác đác" lại cho thấy cuộc sống nơi đây thật đìu hiu, vắng vẻ. Tuy có chợ có người nhưng cũng chỉ là lác đác, lom khom từ đó cho ta thấy ở đèo Ngang chỉ là cảnh thiên nhiên hoang sơ, sự xuất hiện của con người chỉ làm cho cảnh vật thêm buồn tẻ, chỉ có thiên nhiên ngự trị.