K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2018

-Các bài hát về tình cảm gia đình

-Các bài hát về tình yêu quê hương ,đất nước ,con người

-Các câu hát than thân

-Các câu hát châm biếm

(Đúng kết bạn với mình na!)

11 tháng 9 2021
- Những câu ca dao về tình cảm gia đình - Những câu ca dao về tình yêu quê hương, đất nước,con người - Những câu hát than thân - Những câu hát châm biếm
24 tháng 5 2017

Các bài ca dao có từ “Thân em”

- Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

- Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

- Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

⇒ Đều là những bài ca dao nói về thân phận bếp bênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội cũ

28 tháng 9 2016

Thân em như hạt mưa sa, 
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng. 

Thân em như củ ấu gai, 
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen. 

Thân em như giếng giữa đàng 
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. 

Thân em như trái xoài trên cây 
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc 
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành 
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai? 

Thân em như rau muống dưới hồ 
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành? 

Thân em như tấm lụa điêu 
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương! 

Thân em như ớt chín cây 
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng. 

Thân em như đóa hoa rơi 
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa 

Thân em như cánh hoa hồng 
Lấy phải thằng chồng như phân bò khô! 

Thân em như chẽn lúa đòng đòng 
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai 

Thân em như dải lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai 

Thân em như phận con rùa 
Lên đình đội hạc xuống chua đồi bia 

Thân em như hạc đầu đình 
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay 

Thân em như rau muống dưới hồ 
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành? 

Thân em như tấm lụa điêu 
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương! 

Thân em như trái bần trôi 
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu 


Thân em như con cá rô thia 
Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu 

Thân em như cái cọc rào 
Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền. 

Thân em như miếng cau khô 
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày. 

Thân em như cái chổi để đầu hè 
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân 

Cảm xúc chung đều chỉ thân phận bấp bênh, chìm nổi của người phụ nữ. Họ không có quyền hạn gì, không làm chủ được cuộc đời mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội phong kiến đầy rẫy bất công.

28 tháng 9 2016

cam on b nhiu lam

b co the chi mik mon lich su mik vua moi dang ko

 

15 tháng 4 2017

Những tình cảm, thái độ được thể hiện trong các bài ca dao:

- Tình thân gia đình

- Tình yêu quê hương đất nước

- Tình yêu bản thể

- Thái độ mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội

Câu 1: Con hổ có nghĩa( Vũ Trinh)

-Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng(Hồ Nguyên Trừng)

-Chuyện người con gái Nam Xương(Nguyễn Dữ)

-Chuyện cũ trong phủ chúa(Phạm Đình Hổ)

   Tôi thích nhất là bài " Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, vì tôi rất ngưỡng mộ tấm lòng cao thượng, không sợ uy quyền của người bề trên.

   Câu 2:

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

    

Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?

Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

 

Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa

30 tháng 10 2016
Ca dao ra đời từ ngàn xưa, gắn với cuộc sống trăm đắng ngàn cay nhưng đậm tình nặng nghĩa. Những câu hát phản chiếu đời sống tâm hồn, đời sống tình cảm của người bình dân, chứa đựng những đạo lí dân gian sâu sắc.

Những đề tài ca dao bắt nguồn từ thực tế cuộc sống lao động sản xuất và những sinh hoạt đời thường, từ những rung động tinh tế trước thiên nhiên, từ đời sống thuần hậu chất phác của người lao động. Chính vì thế, những hình ảnh ca dao mộc mạc nhưng mang theo bao hơi thở tâm tình, những nỗi niềm thân phận. Toát lên từ những lời ca là ý thức về phẩm giá, nhân cách, là những tình cảm thương nhớ đợi chờ, là khát vọng được sẻ chia, là ước ao về cuộc sống thủy chung mặn nồng.

Ta hãy nghe những lời tình tự trong mô-tip thân em quen thuộc của ca dao:

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Không ngẫu nhiên đâu, khi những ví von về người phụ nữa lại gắn với hình ảnh “tấm lụa đào” gợi cảm, vừa mềm mại dịu dàng như bản tính cố hữu của người phụ nữ, vừa tươi tắn sắc đào tươi như sức sống mãnh liệt của tâm hồn. Thế nhưng tấm lụa cao quí ấy đã trở thành món hàng trao đổi – phất phơ giữa chợ. Thân phận người phụ nữ ngày xưa là thế, mỏng manh, phụ thuộc không biết đi đâu về đâu giữa dòng đời trong đục khó phân. Bởi thế, lời ca dao như một tiếng than, ngậm ngùi trong câu hỏi vọng lên biết vào tay ai? Dẫu phải rơi vào những nghịch cảnh như vậy, những lời ca về thân em vẫn toát lên một niềm kiêu hãnh về phẩm giá:

Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi, nếm thử mà xem
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.

Trong lời ca dao này, chứa đựng cái nhìn dân gian quanh việc đánh giá hình thức - nội dung, hiện tượng - bản chất qua một so sánh trực quan với củ ấu gai nhỏ bé. Vẫn là cách nói nhún nhường thân em, nhưng kín đáo bộc lộ vẻ đẹp “ruột trong thì trắng” đối lập với vẻ bề ngoài đen đủi xấu xí. Lời nhắn nhủ “ai ơi nếm thử mà xem” vừa như trách móc, vừa như thiết tha mong mỏi ai ơi kia sẽ đến với nhau vì cái “ngọt bùi” nồng nàn tình nghĩa. Không chỉ là tiếng nói tỏ bày tấm lòng, bài ca dao còn ẩn chứa nỗi niềm cay đắng thân phận, bởi lẽ người đời đôi khi lại phũ phàng thờ ơ với những vẻ đẹp thực chất mà đuổi theo cái hào nhoáng bề ngoài. Bởi thế, những tâm tình cất lên như một sự cảnh tỉnh, một lời nhắc nhở con người đến với nhau bằng tấm lòng.

Ca dao có khả năng chắt lọc nghệ thuật sống từ chính những cái cụ thể gần gũi trong đời sống hàng ngày để tạo ra những liên tưởng gắn với thế giới tâm hồn phong phú tinh tế, với những tình cảm phức tạp của con người. Một vị khế chua mang theo bao xót xa cho tình duyên không trọn vẹn. Những nghịch cảnh bất công trong cuộc đời cũ luôn là lực cản khiến cho đôi lứa phải chia lìa. Trong những trái ngang ấy, lời ca dao cất lên bao thiết tha nhung nhớ:

… Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng
Mình ơi! có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời

Tâm sự “mình –ta” biết bao quyến luyến! Mô-tip mình - ta bao giờ cũng đọng lại những ân tình sâu nặng trong đời sống tình cảm của người bình dân. Tình yêu đôi lứa được sánh với ánh sáng mặt trăng, mặt trời, đặc biệt là các liên tưởng gắn với sao Hôm sao Mai –tuy hai mà một thật khắng khít. Từ đó hướng tới những giá trị cao cả bất tử của tình nghĩa dành cho nhau. Và cũng thật thú vị biết bao khi ánh sao kia lại biến thành “sao Vượt” băng qua bao trở lực đón nhận tình cảm nồng nàn. Ca dao đã diễn tả nỗi lòng hướng về nhau thật tinh tế:

Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai…


Bài ca khá tiêu biểu cho nghệ thuật ca dao với sự lặp lại trong cách diễn tả tâm trạng, cách dùng những hình ảnh biểu tượng, lối nhân hóa để tăng thêm sức sống cho hình ảnh, cách gieo vần linh họat, cách cấu tạo truyền thống kết hợp những câu thơ bốn chữ với hai câu lục bvát cuối cùng... Qua nỗi thương nhớ và niềm lo âu đc diễn tả trong bài ca, ta nhận ra tiếng hát yêu thương và khao khát yêu thương của ngừơi bình dân xưa.

Bên cạnh mảng ca dao trữ tình, ca dao hài hước cũng phản chiếu một khía cạnh khác trong tâm hồn của người bình dân ngày xưa, chứa đựng tinh thần lạc quan, sức sống mạnh mẽ và tinh thần phản kháng của nhân dân. Không những thế, tiếng cười trong ca dao cũng chính là những uất ức bất bình , những thái độ ứng xử , điều chỉnh hành vi , hướng tới một cuộc sống tốt đẹp công bằng hơn.

Ca dao hài hước chứa đựng cái nhìn, thái độ, tình cảm của người bình dân trước các hiện tượng đời sống, mối quan hệ tình cảm giữa người với người. Không những thế tiếng cười còn là vũ khí tinh thần giúp họ vượt lên bao khó khăn của đời sống. Tiếng cười trong ca dao phong phú nhiều cung bậc, có khi là tiếng cười trào lộng dí dỏm, có khi là tiếng cười chua chát trước sự thật đáng cười đáng chán, cũng có khi là tiếng cười phản kháng trước thực trạng xã hội còn nhiều bất công ngang trái.

Từ thực tại còn nhiều vất vả cay cực, người bình dân đến với nhau trong tiếng đùa vui, mượn tiếng cười ngỏ bày tâm tình một cách ý vị:

Cưới nàng anh toan dẫn voi
Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn…

Chàng trai ngỏ lòng với cô gái bằng lối nói khoa trương để cho thấy ngay rằng anh đang đùa. Nhưng liệu có phải hoàn toàn là một lời nói đùa không? Có thể hình dung ra hoàn cảnh của đôi nam nữ yêu nhau qua bài ca dao : họ sống nghèo khổ nhưng vô cùng lạc quan. Lời đối đáp có chút tinh nghịch nhưng cũng thoáng chút ngậm ngùi cho phận nghèo. Ngôn ngữ phóng đại khoa trương khỏa lấp đi một sự thật mà người đời quen gọi là “nói khoác” thực ra đã mang một ý vị chua chát đả phá vào những hủ tục ngăn cách con người tìm đến với nhau. Chàng trai đã có những lễ vật dẫn cưới thật sang trọng: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò… nhưng cuối cùng lại là con chuột béo thật ấn tượng. Lí giải thật hợp tình hợp lẽ : con voi to đùng kia là hàng quốc cấm – phép nước luật vua không cho phép, dẫn trâu dẫn bò thì lo họ hàng nhà gái máu hàn, rút gân – chứng tỏ chàng trai là người “chu đáo” với đàng gái biết bao! Sợ cho nhà gái hay là một lời đay nghiến, mỉa mai những người đã nghĩ ra chuyện thách cưới ác nghiệt khiến cho đôi lứa phải chịu cảnh dở khóc dở cười. Con chuột béo là một thái độ đáp lại bằng cách giễu cợt cay chua. Nhưng lời đáp lại của cô gái dù đùa vui mà lại ẩn chứa một nỗi lòng đáng quí :

Chàng dẫn thế em lấy làm sang
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang…

Ngầm chứa trong lời đáp là sự động viên chàng trai vững tâm để đi đến hạnh phúc. Vẫn là thách cưới nhưng chàng trai hoàn toàn có thể đáp ứng được bằng chính sức lao động của mình. Cái tinh tế trong lời cô gái vừa là phản ứng trước việc thách cưới phá ngang , vừa là mong mỏi chàng trai là người cần cù siêng năng xứng đáng với tấm tình của cô. Không những thế, cô còn đem tới lời nhắn nhủ về sự cần kiệm: củ to mời làng, củ nhỏ mời họ, và không bỏ sót củ mẻ, củ rím, củ hà. Lời đáp khéo léo ấy đem lại niềm hy vọng và lạc quan về hạnh phúc.
Tiếng cười dân gian trong ca dao quả thật đã chứa đựng nghệ thuật sống của người bình dân ngày xưa. Tiếng cười ấy phản chiếu tinh thần của những người lao động luôn biết vượt lên hoàn cảnh, những bất công ngang trái, những khó khăn thực tại để lạc quan yêu đời. Tiếng cười ấy là sức sống tâm hồn khoẻ khoắn của những con người luôn ý thức giá trị bản thân, luôn mong muốn cuộc sống tốt đẹp công bằng.
  
30 tháng 10 2016

có bài nào viết về những bài ca dao mk đã hc ko bạn (lp 7 nha)

9 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”.

Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

4 tháng 12 2021

Đang thi ko bày