K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2018

b)Cô giáo dạy em năm lớp Một tên là Vân. Cô rất quan tâm và thương yêu học sinh. Em nhớ như in giọng nói dịu dàng, đầm ấm của cô trong giờ kể chuyện. Đối với bạn chưa ngoan, cô ân cần khuyên bảo chứ không hề trách phạt. Em rất quý mến cô, luôn xem cô như người mẹ hiền của em. Khi em viết chưa đẹp, cô cầm tay em uốn nắn theo từng con chữ. Những bài toán khó, cô giảng thật tỉ mỉ cho em hiểu. Em có tiến bộ như ngày nay đều nhờ vào sự chăm chút của cô. Em cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để đáp lại công ơn của cô đã dành cho em.

20 tháng 11 2018

a) Lượng từ: Tất cả phải đi à?

Số từ: Cô ơi, cô còn hai gói bánh không ạ?

b) Cô Thanh Xuân là cô giáo dạy em hồi lớp một. Có lẽ cô tên là Xuân nên cô thật hiền, Mái tóc đen nhánh của cô chấm vai làm nổi bật tà áo dài trắng tinh. Dáng người cô dong dỏng. Khuôn mặt cô hình trái xoan. Đôi mắt cô nâu nâu ấy ánh lên sự trìu mến. Chiếc mũi cô cao cao. Đôi môi đỏ hồng của cô luôn cười rạng rỡ. Cô ân cần hướng dẫn chúng em từng con chữ, phép tính. Có lần, bạn Hoa bị ngã, quần áo lấm lem hết, cô mượn cho bạn một bộ quần áo để mặc. Và cũng chính tay cô lau vết thương cho Hoa, rửa tay chân cho bạn. Chúng em rất cảm động trước tấm lòng của cô.

Danh từ: Chiếc mũi, khuôn mặt,....

Chỉ từ: ấy.

22 tháng 11 2017

Thầy cô là những người lái đò cần mẫn. Và cô Ngọc chính là 1 người như vậy. Dáng cô thướt tha.Tất cả học trò trong trường đều mến cô. Cô đã dành cho học trò bao sự yêu thương. Con xin mãi mãi biết ơn cô.

TL: thướt tha.

CDT: tất cả học trò trong trường.

TG: yêu thương

17 tháng 12 2020

sau khi học truyện ngụ ngôn "ếch ngồi đáy giếng", em rút ra bài học là : không nên huênh hoang, kiêu ngạo, ra oai.Khuyên con người ta phải mở rộng tầm hiểu biết của mình, vì tầm hiểu biết của chúng ta là vô cùng hạn hẹp và ít ỏi như những hạt cái li ti trên sa mạc so với kiến thức nhân laoij thì mênh mông. Sau bài học này em rút ra bài học không được chủ quan , kiêu ngạo vì chủ quan , kiêu ngạo sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường . Em sẽ chăm chỉ học tập để mở rộng tầm hiểu biết của mình .

17 tháng 8 2021

Tham khảo:

Cô Mai Chi là giáo viên chủ nhiệm lớp một của em. Cô là một cô giáo rất nghiêm khắc. Cô Mai Chi có dáng người mảnh mai. Khuôn mặt tròn, làn da trắng hồng. Đôi mắt sáng luôn nhìn chúng em đầy trìu mến. Em thích nhất là mái tóc dài và mềm mượt của cô. Cô rất hay mặc áo dài đến lớp. Những ( trợ từ ) lúc đó, chúng em cảm thấy cô vô cùng xinh đẹp. Vào những giờ học, chúng em đều chăm chú lắng nghe cô giảng bài. Ôi! ( thán từ )Giọng nói của cô Chi mới trầm ấm và nhẹ nhàng. Cô rất tận tình với chúng em. Chỉ cần có một bạn không hiểu bài, cô luôn kiên nhẫn giảng lại, để cả lớp cùng hiểu hơn. Em thích nhất là những giờ học môn tiếng Việt đầy bổ ích, vui vẻ. Với chúng em, cô Mai Chi giống như một người mẹ thứ hai vậy.

17 tháng 8 2021

Mình cảm ơn.

3 tháng 11 2017

Bài làm

“Thầy bói xem voi” là truyện ngụ ngôn có ý nghĩa phản ảnh những con người chỉ đánh giá sự vật, hiện tượng phiến diện, không có cái nhìn bao quát. Câu chuyện để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ, cần phải hoàn thiện bản thân mình hơn, đặc biệt trong cách nhìn nhận cuộc sống này. Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, dí dỏm nhưng có ý nghĩa châm biếm, mỉa mai sâu cay.

Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” kể về câu chuyện xem voi của 5 ông thầy bói. Cả 5 ông đều có sự khiếm khuyết của bản thân mình nên đánh giá con voi chỉ từ một phía, mà từ đó đã nói lên được tổng thể con voi như thế nào. Đây là một cách đánh giá không đúng bản chất, chỉ đi vào 1 khía cạnh, quá cục bộ, địa phương. Và cuối cùng chính là cuộc ẩu đả của 5 ông thầy, vì ai cũng nhận phần đúng về phía bản thân mình.

Đây thực sự là một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục con người ta, cần phải có cái nhìn tổng thể trước khi đánh giá một việc gì đó.

22 tháng 11 2023

5 ông đi coi bói voi nhưng không thành còn đạp phải sit voi xem trong sit voi có gì thì một con voi con xuất hiện trong đống phân sau đó vào 5 ông chạy tới húp hết đống phân voi ông con nói nó còn nóng ăn mới ngon

18 tháng 12 2018

Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...

Phân loại- DT chỉ khái niệmĐạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

- DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc),  ( Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…'''

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.

Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...)

Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:

+ DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).

+ DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,.… )

DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

+ DT chỉ hiện tượng:

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắngsấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưaánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)

+ DT chỉ khái niệm:

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…

+ DT chỉ đơn vị :

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:

- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…

- DT chỉ đơn vị chính xác : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

- DT chỉ đơn vị ước chừng : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó, những , nhóm,...

- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…

- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…

18 tháng 12 2018

Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạyđiđọc), trạng thái (tồn tạingồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.

13 tháng 11 2017

cụm danh từ, danh từ chung, danh từ riêng

13 tháng 11 2017

Bạn có thể làm nhu này hoặc thêm ý kiến. Cô hoặc thầy thì bạn tự điền nhé.

        Cô giáo của em tên là ......, năm nay cô đã.     Tuổi. Cô em rất hiền và dịu dàng. Mái tóc cô em dài và óng mượt. Mỗi lần cô giảng bài thì em cảm thấy rất dễ hiểu. Bạn nào hư thì cô dạy bảo thêm. Bạn nào ngoan thì cô tuyên dương trước lớp. Cứ vào thứ 6 ai ngoan cô sẽ có quà cho chúng em. Còn ai chưa ngoan thì cô sẽ sửa chữa. Vì vậy, em rất mến cop