K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2018

Em chán hk ko muốn sống,chỉ mong đc về nhà lên olm.Suốt ngày thi cử đau đầu và căng thẳng

cảm xúc thật đừng gạch đá

Học thật là mệt mỏi nhiều lúc chỉ muốn ra lán xe lấy xe đi về nhưng cũng thấy vui vì hôm nào cũng có điểm tốt !

     CẢM XÚC CHÂN THẬT ĐẤY ! KHÔNG PHẢI ĐANG ĐÙA ĐÂU !@     ^-^!

31 tháng 7 2023

Đến với Tây Nguyên, ai cũng muốn được thưởng thức những âm thanh trầm bổng, vang vọng của cồng chiêng giữa núi rừng đại ngàn. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự đa dạng độc đáo của kỹ thuật diễn tấu, mà còn là tiếng nói tâm linh, là biểu tượng cho cuộc sống của con người nơi đây. Trải qua năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng, đã sống mãi cùng đất trời và con người Tây Nguyên. Âm thanh của cồng chiêng như xoa dịu nỗi buồn, sự đớn đau, nỗi cô đơn trống vắng hay tủi hờn trong bất hạnh. Người giàu sang, kẻ nghèo hèn, già trẻ, gái trai như bị thôi miên, khao khát tìm về cội nguồn, gắn kết trong vũ điệu cồng chiêng say lòng người. Âm nhạc ở đây không đơn thuần là nghệ thuật mà có chức năng phục vụ một sự kiện đặc biệt trong xã hội hoặc trong đời sống hàng ngày. Lúc đứa trẻ mới chào đời, tiếng cồng vang lên chào đón thành viên mới.

1 tháng 5 2019

9-10 câu nhé

1 tháng 5 2019

online math giúp e đc ko ?

12 tháng 1 2022

Tham Khảo 
Gia đình là tổ ấm, là nơi nuôi dưỡng mỗi chúng ta, và đó cũng là nơi để trở về sau những ngày bôn ba vất vả. Bởi thế, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Nơi mà chúng ta gọi là gia đình, chính là nơi có những người thân yêu với ta cùng chung sống. Đó là bố, là mẹ, là anh chị em, là ông bà. Gia đình là nơi nâng ta đi những bước chân đầu tiên, dìu dắt ta ngày càng trưởng thành và luôn dang rộng vòng tay đón chờ ta trở về. Dù là vui buồn hay mệt mỏi, dù là sung sướng hay khó khăn, gia đình vẫn sẽ mãi luôn là bến bờ an toàn nhất. Khi dần lớn lên, chúng ta sẽ mặc sức rong ruổi trên hành trình tìm kiếm thành công, và gia đình sẽ chính là hậu phương vững chắc nhất, tiếp thêm cho ta sức mạnh, ý chí. Thế nhưng, để gia đình thực sự là một nơi tuyệt vời như thế, bản thân mỗi chúng ta cần phải nâng niu và giữ gìn gia đình của mình. Từ những hành động nhỏ nhất, như dành tình yêu thương cho những thành viên trong gia đình. Dành thời gian để đoàn tụ, chia sẻ cùng nhau. Có như vậy, gia đình mới thực sự là mái ấm tuyệt vời của mỗi con người.

12 tháng 1 2022

tham khảo: Gia đình là tế bào của xã hội. Đó là nơi để mọi thành viên có thể chung sống, sinh hoạt cùng nhau. Một gia đình đầy đủ khi có tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ, sự sẻ chia và đồng cảm giữa các thành viên với nhau. Gia đình là nơi đem lại sự bình yên cho mỗi người sau những bộn bề lo toan của cuộc sống. Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Đó là một môi trường tốt giúp cho trẻ nhỏ phát triển về thể chất và tư duy. Trẻ em chính là mầm non của xã hội, là tương lai của đất nước. Được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, các em sẽ được sống đầy đủ về mặt tình cảm. Hơn thế nữa, dưới sự giáo dục của cha mẹ, các em sẽ có những định hướng tích cực trong tương lai. Cha mẹ vừa là người giáo viên, vừa là người bạn để các em sẻ chia, tâm sự. Mỗi khi gặp khó khăn trong đời, gia đình chính là nơi để chúng ta trở về và được an ủi, động viên. Gia đình là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất khi ta suy sụp. Đồng thời, ở ngoài kia vẫn còn rất nhiều trẻ em lớn lên thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ, gia đình. Có thể là do các em từ nhỏ đã mất cha mẹ, hoặc cũng có thể là do hôn nhân tan vỡ, … Các em chịu nhiều thiệt thời so với những người bạn đồng trang lứa, đôi khi cảm thấy tủi thân khi bị bạn bè chế giễu, bắt nạt. Lúc nào các em cũng kháo khát tình cảm gia đình. Không có gì đẹp và đáng quý hơn là được sống trong mái ấm gia đình. Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta cần biết nâng niu và trân trọng mái ấm gia đình của chính mình.

5 tháng 5 2021

Tục ngữ có câu “Trăm hay không bằng tay quen”- lí thuyết giỏi không bằng thực hành tốt. Từ đó mà khẳng định về vai trò của việc thực hành trong đời sống. Nhiều hiện tượng chỉ biết chữ thánh hiền mà không biết vận dụng kiến thức vào đời sống và thực tế. Theo La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, đó là lối học hình thức. Vì vậy trong bài “Bàn luận về phép học”, ông đã đề cao vai trò của của “theo điều học mà làm”. Học và hành cần phải đi đôi với nhau.

Hơn 80 năm thực dân Pháp đô hộ, đất nước ta rơi vào cảnh nghèo đói và lạc hậu. Vì vậy, sau cách mạng tháng Tám, để đưa đất nước phát triển, quân và dân rất chú trọng việc học và hành. “Học” là sự tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững những lí luận trong các môn học, là tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước để lại. Học còn là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, tiếp thi những kiến thức mới của nhân loại để không bị lạc hậu. Còn “hành” là làm, là thực hành, là ứng dụng lí thuyết đã được học vào cuộc sống. Như vậy, học và hành có quan hệ chặt chẽ với nhau, là hai mặt của một quá trình thống nhất.

“Học” là cơ sở của “hành”. Một cái cây không thể nghĩ đến chuyện vươn cao, đơm hoa kết trái khi ngay bản thân rễ của nó không hề chắc chắn. Một người muốn làm điều gì, cũng cần phải có hiểu biết nhất định về thứ mình muốn làm, cần làm. Học là quá trình chúng ta tiếp thu và tích lũy để học hỏi và mở rộng hơn về vốn hiểu biết của mình. Mỗi người chúng ta chỉ là một hạt cát nơi sa mạc rộng lớn, là một giọt nước trong đại dương mênh mông. Chúng ta học càng nhiều, mới thấy những thứ mình biết càng ít, lại càng chẳng là bao. Einstein đã nói: chúng ta biết càng nhiều, cái tôi của ta càng nhỏ đi. Khi đã tích lũy đủ kiến thức, ta mới có thể đem những gì mình hiểu biết để biến đổi, vận dụng cho phù hợp và phục vụ cho cuộc sống của mình. Bạn không thể nấu ăn khi bạn không biết công thức. Vậy việc đầu tiên bạn cần làm không phải là mua nguyên liệu mà là xem mình cần làm những gì, các bước để nấu ăn. Đó cũng là lí do trước khi làm việc, chúng ta phải trải qua 12 năm học cùng với những năm đại học. Một cái cây có gốc rễ chắc chắn, nó mới có thể vươn cao. Một người có học hành mới có thể làm những gì mình muốn. Học ở đây không chỉ bó buộc trong trường học. Mọi người, già trẻ đều đang ở trong trường đời. Và tất cả chúng ta đều cần học.

 

Nhưng khi kiến thức đã đủ đầy, khi một cốc nước đã được tích đủ lượng nước mà không được đem đi tưới tiêu hay sử dụng, đó cũng chỉ là nước chết. Học là cơ sở của hành. Hành giúp thực tiễn hóa học, là kết quả của sự học. Rất nhiều kim loại được khai thác từ lòng đất, nhưng nếu chỉ để đấy. Chúng chẳng khác nào đống sắt vụn. Chúng cần được đem đi để rèn luyện, làm thành những dụng cụ hữu ích, hơn nữa, là những món trang sức, viên kim cương lộng lẫy. Con người cũng vậy, những hiểu biết và lí thuyết chỉ có đem vào cuộc đời để trải nghiệm, thử nghiệm mới thực sự có ý nghĩa. Thực tiễn là cơ sở chứng minh những điều bạn nghĩ, bạn học có thực sự đúng không hay chỉ là lí thuyết trên trang giấy tẻ nhạt. Thực tế cho ta thấy cuộc sống này là muôn hình vạn trạng, không chỉ áp dụng trơn tru công thức là bạn có thể giải được bài toán cuộc sống. Đó là sự tích hợp nhiều vấn đề, cần sự linh hoạt và thông minh. Bạn đang sống trong cuộc đời này, không phải trang sách. Chính cuộc sống sẽ là nơi bạn rèn luyện, dạy cho bạn cách thích nghi và sinh tồn. Những công trình đồ sộ, đẹp đẽ sẽ chẳng xuất hiện nếu các kĩ sư không chịu đi khảo sát thực tiễn mà chỉ ngồi kẻ những bản vẽ. Sẽ chẳng có gì thay đổi nếu bạn chỉ dựa vào tấm bằng của mình mà đi xin việc. Con người có càng nhiều kinh nghiệm và sự thích ứng, không mang hình thù cứng nhắc mới có thể sinh tồn trong mọi môi trường sống.

Như vậy, học là cơ sở của hành. Còn hành là nơi kiểm chứng việc học, để việc học không uổng phí. Học và hành phải luôn đi đôi với nhau. Sẽ chẳng bao giờ việc học là đủ. Cũng như chẳng có kiến thức nào lại không thể áp dụng vào cuộc sống. Bạn có phải là công dân thông minh trong cuộc sống công nghệ 4.0 đang thay đổi từng ngày này không?

10 tháng 5 2021

Văn bản Bàn luận về phép học được viết từ thế kỉ XVIII nhưng đã thể hiện những quan điểm vô cùng tiến bộ, đúng đắn về phương pháp học tập. Tác giả đã nêu ra phương pháp học tập đúng đắn là cần học tuần tự từ thấp đến cao, đó chính là quá trình để mỗi người tích lũy tri thức cho bản thân, là nền tảng để hiểu những kiến thức sâu hơn. Học cũng là quá trình tìm hiểu sâu rộng nhưng mỗi người cần tóm lược, thu gọn và đúc rút cho bản thân những tri thức cần thiết. Và điều quan trọng hơn cả, học cần đi đôi với hành, đi đôi với việc áp dụng vào thực tiễn. Bởi nếu chỉ học mà không hành thì học là vô ích, lí thuyết vô nghĩa. Còn nếu thực hành nhưng khi học chưa kĩ, kiến thức lí thuyết lơ mơ, chưa hiểu thấu đáo sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Những tư duy của tác giả khiến chúng ta cần nhìn lại phương pháp học của chính bản thân mình. Phương pháp đúng đắn sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, học tập hiệu quả và hứng thú. Mỗi người cần lựa chọn cho mình cách học phù hợp, đúng đắn bởi học tập chính là con đường để chúng ta trưởng thành hơn, trở thành con người có ích cho xã hội

10 tháng 5 2021

 ai giúp tôi với

8 tháng 11 2016

Mỗi khi một em bé được sinh ra, đó chính là một chiếc hộp không có chìa khóa. Bên trong nó là một trái tim nhưng chỉ là những mảnh vỡ, không định hình được. Ba mẹ chính là người mở chiếc hộp ấy ra nhưng ai sẽ ghép trái tim ấy lại? Không ai khác, đó chính là thầy cô. Thầy cô- họ là những người cha, mẹ thứ hai của chúng ta và thầy cô chính là những người lái đò âm thầm dẫn dắt, chở che cho thế hệ học trò trong dòng sông học vấn và giúp đỡ học trò sang bờ bên kia-sự thành đạt. Ngày 20-11 chính là ngày mà thế hệ học trò của cả nước chúng ta phải nhớ ơn công lao thầy, cô.

Ngày 20-11 đã sắp đến rồi. Ngồi nghĩ ngợi quà tặng các cô, thầy, em lại thầm nhớ về những buổi học vui buồn giữa cô và trò. Cô luôn là một người phụ nữ dịu hiền, luôn dìu dắt học sinh từng bước từng bước. Thầy rất nghiêm khắc, nhưng tấm lòng thầy vẫn đầy ắp lòng yêu thương, sự tận tụy đối với học sinh. Ngay từ khi còn nhỏ, khi chuẩn bị đi học, em lại cảm thấy sợ như sự tự do của tuổi thơ đã khép lại. Thay vào đó, chính là cánh cổng học đường. Bước qua cánh cổng ấy, lúc đầu em đã nghĩ rằng thế giới xung quanh trong cánh cổng ấy sẽ mù mờ nhưng thật sử, em sai rồi. Bước qua cánh cổng là một thế giới tuyệt diệu. Không có những nàng tiên thật xinh đẹp hay những ông bụt có nhiều phép nhiệm màu, nhưng thay vào đó, em đã được gặp các thầy cô, người đã dạy dỗ em. Thầy cô đã đưa em vào vườn văn thơ, gặp những anh bạn chữ cái. Thầy cô đã đưa em vào mê cung toán học, nơi có đầy ắp những con số và hình tròn, tam giác. Chẳng nhnữg thế, thầy cô lại đưa chúng em đến vườn lịch sử, địa lí và giảng dạy cho chúng em rất nhiều điều. Thầy cô đã giúp chúng em mở rộng kiến thức của mình, sẵn sàng bước vào đời. Những lúc chúng em không hiểu bài, thầy cô lại ân cần giảng giài cho chúng em hiểu. Khi chúng em đạt điểm cao, thầy cô rất vui mừng. Khi chúng em đạt điểm kém, thầy cô lại rất lo lắng. Em vẫn nhớ bóng hình thầy cô hằng đêm bên ánh đèn điện, soạn giáo án và chấm bài. Khi bắt gặp bài điểm kém, thầy cô lại buồn và rơi nước mắt. Em vẫn còn nhớ hình dáng gầy gầy của cô khi giúp các bạn học yếu học tập. Hỏi rằng thế gian này, có ai kiên nhẫn như thầy cô? Hỏi rằng thế gian này có ai yêu thương học sinh như thầy cô? Thầy cô lẳng lặng đưa học sinh sang bến đò thành đạt mà không yêu cầu gì cả. Ôi, tấm lòng thầy cô bao la biết bao!

Ngày 20-11! Đó chính là ngày trọng đại, ngày mà chúng ta cần phải biết cúi đầu, cảm ơn thầy cô về những điều mà thầy cô đã dạy mình. Nhờ thầy cô, em mới đạt được những thành quả như ngày hôm nay.

Em xin cảm ơn thầy, cô.

Nhân dịp 20-11, em kính chúc thầy cô có nhiều sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người.

8 tháng 11 2016

Mỗi năm đến tháng 11, tôi lại nghe văng vẳng câu nói trên các phương tiện truyền thông đại chúng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Qua đó thể hiện tấm lòng tôn kính của xã hội với thầy cô.

Thế là đã bước vào tháng 11 – tháng của những điểm mười chói lọi kính dâng cho thầy cô. Lòng tôi dâng lên một nỗi niềm khó tả. Cũng như các bạn khác, tôi muốn dành tặng điều gì đó thật thiêng liêng cho quý thầy cô, những người đã uốn nắn chúng ta từ đứa trẻ thơ ngây thành những học sinh xuất sắc. Đó chỉ là vật chất làm cho thầy cô cảm thấy được an ủi trong ngày danh riêng cho lí tưởng cao đẹp của mình. Tôi thấy mình cần có một món quà tinh thần cho thầy cô, và món quà ấy sẽ luôn trong tâm trí thầy cô để bất cứ phút giây nào đó trong cuộc sống khi nớ đến thầy cô sẽ cảm thấy ấm lòng hơn vì những điều vô cùng giản dị mà những đứa con dành cho.

“ Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Thầy cô đã không tiếc công sức dạy dỗ, đêm đêm thức bên trang giáo án, tìm kiếm, sưu tầm cách dạy khiến học sinh dễ hiểu… Còn biết bao điều khác mà quý thầy cô làm cho chúng ta nhưng học sinh lại quá thờ ơ không thể nhìn hết được. Có thể nói rằng thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời chúng ta. Họ luôn luôn nâng đỡ, dìu dắt và sẵn sàng tha thứ khi chúng ta mắc sai lầm. Tình yêu thầy cô dành cho học trò thật cao cả biết bao!

Trong quãng đời học sinh và ít nhất là mười năm, các bạn có dám nhận là chưa lần nào nói rằng thầy (cô) là người có hai bộ mặt khác nhau. Nhưng thật ra chúng ta đang hiểu lầm thầy cô đấy, có ai muốn học trò ghét mình không hay chẳng qua là và vì quá thương yêu học sinh nên thầy cô bắt buộc phải trở thành như vậy. Chúng ta không thể nào biết rằng sau những câu la rầy của thầy cô là một tâm trang hết sức buồn không thầy cô nào muốn là học sinh cả nhưng vì muốn tốt cho chúng ta và muốn học sinh phát nhân phẩm một cách toàn diện nên thầy cô chấp nhận trở thành một con người khác trái hẳn với tính cách của mình.

Sau mỗi tiết dạy, nhìn những giọt mồ hôi lăn trên tráng và ướt đẫm áo, lòng tôi bất chợt xót xa. Nhưng các bạn khác có ai biết đâu, có ai từng nắm nhìn kĩ bất cứ một thầy cô nào, nhìn bằng cả tấm lòng thì sẽ thấy thầy cô như mỉm cười sau một tiết truyền thụ kiến thức khiến học sinh hiểu bài và ngược lại. Tôi xin cam đoan là không và nếu như có đi chăng nữa thì cũng chỉ là cảm xúc thoáng qua. Có thể chúng ta cho rằng đó là bổn phận, trách nhiệm của giáo viên. Chúng ta vào học thì đã đóng học phí cho nhà trường thì coi như đó là sự trao đổi công bằng nhưng đó có thật sự là công bằng không khi thầy cô tốn bao công sức, tâm huyết, yêu thương chúng ta và xem như là một phần của cuộc sống, niềm vui.

 

Khi chúng ta rời khỏi con đường học vấn, bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, tuổi xuân đang phơi phới vẫy gọi thì lúc đó thầy co đã về tuổi xế chiều. Suốt cả cuộc đời dạy học thầy cô nhân được gì? Niềm vui? Có đấy nhưng nỗi buồn thì lại rất nhiều. Những cơn giận được biểu thị qua thái độ, hành động khi thầy cô la rầy hoặc bị điểm kém. Những điều đó tuy rất đơn giản và đến với chúng ta chỉ trong phút chốc nhưng lại là một vết thương trong lòng thầy cô.

Tình cảm thầy trò rất thiên liêng, cao cả. Và công lao thầy cô được ví như người lái đò thầm lặng chở học trò qua sông. Dù cho con sông đó phẳng lặng hay phong ba bão táp thì thầy cô vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Từng chuyến đò qua là biết bao thế hệ trưởng thành nhưng khi con thuyền đó quay trở về để tiếp tục sự nghiệp thì chỉ còn một mình thầy cô “lẻ bóng”, học trò đã đi xây dựng sự nghiệp, cuộc sống mới, có ai còn nhớ đến người đã chở con thuyền tri thức và tình thương đó không? Nhưng thầy cô không hề nghĩ đến, đơn giản là vì thầy cô biết rằng đó là quy luật sống và là lương tâm của một nhà giáo chân chính. Thầy cô không mong sau này học trò sẽ nhớ đến mình, sẽ quay trở về và báo đáp công ơn dạy dỗ mà chỉ hi vọng những đứa trẻ đó sẽ thành công, mang danh dự về cho quê hương, đất nước thế là đã làm cho thầy cô vui lòng. Buồn lắm chứ, và cả thương nữa, không đành lòng xa những đứa con yêu dấu trong đại gia đình nhưng biết làm thế nào đây, thầy cô không thể nào mãi mãi giữ chúng ta bên mình để dạy dỗ. Chúng ta như những con chim non đang tập bay, khi đủ trình độ thì phải thả con chim đó ra để cho chúng bay lượn trên bầu trời tự do. Đay là nỗi buồn sâu lắng nhất và là nỗi niềm chung của tất cả những người theo nghiệp Nhà giáo.

Không chỉ dạy chữ, quan trọng hơn cả là thầy cô dạy chúng ta cách làm người. Uốn nắn, rèn luyện chúng ta trở thành con người nhân nghĩa, lễ phép… công ơn thầy cô không có gì so sánh được. Ngày 20/11 sắp đế, tô vô cùng hân hoan. Vui mừng chào đoán Ngày vinh danh những người Nhà giáo nhưng đồng thời cũng rất buồn vì đây là dấu hiệu báo rằng chúng ta chỉ còn sau tháng nữa bên cạnh thầy cô thôi. Thế là đã ba tháng trôi qua rồi, thời gian thoăn thoắt như thoi đưa, ước như thời gian quay được trở về thời điểm mới bước vào ngôi trường này để được từng thầy cô ân cần dạy dỗ.

Trong cuộc sống tất bật, nhộn nhịp của xã hội và đầy rẫy những cạm bẫy của cuộc đời chúng ta cảm thấy mệt mỏi, muốn quay về và muốn quay về bến đồ xưa thì thầy cô là người luôn chờ đợi và dang tay ra để chào đón những đứa con thân yêu trở về.

Chúng ta hãy dùng trí óc và con tim để ghi khắc từng kỉ niệm, từng chút một để chúng ta sẽ không lầm đường lạc lối trong cuộc đời tấp nập xô đẩy với vô vàn sóng gió. Chúng ta hãy tự tin và đứng vững trên đôi chân mình và hãy tin rằng thầy cô luôn bên cạnh, sẵn sàng nâng đỡ khi chúng ta cấp ngã.

Ngày hôm nay đây tất cả những đứa học trò thần yêu đang cùng chung nhịp tim đang hướng về ngày 20/11 để bày tỏ lòng biết ơn, Kính trọng vô vàn đối với thầy cô. Tuy không thể thốt ra vì những điều thiêng liêng và thầm kín nhất không thể nói ra bằng lời nhưng tôi vẫn muốn nói rằng. “Thầy cô ơi! con thường thầy cô lắm!”.

2 tháng 11 2018

Hai bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; ba chữ "ta với ta" đều nằm cuối bài thơ, trong phần kết:
 
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta
 
Đầu trò tiếp khách trầu không có,
Bác đến chơi dây ta với ta
 
“Qua Đèo Ngang” tả cảnh con đèo lúc chiều tà và nói lên nỗi buồn của khách li hương; Bạn đến chơi nhà thể hiện một tình bạn tri kỉ, chân thành, quý mến. Do đó, về mặt ngôn ngữ tuy giống nhau, nhưng ý nghĩa và sắc thái biểu cảm hoàn toàn khác nhau. 
 
Trời tối dần, người lữ khách đứng trên đỉnh Đèo Ngang vô cùng xúc động “dừng chân đứng lại”, bồn chồn trông xa, trông gần chỉ thấy “trời non nước” vũ trụ bao la mênh mông. Nỗi buồn thương nhớ gia đình quê hương tường như tan nát cả tấm lòng (một mảnh tình riêng) càng cảm thấy lẻ loi cô đơn. Ba chữ “ta với ta” là tiếng thở dài, tiếng than cực tả nỗi buồn cô đơn của khách li hương khi một mình đứng trên đỉnh Đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn.
 
Ba chữ “ta với ta” trong bài thơ Nguyễn Khuyến lại có một ý vị riêng. Đã lâu, bạn già tâm giao mới đến chơi nhà. Vợ con đều đi vắng cả, chợ lại xa. Không có cơm gà cá gỏi để đãi bạn. Không có cải, cà, bầu, bí để tiếp khách.
 
 Miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có. Mà chỉ có “ta với ta”. “Ta” là bác, “ta” là tôi, “ta” là cả bác với tôi, chan hòa trong một tình bạn tri âm tri kỉ, chân tình, kính mến và quý trọng. Ba chữ “ta với ta” biểu hiện một tình bạn đẹp của các nhà nho ngày xưa.
 
Qua đó, ta càng thấy rõ phải đặt ngôn ngữ thi ca vào văn cảnh, ngữ cảnh để cảm thụ. Và ta càng thấy rõ cá tính sáng tạo nghệ thuật của các thi sĩ chân tài.