K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2018

con chó ghét bạn và nó là chó dữ

1 tháng 11 2018

Chó cắn áo rách

Câu thành ngữ này làm cho ta hình dung ra một tình cảnh thật đáng thương. Có ai đó đang trong bộ đồ rách rưới, khổ sở thì bất đồ bị con chó (hoặc bầy chó) nào đó xông tới cắn cho tiếp tục tả tơi. Ví dụ: “Cả ngày bán rau, dành dụm được mấy đồng bạc lẻ, bà Hơn khấp khởi mang về định mai nộp tiền cho con thì bị thế nào lội qua mương để trôi mất túi. Thật là “chó cắn áo rách” (Báo Gia Đình Việt Nam).

Thành ngữ “chó cắn áo rách”, dùng để ví tình trạng của ai đó đã nghèo khổ, cùng cực lại tiếp tục bị mất của, bị thiệt hại. Thật là họa vô đơn chí. (Tai họa không chỉ đến một lần mà đến dồn dập, hai ba lần nữa). Tình cảnh này bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian, lưu truyền khá rộng rãi ở vùng Phù Lưu Tế, Nam Định.

Truyện kể về hai cha con họ Đoàn làm nghề phó cối. Đây là nghề đóng cối xay đất - một dụng cụ cho các gia đình nông thôn xay lúa (sau đó cho cối giã thành gạo để nấu cơm). Bố con ông Đoàn Tiến trong một ngày làm việc cật lực ở thôn nọ thì trời đã sẩm tối. Đêm xuống, thời tiết vào Đông mưa lạnh, họ phải về nhà gấp. Ông Tiến và con chỉ có một chiếc áo tơi che chung. Song mưa to quá, họ đành tạm trú vào một cái lều bên đường. Loay hoay thế nào gió to thổi bay chiếc áo tơi rồi dạt vào cổng một nhà gần đó. Lũ chó nhà này rất hung dữ. Chúng xông ra và cắn nát chiếc áo mưa của hai bố con. Tội nghiệp, mất áo che mưa và cũng là áo che thân cho khỏi rét, ông Đoàn Tiến cùng cậu con trai nhỏ, rét run rồi lủi thủi đi về trong mưa lạnh. Câu thành ngữ tuy ngắn gọn nhưng làm cho ta hiểu và cảm thông cho những tình cảnh éo le ở đời của những người nghèo khó, vất vả.

Chó treo mèo đậy là một câu thành ngữ của nhân dân ta từ xưa, ý nói chúng ta phải biết cẩn thận, biết cách cất giữ đồ ăn thức uống trước những loài vật nuôi trong nhà.

Câu thành ngữ Chó cắn áo rách này làm cho ta hình dung ra một tình cảnh thật đáng thương. Có ai đó đang trong bộ đồ rách rưới, khổ sở thì bất đồ bị con chó (hoặc bầy chó) nào đó xông tới cắn cho tiếp tục tả tơi. Ví dụ: “Cả ngày bán rau, dành dụm được mấy đồng bạc lẻ, bà Hơn khấp khởi mang về định mai nộp tiền cho con thì bị thế nào lội qua mương để trôi mất túi.

28 tháng 10 2020

ủa chó cắn áo rách là thành ngữ mà ?

15 tháng 3 2017

đáp án là d

đáp án là a chứ

26 tháng 5 2018

Câu 1:

- Xin giấy và bút để làm thủ tục tiêm

Câu 2:

- Chữ: Tứ ( tư)

mk nghĩ z! nếu sai thì đừng sai mk nhé!

26 tháng 5 2018

câu a :người đó xin giấy bút để đi kiện

sắc

31 tháng 10 2018

9H CÓ KẾT QUẢ NHÉ MỌI NGƯỜI 

HALLOWEEN VUI VẺ

31 tháng 10 2018

tao ghét OLM chó

9 tháng 10 2021

Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn

9 tháng 10 2021

Lá rách ít đùm lá rách nhiều.

@Cỏ

#Forever

30 tháng 11 2017

CTV = Cộng tác viên 

30 tháng 11 2017
nghĩa là một chương trình tuyển người chơi truy kích
2 tháng 1 2023

Ý nghĩa:

  - ''Đói cho sạch, rách cho thơm'' : Dù đói, khổ hay khó khăn vất vả thì cũng phải biết giữ gìn nhân cách và phẩm chất tốt đẹp , sống ngay thẳng, trong sạch.

- ''Giấy rách phải giữ lấy lề'': Dẫu có rơi vào hoàn cảnh nghèo khó, cùng cực đến mấy thì cũng phải giữ cho bằng được nền nếp, gia phong.

 

 

1 tháng 11 2017

Tôi vốn làm nghề thầy bói đã lâu nhưng chưa có tiếng tăm gì mấy nên không đắt khách cho lắm. Cùng đồng môn với tôi là bốn anh thầy bói cũng mù như tôi. Một cái chợ nhỏ mà có tới năm ông thầy bói nên đã ế lại càng ế. Hôm ấy, nhân buổi ế hàng, chúng tôi họp lại nói chuyện gẫu với nhau. Thấy tôi phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào, các thầy cũng nhao nhao có ý kiến. Đang thảo luận rôm rả, bỗng nghe có người nói có voi đi qua. Năm ông thầy bói chúng tôi chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi đứng lại để cùng xem.

Sốt ruột tôi và năm ông chỉ chờ người quản tượng đồng ý là xông vào lấy tay sờ mong tưởng tượng cho được hình dáng của con voi.

Trong khi tôi đang hí hoáy sờ, nắn thì đã nghe ông thầy bói thôn Đoài lên tiếng:

- Chao ôi! Tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Tôi chưa kịp ý kiến, ông thầy thôn Đông vội cãi:

- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn chứ.

Ông thầy thôn Hạ to mồm nói át ngay:

- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc. Sao sai được.

- Nhầm! Nhầm hết! Nó như cái cột đình - Thầy thôn Thượng quát to.

Nghe mấy ông phát ngôn linh tinh, tôi cáu quá, giơ gậy lên hua hua:

- Bốn ông đều sai cả. Nó tun tủn như cái chổi xể cùn mới đúng!

Thế rồi chúng tôi không ai chịu ai. Không kiềm chế được mới xông vào đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Đến khi người đi chợ chạy lại can ngăn chúng tôi mới dừng lại. Bây giờ tôi nghĩ lại càng thêm xấu hổ. Hoá ra tất cả chúng tôi đều sai cả. Chúng tôi mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng đã dám khẳng định đó là voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của voi thật nhưng đó mới chỉ là một bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá như lúc đó chúng tôi tỉnh táo, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi người quản tượng thì đâu đến nỗi xấu hổ và đau đớn như lúc này. Thật là một bài học nhớ mãi.

1 tháng 11 2017

Lão nhà giàu nọ có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói ấy, gặp đâu nói đó, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo:

- Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cái gì thì phải nói cho có đầu có đuôi nghe không?

Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ.

Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói:

- Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tầu, người Tầu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông, và áo ông đang cháy…

Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.