K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2018

Cảm nghĩ là suy nghĩ của mình về một điều gì đó

Cảm nhân là nhận biết bằng cảm tính hoặc bằng giác quan

17 tháng 12 2019

cảm nghĩ là kiểu bài tập làm văn rèn luyện cho học sinh năng lực phát biểu cảm nghĩ - tức là cảm xúc và suy nghĩ của mình trước một tác phẩm văn học, nghệ thuật (bài thơ, truyện, vở kịch...) hay một hiện tượng sự việc trong đời sống. Ở đây giới hạn trong tác phẩm văn học

Cảm nhận là nhận biết bằng cảm tính hay bằng giác quan

hok tốt

#Chino

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 3 2019

a. Khổ thơ sử dụng phép nhân hóa  hình ảnh trăng. Gọi và dặn dò trăng như một người bạn. Bởi lúc sinh thời, trăng là người bạn buồn vui, gắn bó với Bác trong suốt chặng đường cách mạng từ lúc tự do đến khi bị cầm tù. => Trăng được coi như người bạn 

b.

Ngủ (1) được hiểu theo nghĩa đen: sự nghỉ ngơi của con người sau 1 ngày dài hoạt động.

Ngủ (2) được hiểu theo nghĩa bóng: chỉ giấc ngủ ngàn thu (ý chỉ Bác đã mất). Phép nói giảm nói tránh khiến cái chết hiện lên chỉ như một giấc ngủ say.

c. Đoạn thơ thể hiện lòng thành kính, biết ơn và sự xót xa thương tiếc trước sự ra đi của Bác. Tác giả sử dụng hình ảnh nhân hóa qua hình ảnh trăng để thể hiện sự tôn kính. Nhà thơ mong muốn trăng hãy tỏa ánh sáng dịu nhẹ vĩnh hằng để đưa tiễn cho giấc ngủ ngàn thu của Bác. Đặc biệt, phép nói giảm nói tranh qua từ "ngủ" ở câu thơ cuối cho thấy sự biết ơn, lòng thành kính của tác giả đối với Bác. Nhà thơ ghi nhận và biết ơn sự hi sinh cống hiến của Bác trong 79 tuổi xuân của cuộc đời. Và dặn dò trăng hãy tỏa thứ ánh sáng dịu nhẹ để canh giữ cho giấc ngủ của người.

30 tháng 4 2018

Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Trong đoạn cuối văn bản, tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh đặc sắc để cụ thể hóa khái niệm trừu tượng, giúp người đọc, người nghe hiểu được một cách dễ dàng:

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Bác đã phân tích rõ hai trạng thái của tinh thần yêu nước là tiềm tàng, kín đáo và sôi nổi, mãnh liệt.

Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng và hệ thông dẫn chứng chân thực, bài văn có sức thuyết phục rất lớn. Nhiều thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng như so sánh, liệt kê, lặp cấu trúc câu và hàng loạt động từ có khả năng gợi cảm cao… làm cho câu văn trở nên nhịp nhàng, cân đối, khỏe khoắn. Do vậy mà âm hưởng bài văn hào hùng như âm hưởng của một lời hịch kêu gọi, khích lệ toàn dân đoàn kết một lòng đánh đuổi xâm lăng, bảo vệ chủ quyền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc.

Bài văn đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong lòng mỗi người dân. Truyền thống anh dũng, bắt khuất là cơ sở vững chắc bảo đảm cho cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng. Ngày nay, bài văn trên vẫn còn nóng bỏng tính thời sự, có tác dụng động viên nhân dân Việt Nam vững bước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thân yêu.

30 tháng 4 2020

- Câu thơ thứ nhất: sử dụng điệp ngữ “ nhẹ”: Nhấn mạnh , thể hiện sự xúc động, tình cảm tha thiết của nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác.

- Câu thơ thứ 2: Sử dụng nghệ thuật nhân hoá: trăng được gọi như người ( trăng ơi trăng); điệp ngữ trăng được nhắc lại 2 lần như muốn nhấn mạnh lời nhắn nhủ :, hãy yên lặng cúi đầu để bày tỏ lòng thành kính, lòng biết ơn vô hạn đối với Bác - Trăng là người bạn thuỷ chung suốt chặng đường dài bất tử của Người.

-Câu thơ thứ 3: nghệ thuật ẩn dụ “ngủ” ( có ngủ yên đâu) ca ngợi sự hi sinh quên mình của Bác, suốt cuộc đời Người chỉ lo cho dân tộc cho vận mệnh của dân tộc,của đất nước.

- Câu thơ thứ 4: Nghệ thuật nói giảm, nói tránh “ngủ” ( nay Bác ngủ) làm giảm đi sự đau thương khi nói về việc Bác mất. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam Bác còn sống mãi.

=> Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả tình cảm, tấm lòng của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác

Chúc bạn học tốt!

30 tháng 4 2020

CHÚC BẠN HỌC TỐT

mk ko biết trả lời

30 tháng 11 2021

Tham khảo

Cảm nghĩ là suy nghĩ của mình về một điều gì đó

Cảm nhân là nhận biết bằng cảm tính hoặc bằng giác quan

Tham khảo:

Cảm nghĩ là suy nghĩ của mình về một điều gì đó

Cảm nhân là nhận biết bằng cảm tính hoặc bằng giác quan

#Ngontinh_review[ BẾN XE - THƯƠNG THÁI VI ]Đã biết truyện này từ lâu , và đã đọc rất nhiều cmt nhận xét về cái kết bi thương của nó , lúc đó mình chả dám đọc , thế nhưng hôm nay không hiểu thế nào lại đọc nó , đọc xong cả ngày hôm nay mình vẫn ám ảnh bộ truyện này nó làm mình cảm thấy chạnh lòng , nếu họ không phải thầy trò thì kết cục của nó sẽ khác , có lẽ vì họ sẽ không...
Đọc tiếp

#Ngontinh_review

[ BẾN XE - THƯƠNG THÁI VI ]

Đã biết truyện này từ lâu , và đã đọc rất nhiều cmt nhận xét về cái kết bi thương của nó , lúc đó mình chả dám đọc , thế nhưng hôm nay không hiểu thế nào lại đọc nó , đọc xong cả ngày hôm nay mình vẫn ám ảnh bộ truyện này nó làm mình cảm thấy chạnh lòng , nếu họ không phải thầy trò thì kết cục của nó sẽ khác , có lẽ vì họ sẽ không gặp nhau nên kết cục sẽ khác , thật sự mấy ai chấp nhận được tình yêu thầy trò , ai có thể chấp nhận yêu một người khiếm thị , ai có thể chấp nhận hy sinh vì người mình yêu ??

Với một người luôn tự tin vào đôi mắt của mình , nhưng đến một ngày mắt người đó không thấy đường nữa thì cảm giác lúc đó của người ấy sẽ như thế nào ? Sợ hãi , lạnh lẽo , cô đơn ... Mình nghĩ đó là cảm xúc của thầy Chương trong câu chuyện này chính là như vậy , chỉ trong một ngày ba mẹ mất , đôi mắt thầy tự hào cũng mất và nó đã làm thầy khép trái tim của mình lại , thầy đã chọn cách tách biệt với mọi thứ , nhưng ngày đầu tiên lên lớp , thầy đã gặp một cô học sinh cứng đầu và cố chấp rất giống mình , cô ấy dìu thầy về phòng làm việc sau mỗi giờ tan lớp , giúp thầy chấm bài , giúp thầy lau dọn phòng , tưới hoa ... Và đưa thầy ra bến xe , tình yêu thầy trò được vun đắp theo năm tháng đi bên cạnh nhau , người đi người dìu , khi thầy nghe người khác chỉ trích người con gái thầy yêu , thầy đã làm gì ?? Thầy đã lấy sinh mạng của mình để đổi lấy danh dự và tương lai tốt đẹp cho người con gái mà thầy yêu , mấy ai có đủ can đảm đến vậy ??

Lúc đọc đến chương cuối mình không nghĩ thầy sẽ chọn kết thúc mình ở bến xe , và mình đã sai , có lẽ thầy muốn kiếp sau lại đợi người con gái thầy yêu ở đấy nên mới chọn nơi có nhiều kỉ niệm của hai người nhất để kết thúc nó ...

[ Đừng nói là Liễu Địch , cho dù là mình , mình cũng chấp nhận cả đời này đợi thầy ấy ]

✓ Đây là cảm nhận của mình , có thể hỗn loạn , có thể không hay , nhưng nó vẫn là cảm nhận và là suy nghĩ , cảm xúc mình viết ra thôi , nên xin mọi người thông cảm , mình thành thật cảm ơn !!


0
8 tháng 8 2020

Mẹ thân yêu của con ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm!

Trong cuộc đời này, chắc chắn rằng mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất đời con . Người sinh thành, dưỡng dục, dạy bảo con là mẹ. Người bạn luôn thông cảm, an ủi, hiểu lòng con nhất cũng là mẹ. Mẹ lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ. Bữa cơm mẹ nấu con ăn no lạ thường. Vì con, cuộc đời mẹ đã trải qua bao đắng cay, ngọt bùi. Vì con, mẹ đổ cả mồ hôi, xương máu. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương sao mà thân thương, trìu mến vậy! Đôi bàn tay ấy luôn nắm lấy tay con trong mọi lúc khó khăn, hoạn nạn. Mát dịu bàn tay mẹ luôn xoa đầu khi con làm việc tốt. Một bàn tay ấm áp, chứa chan tình yêu thương đặt lên vai cho con niềm hi vọng. Nếu một ngày con mất mẹ, chắc chắn ngày ấy là ngày con đau khổ nhất. Bởi mẹ là ngọn gió của đời con. Nếu ngọn gió ấy ngừng thổi, con không biết mình sẽ ra sao mẹ à!

k cho mik nha!