K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2018

nhiều lắm bạn ạ.

22 tháng 10 2018

mình lớp 6

17 tháng 11 2017

mình có

3 tháng 11 2019

vậy bạn có thể cho mình tham khảo được ko

4 tháng 5 2018

Tham khảo nha !

I. Trắc nghiệm 3 điểm

Câu 1 (1 điểm): Chọn câu trả lời đúng cho những câu hỏi sau :

1. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân ta chống phong kiến phương Bắc?

A. Khởi nghĩa Bà Triệu .                     B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.                          C. Khởi nghĩa Lý Bí.

2. Khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ năm:

A. Năm 240                  B. Năm 248                    C. Năm 111 TCN                             D. Năm 179 TCN

 Câu 2 (2 điểm): Cho các từ, cụm từ sau: ( Trưng Vương, Xá thuế, Trưng Trắc, Lao dịch nặng nề, Chính quyền, Có công, Các huyện, Mê Linh).

Hãy điền các từ, cụm từ trên vào chỗ chấm(…) ở dưới cho phù hợp:

Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ,…(1)…..được suy tôn lên làm vua, lấy hiệu là….(2)…, đóng đô ở….(3).… và phong chức tước cho những người ……(4)….., lập lại……(5)…..Các lạc tướng được giữ quyền cai quản …….(6)……..Trưng Vương…….(7).…cho dân hai năm. Luật pháp hà khắc và các thứ…….(8)……..của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.

II. Tự luận 7 điểm

Câu 1 (3 điểm): Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).

Câu 2 (3 điểm): Nêu những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỷ

I - VI. Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?

4 tháng 5 2018

k mk ik mk inbox cho

30 tháng 11 2018

mình có đề nè

19 tháng 2 2016

mk chưa kiểm

19 tháng 2 2016

mk kiểm tra rồi nhưng đề ko giống đâu

28 tháng 10 2019

Môn Lịch Sử lớp 7

    Thời gian làm bài: 15 phút

Câu 1: Nguời Trung Quốc đã xây dựng nhà nước đầu tiên của mình trên vùng đồng bằng nào?

A. Đồng bằng Hoa Bắc.

B. Đồng bằng Hoa Nam.

C. Đồng bằng châu thổ Trường Giang.

D. Đồng bằng châu thổ sông Hoàng Hà.

Câu 2: Sự xuất hiện công cụ bằng sắt ở Trung Quốc vào giai đoạn lịch sử nào?

A. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc.

B. Thời tam quốc.

C. Thời Tây Tấn.

D. Thời Đông Tấn.

Câu 3: Những thành thị đầu tiên của người Ấn Độ xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

A. 1000 năm TCN

B. 1500 năm TCN

C. 2000 năm TCN

D. 2500 năm TCN

Câu 4: Những thành thị cổ nhất của người Ấn xuất hiện ở đâu?

A. Lưu vực sông Ấn.

B. Lưu vực sông Hằng.

C. Miền Đông Bắc Ấn.

D. Miền Nam Ấn.

Câu 5: Vương quốc Ma-ga-da xuất hiện ở khu vực nào của Ấn Độ

A. Hạ lưu sông Hằng.

B. Thương lưu sông Hằng.

C. Hạ lưu sông Ấn.

D. Thượng lưu sông Ấn.

Câu 6: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt đó là:

A. Mùa khô và mùa hanh.

B. Mùa khô và mùa mưa.

C. Mùa khô và mùa xuân.

D. Mùa thu và mùa hạ.

Câu 7: Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?

A. Mùa khô tương đối lạnh, mát.

B. Mùa mưa tương đối nóng.

C. Gió mùa kèm theo mưa.

D. Khí hậu mát, ẩm.

Câu 8: Đến những thế kỉ đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng kim loại gì?

A. Sắt

B. Vàng

C. Đồng

D. Thiết

Câu 9: Vương quốc Cham-pa được thành lập tại vùng nào của Đông Nam Á?

A. Hạ lưu sông Mê Công.

B. Trung Bộ Việt Nam.

C. Hạ lưu sông Mê Nam.

D. Các đảo của In-đô-nê-xi-a.

Câu 10: Lần đầu tiên pháp luật đã được áp dụng thống nhất trên lãnh thổ Trung Hoa dưới

A. Triều đại phong kiến nhà Tần.

B. Triều đại phong kiến nhà Hán.

C. Triều đại phong kiến nhà Đường.

D. Triều đại phong kiến nhà Minh.

Đáp án

1. A

2. A

3. D

4. A

5. A

6. B

7. C

8. A

9. B

10. A

Câu 1: Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại để cai trị, ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và phía Nam. Đó là chímhh sách của triều đại nào ở Trung Quốc?

A. Nhà Tần (221-206 TCN).

B. Nhà Hán (206 TCN đến 220).

C. Nhà Tùy (589-618)..

D. Nhà Đường (618-907)

Câu 2: Công trình phòng ngự nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc được xây dựng dưới thời nhà Tần có tên gọi là gì?

A. Vạn lý trường thành.

B. Tử cấm thành.

C. Ngọ môn.

D. Lũy Trường Dục.

Câu 3: Dưới triều đại nào Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến chường thịnh nhất châu Á?

A. Triền đại phong kiến Nhà Tần.

B. Triều đại phong kiến nhà Đường.

C. Triều đại phong kiến Nhà Minh.

D. Triều đại phong kiến Nhà Thanh.

Câu 4: Sau thời kỳ phân tán loạn lạc (thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV) Ấn Độ được thống nhất lại dưới Vương triều nào?

A. Vương triều Gup-ta.

B. Vương triều hồi giáo Đê-li.

C. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn.

D. Vương triều Mác-sa.

Câu 5: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ. Vương triều nào được xem là giai đoạn thống nhất và thịnh vượng nhất?

A. Vương triều Gup-ta.

B. Vương triều hồi giáo Đê-li.

C. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn.

D. Vương triều Mác-sa.

Câu 6: Kinh Vê-đa được viết bằng chữ gì?

A. Chữ Phạn.

B. Chữ tượng hình.

C. Chữ Nho.

D. Chữ Hin-đu.

Câu 7: Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?

A. Cam-pu-chia.

B. Lào.

C. Phi-lip-pin.

D. Mi-an-ma.

Câu 8: Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?

A. Thái Lan.

B. Mi-an-ma.

C. Ma-lai-xi-a.

D. Xin-ga-po.

Câu 9: Vương quốc Lạng Xạng (Lào) ra đời từ giai đoạn nào?

A. Đầu thế kỉ XIV.

B. Giữa thế kỉ XIV.

C. Nửa sau thế kỉ XIV.

D. Cuối thế kỉ XIV.

Câu 10: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ cày gọi là:

A. Nông dân tự canh.

B. Nông dân lĩnh canh.

C. Nông dân làm thuê.

D. Nông nô.

Đáp án

1. A

2. A

3. B

4. A

5. C

6. A

7. D

8. A

9. B

10. B

24 tháng 12 2016

mình bảo bạn gõ kiểu này thì chẳng ơi trả lời câu hỏi của ban dau

A. Phần trắc nghiệm: (3đ)

Chọn phần trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau rồi khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng phần kiên thức mà em vừa xác định.

1. Trong các nước Đông Nam Á, nước nào là “vùng đệm” tranh chấp của Anh và Pháp?

A. Việt Nam.                               B. Cao miên.
C. Ai Lao.                                 D. Xiêm.

2. Tính chất của Cách mạng Nga 1905-1907 là:

A. là cuộc cách mạng tư sản.
B. là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
C. là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. là cuộc cách mạng vô sản.

3. Các con số phản ánh đúng về hệ thống thuộc địa của Anh đến năm 1914 là

A. 20 triệu km2, dân số 300 triệu người, bằng 1/5 diện tích và 1/5 dân số thế giới
B. 25 triệu km2, dân số 300 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/5 dân số thế giới
C. 28 triệu km2, dân số 300 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới
D. 33 triệu km2, dân số 400 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới

4. Sự kiện nào sau đây đã đánh dấu sự ra đời của Quốc tế thứ hai?

A. Kỷ niệm 100 năm ngày nhân dân Pháp phá ngục Ba-xti.
B. Công nhân Anh và đại biểu của công nhân nhiều nước tham gia mít tinh ở Luân Đôn
C. Gần 40 vạn công nhân biểu tình ở Si-ca-gô.
D. Nga Hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh Nga – Nhật.

5. Quá trình tập chung sản xuất ở Đức diễn ra mạnh mẽ trong các ngành

A. luyện kim, than đá, điện, hóa chất.            B. công nghiệp nhẹ.

C. khai mỏ, luyện kim, giao thông vận tải.         D. tài chính, ngân hàng.

6. Học thuyết nào sau đây được coi là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người?

A. Học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học.
B. Kinh tế-chính trị học tư sản.
C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
D. Cả A, B, C là sai.

B. Phần tự luận: (7đ)

Câu 1: Trình bày quá trình xâm lược của chủ nhĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á? (2đ)

Câu 2: Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các ông “vua công nghiệp”? (2đ)

Câu 3: Tại sao nói thế kỷ XIX là thế kỷ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước? (3đ)

12 tháng 11 2019

Tham khảo:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm):

Đọc kĩ câu hỏi và chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1: Những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma đã tác động đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu:

A. Thành lập các vương quốc mới

B. Các thủ lĩnh quân sự và quan lại của người Giéc-man được ban cấp nhiều ruộng đất trở thành lãnh chúa, những kẻ có thế lực trong xã hội.

C. Tiêu diệt nhà nước Rô-ma

D. Phong các tước vị cho quí tộc Giéc-man

Câu 2: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?

A. Chủ nô Rô-ma

B. Quí tộc Rô-ma

C. Tướng lĩnh và quí tộc người Giéc-man.

D. Nông dân công xã

Câu 3: Nông nô ở châu Âu được hình thành chủ yếu từ tầng lớp nào?

A. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh.

B. Nông dân

C. Nô lệ

D. Nô lệ và nông dân

Câu 4: Vì sao nói: “thành thị là hình ảnh tương phản với lãnh địa”? Em cho biết ý kiến nào dưới đây đúng và đủ nhất:

A. Trong lãnh địa, kinh tế mang tính chất “tự cung tự cấp”; còn trong thành thị đã có sự buôn bán, trao đổi sản phẩm.

B. Lãnh địa phong kiến là của lãnh chúa phong kiến.

C. Trong lãnh địa, lãnh chúa chỉ sống và ăn chơi trên sức lao động của nông nô; còn trong thành thị trung đại, thợ thủ công và thương nhân phải lao động sản xuất.

D. Thành thị là nơi buôn bán.

Câu 5: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào

A. Tăng lữ quí tộc và nông dân.

B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

C. Chủ nô và nô lệ.

D. Địa chủ và nông dân.

Câu 6: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?

A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.

B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.

C. Sản xuất bị đình đốn.

D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị.

Câu 7: Người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế

A. Ngô Quyền

B. Lê Hoàn

C. Đinh Bộ Lĩnh

D. Ngô Xương Văn

Câu 8: Đơn vị hành chính thời Tiền Lê được chia làm:

A. 8 lộ.

B.10 lộ;

C. 12 lộ;

D. 24 lộ.

Câu 9: Năm 1075, Lý Thường kiệt chỉ huy đánh chiếm căn cứ nào của đất Tống?

A. thành Ung Châu, Châu Khâm

B. thành Châu Khâm, Châu Liêm

C. thành Ung Châu

D. thành Ung Châu, Châu Khâm, Châu Liêm

Câu 10: Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long vào năm nào? Để thờ ai?

A. Năm 1075 thờ Chu Văn An.

B. Năm 1010 thờ Lý Công Uẩn.

C. Năm 1070 thờ Khổng Tử.

D. Năm 1072 thờ Mạnh Tử.

Câu 11: Nhà Lý được thành lập vào thời gian nào?

A. 1008

C. 1009

B. 1010

D. 1005

Câu 12: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

Năm 1353, một tộc trưởng người Lào tên là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các bộ lạc, lập nước riêng gọi là............................(nghĩa là............................)

A. Lan-xang/ Triệu voi.

B. Xiêm/ Sukhothay.

C. Ăng-co/ Cam-pu-chia.

D. Pa-gan/ Myanmar.

B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa?

Câu 2: (3 điểm) Nhà Tống có âm mưu xâm lược nước ta như thế nào? Em có nhận xét gì về cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt?

Câu 3: (2 điểm) Trình bày tình hình giáo dục và văn hóa thời Lý?

Chúc bạn học tốt!