K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2017

Đã chín lần tôi được dự lễ khai giảng năm học mới, vậy mà trước lễ khai giảng năm nay – năm thứ mười, tôi vẫn không khỏi hồi hộp và lo lắng. Bố mẹ cũng phải ngạc nhiên về sự hồi hộp của tôi, về một đứa vốn nghịch ngợm và mạnh bạo như tôi mà cũng bồn chồn như thế. Không nôn nao sao được khi niềm mong ước và mục tiêu phấn đấu của tôi đã trở thành hiện thực. Với tôi, ngôi trường mới xa lạ đấy nhưng cũng quen thuộc như một cố nhân.
Suốt bốn năm học Trung học cơ sở, ngày nào đi học tôi cũng đi qua ngôi trường ấy. Đã nhiều lần tôi dừng lại để nhìn vào, để mong ước và để quyết tâm. Từ ngoài cổng, tôi nhận thấy sự đổi thay sắc lá của những hàng cây to thẳng tắp trong sân trường. Ngôi trường cũng duyên dáng hơn cùng với sự đổi thay của dòng sông Hưng Long quen thuộc, nơi mà tất cả lũ trẻ chúng tôi chẳng lạ lẫm gì. Đặc biệt truyền thống học tập của nhà trường là điều cuốn hút đối với chúng tôi. Tôi mơ ước, rồi kiêu hãnh, tự hào khi được trở thành một phần thân yêu của ngôi trường ấy.
Lòng tôi vẫn hồi hộp không yên. Những môn học sẽ khó hơn, có nhiều quy định mới của nhà trường mà tôi sẽ phải nghiêm túc thực hiện. Các thầy cô thì có khi tôi đã quen gương mặt nhưng chưa được trực tiếp học bao giờ, bởi thế mà chắc có nhiều điều lạ lắm! Và lại thêm bạn bè nữa chứ. Có một số bạn học cùng lớp 9 với tôi nhưng còn biết bao nhiêu là bạn mới. Có chơi vui như lớp cũ của mình không? Có đoàn kết và thân thiện?… Lại nữa, ai cũng bảo học Trung học phổ thông là quan trọng. Nó bước đệm để bắt đầu định hướng cho tương lai. Thế đấy, đầu óc tôi cứ hoa lên bao nhiêu ý nghĩ. Những ý nghĩ làm tôi phấp phỏng không yên. Tôi mang theo tất cả những cảm xúc tự hào, hãnh diện, hồi hộp, băn khoăn ấy đến trường trong buổi lễ khai giảng đầu tiên.
Buổi lễ hôm ấy ngắn ngọn mà sâu sắc. Tôi đặc biệt ấn tượng với bài diễn văn của thầy Hiệu trưởng. Tôi lắng nghe và ngấm trọn những lời của thầy về trách nhiệm của mỗi học sinh khi được học tập ở một ngôi trường giàu truyền thống. Tôi xúc động và bâng khuâng man mác khi nghe một học sinh lớp mới phát biểu những cảm xúc đầu tiên.
Buổi lễ tan, chúng tôi học ngay những bài học mới. Đúng như chúng tôi cảm nhận, kiến thức mới, lạ và khá khó. Thế nhưng sự trầm lắng chỉ thấy ở lớp tôi trong buổi học đầu tiên. Những ngày sau đó, quen bạn, quen thầy, chúng tôi tự nhiên đã sôi nổi hẳn lên. Lớp học háo hức và thân thuộc chẳng khác gì khi đang học trong lớp chín.
Cuối tuần, chúng tôi bắt đầu tham gia lao động. Phải góp một cái gì đó cho ngôi trường mới, ta mới thêm quý thêm yêu. Ngày lao động tuần đầu tiên thật là thích thú. Sân trường có nhiều cây to nên có bao nhiêu lá rụng. Hôm trước trời lại mới mưa nên lá rụng càng nhiều. Lá ướt lẹp chẹp. Cả lớp mang chổi đi mà không dùng được bèn cứ thế thi nhau nhặt lá bằng tay! Có cậu con trai hí hửng mang đến tặng cô bạn gái chiếc lá vàng thật đẹp, cô bạn xúc động cảm ơn, chẳng ngờ đằng sau mặt lá có chú sâu đang ngoan ngoãn ẩn mình. Đám con gái kêu ré lên sợ hãi, còn bọn con trai ha hả cười đắc chí, rồi lại xin lỗi, lại bắt đền bằng những chiếc kẹo thủ sẵn từ ở nhà đi! Giờ lao động vì thế mà chẳng thấy mệt nhọc, chỉ thấy vui nhộn, chỉ nghe thấy tiếng cười. Đám con trai mới lớn thích “làm anh” thiên hạ nên chỉ cần một giọng con gái thỏ thẻ “anh ơi” là cả Thế Anh, Tuấn Anh, Hải Anh, Ngọc Anh đều quay lại và xoắn xuýt. Tôi cũng hân hạnh được tặng một cái tên mới “Diệp còi”! Những trận cười giòn giã bật ra. Cả lớp vui và thân thiện, gắn bó như một gia đình nhanh không kể nổi.
Những hồi hộp, lo lắng, băn khoăn, lạ lẫm nhanh chóng bị khoả lấp đi. Không khí học tập của lớp tôi ngày càng tốt. Một cách rất tự nhiên và rất âm thầm, tôi và cậu bạn “hàng xóm” ngồi bên bắt đầu “đua sức” trong học tập. Đứa nào cũng cố gắng tìm ra lời giải nhanh nhất, làm bài tập đầy đủ và chính xác nhất để đến lớp trao đổi cho nhau và lại học thêm ở bạn một điều mới lạ.
Tuổi mười sáu chóng buồn và cũng nhanh vui. Mới học cùng nhau tôi cũng chưa thật hiểu hết về hoàn cảnh và tính cách của từng người trong lớp. Nhưng tôi tin, thời gian sẽ giúp cả lớp tôi ngày một gắn bó hơn và học tập cùng sẽ tiến bộ hơn. Những ngày đầu bỡ ngỡ bước vào Trường trung học phổ thông của tôi là như thế. Đối với tôi, nó sẽ là những ngày đáng nhớ, là những kỷ niệm ngọt ngào không thể nào quên.

11 tháng 9 2017

1) Mở bài: Khái quát về khung cảnh ngày khai trường - ngày đầu bước chân vào trường cấp 3!

2) Thân bài:

a) Cảm xúc khi làm lễ khi giảng

- Bạn mới chung lớp và hình ảnh của các bạn cùng trường, nhất là những bạn khoá đầu như mình!

(kết hợp tự sự, tả cảnh và khắc hoạ hình ảnh)

b) Miêu tả sơ lược không khí lớp học ngày đầu tiên.

- Thầy cô như thế nào?

- Tâm trạng, cảm giác của bạn khi học những tiết học đầu tiên (kiến thức, môi trường học tập và phương pháp học của cấp 3...)

- Có thể sơ lược về không khi lúc tan lớp.

3) Kết bài: Khái quát tâm trạng trong ngày đầu học cấp 3! Nêu cảm nghĩ về mái trường mới này!

2 tháng 3 2022

cậu lên google ế

 

1 tháng 2 2018

Ôi chà!!! Thì ngại ngùng, rụt rè, thấy lạ lạ, chơ có chi nữa. Cái ni cũng tùy của từng người thôi

15 tháng 9 2019

Tham khảo:

1) Mở bài: Khái quát về khung cảnh ngày khai trường - ngày đầu bước chân vào trường cấp 3!

2) Thân bài:

a) Cảm xúc khi làm lễ khi giảng

- Bạn mới chung lớp và hình ảnh của các bạn cùng trường, nhất là những bạn khoá đầu như mình!

(kết hợp tự sự, tả cảnh và khắc hoạ hình ảnh)

b) Miêu tả sơ lược không khí lớp học ngày đầu tiên.

- Thầy cô như thế nào?

- Tâm trạng, cảm giác của bạn khi học những tiết học đầu tiên (kiến thức, môi trường học tập và phương pháp học của cấp 3...)

- Có thể sơ lược về không khi lúc tan lớp.

3) Kết bài: Khái quát tâm trạng trong ngày đầu học cấp 3! Nêu cảm nghĩ về mái trường mới này!

9 tháng 10 2017

Tháng năm học trò trôi đi êm ả
Háo hức đón hè, chờ đợi tiếng ve
Ta cũng biết bằng lăng máu tím
Và nghĩ rằng phượng vĩ khóc nhè

Thời gian qua chẳng nói với hàng me
Ta cũng vô tình lật từng trang vở
Khi hoa gạo hết thời rực rỡ
Ta chợt hiểu mình đánh mất thời gian
( Chia tay – Nguyễn Phương Linh)
Không biết hai khổ thơ trên đã đi vào tâm trí tôi tự lúc nào mà mỗi lần chứng kiến
học sinh lớp 10 nhập học tôi lại bang khuâng nhớ về mình của 2 năm trước đây. Cảm xúc của ai cũng vậy, khi đứng trước cánh cổng trường, ai cũng cảm thấy trăn trở, lo lắng cho những gì sắp đến.
, Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng sẽ có riêng cho mình những khoảnh khắc khó quên của cuộc đời. Và đối với tôi cũng vậy, những ngày tháng chia tay với mái trường cũ để bước vào ngôi trường mới – một cánh cửa mới của cuộc đời thật sự là giây phút khó quên.
Chia tay với chiếc khăn quàng đỏ, với ngôi trường THCS, ngưỡng cửa trường THPT đã đến, một cảm giác bồi hồi, mới lạ tràn về trong tôi: Tôi ngỡ như mình được trở về với những ngày đầu bước vào lớp 1, ngỡ như những ngày đầu bước vào cánh cổng trường THCS. Cái cảm giác ấy vẫn khó tả như ngày nào!
Tháng 8 - tháng giao mùa từ cuối hạ đến đầu thu - tháng mà những chùm phượng vĩ chỉ còn thưa thớt vài nhánh nở muộn và cũng là tháng đầu tiên tôi bước vào trường THPT với những bài học đầu tiên.
Cánh cửa THPT đã mở ra sau ba tháng hè ôn luyện. Nơi đây với tôi xa lạ hoàn toàn. Mọi thứ quả thật đều rất mới từ quang cảnh, ngôi trường và cả những con người: trường mới, bạn mới, thày cô mới, cách học mới và cả một môi trường mới, thế nhưng tất cả lại lưu lại cho tôi những kí ức đẹp về buổi đầu. Tôi sẽ phải thích nghi dần, làm quen dần vì ba năm ở đây gần như sẽ quyết định cuộc đời tôi. Đây sẽ là quãng đường thật sự gian nan thử thách.
Ngày đầu tiên đến trường đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái, theo sự thông báo của nhà trường tôi đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết. Nhưng trong lòng tôi vẫn cứ xôn xao một cảm xúc khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới.Trong những năm học trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,… in đậm bao kỉ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa trường THPT- một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang với không gian thoáng đãng. Từ cổng trường dẫn vào các dãy nhà ba tầng uy nghi là con đường trải bê tông nhẵn nhụi. Nào là hàng cây, cột cờ, phòng học,… thu vào tầm mắt tôi khiến lòng tôi dấy lên bao cảm xúc ngỡ ngàng và vui sướng.
Sau đó, chúng tôi được phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao mình có thể học cùng với các bạn cũ. Nhưng trong lớp tôi hoàn toàn là những người bạn xa lạ. “Nhưng dần dần mình cũng sẽ quen với các bạn ấy thôi”- tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp. Hình ảnh của cô làm tôi nhớ về cô giáo chủ nhiệm hồi lớp 9. Vẫn dàng người thon thả, đôi mắt hiền từ. Chính hình ảnh đó của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng. Những lời đầu tiên cô nói là những lời dạy bảo ân cần về ý thức trách nhiềm đối với bản thân, với trường, với lớp trong học tập cũng như rèn luyện trong những năm học THPT. Đó là bài học đầu tiên tôi nhận được ở ngôi trường mới này.
Ấn tượng nhất trong lòng tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục áo trắng quần sẫm màu, tôi ra dáng là một nữ sinh THPT thực sự. Tôi cảm thấy mình như người lớn hẳn lên. Tiếng trống trường do thày hiệu trưởng gióng lên như vội vã thúc giục chúng tôi học thật tốt. Tôi biết từ lúc đó tôi đã chính thức hòa nhập vào môi trường mới.
Trước đây khi còn nhỏ, tôi đã từng mơ ước được trở thành học sinh THPT, giờ đây ước mơ ấy đã thành hiện thực. Được mặc đồng phục mới mà trước đây tôi chưa từng mặc, ngồi gần những người bạn mới mà trướcđây tôi chưa từng quen và học những thày cô giáo mà bây giờ tôi mới biết đến. Khi giấc mơ bé nhỏ đã thành hiện thực thì trong tôi lại nhen nhóm, ấp ủ những ước mơ hoài bão lớn hơn( tốt nghiệp THPT, thi đỗ đại học …). Những cảm xúc khó tả lại trào dâng xen lẫn niềm vui nhưng hòa vào đó là nỗi nhớ. Vui vì tôi đã như trưởng thành hơn và biết thêm được nhiều điều mới mẻ từ những bài học mới, thày cô mới, những người bạn mới…. Những hình ảnh thày cũ, trường xưa cứ dâng trào trong tôi, và cả những lời khuyên, những lời chúc chân thành của mọi người dành cho tôi vào ngày thi THPT.
Nhưng thời gian có bao giờ dừng lại, nó sẽ lặng lẽ trôi, trôi mãi không bao giờ ngừng. Và tôi sẽ phải cố gắng để nắm giữ từng giây từng phút ấy. Phải biết tận dụng quãng thời gian 3 năm tuy ít ỏi nhưng vô cùng quan trọng để phấn đấu. Được học trong một ngôi trường THPT có bề dày truyền thống và thành tích, bản thân tôi có biết bao niềm vui sướng và tự hào xen lẫn cả nỗi lo lắng. Nhưng điều quan trọng đối với tôi lúc này là tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện tốt sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.
Ngôi trường này- Trường THPT Trần Hưng Đạo- là nơi tôi chỉ “dừng chân” lại ba năm học- ba năm tuy không phải là quãng thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng tôi lưu giữ những kỉ niệm đẹp về ngôi trường này, về những người bạn và thày cô nơi đây. Và có lẽ sẽ không bao giờ tôi quên được
những ngày này- những ngày đầu tiên tôi bước vào trường THPT Trần Hưng Đạo- những ngày giữa tháng 8 êm dịu.

9 tháng 10 2017

cảm ơn bạn rất nhìuhiuhiu

Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi ra nườm nượp, ai cũng thâm mệt. Các tô bạn cũng sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Huy cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ...
Đọc tiếp

Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi ra nườm nượp, ai cũng thâm mệt. Các tô bạn cũng sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Huy cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ sen thấy rác cỏ không biết tổ nào đổ xuống đấy. Em nói với Huy: Hồ sen nước  trong  và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi màu đấy. Tuy rất mệt nhưng cả hai người cũng đã vớt hết sạch số cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em, có thể không ai biết cả, nhưng trên đường về em và Huy đều rất vui. Vì nghĩ mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường.

1
11 tháng 11 2021

vậy câu hỏi là gì?

Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động rất tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra nườm nượp, ai cũng đã thấm mệt. Các tổ bạn cũng đã sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để...
Đọc tiếp

Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động rất tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra nườm nượp, ai cũng đã thấm mệt. Các tổ bạn cũng đã sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ sen thấy rác cỏ không biết tổ nào đã đổ xuống đấy. Em nói với Hòa: “Hồ sen nước trong và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi màu đấy. Tuy rất mệt nhưng cả hai đứa cũng đã vớt hết sạch số cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em, có thể không ai biết cả, nhưng trên đường về em và Hòa đều rất vui. Vì nghĩ mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường.

bạn nào có ý kiến về bài mk viết

mk ko lấy trên mạng đâu thật luôn

3
27 tháng 11 2018

bạn đã khái quát được một việc làm tốt, tuy nhiên cần chú ý cách đặt dấu câu ở một số chỗ , sau câu hỏi và các câu có sử dụng ngoặc ( như câu " em nói với Hòa:"hồ sen...xuống đây nhỉ, bạn nhớ dấu hỏi sau từ nhỉ, câu "nếu không vài ngày nữa...đổi màu đấy" , bạn nhớ đóng ngoặc kép)

 ngoài ra, không những hồ sen bị đổi màu, nó còn ảnh hưởng xấu tới mĩ quan, gây mùi độc hại cho trường học...

vì đây là đoạn văn về một việc tốt, nên bạn không thể chỉ nói về việc tốt trong 1 2 câu được, cần thêm vài câu nữa để kể quá trình vớt rác thế nào.

với trình độ lớp 5 thì như vậy là khá ổn, bạn chỉ cần chú ý thêm một vài chỗ trên, chúc bạn được điểm cao

27 tháng 11 2018

hay đó bạn

hok tốt

tk cho mình

Số hs đi nhổ cỏ bằng 1/3 số hs quét sân vậy bằng 1/4 tổng số hs nhổ cỏ và quét sân

Sau khi chuyển số hs quét sân gấp 4 lần số hs nhổ cỏ vậy số hs nhổ cỏ bằng 1/4 số hs quét sân và bằng 1/5 tổng số hs

2 học sinh chuyển qua so với số tất cả học sinh là :

    1/4 - 1/5 = 1/20 ( tổng số học sinh )

Số hs lớp 4a có được là :

     2 : 1/20 = 40 ( học sinh )

                                      ĐS 

CHẮC CHẮN ĐÚNG ĐẤY MÌNH KIỂM TRA GIÚP BẠN RỒI

31 tháng 7 2017

X là số hs nhổ cỏ 

Y là số hs quét sân

Ta có phương trình :
1. X = 1/3 Y

2. Y + 2 = 4 x (X-2)

=> Y + 2 = 4X - 8

=> 4X - Y = 10

Thế phương trình 1 vào phương trình 2

Ta có : 4 x 1/3Y - Y = 10

      => Y = 30

      => X = 10

Vậy số hs của lớp đó là 40 

+ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: đặc trưng riêng của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời sống. Người nghệ sĩ nào khi sáng tác cũng cũng lấy vật liệu mượn ở thực tại - hiện thực khách quan về cuộc sống, con người, xã hội, để xây dựng nên tác phẩm của mình. Có như vậy, tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận, mới đi vào cuộc sống.

+ Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phầm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan (ghi lại cái đã có rồi) mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây chính là một điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong sáng tác của họ.

- Rút ra nội dung nhận định: ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ: tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng nói của văn nghệ.

* Chứng minh qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở:

Học sinh có thể chọn một số tác phẩm tiêu biểu trong chương trình (các lớp 6,7,8,9) để qua đó chứng minh hai vấn đề chính:

- Tác phẩm văn học phản ánh thực tại đời sống (ghi lại cái đã có rồi): hiện thực cuộc sống luôn được thể hiện rõ nét (ví dụ: xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷỉ XVIII hiện lên với những mặt trái của nó - xã hội vô nhân đạo với những thế lực tàn ác chà đạp chà đạp con người, số phận bi thảm của người phụ nữ… trong Truyện Kiều của Nguyễn Du; cuộc sống đói nghèo, bị dồn vào bước đường cùng của người nông dân trong Lão Hạc của Nam Cao; không khí sôi nổi, hào hứng trong lao động xây dựng cuộc sống mới trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận; cuộc sống chiến đấu gian khổ ác liệt nhưng tràn đầy lạc quan trong Bài thơ về tiểu đội xe không kínhcủa Phạm Tiến Duật…)…

- Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình (muốn nói một điều gì mới mẻ): Truyện Kiều của Nguyễn Du thể hiện rõ nét sự bất bình, căm ghét đối với xã hội phong kiến, thái độ xót thương vô hạn của nhà văn đối với những người phụ nữ; qua Lão Hạc, Nam Cao nói lên niềm yêu mến, cảm phục đối với những người nông dân nghèo khổ mà giữ được phẩm chất tốt đẹp; Làng của Kim Lân chẳng những thể hiện cái nhìn yêu mến, trân trọng mà còn nói lên được sự biến chuyển trong nhận thức và tình cảm của người nông dân trong bổi đầu chống Pháp; Bến quê của Nguyễn Minh Châu gửi gắm suy nghĩ, bài học nhân sinh về cuộc đời của mỗi con người.

Mở bài : "Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ." - Đó chính là câu nói nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi trong Tiếng nói văn nghệ. Nó hoàn toàn chính xác . Chúng ta hãy kiểm chứng nó qua 1 số tác phẩm VH trong chương trình ngữ văn THCS

Kết bài : Những tác phẩm trên đã phản ánh rất chính xác thực tại của người dân cũng như tâm tư tình cảm của họ nhưng ko chỉ vậy nhà văn còn hướng chúng ta đến chân lí mới đẹp hơn. ĐÓ chính là cái mới, cái đẹp ,cái thiện mà nhà văn gửi gắm đến chúng ta

27 tháng 9 2020

Thank you