K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2018

His dream school looks a huge pink villa, where you can learn and play. It's in a thriving country. It is a boarding school for girls. Next to the school there is a beautiful beach, air-conditioned classrooms and smart technology. The school has many floors and when up there are elevators. Besides, there is a large flower garden with different kinds of flowers. I wish your dream school would be real in this world.

8 tháng 9 2018

- Là trường ở 1 nơi khác ko phải quốc gia khác vẫn là nước Việt Nam .

- Ko pk trường nội trú . Chỉ cỏ thể thuê nhà trọ hoặc ở ký túc xá .

- Là trường dành cho cả nam lẫn nữ .

- Có hồ bơi , nhà kính thôi .

Hok tốt .

# EllyNguyen #

28 tháng 5 2018

"Cuộc đời mỗi con người có vô vàn những kỷ niệm, song những kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh bao giờ cũng in đậm trong ký ức, được người ta khắc ghi, nâng niu trân trọng nhất. Nó có buồn, có vui song cũng rất hạnh phúc mỗi khi hồi tưởng lại. Sau 23 năm rời xa ngôi trường thân yêu, tôi mới thấu hiểu tình cảm ấy khi trở về dự lễ hội kỷ niệm 40 năm (1996-2036) thành lập ngôi trường cũ của tôi mang tên tiểu học Trưng Vương.

Tôi là Lê Thái Hà, nhà thiết kế cao cấp ngành thời trang đang làm việc tại Tokyo (Nhật Bản). Xưa kia, tôi là học sinh lớp 6 của trường tiểu học Trưng Vương, TP Vũng Tàu. Từ 23 năm trước, khi còn là học sinh lớp 5 tôi đã rất tự hào với thành tích của trường. Được thành lập từ năm 1996 nhưng bấy giờ cơ sở vật chất vẫn còn đơn sơ, nhiều dãy phòng xuống cấp, chỉ có tình thương của thầy cô, bạn bè cùng môi trường giáo dục thân thiện là không thể chê được.

Chiều ngày 16/11/2036, khi được nhận thư mời qua fax, tôi thu xếp công việc trở về Việt Nam. Từ Tokyo, sau 4 giờ bay thẳng trên máy bay phản lực siêu thanh của hãng hàng không quốc gia Nhật Bản, vượt qua gần 8000 km, tôi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vũng Tàu. Tôi nghỉ ngơi tại khách sạn 6 sao mang tên Cap Saint Jacque để về thăm trường cũ vào sáng hôm sau. Sau 23 năm xa cách, tình cảm năm xưa về ngôi trường, thầy cô, bạn bè dồn dập kéo về, hiện hữu trong suy nghĩ của tôi như thời gian quay ngược.

Vũng Tàu khác xưa nhiều lắm, hiện đại không kém gì Tokyo nhưng nhỏ hơn nhiều. Xe dừng, tôi sững sờ khi nhìn thấy cổng trường nay đồ sộ và hoành tráng ngoài sức tưởng tượng với tấm biển đồng rất lớn ghi dòng chữ : “Trường tiểu học nội trú số 1 Trưng Vương”.

Ngay cả những cổng của các học viện thời trang cao cấp Paris ở Pháp và Milan ở Ý - nơi tôi đã từng học khó có thể đẹp như thế này. Ngỡ ngàng và sung sướng, tôi hồi hộp bước qua cổng trường, nhớ lại câu nói của thầy: “Đằng sau chiếc cổng này là một thế giới kỳ diệu của trẻ thơ đang chờ đợi các con”.

Tôi ngạc nhiên vì sân trường không còn là gạch vương giả đá màu xám đen mà được lát đá hoa cương cao cấp màu sắc đỏ hồng tuyệt đẹp. Những hàng cây phượng, lim cổ thụ, to lớn, xanh mượt đến nao lòng. Tán lá của chúng xòe kín đan chéo vào nhau tạo nên những chiếc dù khổng lồ che mát cả sân trường. Tượng đài Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận, uy nghi nép bên cây vạn tuế - giờ đã cao lớn hơn xưa như dõi theo các thế hệ học trò. Lá cờ Tổ quốc phần phật bay trong gió nhưng tươi hơn trong nắng mới.

Ngắm nhìn sân trường, lòng tôi trào dâng những cảm xúc thật lạ lùng. Sau 23 năm, cảnh vật có đổi khác rất nhiều nhưng không hề xưa cũ, vẫn tràn trề sức sống như chứa đựng mãi niềm tự hào của ngôi trường nổi tiếng ngày nào.

Tuy nhiên, trường Trưng Vương đã được xây mới lại hoàn toàn. Trên khu đất rộng của trường khi xưa, giờ đây đứng sừng sững hai tòa nhà như tòa tháp đôi cao mười ba tầng phủ toàn nhôm và kính sáng choang theo kiến trúc hiện đại và đậm màu sắc dân tộc. Nối liền hai tòa tháp là một chiếc cầu vững chãi ở lưng chừng tầng tám. Đứng trên đây ngắm xuống toàn cảnh sân trường mới thơ mộng làm sao. Mỗi bên tháp có bốn thang máy cảm ứng điều khiển bằng giọng nói và một thang cuốn hiện đại sử dụng nguồn điện mặt trời vĩnh cửu đảm bảo đưa toàn bộ học sinh toàn trường ra vào lớp hay xuống sân chỉ trong vòng 5 phút nếu có sự cố xảy ra.

Thiết kế của ngôi trường thật là đẹp, cứ cách ba tầng lại có một tầng để trống làm sân chơi cho học sinh. Các tầng này đặt đầy bồn hoa như một công viên nên trường lúc nào cũng thoang thoảng mùi hoa. Các lớp học cũng rất khang trang, hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Vì là trường nội trú, cuối mỗi tuần, cha mẹ học sinh mới đón về chơi ngày nghỉ nên điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh rất đầy đủ. Trường bao gồm phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, khu thể thao, giải trí với bể bơi xanh 18 đường đua, phòng chơi bowling, chơi game, thính phòng hòa nhạc, nơi thi đấu cờ vua và các phòng chức năng như tin học, mỹ thuật.

Đặc biệt, trường sử dụng năng lượng sạch của tương lai, không dùng bóng đèn mà cửa sổ là các tấm pin mặt trời. Tại đây tế bào quang điện sẽ biến đổi ánh sáng thành điện năng và tự điều chỉnh theo thời tiết để chống cận thị cho học sinh.

Việc dạy học ngày nay khác xưa nhiều lắm. Tôi không thể tìm thấy dấu vết gì của thời trước đây. Tấm bảng xanh Hàn Quốc khi xưa thầy viết phấn giờ đã thay bằng màn hình cảm ứng từ xa 143 inch. Dưới chỗ ngồi của học sinh và thầy giáo cũng không còn sách vở lỉnh kỉnh, thay vào đó là máy tính cảm ứng nối mạng không dây, chỉ to bằng tờ A4 nhưng chứa kho dữ liệu khổng lồ. Học sinh không còn phải lên bảng, chỉ ngồi dùng ngón tay lướt trên máy tính bảng. Khi thầy nhấn số của bạn nào là bài làm của bạn ấy hiện lên màn hình lớn cho cả lớp cùng xem và nhận xét. Thầy và trò sử dụng hoàn toàn công nghệ thông tin kỹ thuật cao trong dạy và học. Người thầy ngày nay không còn gân cổ giảng bài như xưa nữa mà là người đứng ra tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức.

Học sinh lớp 4 và 5 ngày nay sử dụng thành thạo đồ họa vi tính không gian ba chiều trong giờ học vẽ hay học toán hình. Cách đây hơn hai mươi năm, thời tôi học, đó là công việc của các kỹ sư tin học hay chuyên viên thiết kế. Tôi cứ nghĩ, được học trong một ngôi trường hiện đại và nổi tiếng như thế này - những thế hệ học sinh ngày nay lại không tự hào sao được?

Ở đây, tôi gặp lại rất nhiều bạn bè cũ ngày xưa giờ phần lớn đều đã thành đạt, tay bắt mặt mừng. Nguyễn Đình Hoàng yêu thích môn Toán giờ là tiến sĩ ở viện Toán quốc gia. Trần Lê Hiếu là tổng giám đốc công ty kinh doanh địa ốc. Đỗ Huy Hoàng bệ vệ là phó giám đốc xí nghiệp khoan dầu khí. Đặng Khánh Mai có tố chất lãnh đạo giờ là bí thư Thành đoàn. Nguyễn Hoàng Duy là bếp trưởng tại khách sạn Cap Saint Jacque Vũng Tàu. Ngô Thanh Tâm là bà chủ nhà hàng Vườn treo nổi tiếng. Việt Hà là nghệ sĩ múa ưu tú. Phan Việt Quang là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Game thủ quốc gia…

Nhưng ấn tượng nhất chính là tôi gặp lại những thầy cô cũ xưa giảng dạy tại trường giờ đã nghỉ hưu. Từ những thầy cô là hiệu trưởng đầu tiên đến giáo viên từ cũ đến mới. Dù nhiều thầy cô mái tóc đã bạc trắng, lưng còng, dáng đi mệt nhọc của các cụ già lớn tuổi nhưng nụ cười, ánh mắt của các thầy cô giáo vẫn tinh anh rạng rỡ và tràn đầy tâm huyết. Nhìn vào đôi mắt già nua của thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi sau 23 năm đã qua đi, tôi vẫn thấy tỏa ra ánh sáng của lòng nhân từ của những ước mơ mà thầy đã chắp cánh cho tôi. Giọng thầy vẫn trầm ấm chậm rãi, vẫn rất chu đáo, đầy quan tâm khi hỏi chúng tôi về con đường sự nghiệp, gia đình. Quả thật tôi như được sống lại trong những năm tháng là học sinh của thầy.

Tôi tự hào khoe với thầy sự trưởng thành của mình. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang cao cấp tại học viện Thời trang Mod Art Paris, tôi học tiếp sau đại học tại học viện Domus Academy Milan (Italia) - nơi nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường đã từng theo học. Nhận bằng thạc sĩ xuất sắc, tôi về đầu quân cho hãng một hãng thời trang Pháp. Hiện giờ, tôi là giám đốc thiết kế trang phục mùa đông khu vực châu Á của hãng tại Nhật Bản. Tôi có công việc làm phù hợp với sở thích, có một mái ấm gia đình hạnh phúc và tên tôi thỉnh thoảng lại xuất hiện đều đặn trong tạp chí chuyên ngành thời trang thế giới. Vậy có thể coi tôi là một phụ nữ thành đạt.

Thầy vui mừng chúc cho sự thành công của tôi. Tôi xúc động cảm ơn thầy, kính chúc thầy sức khỏe và xin phép thầy bước vào thang máy lên tầng mười ba đi về phía hội trường. Bước ra khỏi thang máy, tôi gặp một phụ nữ lớn tuổi, tóc đã hoa râm nhưng vẫn giữ được nét đẹp của tuổi thanh xuân trông rất quen.

Thấy tôi, bà cười thật tươi và tôi nhận ra đó là cô Nguyễn Thị Thu Thủy, hiệu trưởng khi tôi học lớp 5 tại trường. Tôi đến chào cô rồi tự giới thiệu về mình. Cô ồ lên: “Thái Hà đấy à? Trông sang trọng quá nhỉ? ”. Cô hỏi chuyện tôi rất nhiều và cô còn nhớ cả tiết mục văn nghệ nhảy Gangnam Style mà chúng tôi biểu diễn cách đây 23 năm.

Lễ hội trường sôi nổi và đầy ắp cảm xúc rồi cũng đến lúc kết thúc và chúng tôi chia tay ngôi trường cùng mọi người trong tình cảm lưu luyến.

Một ngày không xa, chúng tôi sẽ trở về thăm lại ngôi trường cũ của mình và chắc chắn sẽ làm một điều gì đó dù bé nhỏ để góp phần tô điểm thêm truyền thống của ngôi trường mà tôi yêu dấu, tôi tự hào về nó trong mỗi bước chân, mỗi ngả đường đi đến thành công.

Bóng ngôi trường mỗi lúc một nhòa dần và tôi giật mình bừng tỉnh – thì ra đó chỉ là một giấc mơ báo trước tương lai, nhưng tôi tin rằng giấc mơ đó sẽ trở thành hiện thực".

3 tháng 5 2018

Đến năm 2025 có nghĩa là 7 năm sau em sẽ là hs lớp 12.Đây là khoảng thời gian cuối cấp 3 em sắp phải rời xa trường và xác định tương lai cho bản thân.Một vài bạn sẽ ra trường đi làm một vài bạn thì học tiếp . còn em em sẽ tiếp tục học đại học y để sau này trở thành một bác sĩ giúp ích cho những người bệnh. Tuy nhớ trường nhưng nó sẽ là động lực cho em cố gắng  thực hiện ước mơ của mình 

17 tháng 5 2018

Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã là năm 2025 rồi đấy, vậy là đã trải qua 10 năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Triệu Đề” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng.
Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình.
Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác.
Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều.
Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác.
Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.

17 tháng 5 2018

Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã là năm 2025 rồi đấy, vậy là đã trải qua 10 năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng.
Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình.
Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác.
Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều.
Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác.
Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.

Chúc bạn học tốt~

26 tháng 3 2019

em hỏi chị môn văn ấy à

chị chán môn văn nhất đó

cái này cho chị chối sorry e

15 tháng 4 2018

cho hoc sinh nghỉ học hihihi

15 tháng 4 2018

Ngôi trường mơ ước là mong ước của mình và muốn nó trở thành hiện thật.

Dịch bài          Đối với nhiều sinh viên Mĩ, tuần nghỉ lễ mùa xuân có nghĩa là một bữa tiệc dài bất tận trên bãi biển đầy nắng ở Florida hoặc Mexico. Thành phố bãi biển Panama ở bang Florida, thành phố có số dân định cư vào khoảng 36,000 người, nhiều hơn 1 nửa triệu số sinh viên đại học tới đây vào tháng 3 mỗi năm để vui chơi và tiệc tùng, trở thành điểm đến số một trong kì...
Đọc tiếp

Dịch bài

          Đối với nhiều sinh viên Mĩ, tuần nghỉ lễ mùa xuân có nghĩa là một bữa tiệc dài bất tận trên bãi biển đầy nắng ở Florida hoặc Mexico. Thành phố bãi biển Panama ở bang Florida, thành phố có số dân định cư vào khoảng 36,000 người, nhiều hơn 1 nửa triệu số sinh viên đại học tới đây vào tháng 3 mỗi năm để vui chơi và tiệc tùng, trở thành điểm đến số một trong kì nghỉ xuân ở Mĩ.

          Tuy nhiên không phải sinh viên nào cũng nhậu nhẹt trong suốt một tuần lễ, và một số lượng ngày càng đông các sinh viên Mĩ đã tìm ra cách để khiến cho kì nghỉ xuân có ý nghĩa. Đối với họ, việc tham gia hoặc lãnh đạo 1 nhóm tình nguyện viên đi tour trong nước hoặc quốc tế và làm việc với mục đích làm giảm những vấn đề như đói nghèo, vô gia cư, hoặc thiệt hại về môi trường đã làm cho những kì nghỉ xuân trở thành những trải nghiệm học tập độc đáo mà các sinh viên cảm thấy bổ ích.

          Trong suốt 1 tuần nghỉ xuân, các sinh viên của trường đại học James Madison ở bang Virginia đã tham gia vào 15 chuyến “kì nghỉ xuân thay thế” tới những bang lân cận, 3 bang khác xa hơn ở Hoa Kì, và 5 chuyến đi quốc tế. Một nhóm sinh viên JMU đi tới Bogalusa, Louisiana để giúp xây lại những ngôi nhà bị hư hại bởi cơn bão Katrina. Một nhóm khác tới Mississippi để tổ chức các hoạt động sáng tạo dành cho trẻ em sống ở khu cư trú dành cho người vô gia cư. Một nhóm sinh viên đã đi tới bang Florida, nhưng không phải để nằm dài xả hơi trên cát. Họ cật lực lao động để tu sửa lại những con đường và dọn nhổ những loài cây đe dọa tới hệ sinh thái bản địa ở Florida

          Những sinh viên tham gia vào các dự án ‘kì nghỉ xuân thay thế’ nhận thấy chúng rất bổ ích. Trong khi đó hầu hết sinh viên phải có được tấm bằng đại học trước khi họ bắt tay vào giúp đỡ những người khác thì những sinh viên tình nguyện có thể giúp đỡ công động ngay bây giờ. Mặt khác, chỗ ở thì không hề hấp dẫn. Những sinh viên thường xuyên phải ngủ trên sàn ở trường học hoặc dành cả tuần cắm trại trong lều. Những họ chỉ phải trả khoảng 250 đô la cho các bữa ăn và phương tiện đi lại, ít hơn số tiền mà bạn bè họ bỏ ra để đi tới những địa điểm nóng dành cho kì nghỉ xuân truyền thống.

          Các chuyến ‘kì nghỉ xuân thay thế’ dường như ngày càng phổ biến ở các trường đại học ở Mĩ. Sinh viên đưa ra hàng ngàn lí do để tham gia. Một số đánh giá cao cơ hội được giao tiếp và gặp gỡ những người bạn mới. Một số khác muốn thực hiện niềm tin của bản thân về sứ mệnh của con người là phục vụ nhân loại và làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn bất kể vì lí do gì, những sinh viên này đã khám phá ra điều mang lại cho họ những bài học quý giá khi không ở trong trường học

How many university students travel to Panama Beach City every March for spring break?

A. Around 500,000

B. Around 10,000

C. Around 36,000

D. Around 50,000

4
1 tháng 3 2017

Đáp án A

Có bao nhiêu sinh viên du lịch tới thành phố bãi biển Panama vào mỗi tháng 3 trong kì nghỉ xuân?

A. Khoảng 500.000

B. Khoảng 10.000

C. Khoảng 36.000

D. Khoảng 50.000

Dẫn chứng ở đoạn 1: “In Panama City Beach, Florida, a city with a permanent population of around 36,000, more than half a million university students arrive during the month of March to play and party” – (Thành phố bãi biển Panama ở bang Florida, thành phố có số dân định cư dao động trong khoảng 36,000 người, nhiều hơn 1 nửa triệu số sinh viên đại học tới đây vào tháng 3 mỗi năm để vui chơi và tiệc tùng)

4 tháng 10 2021

là đáp án A nhé

Dịch bài          Đối với nhiều sinh viên Mĩ, tuần nghỉ lễ mùa xuân có nghĩa là một bữa tiệc dài bất tận trên bãi biển đầy nắng ở Florida hoặc Mexico. Thành phố bãi biển Panama ở bang Florida, thành phố có số dân định cư vào khoảng 36,000 người, nhiều hơn 1 nửa triệu số sinh viên đại học tới đây vào tháng 3 mỗi năm để vui chơi và tiệc tùng, trở thành điểm đến số một trong kì...
Đọc tiếp

Dịch bài

          Đối với nhiều sinh viên Mĩ, tuần nghỉ lễ mùa xuân có nghĩa là một bữa tiệc dài bất tận trên bãi biển đầy nắng ở Florida hoặc Mexico. Thành phố bãi biển Panama ở bang Florida, thành phố có số dân định cư vào khoảng 36,000 người, nhiều hơn 1 nửa triệu số sinh viên đại học tới đây vào tháng 3 mỗi năm để vui chơi và tiệc tùng, trở thành điểm đến số một trong kì nghỉ xuân ở Mĩ.

          Tuy nhiên không phải sinh viên nào cũng nhậu nhẹt trong suốt một tuần lễ, và một số lượng ngày càng đông các sinh viên Mĩ đã tìm ra cách để khiến cho kì nghỉ xuân có ý nghĩa. Đối với họ, việc tham gia hoặc lãnh đạo 1 nhóm tình nguyện viên đi tour trong nước hoặc quốc tế và làm việc với mục đích làm giảm những vấn đề như đói nghèo, vô gia cư, hoặc thiệt hại về môi trường đã làm cho những kì nghỉ xuân trở thành những trải nghiệm học tập độc đáo mà các sinh viên cảm thấy bổ ích.

          Trong suốt 1 tuần nghỉ xuân, các sinh viên của trường đại học James Madison ở bang Virginia đã tham gia vào 15 chuyến “kì nghỉ xuân thay thế” tới những bang lân cận, 3 bang khác xa hơn ở Hoa Kì, và 5 chuyến đi quốc tế. Một nhóm sinh viên JMU đi tới Bogalusa, Louisiana để giúp xây lại những ngôi nhà bị hư hại bởi cơn bão Katrina. Một nhóm khác tới Mississippi để tổ chức các hoạt động sáng tạo dành cho trẻ em sống ở khu cư trú dành cho người vô gia cư. Một nhóm sinh viên đã đi tới bang Florida, nhưng không phải để nằm dài xả hơi trên cát. Họ cật lực lao động để tu sửa lại những con đường và dọn nhổ những loài cây đe dọa tới hệ sinh thái bản địa ở Florida

          Những sinh viên tham gia vào các dự án ‘kì nghỉ xuân thay thế’ nhận thấy chúng rất bổ ích. Trong khi đó hầu hết sinh viên phải có được tấm bằng đại học trước khi họ bắt tay vào giúp đỡ những người khác thì những sinh viên tình nguyện có thể giúp đỡ công động ngay bây giờ. Mặt khác, chỗ ở thì không hề hấp dẫn. Những sinh viên thường xuyên phải ngủ trên sàn ở trường học hoặc dành cả tuần cắm trại trong lều. Những họ chỉ phải trả khoảng 250 đô la cho các bữa ăn và phương tiện đi lại, ít hơn số tiền mà bạn bè họ bỏ ra để đi tới những địa điểm nóng dành cho kì nghỉ xuân truyền thống.

          Các chuyến ‘kì nghỉ xuân thay thế’ dường như ngày càng phổ biến ở các trường đại học ở Mĩ. Sinh viên đưa ra hàng ngàn lí do để tham gia. Một số đánh giá cao cơ hội được giao tiếp và gặp gỡ những người bạn mới. Một số khác muốn thực hiện niềm tin của bản thân về sứ mệnh của con người là phục vụ nhân loại và làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn bất kể vì lí do gì, những sinh viên này đã khám phá ra điều mang lại cho họ những bài học quý giá khi không ở trong trường học

The article is mainly about______

A. sleeping on the floor or camping in tents

B. alternative spring break trips

C. drinking problems among university students

D. spring break in Florida and Mexico

1
13 tháng 7 2018

Đáp án B

Đoạn văn chủ yếu về______.

A. ngủ dưới sàn hoặc cắm trại trong lều.

B. các chuyến “kì nghỉ xuân thay thế”.

C. các vấn đề về uống rượu giữa các sinh viên đại học.

D. kì nghỉ mùa xuân ở Florida và Mexico.

Dạng câu hỏi tìm ý chính ưu tiên làm sau cùng. Nhận thấy cụm alternative spring break trips xuất hiện nhiều trong bài và đoạn nào cũng liên quan đến vấn đề ‘sinh viên tham gia vào những chuyến đi ‘kì nghỉ xuân thay thế’

Dịch bài          Đối với nhiều sinh viên Mĩ, tuần nghỉ lễ mùa xuân có nghĩa là một bữa tiệc dài bất tận trên bãi biển đầy nắng ở Florida hoặc Mexico. Thành phố bãi biển Panama ở bang Florida, thành phố có số dân định cư vào khoảng 36,000 người, nhiều hơn 1 nửa triệu số sinh viên đại học tới đây vào tháng 3 mỗi năm để vui chơi và tiệc tùng, trở thành điểm đến số một trong kì...
Đọc tiếp

Dịch bài

          Đối với nhiều sinh viên Mĩ, tuần nghỉ lễ mùa xuân có nghĩa là một bữa tiệc dài bất tận trên bãi biển đầy nắng ở Florida hoặc Mexico. Thành phố bãi biển Panama ở bang Florida, thành phố có số dân định cư vào khoảng 36,000 người, nhiều hơn 1 nửa triệu số sinh viên đại học tới đây vào tháng 3 mỗi năm để vui chơi và tiệc tùng, trở thành điểm đến số một trong kì nghỉ xuân ở Mĩ.

          Tuy nhiên không phải sinh viên nào cũng nhậu nhẹt trong suốt một tuần lễ, và một số lượng ngày càng đông các sinh viên Mĩ đã tìm ra cách để khiến cho kì nghỉ xuân có ý nghĩa. Đối với họ, việc tham gia hoặc lãnh đạo 1 nhóm tình nguyện viên đi tour trong nước hoặc quốc tế và làm việc với mục đích làm giảm những vấn đề như đói nghèo, vô gia cư, hoặc thiệt hại về môi trường đã làm cho những kì nghỉ xuân trở thành những trải nghiệm học tập độc đáo mà các sinh viên cảm thấy bổ ích.

          Trong suốt 1 tuần nghỉ xuân, các sinh viên của trường đại học James Madison ở bang Virginia đã tham gia vào 15 chuyến “kì nghỉ xuân thay thế” tới những bang lân cận, 3 bang khác xa hơn ở Hoa Kì, và 5 chuyến đi quốc tế. Một nhóm sinh viên JMU đi tới Bogalusa, Louisiana để giúp xây lại những ngôi nhà bị hư hại bởi cơn bão Katrina. Một nhóm khác tới Mississippi để tổ chức các hoạt động sáng tạo dành cho trẻ em sống ở khu cư trú dành cho người vô gia cư. Một nhóm sinh viên đã đi tới bang Florida, nhưng không phải để nằm dài xả hơi trên cát. Họ cật lực lao động để tu sửa lại những con đường và dọn nhổ những loài cây đe dọa tới hệ sinh thái bản địa ở Florida

          Những sinh viên tham gia vào các dự án ‘kì nghỉ xuân thay thế’ nhận thấy chúng rất bổ ích. Trong khi đó hầu hết sinh viên phải có được tấm bằng đại học trước khi họ bắt tay vào giúp đỡ những người khác thì những sinh viên tình nguyện có thể giúp đỡ công động ngay bây giờ. Mặt khác, chỗ ở thì không hề hấp dẫn. Những sinh viên thường xuyên phải ngủ trên sàn ở trường học hoặc dành cả tuần cắm trại trong lều. Những họ chỉ phải trả khoảng 250 đô la cho các bữa ăn và phương tiện đi lại, ít hơn số tiền mà bạn bè họ bỏ ra để đi tới những địa điểm nóng dành cho kì nghỉ xuân truyền thống.

          Các chuyến ‘kì nghỉ xuân thay thế’ dường như ngày càng phổ biến ở các trường đại học ở Mĩ. Sinh viên đưa ra hàng ngàn lí do để tham gia. Một số đánh giá cao cơ hội được giao tiếp và gặp gỡ những người bạn mới. Một số khác muốn thực hiện niềm tin của bản thân về sứ mệnh của con người là phục vụ nhân loại và làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn bất kể vì lí do gì, những sinh viên này đã khám phá ra điều mang lại cho họ những bài học quý giá khi không ở trong trường học

The word “them” in paragraph 4 refers to______.

A. degrees

B. projects

C. people

D. students

2
23 tháng 3 2017

Đáp án B

Từ “them” ở đoạn 4 là chỉ ______.

A. những tấm bằng.

B. những dự án.

C. mọi người.

D. những sinh viên.

Tạm dịch: “Students who participate in alternative spring break projects find them very rewarding”- (Những sinh viên tham gia vào các dự án ‘kì nghỉ xuân thay thế’ nhận thấy chúng rất bổ ích).

4 tháng 10 2021

là đáp án B nhé bạn