K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1: Phân tích giá trị nghệ thuật của 1 số biện pháp tu từ thời gian sử dụng trong đoạn văn sau đây: Hai cái sừng trăng đã mở to đã đầy dần, rồi vừng trăng tròn vẽ lên trời lần thì cái quầng, lần thì cái tán, thế rồi bó quyết ở đầu ngọn tre, những lúc gió sớm giục canh gà gọi nước bể dâng lên ( Nguyễn Tuân) Bài 2: Tìm các biện pháp nghệ thuật tu từ trong các câu thơ sau: a) Bàn tay ta làm nên tất...
Đọc tiếp

Bài 1: Phân tích giá trị nghệ thuật của 1 số biện pháp tu từ thời gian sử dụng trong đoạn văn sau đây:
Hai cái sừng trăng đã mở to đã đầy dần, rồi vừng trăng tròn vẽ lên trời lần thì cái quầng, lần thì cái tán, thế rồi bó quyết ở đầu ngọn tre, những lúc gió sớm giục canh gà gọi nước bể dâng lên ( Nguyễn Tuân)
Bài 2: Tìm các biện pháp nghệ thuật tu từ trong các câu thơ sau:
a) Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
b) Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhớ mãi tên người Hồ Chí Minh.
c) Mồi hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
d) Kháng chiến 3 ngàn ngày không nghỉ,
Bắp chân, đầu gối vẫn
Bài 3: Từ " hoa" trong các cau sau duối đây sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy giải thích sự khác biệt
a) Giá đành trong nguyệt trên mây
Hoa sao hoa khéo đạo đày bẫy hoa.
b) Người rằng khoảng vắng đên trường
Vì hoa, nên phải đánh đành tìm hoa.
c) Phương những tiết cao, diều bay liêng
Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi
Bài 4: Đọc bài ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Đeo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Em hãy phản tích biện pháp tu từ sử dụng trong bài ca dao trên.
Bài 5: Trog bài thơ 30 năm đời ta có đảng:
Những hồn Trần Phú vô dang
Sóng xanh biển cả cay xanh núi ngàn.
- Nhà thư đã dùng biện pháp tu từ gì?
- Nêu ý nghĩa biện pháp đó.
Bài 6:

0

Nghệ thuật tu từ: Ẩn dụ,hoán dụ.

1 tháng 5 2016

Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng là so sánh : +  Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.                                                                                               +Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ 1 quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
                                                                                             + Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên ...
* Tác dụng : 
-Tăng sức gợi hình , gợi cảm 
- Làm cho mặt trời hiện lên sinh động , hấp dẫn
-Khắc họa hình ảnh mặt trời uy nghi , tráng lệ , hùng vĩ, to lớn và đẹp đẽ
-Tình cảm yêu quý và trân trọng thiên nhiên , sự khao khát muốn chinh phục cái đẹp của tác giả
Mình đánh lần thứ 2 rồi vừa nãy sắp xong rồi tự nhiên bị xóa hết huhu

1 tháng 5 2016

- Đoạn trên tả cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô. 

- Tác giả đã chọn điểm nhìn ở đầu mũi đảo Cô Tô.

- Biện pháp tu từ nổi bật là so sánh 
- Câu văn: “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.” vắng thành phần chủ ngữ. Cách viết này cũng thể hiện sự độc đáo trong cách dùng câu chữ của Nguyễn Tuân. Dụng ý nghệ thuật của tác giả là nhấn mạnh hình dáng (sự tròn trĩnh phúc hậu) vẻ đẹp của mặt trời

CẢM THỤ VĂN HỌCBài 1. Nêu các bước phân tích biện pháp nghệ thuật em đã được họcBài 2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau và nêu tác dụngcủa biện pháp nghệ thuật đó. (Hoàn thiện bài tập này bằng cách điền vào chỗ trống)Cây dừa xanh tỏa nhiều tàuDang tay đón gió gật đầu gọi trăng(Trần Đăng Khoa)- Trong câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ...
Đọc tiếp

CẢM THỤ VĂN HỌC

Bài 1. Nêu các bước phân tích biện pháp nghệ thuật em đã được học
Bài 2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau và nêu tác dụng
của biện pháp nghệ thuật đó. (Hoàn thiện bài tập này bằng cách điền vào chỗ trống)

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng

(Trần Đăng Khoa)
- Trong câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật <nhân hóa>
- Biện pháp nghệ thuật này được thể hiện qua các từ/cụm từ
- Qua biện pháp nghệ thuật này, ta thấy cây dừa được miêu tả ……….. Đồng
thời, chúng ta hiểu thêm về tác giả…………
Bài 3. Đọc đoạn văn sau:
“…Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước
xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.
Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã,
giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa…”
a. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? Gạch dưới từ ngữ
thể hiện biện pháp nghệ thuật đó.
b. Nêu cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của đoạn văn trên.

Mình cần gấp, các bạn giúp nhanh nha!

0

theo mk

- Học sinh phải chỉ ra được các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn 

· Biện pháp so sánh 

· "Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ ... đầy đặn

· " Y như một mâm lễ phẩm....biển Đông"

· Các từ láy gợi tả: tròn trĩnh, đầy đặn, hồng hào, thăm thẳm. Đặc biệt là hình ảnh ẩn dụ quả trứng hồng hào, thăm thẳm.... 

- Học sinh nêu giá trị nghệ thuật của các phép tu từ 

· Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thật sự rực rỡ, tráng lệ. Đó là một bức tranh thiên nhiên đầy mầu sắc kì ảo nhưng lại chân thực và sống động.

· Diễn đạt lưu loát tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, lời văn đậm chất trữ tình.

chúc bạn học tốt

7 tháng 11 2016

_ Cảnh rừng Việt Bắc : +) tiếng suối như tiếng hát xa.

+) trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa.

=> Ko gian yên tĩnh , trong đêm khuya , âm thanh , ánh sáng .

_ Nghệ thuật : so sánh , điệp từ

<=> Tạo nên 1 bức tranh có 2 màu sáng , tối ; trắng hoặc đen , đó là vẻ đẹp huyền ảo , lung linh , chập chờn , ấm áp , quấn quýt hào quyện vs nhau .

_ Cảnh rừng Việt Bắc trong 1 đêm khuya nhưng ko hoang vắng , lạnh lẽo.

=> Tác gải là ng yêu thiên nhiên .

 

 

7 tháng 11 2016

Bức tranh thiên nhiên không gian : trong rừng ( tiếng suối ) thời gian : buổi tối ( trăng) âm thanh : tiếng suối như tiếng hát cảnh vật có suối , trăng , cổ thụ, hoa. Màu sắc sáng như 1 bức tranh sơn mài. Nghệ thuật so sánh tinh tế tiếng suối như tiếng hát cho thấy sự gần gũi và điệp ngữ : lồng Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Ba vật thể lớn bé cao thấp khác nhau nhưng vẫn lồng vào nhau nâng đỡ chi nhau tại một bức tranh thật lung linh. Qua bài thơ này ta thấy ngoài có lòng yeu nước cong có tình yêu quê hương chân thành sâu sắc.

2 tháng 4 2020

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Trước hết, có thể thấy hai câu thơ trên đối nhau rất chỉnh: nhân - nguyệt, hướng - tòng, khán minh nguyệt - khán thi gia. Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau: người "hướng" đến trăng và trăng "tòng" theo người. Điều này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). Không chỉ vậy, Bác dùng từ "tòng" rất "đắt". “Tòng” là "theo" (giống chữ "tùng" trong "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"). Vầng trăng muôn đời này là niềm mộng ước của các thi nhân, trăng đại diện cho cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thanh cao. Vậy mà nay, trăng "tòng" theo khe cửa nhà tù chật hẹp, hôi hám để "khán" thi sĩ thì hẳn người thơ ấy phải thanh cao, đẹp đẽ đến nhường nào. Hai câu thơ không chỉ làm nổi bật mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng mà còn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh.

học tốt

1 tháng 4 2020

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Trước hết, có thể thấy hai câu thơ trên đối nhau rất chỉnh: nhân - nguyệt, hướng - tòng, khán minh nguyệt - khán thi gia. Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau: người "hướng" đến trăng và trăng "tòng" theo người. Điều này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). Không chỉ vậy, Bác dùng từ "tòng" rất "đắt". “Tòng” là "theo" (giống chữ "tùng" trong "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"). Vầng trăng muôn đời này là niềm mộng ước của các thi nhân, trăng đại diện cho cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thanh cao. Vậy mà nay, trăng "tòng" theo khe cửa nhà tù chật hẹp, hôi hám để "khán" thi sĩ thì hẳn người thơ ấy phải thanh cao, đẹp đẽ đến nhường nào. Hai câu thơ không chỉ làm nổi bật mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng mà còn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh.


Tham Khảo

1 tháng 4 2020

Tham khảo!
 

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

Cảnh thưởng trăng ở đây thật đặc biệt. Đặc biệt trong sự giản dị không có rượu có hoa. Đặc biệt bởi vị thế của người ngắm trăng không phải là người thanh nhàn, một tao nhân mặc khách mà là một người tù bị giam hãm, xiềng xích trong bốn bức tường với muôn nghìn khổ cực. Nhưng tâm hồn của người tù đó đã vượt thoát khỏi bốn bức tường của nhà lao để mở rộng chào đón chân thành và tha thiết người bạn đặc biệt của mình. Tất cả thu vào một hành động ngắm, nhòm kì lạ; nhìn nhau qua chấn song sắt của nhà tù. Hai câu thơ chữ Hán đã lột tả được đầy đủ cảnh thưởng trăng đặc biệt này:

"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia".

Hai chữ đầu của hai câu thơ là hình ảnh người và trăng (Nhân - nguyệt, nguyệt - thi gia) và giữa hai vế của mỗi câu, giữa trăng và người tù là song sắt nhà giam tàn bạo. Hiện thực tàn bạo của nhà tù vẫn len lỏi vào cuộc sống tinh thần của người tù. Nó như muốn ngăn cách người tù và trăng. Tất cả làm cho cuộc sông trong tù và làm cho buổi thưởng trăng thật rõ ràng, sống động. Ớ đây, người tù đã một lần nữa vượt qua và chiến thắng được hiện thực tù đày. Người tù ấy đã quên đi cuộc sống lao khổ của chôn tù đày để tâm hồn vượt thoát, bay bổng, hòa vào với vẻ đẹp của ánh trăng. Động từ "hướng" không chỉ là cử động của một cái nhìn mà là sự thức dậy của cả một tâm hồn đầy say đắm. Hình như trăng đã hiểu tâm hồn người tù, hiểu được tình cảm chân thành của người tù nên cũng có một hành động đầy tình cảm:

"Nguyệt tòng song khích khán thi gia".

Ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, chia sẻ với người tù. Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có tình cảm và đầy sự đồng cảm. Trăng dâu chỉ còn là đốì tượng thiên nhiên, là vẻ đẹp chỉ để thưởng thức mà ở đây trăng đã trở thành kẻ tâm giao, tri kỉ của người tù. Hành động của trăng là hành động của những người bạn đã thấu hiểu tâm hồn của nhau. Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Và phút giao cảm thiêng liêng ấy đã khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù tan biến. Tâm hồn con người nhẹ nhõm, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành thi nhân. Chữ "nhân" trong câu thơ thứ ba Bác dùng để chỉ người ngắm trăng, nhưng đến chữ cuối cùng của bài thơ, người ngắm trăng đã biến thành thi nhân. Có một điều kì lạ, bài thơ Ngắm trăng là một trong số ít những bài thơ Bác tự nhận mình là thi nhân. Cuộc sống trong tù là vô nhân đạo. Nhưng đằng sau đó, không đơn giản chỉ là một trái tim biết rung cảm trước cái đẹp vĩnh hằng của tạo hóa, mà còn là một tâm hồn mạnh mẽ, tràn ngập sức sống, dám vượt qua hiện thực trần trụi của nhà tù để giao hòa với thiên nhiên, đất trời. Nếu không phải là một tâm hồn nghệ sĩ, không phải là một bản lĩnh thép của một người chiến sĩ kiên cường thì Bác không thể vượt qua chính mình trong hoàn cảnh đó.

Ngắm trăng là một bài thơ chứa nhiều sức nặng, một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ còn là một nét đẹp của tâm hồn yêu đời và khao khát tự do.
Chúc bạn học tốt nha!

Hãy viết chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng vào bài làm.Câu 1. Đoạn văn sau đã sử dụng mấy câu rút gọn: “Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.”(Trích “Cô Tô” - Nguyễn Tuân)?A. Một B. Hai C. Ba D. BốnCâu 2. Câu đặc biệt nào sau đây thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng?A. Chao ôi! B. Hỡi ơi! C. Lại một đợt...
Đọc tiếp

Hãy viết chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng vào bài làm.

Câu 1. Đoạn văn sau đã sử dụng mấy câu rút gọn: “Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.”(Trích “Cô Tô” - Nguyễn Tuân)?

A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn

Câu 2. Câu đặc biệt nào sau đây thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng?

A. Chao ôi! B. Hỡi ơi! C. Lại một đợt bom. D. Gần một giờ đêm.

Câu 3. Dòng nào không phải là trạng ngữ trong câu: “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.” (Trích “Cây tre Việt Nam” - Thép Mới)

A. Dưới bóng tre xanh B. Đã từ lâu đời C. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời D. Người dân cày Việt Nam

Câu 4. Trong các câu sau câu nào là câu chủ động?

A. Mọi người yêu mến em. B. Ngôi nhà ấy vừa hoàn thành. C. Cả lớp em được nhà trường khen. D. Quyển sách được viết xong năm 1990.

Câu 5. Việc rút gọn thành phần chủ ngữ trong câu tục ngữ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở.” nhằm mục đích

A. làm cho câu gọn hơn. B. thông tin được nhanh hơn. C. tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước. D. ngụ ý hành động, đặc điểm nói đến trong câu là của chung mọi người.

Câu 6. Đoạn văn sau có mấy câu đặc biệt: “Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.”( Nam Cao)?

A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn

Câu 7. Câu văn: “Sản phẩm này khách hàng rất ưa chuộng.” là câu gì? A. Câu chủ động B. Câu bị động C. Câu rút gọn D. Câu đặc biệt

Câu 8. Câu có thành phần trạng ngữ chỉ thời gian là:

A. Ngoài sân, học sinh đang nô đùa. B. Bằng chiếc xe đạp cũ, nó đến trường. C. Mùa xuân,cây cối đâm chồi nảy lộc. D. Để cha mẹ vui lòng, em cố gắng học giỏi. Giúp vs ạ

2
3 tháng 3 2022

1, A

2, C

3, D

4, A

5, D

6, C

7, B

8, C

3 tháng 3 2022

1. A, 2.C, 3.D, 4.A, 5.D, 6.B, 7.B, 8.C