K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 2 2016

- Phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1925 :

 Các cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiều nhưng còn lẻ tẻ, tự phát, ở Sài Gòn - Chợ Lớn lập Công hội (bí mật).

Tháng 8-1925, thợ máy xưởng Ba Son bãi công trong 8 ngày, đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam ( từ tự phát tiến lên tự giác)

- Phong trào công nhân trong những năm 1925 – 1929 :

  Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra doi va hoạt động mạnh tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.

=> Phong trào công nhân càng phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.Các cuộc bãi công đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung.

- Vai trò của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam :

 Phong trào công nhân là một bộ phận của phong trào yêu nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trào yêu nước nói chung .

Phong trào công nhân đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin từ bên ngoài truyền vào Việt Nam, là nhân tố quan trọng kết hợp với chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào yêu nước dẫn đến việc thành lập Đảng.

 

 

 

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dựa vào mục 2 phần Kiến thức cơ bản để nêu và phân tích rõ các ý:

-Từ năm 1921 đến năm 1924: tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị.

-Nă 1925: thành lập tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

-Từ năm 1925 đến năm 1927: Mở lớp huấn luyện cán bộ cách mạng.

-Chỉ đạo việc đưa thanh niên qua lớp huấn luyện chính trị thực hiện “vô sản hóa” để giúp thanh niên có thực tiễn đấu tranh cách mạng.

-Trở về Hương Cảng-Trung Quốc để hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

31 tháng 12 2021

Chọn B

NG
13 tháng 10 2023

- Khái quát quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam:

+ Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết trên cơ sở tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. Quá trình đoàn kết trong các cuộc đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên đã tạo nên truyền thống yêu nước, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

+ Thời kì cổ – trung đại, các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hoà thuận trong nội bộ triều đình đồng thời đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia để tạo dựng sức mạnh đoàn kết chống ngoại xâm.

+ Thời kì cận - hiện đại, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng, như: Mặt trận dân chủ Đông Dương; Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt…. Trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong thời kì đổi mới đất nước, khối đại đoàn kết dân tộc đã đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn.