K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2022

 Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.

5 tháng 9 2021

THAM KHẢO:

 Sau khi chui tọt vào hang thì tôi nghe thấy tiếng nói của chị Cốc và Dế Choắt tôi liền có suy nghĩ rằng:" Nếu mình không ra nhận tội cho Choắt thì liệu Choắt sẽ như thế nào?" Sau một hồi lâu suy nghĩ thì tôi đã quyết định sẽ ra nói thật với chị Cốc. Lúc đó chị Cốc đang định mổ anh Choắt. Tôi liền chạy đến bảo :" Chị Cốc ơi, người lúc nãy nói là tôi chứ không phải anh Choắt đâu, chị đừng mổ ảnh mà tội nghiệp" . Tôi cứ nghĩ rằng chị Cốc khi biết sẽ mổ tôi. Tôi chắc không xong rồi. Thay vì vậy chị Cốc lại bảo:"Biết nhận lỗi là được rồi. Lần sau đừng làm như vậy nữa". Thế là chị Cốc rĩa cánh một hồi rồi bay đi. Thế là tôi quay lại xin lỗi anh Choắt và từ đó tôi và Choắt đã trở thành bạn bè. Tôi cũng đã bỏ cái thói hung hăng, kiêu căng ,bậy bạ của mình

12 tháng 4 2021

Từ văn bản "Bài học đường đời đầu tiên", em rút ra được bài học cho mình là: - Bài học về tính kiêu căng, hỡm hĩnh, xốc nổi của Dế Mèn. - Bài học về lòng bao dung độ lượng, biết cảm thông và tha thứ của Dế Choắt. - Bài học về cách biết kiềm chế, không nên nóng nảy, tự ái của chị Cốc.

21 tháng 1 2022

coc cặc

20 tháng 2 2020

Bức chân dung của nhân vật Dế Mèn trong bài học đường đời  đầu tiên được hiện ra như chàng thanh niên cường tráng với đôi càng mẵn bóng, 2 cánh dài tới chấm đuôi, vuốt thì nhọn hoắt và cứng, răng thì đen nhánh, đặc biệt toàn thân một màu nâu bóng mỡ. nhưng tính cách thì thô lỗ, trịnh thượng và xóc nổi với hàng xóm láng giềng và và tạo nên 1 hậu quả nghiêm trọng khiến dế choắt phải ra đi. cái chết của dế choắt đã chỉ ra một bài học đáng giá.

bài học thì trong ghi nhớ có nhé!!!!!!

chúc học tốt

Trong sân trường nơi em học tập có rất nhiều cây xanh nào thì cây thông, cây bằng lăng, cây hoa khác nhưng trong đó em thích nhất là cây bàng, bởi nó có tán lá rộng và quả bàng hình giống nhọn

. Cây bàng được trồng trong sân trường em, nó được chúng em chăm sóc rất cẩn thận, mỗi tuần đều có các lớp lao động để tưới nước cho nó, mỗi khi trời mưa thì mới không phải tưới, chúng em chăm sóc nó từ khi nó mới được trồng chỉ cao hơn đầu người một chút, hình ảnh cây bàng luôn xuất hiện trong tâm trí của em bởi hình ảnh của nó mang những vóc dáng lớn lao và thân của nó thuộc dạng gỗ có màu nâu, lá của cây bàng to, mỗi khi chúng em học thể dục nóng chúng em thường nhặt những lá bàng rụng xuống để quạt mát, lá xanh to bản và khi vàng thì nó rụng xuống, hình ảnh cây bàng rất đẹp khi tán của nó xòe rộng ra, giống như một cái ô đang che cho chúng em, những buổi thể dục nóng, đó là nơi chúng em nghỉ ngơi và vui chơi ngồi nói chuyện, thân cây to và có nhiều tán, cây bàng còn có rất nhiều quả, quả của nó nhọn, có màu xanh, quả bàng còn có thể ăn được, khi nó chín nó màu vàng, lá của cây bàng to bằng bàn tay xòe, mỗi lá có các gân lá ở giữa và được xếp dày dặt trên cây, cành của nó cũng có màu nâu, đặc trưng của cây bàng đó là có rất nhiều tán. Mỗi tán cây có rất nhiều cành và mỗi cành có nhiều lá và quả, lá bàng non và xanh vào mùa hè, đến mùa thu bắt đầu nó ra mầm non, và mùa thu thì nó rụng lá, lúc đó nhìn cây bàng chỉ xơ xác còn lại cành nhưng sau một vụ chút lá đó nó lại ra những mầm lá mới, người ta thương so sánh nó để ví cây bàng đang thay áo mới, hình ảnh cây bàng trong tâm trí của những người học sinh rất gần gũi và nó gắn bó trực tiếp với mỗi con người chúng ta, hình ảnh cây bàng đã in sâu trong tâm trí của mỗi lứa học sinh khi nó gắn bó trực tiếp với mỗi người học sinh, và nó là loại cây quen thuộc của chúng ta, hình ảnh cây bàng xanh hiện trước sân trường làm cho chúng em có những giây phút thoải mái để ngắm nhìn nó, hình ảnh của nó hiện diện lên gần gũi và thật đáng kính. 

Em rất thích hình ảnh của cây bàng, nó mang những vẻ đẹp nhẹ nhàng và gắn bó trực tiếp với mỗi chúng ta, những lứa học sinh của trường, cây bàng đã gắn bó mật thiết với lứa tuổi học sinh của chúng ta

nhớ k ho mik nha học tốt

13 tháng 8 2020

 Dù ân hận đã muộn màng nhưng Dế Mèn cũng sớm thấy được sai trái, không nản chí trước những sai lầm mà mình đã phạm phải. Mèn đã thay đổi tính cách, quyết tâm lên đường phiêu lưu để mở rộng tầm nhìn, tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Hình ảnh Dế Mèn với Bài học đường đời đầu tiên thể hiện bài học triết lí nhân sinh sâu sắc. Đó là bài học về đạo lý làm người. Phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, phải có lòng nhân ái trong cuộc đời. Bài học đường đời đã giúp Mèn hoàn thiện nhân cách và có được một cuộc sống giàu ý nghĩa. Đây cũng chính là bài học làm người dành cho thế hệ trẻ hôm nay.

30 tháng 11 2023

Giới thiệu đôi nét về tác giả Tô Hoài

Bài học đường đời đầu tiên

- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam).

- Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp.

- Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.

- Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

Giới thiệu về tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”

- Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

- Thuộc thể truyện đồng thoại

- Truyện gồm 10 chương, kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới muôn màu muôn vẻ của những loài vật nhỏ bé.

+ Chương 1: kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

+ Chương 2: tới chương 9 kể về những cuộc phiêu lưu của Mèn, cùng người bạn đường là Dế Trũi.

+ Chương 10: kể về việc Mèn cùng Trũi về nhà và nghỉ ngơi, dự tính cuộc phiêu lưu mới.

1. “Bài học đường đời đầu tiên” là tên gọi một chương của tác phẩm nào?A. Tuyển tập Tô Hoài             C. Những cuộc phiêu lưu của Dế MènB. Dế Mèn phiêu lưu kí             D. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn2. “Bài học đường đời đầu tiên” là sáng tác của nhà văn nào?A. Tạ Duy Anh                                  C. Tô Hoài           B. Đoàn Giỏi                                     D. Vũ Tú Nam3. Qua đoạn trích “Bài...
Đọc tiếp

1. “Bài học đường đời đầu tiên” là tên gọi một chương của tác phẩm nào?

A. Tuyển tập Tô Hoài             C. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn

B. Dế Mèn phiêu lưu kí             D. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn

2. “Bài học đường đời đầu tiên” là sáng tác của nhà văn nào?

A. Tạ Duy Anh                                  C. Tô Hoài           

B. Đoàn Giỏi                                     D. Vũ Tú Nam

3. Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, em thấy nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách  nào?

A. Tự tin, dũng cảm                                     C. Tự phụ, kiêu căng

B. Khệnh khạng, xem thường mọi người      D. Hung hăng, xốc nổi

4. Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?

A. Chị Cốc            B. Người kể chuyện                 C. Dế Mèn            D. Dế Choắt

5. Chi tiết nào sau đây không thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

A. Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt;

B. Hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp;

C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng;

D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ trong hang.

6. Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?

A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc họa vào thân.

B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

D. Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

7. Chi tiết nào sau đây cho thấy Dế Mèn là khinh thường bạn?

A. Đặt tên bạn là Dế Choắt vì thấy bạn yếu đuối;

B. Không giúp Dế Choắt đào hang;

C. Nằm im khi thấy Dế Choắt bị chị Cốc mổ;

D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc.

8. Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?

A. Buồn rầu và sợ hãi                         C. Thương và ăn năn hối hận

B. Than thở và buồn phiền                 D. Nghĩ ngợi và xúc động

9. Dòng nào nêu đúng diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt?

A. Hể hả - sợ hãi – huênh hoang – xót thương – ân hận – ăn năn.

B. Huênh hoang – sợ hãi – hể hả - ân hận – xót thương – ăn năn.

C. Sợ hãi – huênh hoang – ân hận – hể hả - xót thương – ăn năn.

D. Huênh hoang – hể hả - sợ hãi – xót thương – ân hận – ăn năn.

10. Em nhận xét gì về ngoại hình của Dế Mèn?

A. Gày gò, ốm yếu                   C. Vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, mạnh mẽ của tuổi trẻ

B. Bóng bảy, giã tạo                           D. Vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha

Phần II/ Tự luận:

Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.  Đầu tôi to ra và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

1. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy trong việc miêu tả hình ảnh của nhân vật Dế Mèn.

2. Tìm các phép so sánh có mặt trong đoạn văn trên?  Nêu hiệu quả của các biện pháp so sánh đó?

0