K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2018
1. So sánh

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc

Ví dụ:

+ Trẻ em như búp trên cành

+ Người ta là hoa đất

+ “Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

2. Nhân hóa

- Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn.

Ví dụ:

+ “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”

+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời

3. Ẩn dụ

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau

Ví dụ: Người cha mái tóc bạc/ đốt lửa cho anh nằm/ rồi Bác đi dém chăn/ từng người từng người một”

⇒ Người cha, Bác chính là: Hồ Chí Minh

4. Hoán dụ

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Đọc kĩ khái niệm

Ví dụ:Áo nâu cùng với áo xanh/ Nông thôn cùng với thành thị đứng lên”

⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị.

5. Nói quá

– Tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

Ví dụ: Lỗ mũi mười tám gánh lông/ chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”.

6. Nói giảm nói tránh

– Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

Ví dụ: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi/ Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”

⇒ Ở 2 câu thơ này từ “đi” đã được sử dụng thay cho từ “chết” để tránh cảm giác đau thương mất mát cho người dân Việt Nam.

7. Điệp từ, điệp ngữ

– Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn.

8. Chơi chữ

– Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị

Ví dụ: “Mênh mông muôn mẫu màu mưa/ mỏi mắt miên man mãi mịt mờ”

31 tháng 7 2018

còn thiếu bạn ơi, còn câu hỏi tu từ nữa đó đó là câu hỏi không cần người trả lời đó bạn

Biện pháp đảo ngữ, nhằm nhấn mạnh vị ngữ.

@Nghệ Mạt

#cua

18 tháng 2 2020

Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

-> Chú bé Lượm ngộ nghĩnh y như một người lính thực sự.

Hai khổ thơ đầu không có hình ảnh so sánh!

22 tháng 7 2020

Phép tu từ ẩn dụ : Nắng giòn tan ( ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)

22 tháng 7 2020

Phép tu từ ẩn dụ : nắng giòn  tan ( ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)

TD : -Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác giúp người đọc hình dung đầy đủ màu sắc, âm thanh và cả tính chất của nắng , đồng thời , sự kết hợp ấy còn diễn tả tâm trạng vui sướng của nhà văn sau bao nhiêu ngày xa cách nay gặp lại sông Đà. 

Phép tu từ so sánh : ''vui như nối lại chiêm bao đứt quãng ”.  (  so sánh ngang bằng )

TD : Phép so sánh diễn tả cảm xúc ngỡ ngàng, niềm vui bất ngờ như đang nối lại giấc mơ bị đứt quãng của nhà văn khi gặp lại con sông Đà sau lâu ngày xa cách.

6 tháng 11 2017

 1.Vẳng nghe chim vịt kêu chiều 
Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau.

2. - Ăn cơm cáy thì ngáy oo 
Ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy.

3. Chim đa đa đậu nhánh đa đa
Chồng gần không lấy đi lấy chồng xa
Một mai cha yếu mẹ gìa
Chén cơm đôi đũa tách trà ai dâng.

4. Chiều chiều ra dứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

5. Chim khôn kêu tiếng  rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.