K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 7 2018

anh em nha bn

26 tháng 7 2018

anh + em = anh em 

đúng thì k cho mk nhé!

Còn sai thì thôi.

Cảm ơn bn nhìu nha!

11 tháng 8 2016

= 1542 X ( 1 + 8 + 1 ) 

= 1542 x 10

= 15420

kb vs mk nha

11 tháng 8 2016

1542 x 1 + 1542 x 8 + 1542

= 1542 x 1 + 1542 x 8 + 1542 x 1

= 1542 x ( 1 + 8 + 1 )

= 1542 x 10

= 15420

10 tháng 8 2018

bố mình ko mặc váy nha

10 tháng 8 2018

điểm hỏi đáp của bn = 0 nên k cg như ko 

21 tháng 11 2017

Năm tháng cứ thế trôi đi, chỉ có thời gian là thước đo tốt nhất cho tình cảm bạn bè. Trong suốt thời gian đó, có lẽ Hằng là người bạn mà em yêu mến nhất, người bạn đã học với em từ suốt năm học lớp ba. 

Dáng người Hằng dong dỏng cao, khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu. Nước da ngăm ngăm đen. Mái tóc dài óng ả. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe như hai hòn bi ve. Chiếc mũi hếch và cái miệng rộng luôn tươi cười để lộ hai hàm răng trắng bóng. Ở Diệp Anh khi nào cũng toát lên vẻ năng động, tự tin, hóm hỉnh và hài hước nên rất dễ mến. 

Diệp Anh rất hiếu động, không lúc nào yên nghỉ chân tay. Trong giờ ra chơi, chỗ nào sôi động nhất là ở đó có Diệp Anh. Chúng em thường tụ tập nhóm ba, nhóm bảy ngồi xung quanh bạn Diệp Anh để nghe bạn kể chuyện. Mở đầu câu chuyện, Diệp Anh vẫn thường hay kể: “ Cái hồi xưa ấy, đấy, cái hồi ấy, cái hồi mà bà tớ chưa sinh ra mẹ tớ ấy ...”. Chỉ nghe có đến thế thôi là chúng em đã thấy buồn cười đến nỗi không thể nhịn được rồi mà cái mặt Diệp Anh vẫn cứ tỉnh như bơ. Đặc biệt, Diệp Anh có một trí nhớ rất tốt. Những câu truyện đã đọc hay đã nghe, Diệp Anh đều nhớ như in và kể lại bằng đúng giọng nhân vật nên rất cuốn hút và sinh động. Một mình Diệp Anh đóng đủ các vai, kết hợp với điệu bộ khôi hài khiến bọn em lăn lóc cười đến vỡ bụng.Diệp Anh luôn luôn làm ra những trò chơi thú vị. Bạn thường hay chơi cùng với chúng em trò bịt mắt bắt dê hay bó khăn. Vừa chạy lại vừa kêu tiếng dê be be nghe rất ngộ nghĩnh. Diệp Anh thường biểu diễn tiếng hát, tiếng ngựa hí và con sóc nâu hay leo trèo. Mỗi tiết mục, Diệp Anh đều được hoan nghênh nhiệt liệt và gây ra những trận cười nứt nẻ. 

Không chỉ là các bạn gái mà cả các bạn trai ngoài và trong lớp đều yêu mến bạn Diệp Anh. Nhưng thật không may, hai tuần trước đây, một tai nạn giao thông đã cướp đi tính mạng của người bạn mà chúng em yêu quý. Dù biết bạn đã khuất nhưng chúng em vẫn cứ coi như bạn vẫn sống và làm việc cùng chúng em, bây giờ bạn đang thi đỗ vào trường Amsterdam và đi du học rồi. Cô giáo vẫn gọi bạn đứng lên đọc bài và vẫn cứ lấy cơm, lấy gối cho bạn ăn học. 

Rồi mai đây phải xa mái trường thân yêu, em cũng sẽ mang theo nhiều kỷ niệm cùng với những yêu mến của cả lớp với bạn.

21 tháng 11 2017

Những năm tháng tuổi thơ được học dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều bạn tốt. Bạn nào cùng dễ thương và đáng mến nhưng em thích rất là bạn Thuỳ Dung.

Thuỳ Dung năm nay tròn mười tuổi, bằng tuổi em. Dáng người bạn nhỏ nhắn, đi đứng nhanh nhẹn. Bạn có khuôn mặt tròn trĩnh trông rất dễ thương. Đôi mắt bồ câu đen láy sáng long lanh. Đôi mắt ấy biết buồn, cười, biết thông cảm với bạn bè xung quanh. Đôi môi đỏ như son luôn nở nụ cười tươi như hoa. Mái tóc của Thuỳ Dung đen nhánh và dài như suối xõa xuống bờ vai tròn trịa trông thật đáng yêu.

Hằng ngày, Thuỳ Dung đến trường với bộ đồng phục quen thuộc váy xanh, áo trắng. Chiếc khăn quàng đỏ trên vai như cánh bướm. Thuỳ Dung nói năng rất nhỏ nhẹ, tính tình hiền lành, chan hoà với mọi người, luôn giúp đỡ những bạn học yếu. Có điều gì bạn bè không hiểu, Dung đều tận tình giúp đỡ. Trong giờ học Dung thường phát biểu ý kiến xây dựng bài. Bài làm của Dung luôn đạt điểm cao.

Ở trường, Dung là một học sinh giỏi, về nhà, Dung là một người con ngoan Dung giúp mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, hướng dẫn cho em học. Có lần Dung tâm sự: “Cha mẹ phải làm việc vất vả để cho mình ăn học, mình phải học giỏi và ngoan ngoãn để cha mẹ vui lòng".

Thuỳ Dung đã đế lại trong lòng bạn bè nhiều ấn tượng tốt đẹp. Bạn là tấm gương tốt cho các bạn noi theo. Tôi sẽ cố gắng học tập tốt đế xứng đáng là bạn thân của Thuỳ Dung. Sống trên đời ai cũng cần phải có 1 người bạn thân !

Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.

Bài làm

Lớp 5C của em có ba mươi hai bạn, bạn nào cùng dễ thương và đáng yêu, nhưng em thích nhất là bạn Diệu Hà.

Diệu Hà năm nay vừa tròn mười tuổi, cùng tuổi với em. Bạn có thân hình cân đối, khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, mỗi khi có công việc gì cần thiết bạn đi một chốc là xong ngay. Khuôn mặt chữ điền, sống mũi không cao lắm nhưng rất hợp với khuôn mặt. Nước da trắng hồng làm cho gương mặt bạn thêm phần rạng rỡ, vầng trán cao, biểu lộ sự thông minh. Đôi mắt của bạn một mí rất sáng và đen, biểu lộ sự chân thật và ngay thẳng. Hằng ngày đến lớp Diệu Hà thường mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ luôn nổi bật trên cổ áo trắng, trông xinh xinh như cánh bướm.

Diệu Hà luôn vui vẻ, hoà nhã với bạn bè, bạn luôn giúp đỡ những bạn học yêu trong lớp. Diệu Hà rất chăm học, ở trường cũng như ở nhà. Bạn giỏi đều các môn, xuất sắc nhất là môn Toán. Trong lớp, Diệu Hà luôn chăm chỉ nghe cô giáo giảng bài, chỗ nào chưa hiểu bạn xin cô giảng lại. Bạn làm tất cả các bài tập hôm nay và các bài tập chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Vì thế trong lớp, Hà hay giơ tay phát biểu ý kiến. Diệu Hà được phân công làm lớp trưởng. Bạn tỏ ra rất gương mẫu, đi đầu về mọi mặt để làm gương cho các hạn trong lớp noi theo. Mỗi buổi có 15 phút truy bài đầu giờ, Hà đều dõi nhắc nhở các bạn. Hà muốn rằng trong lớp ai cũng học giỏi cả. Hà không những là người trò giỏi mà còn là người con ngoan vì ở Hà thường giúp mẹ nấu cơm, rửa chén, quét nhà. giật quần áo.

Người bạn thân thương của em làm cho em nhớ mãi những năm tháng tuồi học trò thời thơ ấu. Hình ảnh của Hà đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Diệu Hà là tấm gương tốt để em và các bạn noi theo. Em sẽ gắng học thật tốt để xứng đáng là bạn thân của Diệu Hà.


Đề bài: Tả người bạn thân nhất của em ở trường, lớp.

 Bài làm

Năm tháng cứ trôi và không ai có thể níu kéo được thời gian, chính thời gian là thước đo tốt nhất của tình cảm bạn bè, trong suốt thời gian học tập, có lẽ Hân Hân là người bạn thân nhất của em, bạn ấy đã học với em từ những năm tiểu học tới bây giờ.

Dáng người của Hân Hân xinh xinh tròn trịa, Hân Hân ăn mặc rất gọn gàng lịch sự nhưng luôn có phần nhí nhảnh đáng yêu. Nước da của Hân Hân mịn màng, ửng hồng. Mái tóc bạn ấy dài đen mượt, óng ả, suôn mượt, trước khi đi học luôn được mẹ bạn ấy cột gọn gàng trông rất đẹp, xinh xắn. Khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy có cảm tình đáng yêu thân thiện. Cặp mắt sáng tròn xoe đen láy nhìn vào đôi mắt bạn ấy thấy ngay sự thông minh, nhanh nhẹn, sáng dạ. Cái miệng nhỏ nhắn môi hình trái tim xinh xinh, mỗi khi bạn ấy cười trông bạn ấy thật xinh xắn, rất có duyên .

Ở Hân khi nào cũng toát lên vẻ hiền dịu, nhanh nhẹn, đáng yêu và dễ mến. Hân rất chăm chỉ trong học tập, luôn là một lớp trưởng học tập gương mẫu trong lớp em. Bạn ấy rất hòa đồng luôn chơi với các bạn ở trong lớp, lúc nào cũng giúp đỡ kèm cặp những bạn khó khăn,chậm tiến. Hiền dịu, ngoan ngoãn và học giỏi là các đức tính tốt mà em quý nhất ở Hân Hân. Bạn luôn thùy mị, nhẹ nhàng trước mọi người và luôn ngoan ngoãn, không bao giờ cãi lời người lớn. Tính tình Hân Hân rất cởi mở khi nói chuyện với bạn bè nhưng cũng rất nghiêm túc và thẳng thắng trong vấn đề học tập, bạn ấy không thích đùa giỡn với việc học. Bạn ấy rất nhanh nhẹn và luôn hoàn thành tốt trong mọi việc cô giao. Nhiều lúc từ những câu chuyện mà Hân Hân kể đã làm cho em và các bạn cười một cách sảng khoái . Cả lớp, ai ai cũng đều quý mến nể phục Hân .Đối với các thầy cô trong trường cũng như người ngoài lớn tuổi hơn, bạn luôn lễ phép chào hỏi nên ai cũng mến Hân Hân cả và em cũng thế, tả người bạn thân nhất của em ở trường lớp.

Sau nhiều năm tháng học chung với nhau, em đã học được rất nhiều những đức tính, tính cách tốt đẹp của Hân Hân. Em rất quý bạn ấy, em sẽ luôn cố gắng để giữ mãi tình bạn tốt đẹp này. Ôi,tình bạn này thật là đáng quý biết bao!


Đề bài: Em hãy viết bài văn tả một người bạn của em được mọi người yêu quý nhất.

Bài làm

Lớp em học có tất cả ba mươi bạn, mười tám bạn nữ và mười hai bạn nam, mỗi bạn một vẻ một tính cách, bạn nào cũng rất tốt bụng và hòa đồng, dễ mến. Nhưng trong tất cả các bạn, em ấn tượng và rất quý bạn Thanh, bạn ngồi cùng bàn với em.

Bạn có dáng người cao, hơi mập đặc biệt bạn có làn da trắng hồng rất dễ thương. Thanh có khuôn mặt tròn, chiếc mũi cao, đôi mắt đen lay láy cong vút như lá liễu, đôi lông mày thanh tú nhiều lúc nhíu lại khi cảm thấy không bằng lòng truyện gì. Chiếc miệng xinh xắn với hàm răng trắng bóng đều như hạt bắp và đôi môi hồng luôn nở nụ cười rạng rỡ mỗi khi có truyện vui.

Nổi bật nhất trên khuôn mặt là đôi má lúm đồng tiền, mỗi khi bạn cười má lúm đồng tiền xuất hiện trông bạn thật duyên dáng. Thanh có mái tóc dài đến ngang vai, đen mượt, hơi xoăn luôn được buộc cao trông rất gọn gàng. Thanh rất giản dị và hòa đồng nên rất được nhiều bạn quý mến, các bạn trong lớp đặt cho Thanh cái tên nghe thật dễ thương đó là “Thanh béo”, cái tên này xuất hiện chỉ đơn giản là vì bạn mập nhất trong các bạn nữ lớp em. Ngồi gần bạn nên em biết bạn rất chăm chỉ học tập, các thầy cô giáo có giao bài tập về nhà bạn làm rất đầy đủ, khi lên lớp thì tích cực phát biểu xây dựng bài.

Không chỉ có các bạn cùng lớp quý mến, bạn còn được cô giáo chủ nhiệm tin tưởng và giao cho làm lớp trưởng để giúp cô quản lớp. Mặc dù làm lớp trưởng và được cô giáo tin cậy nhưng bạn không những không kiêu căng mà còn tỏ ra rất hòa đồng, luôn thân thiện với các bạn trong lớp và giúp đỡ những bạn có học lực kém hơn. Lớp có bạn nào bị ốm không đi học được, Thanh cùng các bạn trong lớp đến thăm và hướng dẫn lại bài cô giáo giảng trên lớp để bạn hiểu.

Thanh luôn thực hiện rất tốt vai trò của một người lớp trưởng. Không những thế, bạn còn rất tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ của trường của lớp, bạn hát rất hay và đã đạt giải tiếng hát học sinh cấp trường. Nhà em ở gần nhà bạn nên biết ngoài việc học tập ở trường, bạn còn dành thời gian giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà. Cuối năm học bạn luôn được nhận giấy khen và danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ vì những thành tích học tập xuất sắc của bạn.

Không chỉ có em mà các bạn trong lớp cũng rất yêu quý Thanh không chỉ bởi đức tính giản dị, siêng năng cần cù mà còn thật sự khâm phục những thành tích học tập mà Thanh đạt được. Bạn xứng đáng là tấm gương sang để các bạn khác học tập và noi theo.

Đề bài: Tả một bạn thân thiết của em.

Bài làm

Em có rất nhiều người bạn thân. Nhưng người em yêu quý nhất là bạn Hương.

Em và Hương chơi với nhau lâu lắm rồi, chúng tôi quen nhau khi hai đứa được xếp vào cùng một lớp hai. Từ hồi ấy đến bây giờ đã mấy năm rồi nhỉ? Chà! cũng lâu thật rồi đấy, tuy vậy nhưng tình bạn của chúng em vẫn thắm thiết như ngày nào. Em và Hương bằng tuổi nhau, nghĩa là năm nay hai đứa chúng tôi đều mười một tuổi. Tuy thế nhưng khi đi với Hương em thấy Hương trông có vẻ chững chạc và lớn hơn em nhiều. Hương đến lớp trong bộ áo đồng phục với chiếc áo trắng và chiếc váy kẻ ca rô cùng chiếc khăn quàng đỏ được thắt ngay ngắn trước ngực. ở nhà bạn thường mặc những bộ đồ rất mát mẻ, còn khi đi chơi bạn hay chọn các bộ đồ khoẻ khoắn với chiếc áo phông cùng với cùng với chiếc quần jeans. Hương có dáng đi thật uyển chuyển, nhẹ nhàng. Làn da trắng hồng, mịn màng làm tôn lên khuôn mặt bầu bĩnh, đáng yêu của bạn. Chao ôi! Đôi mắt của bạn thật là đẹp. Đôi mắt to, đen láy, sâu thẳm và trong đôi mắt đó luôn ánh lên cái nhìn nghịch ngợm của tuổi học trò nhưng cũng rất dịu hiền. Mái tóc đen óng, mượt mà, luôn được bạn cặp gọn ra đằng sau gáy bằng chiếc cặp nho nhỏ, xinh xinh. Em yêu nhất là khuôn mặt bạn mỗi khi vui hay mỗi khi bạn được điểm 10, khi đó khuôn mặt bỗng trở nên tươi tắn, rạng rỡ hẳn lên, đôi môi đỏ hồng hé nở một nụ cười để lộ hàm răng trắng, đều đặn.

Em quý Hương không chỉ vì nét đẹp đáng yêu của bạn mà là những nết tốt của bạn để em và các bạn noi theo. Ở lớp Hương luôn tỏ ra là một người học sinh xuất sắc, lực học về các môn của bạn rất đều. Trong lớp bạn còn rất chăm giơ tay phát biểu, những bài toán khó chưa thấy bạn nào giải được thì đã thấy cánh tay búp măng của Hương giơ lên rồi. tuy học giỏi nhưng Hương không hề kiêu căng mà rất khiêm tốn, những hôm có bài khó các bạn học kém thường nhờ bạn ấy giảng hộ và Hương vui vẻ nhận lời, hôm nay Hương giảng các bạn chưa hiểu thì hôm sau Hương lại giảng tiếp cho đến khi các bạn thật hiểu mới thôi. Không những thế Hương còn là một cây văn nghệ của lớp, giọng hát của bạn như trời phú: sao mà ấm áp, thiết tha đến thế khi hát về tình thầy trò, mà cũng thật à nhhí nhảnh, vui tươi khi hát về tình bạn thơ ngây trong sáng của tuổi học trò. Bạn còn rất lễ phép với người trên, khi gặp các thầy cô trong trường bạn đều đứng nghiêm chào hỏi lễ phép.

Sau một thời gian được cùng học, cùng chơi với bạn em đã học được ở bạn rất nhiều tính tốt. Và em sẽ cố gắng noi gương học tập ở bạn để trở thành một người học sinh xuất sắc.

Đề bài: Tả một bạn học của em.

 Bài làm

Em có rất nhiều người bạn thân. Nhưng người em yêu quý nhất là bạn Hà Anh, bạn còn được gọi với cái tên “nhà vô địch nhảy dây”.

Giờ ra chơi hôm đó, chúng em tổ chức cuộc thi nhảy dây. Đến lượt Hà Anh nhảy. Bàn tay búp măng của ban nhẹ nhàng cầm lấy chiếc dây, bắt đầu quay “Một…hai…ba…bắt đầu” – tiếng “trọng tài” Huyền vang lên. Đôi chân thon thả của Hà Anh lúc lên, lúc xuống thật nhịp nhàng theo vòng quay đều đều của chiếc dây. những cơn gió mơn man thổi, mái tóc dầy và đen nhánh của bạn nhẹ bay. bấy giờ, cặp mắt bồ câu long lanh xinh đẹp của Hà Anh chỉ chăm chú vào chiếc dây. Trên khuôn mặt bầu bĩnh đã lấm tấm những giọt mồ hôi, nhưng Hà Anh vẫn tiếp tục nhảy. 1/9…456…Hà Anh dừng lại vì bị vấp dây, nhưng con số 456 khẳng định không ai có thể vượt qua. Cuộc thi kết thúc “trọng tài” Huyền tuyên bố: “ Hà Anh là người chiến thắng”. Mọi người vỗ tay khen bạn, Hà Anh cũng cảm ơn nở nụ cười tươi tắn, đôi môi đỏ hồng càng thêm vẻ duyên dáng. Bạn còn học rất giỏi, hát hay, vẽ đẹp…Hà Anh thật là một cô bé tài năng và ngoan ngoãn.

Bạn Hà Anh thật dễ thương, thầy cô, bạn bè đều quý mến. Em cũng rất yêu quý và khâm phục bạn. Em mong, tình bạn trong sáng của chúng em sẽ mãi mãi bền chặt như câu thành ngữ “bạn bè con chấy cắn đôi”.

Đề bài: Hãy tả một người bạn thân mà em yêu quý Văn hay lớp 5.

Bài làm

Năm tháng cứ thế trôi đi, chỉ có thời gian là thước đo tốt nhất cho tình cảm bạn bè. Trong suốt thời gian đó, có lẽ Diệp Anh là người bạn mà em yêu mến nhất, người bạn đã học với em từ suốt năm học lớp ba.

Dáng người Diệp Anh dong dỏng cao, khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu. Nước da ngăm ngăm đen. Mái tóc dài óng ả. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe như hai hòn bi ve. Chiếc mũi hếch và cái miệng rộng luôn tươi cười để lộ hai hàm răng trắng bóng. Ở Diệp Anh khi nào cũng toát lên vẻ năng động, tự tin, hóm hỉnh và hài hước nên rất dễ mến.

Diệp Anh rất hiếu động, không lúc nào yên nghỉ chân tay. Trong giờ ra chơi, chỗ nào sôi động nhất là ở đó có Diệp Anh. Chúng em thường tụ tập nhóm ba, nhóm bảy ngồi xung quanh bạn Diệp Anh để nghe bạn kể chuyện. Mở đầu câu chuyện, Diệp Anh vẫn thường hay kể: “ Cái hồi xưa ấy, đấy, cái hồi ấy, cái hồi mà bà tớ chưa sinh ra mẹ tớ ấy ...”. Chỉ nghe có đến thế thôi là chúng em đã thấy buồn cười đến nỗi không thể nhịn được rồi mà cái mặt Diệp Anh vẫn cứ tỉnh như bơ. Đặc biệt, Diệp Anh có một trí nhớ rất tốt. Những câu truyện đã đọc hay đã nghe, Diệp Anh đều nhớ như in và kể lại bằng đúng giọng nhân vật nên rất cuốn hút và sinh động. Một mình Diệp Anh đóng đủ các vai, kết hợp với điệu bộ khôi hài khiến bọn em lăn lóc cười đến vỡ bụng.

Diệp Anh luôn luôn làm ra những trò chơi thú vị. Bạn thường hay chơi cùng với chúng em trò bịt mắt bắt dê hay bó khăn. Vừa chạy lại vừa kêu tiếng dê be be nghe rất ngộ nghĩnh. Diệp Anh thường biểu diễn tiếng hát, tiếng ngựa hí và con sóc nâu hay leo trèo. Mỗi tiết mục, Diệp Anh đều được hoan nghênh nhiệt liệt và gây ra những trận cười nứt nẻ.

Không chỉ là các bạn gái mà cả các bạn trai ngoài và trong lớp đều yêu mến bạn Diệp Anh. Nhưng thật không may, hai tuần trước đây, một tai nạn giao thông đã cướp đi tính mạng của người bạn mà chúng em yêu quý. Dù biết bạn đã khuất nhưng chúng em vẫn cứ coi như bạn vẫn sống và làm việc cùng chúng em, bây giờ bạn đang thi đỗ vào trường Amsterdam và đi du học rồi. Cô giáo vẫn gọi bạn đứng lên đọc bài và vẫn cứ lấy cơm, lấy gối cho bạn ăn học.

Rồi mai đây phải xa mái trường thân yêu, em cũng sẽ mang theo nhiều kỷ niệm cùng với những yêu mến của cả lớp với bạn Diệp Anh.

19 tháng 1 2016

x=0 và y=-1;1 và ngược lại

19 tháng 1 2016

mik muốn nói 2 từ ... chưa học

2 tháng 10 2016

21 tích đúng mìh 

2 tháng 10 2016

=21

k nha

mong moi nguoi ung ho

ai k mình mình k lại

17 tháng 2 2021

1. Về đề tài: Lần đầu tiên trong văn học phương Tây, tình yêu được đề cập một cách chân thực, có tính cách mẫu mực (classique) ở sự mở đầu, diễn biến và phát triển của nó; ở tính chất, cường độ, ý nghĩa của tình cảm. Lược qua mảng đề tài này trong văn học phương Tây trước Shakespeare, vấn đề thực sự sáng rõ.

Trong thần thoại Hy Lạp, tình yêu đã được nói đến cùng với sự xuất hiện của con người ở thời kỳ cổ đại. Nhưng tình yêu lúc đó chỉ là những mối tình đơn tuyến, hay đơn phương giữa các vị thần Hy Lạp và những con người trần tục, hay giữa các vị thần có quyền uy với những tiên nữ yếu đuối. Cho nên mới có huyền thoại về niềm say đắm của thần Apollon đã khiến cho tiên nữ Daphnée phải thoát trần biến thành cây nguyệt quế. Cho nên cũng lại có đầy rẫy những câu chuyện ngoại tình của ông tổ của những kẻ trăng hoa là Zeus... Và cũng lại có bấy nhiêu những kiếp người đoản mệnh phải trở thành nạn nhân của “Hoạn Thư cổ đại” là bà Héra...

Trong sử thi của Homère, tình yêu không có tầm quan trọng to lớn, không có một ý nghĩa đích thực vốn có. Có chăng, nó được thể hiện qua hình thức hôn nhân - gia đình của các nhân vật trần thế: Hector - Andromaque, Ulysse - Pénélope; hay có chăng nó bị lên án là vô luân lý (Paris - Héllène) vì nó gây ra một cuộc chiến đẫm máu giữa hai tộc người cổ đại (Hellas - Troie); hay có chăng nữa, nó không sâu sắc, nó cũng một chiều (Achille - Briséis),...

Trong thơ trữ tình cổ đại, với Sapho, tình yêu là ngọn lửa của dòng máu hơn là nhiệt huyết của con tim.

Trong bi kịch Hy Lạp cổ đại, nhân vật không biết đến tình yêu theo nghĩa lãng mạn. Hémon xuất hiện là để bày tỏ thái độ với cha, vì cha, chứ không phải vì Antigone mà chàng sẽ cưới và đã không bao giờ cưới được; Jason lại lợi dụng Médée; Phèdre thì yêu một cách tội lỗi và bệnh hoạn qua dục vọng xác thịt do thần Venus giật dây,...

Virgile của văn học La Mã cổ đại đã nói đến những rung động của tình yêu theo kiểu “một thoáng hôn mê dịu nhẹ xâm chiếm tâm hồn người dũng tướng Troie”, nhưng rồi nhân vật của ông, cả Énée, cả Didon, cuối cùng đều “đặt tình yêu xuống chân sự nghiệp”.

Tristant và Iseult của truyện tình hiệp sĩ thời Trung cổ gắn bó với nhau đến tận cuối đời vì cùng uống phải men Yêu.
Đầu thời Phục Hưng, tình yêu của Pétraque, của Dante mang tinh thần tôn giáo, còn Boccaccio mãnh liệt nhưng nhuốm màu tự nhiên chủ nghĩa.

Tóm lại, trước Shakespeare, tình yêu trong văn học phương Tây chưa phải là một tình yêu đích thực, đúng nghĩa của tình yêu. Chỉ đến Shakespeare, người ta mới có thể tìm thấy hình mẫu của một tình yêu đích thực (Í amour modèle).

Với Romeo and Juliet, tình yêu đã đi những bước khởi đầu hữu lý của nó từ sự rung động của hai con tim trên cơ sở triết lý tự nhiên của thời đại Phục Hưng. Để có được sự rung động thuyết phục, Shakespeare đã để cho hai nhân vật phải lòng nhau bởi hình thức tuyệt mĩ mà con người thời đại Phục Hưng được dịp phô bày sau đêm trường Trung cổ phải che đậy. Chàng Romeo ngơ ngẩn trước nhan sắc “tuyệt thế” của nàng Juliet mà chàng coi là “báu vật” và quyết định “khi bản đàn chấm dứt sẽ tìm đến chỗ nàng để bàn tay phàm tục này được diễm phúc nắm tay người đẹp” (Hồi I, Cảnh 1). Còn nàng Juliet cũng xiêu lòng trước vẻ hào hoa phong nhã của Romeo mà cha nàng đã từng khen là “đàng hoàng lịch sự”, “đức hạnh”, “mực thước”, và khi đổi trao đến nụ hôn thứ hai đã quyết định bất ngờ: “Nếu chàng đã có vợ rồi thì có lẽ nấm mộ kia sẽ là giường cưới của ta” (Hồi I, Cảnh 1).

Như vậy từ buổi dạ yến định mệnh ở nhà Capiulet, Romeo và Juliet đã thuộc về nhau cả tâm hồn lẫn thể phách bởi một tình yêu trong sáng, nồng nhiệt, say đắm và thủy chung, mặc dầu họ không được phép yêu nhau bởi họ là con cái của hai bên thù địch.

Nhưng nhờ yêu nhau say đắm và mãnh liệt, họ đã vượt qua được những trở ngại ban đầu: mối thù dòng họ.
Cũng nhờ say đắm nhưng lành mạnh và nghiêm túc, đôi bạn mà tuổi đời vừa chớm hoa niên này đã tính chuyện trăm năm khiến những kẻ thiếu thiện ý không khỏi nghi ngờ: “Chàng ơi, em muốn chẳng vượt vòng lễ giáo... Nhưng thôi, khách sáo làm gì?... Chàng Romeo phong nhã hỡi, nếu chàng yêu em thì xin cứ thẳng thắn nói lên... Nếu tình ai kia là của người chính nhân quân tử, nếu ý chàng là muốn cùng em kết tóc xe tơ, thì ngày mai em sẽ cho người đến gặp chàng; chàng sẽ cho biết chàng muốn hôn lễ cử hành ngày nào, chỗ nào. Lúc đó em xin trao thân gửi phận trong tay chàng và nguyện theo phu quân tới nơi chân trời góc biển” (Hồi II, Cảnh 2). Và Romeo đã hẹn nàng “chín giờ” “ngày mai” (Người ta sẽ còn nói nhiều về mối tình sét đánh chỉ vẻn vẹn 4 ngày này trong suốt hơn 4 thế kỷ sau).

Cũng nhờ say đắm, cô tiểu thư khuê các Juliet chưa đến độ trăng rằm đã có đủ nghị lực và lòng dũng cảm để bảo vệ tình yêu trước nghịch cảnh và tử thần, để chung thủy với người mà mình lựa chọn. Còn chàng Romeo tuấn tú? Nếu như trong tác phẩm, Shakespeare không một lần để ai đó nghi ngờ lòng chung thủy của nàng Juliet, thì ông lại để cho mọi người chỉ trích quá nhiều đến chàng Romeo “hay thay lòng đổi dạ”:

Mercutio: “... Romeo! con người hay thay đổi, con người điên rồ, con người yêu đương say đắm, con người si tình kia ơi!... (Hồi II, Cảnh 1)
Tu sĩ Lawrence : “Lạy thánh Franxit! Thay đổi nhanh chưa! Con yêu Rôdalin thiết tha như vậy mà đã vội quên người ta sao?... này chàng trai trẻ dễ thay dạ đổi lòng kia,...” (Hồi III, Cảnh 3)

Nhưng có cần phải minh oan cho chàng không, khi rõ ràng nàng Rosaline mà Romeo si mê trước đó đã không thể sánh tày nàng Juliet về nhan sắc: “Tim ta tới nay đã yêu ai chưa nhỉ? Không, không, hỡi đôi mắt ta ơi, hãy nói là chưa đi! Vì chỉ tới đêm nay ta mới được thấy một con người thật là tuyệt sắc!” (Hồi I, Cảnh 5). Và hơn nữa, Rosaline đã không xứng đáng với chàng, vì tình yêu cũng cần được nuôi dưỡng bởi sự đáp đền, bởi cho và nhận... Vậy mà, với Rosaline, Romeo chỉ nhận được... nỗi buồn “tôi chẳng được yêu đâu”, bởi cô gái này có “đức kiên trinh che chở như áo giáp, cung tên trò trẻ của thần Ái tình phạm sao tới được người nàng!” (Hồi I, Cảnh 1). Cho nên đáp lại sự chế giễu của cha Lawrence , Romeo đã khẳng định có cơ sở rằng: “Người yêu của con hiện giờ thì ân trả lại ân, tình đáp lại tình. Chẳng như cô ả kia đâu”.

Chính sự hòa hợp giữa hai tâm hồn mới là cơ sở cho một tình yêu đích thực vững bền. Romeo và Juliet là một đôi như thế. Hành động cùng chết bên nhau của họ đã là dấu ấn sau này mang “thương hiệu”: “Romeo-Juliet”. Một người dễ “thay lòng đổi dạ” sẽ không lao đến với cái chết khi quan niệm “thiên đường là nơi có nàng Juliet” như Romeo. Một người “hay thay đổi” không thể gấp gáp và tuyệt vọng như thế khi đi mua thuốc độc để tự tử bởi nhận được tin vợ mình đã chết. Và một người “hay thay đổi” sẽ không có được vẻ hài lòng như thế khi quyết “nâng chén vì em” (uống thuốc độc) và mãn nguyện như thế khi nói: “Thế là ta được hôn nàng mà chết” như Romeo.

Kể từ đó, những người lấy tình yêu làm lẽ sống không ai không trải qua những cung bậc thống thiết đó của tình yêu. Nhưng điều làm nên tầm vóc lý tưởng của mối tình Romeo-Juliet còn là ở chỗ nó khẳng định một giai đoạn đẹp đẽ nhất của tình yêu khi tình yêu chưa bị va chạm với những mặt trái như lòng ghen tuông và sự dung tục tầm thường của cuộc đời chồng- vợ.

2. Về nhân vật: Sự khẳng định tình yêu chân chính, tình yêu đích thực còn được Shakespeare thể hiện qua nghệ thuật xây dựng nhân vật. Ngoài ngoại hình lý tưởng, Shakespeare còn chú trọng mô tả nội tâm nhân vật sao cho phù hợp với cái logic khách quan của hành động. Ông đã đặt người con gái liễu yếu đào tơ Juliet trước những thử thách vô cùng khốc liệt để qua đó nhằm khẳng định lòng chung thủy của nàng. Với Juliet, những thử thách bên ngoài (mối thù dòng họ, lễ giáo phong kiến) đã được vượt qua không mấy khó khăn bởi vì cũng như Romeo, nàng cho thấy “Cái gì tình yêu dám làm là làm được”, nhưng khi phải đối diện với bản thân mình, vấn đề không còn đơn giản. Ở đây Shakespeare đã chuyển xung đột kịch từ bên ngoài (xung đột giữa nhân vật với môi trường sống) vào bên trong tâm hồn nhân vật, đem lại cho nghệ thuật văn chương bước trưởng thành đáng chú ý.

Trong tiến trình vở kịch, sau khi Romeo bị trục xuất khỏi Vérone vì phạm tôi giết người, Juliet bị cha mẹ ép phải kết hôn với chàng Paris mà nàng đã phản đối vì “chưa từng trò chuyện với người ta bao giờ”, nhưng vẫn không thuyết phục được mẹ cha. Điều khủng khiếp nhất có thể xảy ra - đó là phải làm vợ một người mà nàng không yêu và phải xa vĩnh viễn người nàng yêu say đắm - đã dẫn Juliet đến gặp cha Lawrence , nhờ cha giải thoát. Và cũng chính khát vọng được sống cùng Romeo đã cho nàng can đảm để đón nhận giải pháp của ông tu sĩ tốt bụng, uống thuốc ngủ vờ chết trong 42 giờ đồng hồ: “Cha đưa thuốc cho con! Xin cha cứ đưa, và đừng nói chuyện sợ hãi gì cả!... Ôi tình yêu, ngươi sẽ cho ta sức mạnh! Sức mạnh của tình yêu sẽ giúp ta thành công” (Hồi IV, Cảnh 1).

Những tưởng mọi chuyện sẽ diễn ra trôi chảy như quyết tâm của nhân vật chính. Nhưng nếu như mọi chuyện diễn ra trôi chảy, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm sẽ mờ nhạt đi biết mấy. Shakespeare không tầm thường để kết cấu tác phẩm không giàu kịch tính. Có thể nói, đoạn độc thoại nội tâm của Juliet trước lúc uống thuốc ngủ ở Cảnh 3, Hồi IV là một ngữ cảnh vô song góp phần làm nên vẻ đẹp của kiệt tác mà ít người chú ý. Đoạn độc thoại nội tâm của Juliet với gần 500 từ nói lên tất cả lòng dũng cảm và nghị lực, lẫn những trở trăn dằn vặt và cả nỗi sợ hãi, sự thỏa hiệp rất đỗi Con người của nàng Juliet.

Khi còn lại một mình, thoạt đầu Juliet đã vô cùng sợ hãi, đến nỗi nàng đã định gọi mẹ và nhũ mẫu ở lại: “Một mối lo sợ không đâu đã thấm lạnh vào mạch máu ta, hình như làm ngưng đọng cả hơi nóng của đời sống” Phải gọi họ lại cho đỡ sợ...”. Nhưng rồi nhận thức rõ ý nghĩa hành động của mình, nàng trấn tĩnh lại và ra lệnh cho bản thân: “Cái màn kịch hãi hùng này ta phải diễn một mình. Nào, cầm lấy lọ này!”. Chỉ cần một ngụm thôi, nàng có thể trở thành người hạnh phúc nhất... Nhưng Juliet bỗng trở nên lưỡng lự: “... nhỡ thuốc không hiệu nghiệm thì sao?” và nghĩ đến điều xấu nhất: “Sáng mai ta sẽ phải làm vợ người ta chăng?”. Nếu thế nàng đã có phương án dự phòng chứ nhất quyết không chịu làm vợ chàng Paris : “Không, không. Vật này sẽ không cho phép việc đó xảy ra”, và nàng “đặt một lưỡi dao găm xuống cạnh giường”. Đến đây ta có thể yên tâm vì biết rằng Juliet sẽ không thay đổi thái độ. Vậy nhưng Shakespeare lại “trêu ghẹo cảm xúc của khán giả”, bắt chúng ta phải hồi hộp khi để cô bé Juliet đa nghi như một người từng trải: “Nhưng nhỡ thuốc đây là thuốc độc mà ông thầy tu đa mưu kia muốn dùng để giết ta thì sao? Có thể ông sợ rằng lễ thành hôn này sẽ làm ông mất danh dự, vì trước kia ông đã làm phép cưới cho ta và Romeo rồi chăng? Ta sợ ông ta làm thế mất”. Và như thế có nghĩa nàng sợ chết. Nhưng rồi nàng lại phủ nhận sự nghi ngờ đó và thấy mình không phải: “... không, không thể thế được. Từ trước đến nay ai cũng công nhận người là một thánh nhân... Ta không nên nghĩ bậy như vậy”.

Rõ ràng Juliet đã nghi ngờ lòng tốt của vị tu sĩ đáng kính, song lại chẳng hề nghi ngờ tình yêu của Romeo dành cho mình và của mình dành cho Romeo! Nhưng nàng vẫn không thể lấy tình yêu để trấn an mình khi tưởng tượng nỗi hãi hùng của hầm mộ mà mình sẽ nằm vào đấy: “Nhưng nếu một khi họ đã đặt ta vào trong hầm mộ, mà ta tỉnh dậy trước khi Romeo tới để đưa ta ra khỏi nơi đó thì sao? Ôi thật là kinh khủng! Phải chăng ta sẽ bị ngạt trong cái hầm ấy?... Phải chăng ta sẽ ngạt thở mà chết trước khi Romeo tới kịp?”. Nỗi sợ phải chết lại bám riết lấy nàng, dẫn nàng đi xa hơn: “Hay nếu có sống được chăng nữa, giữa cảnh chết chóc âm u, ở một nơi kinh khiếp như vậy, thì cũng đến... hóa điên mất!”. Ôi, Juliet đáng thương! Nàng bé bỏng, cô đơn, yếu đuối, nàng bấn loạn là lẽ thường tình. Ai ở vào tình cảnh đó mà ung dung tự tại mới là kẻ không bình thường, mới là giả dối. Do đó, đây là nỗi sợ hãi mang tính người nhiều nhất mà nhà hiện thực chủ nghĩa Shakespeare đã phanh phui ra được, như một nhược điểm trong tâm lý của người đời. Nỗi sợ hãi này còn khủng khiếp hơn cả cái chết. Bởi nếu chết đi, nàng sẽ không còn phải sợ, không còn phải buồn, không còn phải tuyệt vọng... Điều đáng chú ý là dù tuyệt vọng như thế nhưng không mảy may Juliet nghĩ mình phải làm ngược lại để trốn chạy nỗi sợ. Có thể người con gái mỏng manh này thay đổi thái độ được lắm chứ (dù chỉ trong suy nghĩ): Tại sao nàng phải tự hành hạ mình? Chỉ cần nỗi sợ này chiến thắng, chỉ cần dừng tay lại, vứt lọ thuốc đi, Juliet sẽ có tất cả: sự sống, danh vọng, địa vị, tiền tài, bởi chàng Paris sẽ cho nàng tất cả những thứ kia. Đúng, nàng sẽ có tất cả, duy chỉ không có tình yêu. Tình yêu mà vì nó cả thân thể và tâm hồn nàng bị vò xé như thế này đây. Tình yêu mà từ ba hôm trước, đã trở thành lẽ sống của cả cuộc đời nàng. Vậy thì làm sao mà người con gái kiên cường này lại có thể phản bội tình yêu dù chỉ trong ý nghĩ! Quả Juliet đã không hề hèn nhát. Thậm chí trong tột cùng nỗi sợ của riêng mình, nàng vẫn lo lắng cho người yêu, sợ rằng người anh họ đã chết của nàng có thể báo thù người mà nàng yêu dấu: “Ô kìa, hình như ta thấy bóng ma của biểu huynh bị gươm Romeo đâm thủng ngực đang đi tìm chàng...”. Và nàng cuống quít, như là để bảo vệ cho bằng được người yêu: “Đứng lại, Tibân! Hãy đứng lại!... Romeo hỡi, em đến đây!”. Thế rồi lọ thuốc được đưa lên, còn Juliet thì ngã xuống...

Ở cuối đoạn độc thoại nội tâm của Juliet, hình ảnh sau cùng mà nàng mang theo chính là hình ảnh chói lọi của Romeo. Chỉ nó thôi đã thiêu đốt nỗi sợ hãi của Juliet ra tro. Nếu tình yêu của Juliet dành cho Romeo chỉ là những tình cảm nhất thời, hẳn nàng sẽ chẳng đủ nghị lực để đương đầu với tất cả, những thử thách bên ngoài và cả những thử thách bên trong: mối thù dòng họ, lễ giáo phong kiến, xung đột anh em, sự trái ngang của duyên phận, sự tuyệt vọng trước chia ly, nỗi sợ hãi trong hầm mộ,... Chính tình yêu đã cho nàng sức mạnh, đặc biệt là khi nàng phải đối diện với nỗi sợ hãi lớn nhất - đó là nỗi sợ không chế ngự được bản thân mình.

Như thế tình yêu của Juliet dành cho Romeo thật đáng ao ước biết bao.

Cũng có lẽ từ đây, nhờ biện pháp khắc họa tâm lý nhân vật tài tình của Shakespeare mà người đời tìm thấy mình trong nhân vật của ông. Shakespeare đã khái quát được những trạng thái tình cảm chân thực của con người, đặc biệt là người con gái khi yêu. Có phải thế chăng mà Flaubert mới nói: “Virgile xây dựng người đàn bà yêu đương, Shakespeare thì xây dựng người con gái yêu đương, và tất cả những người phụ nữ yêu đương khác đều là bản sao ít nhiều xa gần so với Didon hoặc Juliet”.

3. Về thể loại: Nói đến bi kịch là nói đến kết cấu của sự trình bày, thắt nút và mở nút một xung đột kịch, mà kết thúc bao giờ cũng là sự hủy diệt, tiêu vong hay tổn thất lớn lao của nhân vật chính - người anh hùng chiến bại.
Romeo và Juliet là hiện thân của một tình yêu đẹp, một tình yêu đích thực và lý tưởng, có sức lôi cuốn diệu kỳ và đánh thức mọi trái tim khao khát yêu đương. Qua bao thăng trầm, tình yêu ấy vẫn tỏa sáng, vẹn nguyên trong lòng độc giả. Có được thành công đó của tác phẩm, Shakespeare tỏ ra tài hoa ở từng chi tiết nghệ thuật lẫn ở sự lựa chọn đầy bản lĩnh về mặt thể loại. Tại sao ông lại biến đổi một cách tàn nhẫn câu chuyện có thật về kết thúc đẹp đẽ của chuyện tình chàng Romeo và nàng Juliet Trung cổ thành thảm thương đến vậy? Tại sao ông lại rời xa cảm hứng hài kịch cũng đã đem lại cho ông bao vinh quang trước đó? Trả lời những câu hỏi này cũng là nhằm khẳng định thêm tài năng của tác giả và giá trị của tác phẩm.

Báo Phụ nữ Việt Nam số ra ngày 11/12/1991 cung cấp một thông tin về Romeo và Juliet: “Gần đây các nhà Sêchxpia học khi tìm nguyên mẫu của “bức tượng đài tình yêu” đã phát hiện thiên diễm tình đó chỉ là sáng tạo của thiên tài Sêchxpia. Trong đời thực, câu chuyện Rômêô và Giuliet được tiếp tục bởi cha Lôrân đã kịp thời ngăn chặn tai biến, hai người không chết, kết hôn, sống bình thường - tẻ nhạt như những đôi vợ chồng bất hạnh khác trên đời”. Nếu trung thành với tài liệu đó của cuộc sống, hẳn Shakespeare chỉ có thể viết nên một vở mélodrame thông tục mà sức sống không thể dài bằng một bi kịch (tragédie). Ở vào một thời điểm là thời đại Phục Hưng vốn đang thừa hưởng những thành quả rực rỡ của những kiệt tác bi kịch của người Hy Lạp cổ, không thể nói là Shakespeare không chịu ảnh hưởng từ di sản đó, trong khi đó bi kịch được đánh giá là một thể loại cao quí, một “bông hoa tuyệt đẹp” (chữ dùng của A.Camus), hẳn Shakespeare có đủ lý do để biến một vở drame - hôn - nhân thành một bi - kịch - tình - yêu.

Có thể hiểu có hai lý do để Shakespeare kết thúc cuộc tình của Romeo - Juliet bằng cái chết. Thứ nhất, dù tình yêu đồng nghĩa với những gì lãng mạn nhất, nhưng tình yêu Romeo và Juliet không tồn tại ở một thế giới siêu nhiên nào, nó là sản phẩm của thời đại Phục Hưng, thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản chủ nghĩa, Shakespeare đủ sáng suốt để không sa vào ảo tưởng, ông biết chủ nghĩa nhân văn chưa thể cắm cờ toàn thắng. Lý do thứ hai có cơ sở từ lý do đầu tiên: đó là hiện thực cuộc sống thời Phục Hưng tràn đầy những mâu thuẫn xã hội khốc liệt phù hợp với loại hình bi kịch.Cái chết của Romeo và Juliet là kết quả những mâu thuẫn không giải quyết được của thời đại, hay để giải quyết mâu thuẫn, Shakespeare đã đưa ra giải pháp hy sinh những đứa con lý tưởng của mình, bởi những tệ nạn xã hội đương thời như mối thù dòng họ, lễ giáo phong kiến không dễ gì xóa bỏ (bằng chứng là vương chủ bó tay, hai họ không kiềm chế được). Có thể Shakespeare cũng không ngăn nổi dòng lệ khi để cho Romeo và Juliet phải chết, nhưng với nhãn quan sáng suốt của mình, ông biết họ là những kẻ “tử vì đạo”. Ông buộc phải mượn cái chết của đôi trai gái để “giết” luôn một di sản đồi bại của chế độ phong kiến Trung cổ. Và ông đã làm được điều đó: “Trên xác con cha mẹ mới quên thù” (Tự ngôn, Hồi I). Cái chết của Romeo và Juliet đánh dấu sự thắng lợi của lý tưởng nhân văn: dù phải trả giá đắt, cái mới cần phải được xác lập. Tính chất chiến đấu của tác phẩm, vì thế càng trở nên mạnh mẽ. Từ đây nhân loại có thể bước vào kỷ nguyên của tình yêu tự do, hôn nhân tự nguyện, mà Romeo và Juliet là hai kẻ tiên phong.

Như vậy, bằng thiên tài nghệ thuật của mình, Shakespeare đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong lòng người đọc. Ông đã sinh thành nên những đứa con đẹp nhất cho cõi trần gian. Bức tranh văn học thế giới sẽ trống vắng biết chừng nào nếu thiếu vắng Shakespeare! Ai đó đã nói không thể đúng hơn rằng, nếu như có dịp quảng bá nền văn minh của Trái đất ra ngoài hành tinh thì tác phẩm của Shakespeare sẽ được lựa chọn (nó đã được ghi vào đĩa CD do các con tàu vũ trụ mang vào giải Ngân hà - Báo Tiền phong số 138, 11/1998). Ý kiến đó nhất định sẽ được biểu dương đồng tình, nhất là khi ta tự hào có Romeo and Juliet để mang theo.

17 tháng 2 2021

xin lỗi coppy mik ko k

10 tháng 8 2019

                                    Quy đồng tử số ta có :

                                           \(\frac{3}{4}=\frac{6}{8};\frac{2}{3}=\frac{6}{9};\frac{1}{2}=\frac{6}{12}\)

                                      Tổng số phần bằng nhau là :

                                            \(8+9+12=29\)(phần)

                                     Tuổi của em út hiện nay là :

                                              \(52:29.8=16\)(tuổi )

                                     Tuổi của anh hai hiện nay là :

                                         \(52:29.9=18\)(tuổi )

                                  Tuổi của anh cả hiện nay là :

                                           \(58-\left(16+18\right)=24\)(tuổi )

                                                  Đáp số : tuổi em út : 16 tuổi 

                                                               tuổi anh hai :18 tuổi 

                                                               tuổi anh cả : 24 tuổi 

                                                Chúc bạn học tốt !!!

10 tháng 8 2019

Quy đồng tử số ta có:\(\frac{3}{4}=\frac{6}{8};\frac{2}{3}=\frac{6}{9};\frac{1}{2}=\frac{6}{12}\)

Tổng số phần bằng nhau là:8+9+12=29(tuổi)

Tuổi của anh cả là:58:29x12=24(tuổi)

Tuổi của anh hai là:58:29x9=18(tuổi)

Tuổi của em út là:58-24-18=16(tuổi)

                                            Đáp số:Anh cả 24 tuổi 

                                                        Anh hai18 tuổi

                                                       Em út 16 tuổi 

k cho mình nha

9 tháng 7 2018

Tuổi của anh 3 năm trước đây là:

\(9:\left(1-\frac{2}{5}\right)-3=12\) (tuổi)

Tuổi của em 3 năm trước đây là:

12-9=3 (tuổi)

chúc bạn học tốt nha

9 tháng 7 2018

Hiện nay e vẫn kém anh 9 tuổi (hiệu số tuổi luôn ko đổi)

Hiệu số phần bằng nhau là:

 5 - 2 = 3 (phần)

Tuổi em hiện nay là:

9 : 3 x 2 = 6 (tuổi)

Tuổi anh hiện nay là:

6 + 9 = 15 (tuổi)

3 năm trước tuổi em là: 6 - 3 = 3(tuổi)

3 năm trước tuổi anh là: 15 - 3 = 12 (tuổi)

6 tháng 1 2017

tui nè 

6 tháng 1 2017

Mk sẽ kết

Khuyến mại thêm 3 k nữa

Nhưng bn phải k mk đã mk mới kết bn