K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2018

Lập luận giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dường tư tưởng, tình cảm cho con người.

27 tháng 3 2018
Tóm lại, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm ” nêu lên bài học luân lí đừng vì nghèo đói, thiếu thốn mà làm điều xấu, tội lỗi; trong bất cứ hoàn cảnh thiếu thốn nào cũng biết sống trong sạch, giữ trọn phẩm cách và danh dự tốt đẹp của mình.

Tục ngữ chứa đựng biết bao kinh nghiệm về ứng xử, về đạo lí làm người. Có nhiều câu tục ngữ trở thành phương châm sống, giáo dục nhân cách cho chúng ta. Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm ” trở thành bài học luân lí, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Câu tục ngữ có hai vế đối xứng, đồng nhất về nội dung, cùng bổ sung ý nghĩa cho nhau. Đối nghĩa là nghèo đói, thiếu thốn về mặt vật chất, cơm áo bạc tiền. Cho nghĩa là vẫn phải giữ cho được. Sạch nghĩa là trong sạch, không lèm nhèm tắt mắt, tham lam. Vế thứ nhất: “Đói cho sạch ” nêu lên bài học đạo đức: sống trong sạch trong cảnh nghèo đói. Vế thứ hai: “Rách cho thơm ”.Rách cũng có nghĩa tương tự như đói: thiếu thốn, nghèo khổ, thiếu ăn thiếu mặc. Cho thơm: cho trong sáng tâm hồn, cho tốt đẹp về lương tâm danh dự, được mọi người nể trọng.

Tóm lại, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm ” nêu lên bài học luân lí đừng vì nghèo đói, thiếu thốn mà làm điều xấu, tội lỗi; trong bất cứ hoàn cảnh thiếu thốn nào cũng biết sống trong sạch, giữ trọn phẩm cách và danh dự tốt đẹp của mình.

Trong đời, ai mà chả thích giàu sang, phú quý? Địa vị cao sang, tiền bạc nhiều... ai mà chả ham muốn? Nhưng cổ nhân có nhắc: "Phú quýbất năng dâm,bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất ”, nghĩa là giàu sang không mua chuộc được, nghèo khổ không đổi dời, vũ lực không thể khuất phục. Đó là nhân cách vĩ đại của kẻ sĩ chân chính.

Trên đường đời, ai mà chẳng có lúc gặp hoạn nạn khó khăn, thất cơ lỡ vận. Mất mùa, ốm đau, tai họa... là những thử thách khó lường. Khi đứng trước những gấp khúc cuộc đời, dân gian có lời khuyên chí lí: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.Nghèo đói mà sống trong sạch, khó khăn thiếu thốn mà giữ được phẩm cách, danh dự, đó là điều không đơn giản, không phải ai cũng làm được. Qua câu tục ngữ này,nhân dân ta nhắc nhở mọi người hãy ra sức tu dưỡng đạo đức, giữ vững phẩm cách trong sạch, dũng cảm vượt qua mọi cám dỗ vật chất, giữ vững danh dự và lương tâm.

Các tệ nạn xã hội như ăn cắp, ăn trộm, lừa đảo, giết người cướp của đều do lòng tham vô độ mà ra. Thậm chí các tệ nạn tham nhũng của những quan chức biến chất đều do lòng tham, thích xa hoa hưởng lạc mà trở thành quốc nạn.

Thói thường, nói dễ làm khó. Biết tu dưỡng đạo đức, giữ cho tâm hồn trong sáng, lương tâm trong sạch, danh dự trọn vẹn... là việc phải phấn đấu suốt đời. Có biết lao động cần cù, sống giản dị, tiết kiệm thì mới có thể biến câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” thành hiện thực.

Diệt lòng tham, sống trong sạch là điều mà tổ tiên ông cha vẫn nhắc nhở con cháu:

“Của phi nghĩa có giàu đâu,

Ởcho ngay thật, giàu sau mới bền ”

Hiện tượng quay cóp, gian lận trong học hành thi cử, phải chăng vì ai đó chưa hiểu hết ý nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.Câu tục ngữ ấy đã trở thành bài học luân lí, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

4 tháng 4 2020

Tất cả các câu tục ngữ trên thuộc loại tục ngữ về con người và xã hội

Phép tu tự được sử dụng ở những câu trên là: 

-so sánh

-vần lưng

-đối vế

-lối nói ẩn dụ

7 tháng 3 2018

 1. Giai thich y nghia cau tuc ngu : " La danh dum la rach "

 Những câu tục ngữ được xem là "túi khôn" của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: "Lá lành đùm lá rách".

Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ỏ phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đốn những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.

Nhưng dù lớp nghĩa đen nay có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa "đồng bào" mà cha ông xưa đã răn dạy.

Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngắn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Hi vọng rồi đây, vốn kiến thức của em sẽ ngày một dày hơn lên, có thêm nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết mình để nghe lời và thực hiện tốt những gì đã được đúc kết từ mỗi lời dạy đó.

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thồng đạo lý vô cùng tốt đẹp.Trong đó, lòng nhân ái luôn được đặt lênhàng đầu. Ông cha ta đã đúc kết nên câu tục ngữ : ” Lá lành đùm lá rách” nhằm khuyên bảo con cháu vềlòng thương người, lối sống vị tha.Thật vậy, câu tục ngữ là một chân lí lớn laovề truyền thoòng đoàn kết của đồng bào ta. Để có thể kế tụctruyền thống của ông cha, việc đầu tiên ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. Vậy, thế nào là ” lálành”, “lá rách”? ” Lá lành” là những chiếc lá còn nguyên vẹn, lành lặn. Ý ở đấy muốn nói đến nhữngngười có cuộc sống đầy đủ, ấm no. ” Lá rách” là những chiếc lá không còn nguyên vẹn, lành lặn, đã bịsâu nát. Ý chỉ những người có hoàn canh khó khăn, vất vả. “Lá lành đùm lá rách” có nghĩa là chúng taphải biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc những người có hoàn cảnh éo le , cuộc sống đau khổ, bệnh hoạn,… Vậy thì tại sao câu tục ngữ lại khuyên chúng ta phải “lá lành đùm lá rách”? Vì để có thể ssống mộtcuộc sống đầy đủ, ý nghĩa, mỗi cá nhân phải hoà nhập với cộng đồng, cùng chia sẻ với mọi người . “Sôngcó khúc, người có lúc”, trong cuộc sống, khó ai có thể thuận lợi, vuông tròn về mọi mặt. Vì vậy, để muốnmọi người đối xử tốt với mình thì mình phải đối xử tốt với mọi người trước đã. Ca dao Việt Nam có câu:” Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng xét về ý nghĩa thì chẳng khác gì “lá lành đùm lá rách”. Trong xã hội,mỗi người có một hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, những mối quan hệ giữa người với người đãtạo ra sự ràng buộc, gắn bó, là cơ sở của sự gần gũi, cảm thông. Bạn bè đồng tuổi cùng chung trường,chung lớp. Hàng xóm láng giềng cùng chung đường đi, lối lại. Dân tộc Kinh, Tày, Mường, Nùng….cùngsinh ra từ bọc trứng cảu mẹ Âu Cơ…Vì vậy không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt với mọi người. Tìnhthương yêu, sự chai sẻ ngọt bùi sẽ làm cho con người gẵn bó với nhau hơn, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.Ngày này có rất nhiều hoạt động thể hiện tinh thần tương thần tương thân, tương ái. Trong năm nay, chiđội em đã thực hiện rất tích cực phong trào góp quần áo, sách vở ủg hộ nhân dân bị thiên tai: mua tămủng hộ người mù. Và gần đây nhất là phong trào ” Góp bút cùng bạn đến trường” do công ty Thiên Longphát động. Ở khắp các trường tiểu học, THCS, THPT, đại học, các trường cao đẳng… những quy họcbổng đã được mở nhằm khích lệ học sinh nghèo vượt khó. Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng có nhữngquỹ từ thiện giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đúng đắn hơn cả là chính sách của nhà nướcdành cho con thương binh, liệt sĩ, đồng bào vùng núi, vùng sâu, vùng xa để phát triển kinh tế, xoá đói,giảm nghèo. ” Chúng ta là con một cha, nhà một nóc/ Thịt với xương, tim óc dính liền”. Thương yêu,giúp đỡ lẫn nhau trong lúc yên vui cũng như hoạn nạn, đó là đạo lí làm người, là truyền thống tốy đẹp củadân tộc Việt nam.Trong thời đại mới, dù đất nước co phát triển thế nào, con người có thay đổi ra sao thì câu tục ngữ vẫngiữ nguyên giá trị nhân sinh của nó. Nhiệm vụ của chúng ta là phải kế thừa và phát huy tinh thần tươngthần tương thân tương ái của dân tộc.

2. Mượn câu tục ngữ Thương người như thể thương thân người xưa muốn khuyên bảo chúng ta điều gì hãy nêu những biểu hiện ( hanh dong ) cua hoc sinh trong viec y nghia cau tuc ngu tren . 

Là lời khuyên về lòng nhân ái:

Thương người như thể thương thân.

Thương người: tình thường dành cho người khác. Thương thân: tình thương dành cho bản thân. Nghĩa cả câu là : thương mình thế nào thì thương người thế ấy.

Hai tiếng thương người đặt trước thương thân để nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thương yêu. Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy coi người khác như bản thân mình để từ đó có sự quý trọng, thương yêu thật sự.

Tình thương là một tình cảm rộng lớn, cao cả. Lời khuyên từ câu tục ngữ này là mọi người hãy cư xử với nhau bằng lòng nhân ái và đức vị tha. Đây là đạo lí, là cách sống, cách ứng xử đầy tính nhân văn bắt nguồn từ truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, khẳng định cả dân tộc đều cùng từ một mẹ sinh ra. (đồng bào).

 3 . Các câu tục ngữ trên thuộc dòng văn học nào ? Viết theo chủ đề gì ?

9 tháng 3 2018

Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Lòng yêu thương, tinh thần nhân đạo đó càng ngời sáng trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Truyền thống ấy đã thấm nhuần vào máu thịt của con người và nố được đúc kết lại thành những bài học, những câu tục ngữ… mà ông cha ta thường nhắc nhở:

"Lá lành đùm lá rách”

Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta mượn hình ảnh chiếc lá để làm bài học giáo dục cho con người. Câu tục ngữ gợi lên những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với những sự việc bình thường trong cuộc sống.

“Lá lành” là chiếc lá còn nguyên vẹn, còn giữ nguyên dáng hình của chiếc lá. “Lá rách” là chiếc bị sâu rầy đục khoét hoặc gió làm tơi đi nên không còn nguyên vẹn như lúc trước. Ta thử nhìn lên một thân cây với nhiều cành cây xanh um tươi tốt, nếu nhìn kĩ ta sẽ thấy những chiếc lá lành đan cài, bao trùm che lấp một vài chiếc lá sâu rách ở phía sau. Cũng như chiếc bánh chưng, bánh ú được gói bằng nhiều lớp lá: Bên ngoài là lớp lá tốt, lành lặn, bên trong là những lớp lá nhỏ, xấu xí, không nguyên vẹn. Chính nhờ nhiều lớp lá, nhất là những chiếc lá tốt bọc bên ngoài nên nhìn vào ta không thấy được những chiếc lá xấu ở trong. Nhờ những chiếc lá tốt ấy mà chiếc bánh gọn gàng, khéo léo hơn.

Từ hình ảnh trên ta liên tưởng đến con người. Chiếc lá lành tượng trưng cho người có cuộc sống đầy đủ, ấm no. Còn chiếc lá rách là hình ảnh của người không may mắn, có cuộc sống thiếu thốn… Nếu chiếc lá lành biết đùm bọc che chở cho chiếc lá rách không may mắn, có cuộc sống thiếu thốn thì lẽ nào ta là con người mà không biết giúp đỡ, yêu thương những kẻ gặp hoạn nạn sao? Là người sống trong xã hội, ai cũng muốn có cuộc sống sung sướng đầy đủ nhưng mấy ai được như ý muốn của mình, có người gặp những điều không may này nối tiếp những điều không may khác. Trước hoàn cảnh đó, cùng là anh em sống trong một đất nước ta phải hết lòng giúp đỡ họ.

Sự giúp đỡ từ những tấm lòng của người may mắn sẽ an ủi được phần nào mất mát đau thương của kẻ gặp khó khăn. Đùm bọc, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một tình cảm thiêng liêng quý báu, là đạo lí làm người. Sống trên một lãnh thổ, nói cùng thứ tiếng, cùng một tổ tiên, một lịch sử, như vậy là anh em trong một nhà. Lá lành hay lá rách cũng là lá, cũng như nghèo hay giàu, sang hay hèn đều là con người, thì ta đối xử với nhau cho ra cái đạo lí làm người.

Lời dạy trên là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người mà mỗi người chúng ta cần thực hiện tốt. Có được như thế thì mọi người sẽ yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn khó khăn và xã hội sẽ tốt đẹp biết dường nào. Lời nhắc nhở của cha ông sẽ là phương châm cho hành động của mỗi chúng ta khi sống trong cõi đời này.


 

4 tháng 3 2023

4/21 = 40/210

8 tháng 3 2017

    1 ngày có số giây là

        24 x 60 x 60 = 86400 (giay)

    co so o to di qua la 

        86400 : 50 = 1728 ô tô

t5k va kbv nha

8 tháng 3 2017

đổi 1 ngày = 24 giờ =  86400 giây

trong một ngày có số lượt ô tô chạy qua cầu là:

       86400  :     50   =   1728   lượt

                đáp số 1728 lượt

7 tháng 3 2022

dễ mà bạn

a)3x-18=0                     à mà mik chx hc phương trình 

3x=18+0                          sorry bạn nhé

3x=18

x=18:3

x=6

vậy x=6

a)\(3x-18=0\)

\(\Leftrightarrow3x=18\)

\(\Leftrightarrow x=6\)

Vậy x=6

b)\(2x.\left(x-4\right)-3x+12=0\)

\(\Leftrightarrow2x.\left(x-4\right)-3\left(x-4\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(2x-3\right).\left(x-4\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}2x-3=0\\x-4=0\end{cases}\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}x=\frac{3}{2}\\x=4\end{cases}}}\)

Vậy .......

c)\(\frac{x-1}{2}-\frac{x+3}{3}=x+1\)

\(\Leftrightarrow6.\left(\frac{x-1}{2}-\frac{x+3}{3}\right)=6.\left(x+1\right)\)

\(\Leftrightarrow3.\left(x-1\right)-2.\left(x+3\right)=6x+6\)

\(\Leftrightarrow3x-3-2x-6=6x+6\)

\(\Leftrightarrow3x-2x-6x=6+3+6\)

\(\Leftrightarrow-5x=15\)

\(\Leftrightarrow x=-3\)

Vậy x= -3

d)\(\frac{x-3}{x+3}-\frac{5}{3-x}=\frac{30}{x^2-9}\)

\(\Leftrightarrow\frac{x-3}{x+3}-\frac{-5}{x-3}=\frac{30}{\left(x+3\right).\left(x-3\right)}\)

\(\Leftrightarrow\frac{\left(x-3\right).\left(x-3\right)}{\left(x+3\right).\left(x-3\right)}-\frac{-5.\left(x+3\right)}{\left(x-3\right).\left(x+3\right)}=\frac{30}{\left(x-3\right).\left(x+3\right)}\)

\(\Leftrightarrow\left(x-3\right)^2-\left(-5\right).\left(x+3\right)=30\)

\(\Leftrightarrow x^2-6x+9-\left(-5x-15\right)=30\)

\(\Leftrightarrow x^2-6x+9+5x+15-30=0\)

\(\Leftrightarrow x^2-x-6=0\)

\(\Leftrightarrow x^2-3x+2x-6=0\)

\(\Leftrightarrow x.\left(x-3\right)+2.\left(x-3\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(x+2\right).\left(x-3\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}x+2=0\\x-3=0\end{cases}\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}x=-2\\x=3\end{cases}}}\)

Vậy......

12 tháng 1 2018

Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc. Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”. Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất

Chúc bạn học tốt!!!

12 tháng 1 2018

Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.

Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.

Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.

Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”.

Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất

Chúc bạn học tốt!!!

12 tháng 12 2016

I. Thế nào là chơi chữ?

Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước ... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Câu 1:

  • Từ lợi mà bà già dùng (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, thuận lợi.

  • Từ lợi trong câu nói của thầy bói nghĩa là phần thịt bao quanh chân răng.

    Câu 2: Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ

    Câu 3: Tác dụng: Thầy bói nhắc khéo "bà già": bà đã già quá rồi (răng không còn) thì lấy chồng làm gì nữa => sự bất ngờ, thú vị, dí dỏm

    II. Các lối chơi chữ:

    (1)Dựa vào hiện tượng gần âm: ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

    (2)Mượn cách nói điệp âm: hai câu thơ điệp âm "m" tới 14 lần => Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

    (3)Nói lái: Cá đối nói lái thành cối đá - Mèo cái nói lái thành mái kèo => nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

    (4)Dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

  • Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

  • Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

  • II. Luyện tập

    Câu 1:

    - Ở bài thơ trên tác giả Lê Quý Đôn đã sử dụng hai lối chơi chữ cùng một lúc :

  • Lối chơi chữ thứ nhất dùng từ gần nghĩa: tất cả các từ ngữ : liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mangđều có ý nghĩa chỉ các loại rắn.

  • Lối chơi chữ thứ hai dùng từ ngữ đồng âm:

    • liu điu: tên một loài rắn nhỏ (danh từ); cũng có nghĩa là nhẹ, chậm yếu (tính từ)

    • Rắn: chỉ chung các loại rắn (danh từ); chỉ tính chất cứng, khó tiếp thu (tính từ): cứng rắn, cứng đầu.

  • Câu 2:

    - Trời mưa đất thịt trơn tru như mỡ, dò đến hành nem chả muốn ăn.

  • Những tiếng chỉ sự vật gần gũi : thịt, mỡ, dò, nem, chả => thức ăn làm bằng chất liệt thịt.

  • Cách nói này là dùng lối nói chơi chữ.

  • Thể hiện sự đánh tráo khái niệm dí dỏm.

  • - Bà đồ nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.

  • Những từ ngữ chỉ sự vật gần gũi: nứa, tre, trúc, hóp => thuộc nhóm từ chỉ cây cối thuộc họ tre.

  • Chắc chắn ở câu này dùng lối chơi chữ.

  • Mục đích tạo ra sự dí dỏm, hài hước.

  • Vợ cả, vợ hai, (hai vợ) cả hai đều là vợ cả.

    Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy tu.

    Câu đối của tri huyện Lê Kim Thằng và Xiển Bột:

    Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò.

    Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng tri huyện.

    Câu 4:

  • Lối chơi chữ : sử dụng từ đồng âm – Đồng âm giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt.

  • khổ: đắng; tận: hết; cam: ngọt; lai: đến.

  • Câu 3: Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo:

    Thay đối trật tự các chữ (hay nói ngược):