K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2018

----------

21 tháng 3 2018

là sao?

21 tháng 3 2018
Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến nay

Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến nay

A/ Khái quát trình năm 1975

1.Từ năm 1945 đén năm 1954

a)Về lịch sử

Sau khi nước Vịêt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời, ta tiến hành 9 năm kháng chiến chống Pháp.
b) Về văn học

- Hướng hẳn vào cuộc kháng chiến, tập trung thể hiện hình ảnh các thé hệ con người Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu nước, tám lòng kính yêu lãnh tụ, tình đồng bào, tình đồng chí, tình cảm gắn bó với làng quê,...
- Các tác phẩm tiêu biểu:
+ Đồng chí của Chính Hữu
+Làng của Kim Lân
+ Tập thơ Việt Bác của Tố Hữu
2.Từ năm 1955 đến 1975

a)Lịch sử

Miền Bác đi lên xây dựng chủ nghiã xã hội, miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc khán chiến chống Mĩ. Nhưng nhiệm vụ chung của cả hai miền là giải pháng miền Nam thống nhất đất nước.
b)Văn học

- Ngợi ca hình ảnh người lao động mới hăng say làm viêc cống hiến cho đất nước.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
+ Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
- Văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Mĩ với hình ảnh những người chiến sĩ, những cô thanh niên xung phong.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
+ Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
+ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm
+ Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
II/Từ năm 1976 đến nay

1)Lịch sử

- Miền Nam giải phóng, đất nước được thống nhất. Cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Nước ta tiến hành công cuộc đỏi mới và thu được nhiều thành quả đáng tự hào.
2) Văn học

- Bám sát hơn với đời sống xã hội, phản ánh mọi mặt của cuộc sống.
- tác phẩm tiêu biểu:
+ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
+ Sang thu của Hữu Thỉnh
+ Nói với con của Y Phương
+ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
+ Bến quê của Nguyễn Minh Châu
B/ Một số chủ đề tập trung ở giai đoạn này

- Chủ đề về người lính
- Chủ đề về người lao động
- Tình cảm gia đình
- Chủ đề về lãnh tụ Hồ Chí Minh
- Lẽ sống con người

15 tháng 6 2021

dài nhờ

6 tháng 6 2019

Nhận xét tác giả với sách lịch sử, văn học:

   + Giống: phân tích, nhận xét ưu điểm người Việt: thông minh, cần cù, sáng tạo, đoàn kết trong chiến đấu…

   + Khác: phê phán khuyết điểm, hạn chế, kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt

- Thái độ người viết: khách quan khoa học, chân thực, đúng đắn

6 tháng 2 2019

Vợ chồng A Phủ:

- Số phận và cảnh ngộ của con người. Số phận bi thảm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến trước cách mạng khi chịu sự thống trị của thực dân, phong kiến, thần quyền, hủ tục

Tư tưởng nhân đạo: ngợi ca sức sống mãnh liệt, tiềm tàng của con người và con đường họ tự giải phóng, đi theo cách mạng

Vợ nhặt:

- Số phận, cảnh ngộ của con người: Đặt nhân vật vào tình cảnh thê thảm của người dân lao động trong nạn đói 1945, tác giả dựng lên không khí tối tăm, ảm đạm bao trùm xóm ngụ cư

- Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm:

    + Đi sâu lí giải, phân tích hiện thực bằng cái nhìn vừa đau xót, căm giận

    + Ngợi ca tình người cao đẹp, khát vọng sống, hạnh phúc và hi vọng vào một tương lai tươi sáng

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
12 tháng 3 2019

I. Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn vào yêu cầu của đề

II. Thân bài:

1. Khái quát:

* Vị trí, xuất xứ

* Hoàn cảnh sáng tác

* Vẻ đẹp người phụ nữ nói chung và biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua 2 nhân vật trong tác phẩm.

- Người phụ nữ từ xưa tới nay thường có phẩm chất: thủy chung, tần tảo, đảm đang, công dung ngôn hạnh,...

- Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua hai nhân vật:

+ Bà cụ Tứ: người mẹ thương con, giàu tình cảm, từng trải nên bà rất thông cảm cho Tràng và Thị,...

+ Thị: giàu nghị lực sống, giàu niềm tin, nữ tính, tần tảo.

2. Cụ thể

a. Nhân vật bà cụ Tứ:

* Thương Tràng vì nhà nghèo mà không lấy được vợ cho con. Nhưng khi Tràng lấy được vợ thì lại thương con "không biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cái tao đoạn này không".

* Người mẹ giàu tình cảm:

- Diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ : ngạc nhiên, ngỡ ngàng, chấp nhận, gửi gắm và gieo niềm tin vào con.

- Động viên thị và đối xử với người con dâu mới nhẹ nhàng -> tình thương vô bờ của những người đồng cảnh.

* Người giàu niềm tin:

- Thức dậy quét dọn sân vườn cho quang quẻ với niềm tin là nhà cửa sạch sẽ thì mới vui tươi, phấn khởi lên được

- Bữa cơm ngày đói: ngày đói phải ăn cám mà bà gọi là "chè khoán"

- Nói với Tràng toàn những chuyện vui: nuôi lấy đôi gà, chẳng mấy chốc sẽ có ngay đàn gà.

2. Nhân vật thị:

* Người phụ nữ giàu nghị lực sống:

- Mới đầu thị ngồi vêu ra ở cửa kho để mong nhặt hạt rơi hạt vãi và trông xem có ai mướn không.

- Vin lấy câu đùa của Tràng mà chạy lại đẩy xe bò với Tràng thật.

- Điệu bộ chao chát, chỏng lỏn, trách Tràng là điêu, là nuốt lời

=> thực chất đều là biểu hiện của người giàu nghị lực sống

* Thị còn biểu hiện sự nữ tính, hiền thục

- Trên đường về nhà Tràng, bị trẻ con trêu -> che nón -> ngượng ngùng

- Về nhà Tràng, chỉ dám ngồi ghé ở mép giường. Khi gặp bà cụ Tứ thì đứng bật dậy, tay vân vê tà áo -> lễ phép

- Chứng kiến cảnh nhà Tràng (căn nhà siêu vẹo đứng rúm ró ở góc vườn um tùm những cây cỏ dại) thì nén tiếng thở dài -> không biểu lộ ra bên ngoài -> kín đáo, tế nhị

- Sáng hôm sau dậy sớm nhổ cỏ, quét nhà, gánh nước  -> tần tảo, chịu khó đảm đang

- Bữa cơm ngày đói chỉ có chè khoán, mặt tối sầm, mọi người tránh nhìn vào mặt nhau -> thị điềm nhiên và vào miệng ăn. -> tế nhị

* Người phụ nữ giàu niềm tin, khát vọng

- Thị kể chuyện ở mạn Thái Nguyên, Hà Giang người ta phá kho thóc Nhật

=> Gieo vào óc Tràng niềm tin về việc gia nhập vào đoàn quân ấy

=> Hướng tới cách mạng là con đường thoát đói nghèo và đổi đời.

3. Đánh giá

- Khẳng định lại phẩm chất của bà cụ Tứ và thị.

- Những vẻ đẹp tâm hồn của 2 nhân vật này như hoàn thiện những mảnh ghép còn thiếu tạo nên bức tranh về người phụ nữ Việt Nam. Qua những vẻ đẹp này, ta nhớ tới một chị Dậu yêu chồng thương con, giàu nghị lực sống (Tắt đèn - Ngô Tất Tố), một cô Mị trẻ trung xinh đẹp, có sức sống tiềm tàng và tinh thần phản kháng mạnh mẽ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài), một người đàn bà hàng chài cam chịu nhẫn nhục và có những triết lí sống riêng (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu),... Những người phụ nữ Việt Nam đẹp từ trong văn học ra đến ngoài đời thực. ...

 1. Kể tên những tác giả, tác phẩm, đoạn trích được học trong phần văn học trung đại? Nêu nội dung, nghệ thuật của những đoạn trích, tác phẩm đã học trong phần văn học trung đại?      2. Vẻ đẹp của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và qua các đoạn trích trong “Truyện Kiều”, truyện “Lục Vân Tiên”?     3. Vẻ đẹp người anh hùng:a) Nguyễn Huệ (đoạn trích “Hoàng Lê nhất...
Đọc tiếp

 1. Kể tên những tác giả, tác phẩm, đoạn trích được học trong phần văn học trung đại? Nêu nội dung, nghệ thuật của những đoạn trích, tác phẩm đã học trong phần văn học trung đại?

      2. Vẻ đẹp của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và qua các đoạn trích trong “Truyện Kiều”, truyện “Lục Vân Tiên”?

     3. Vẻ đẹp người anh hùng:

a) Nguyễn Huệ (đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn”)

b) Lục Vân Tiên (đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”)

      4. Tóm tắt Truyện Kiều. Nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du?

      5. Qua các đoạn trích đã học trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du hãy nêu giá trị nhân đạo, hiện thực và những thành công về nghệ thuật của tác phẩm?

0