K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đi đường là một trong số những bài thơ tiêu biểu của tập Nhật kí trong tù. Bởi vì cùng với bao nỗi khổ vì đói, rét, ốm, đau,... mà mọi người tù phải chịu, còn một sự hành hạ là bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác, thì riêng Bác chịu nỗi đoạ đày. Tuy nhiên, chính trong cảnh phải chịu một thứ hình phạt vô lí và điển hình này, phẩm chất của người tù (là Bác) càng rạng rỡ lên. Bác đã giành được một kỉ lục mới: chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng bản thân và như thế không còn gì đáng sợ nữa. Đó là chiến thắng của ý chí, một ý chí phi thường để con người đáng được gọi là Con Người, Con Người viết hoa theo ý của Go-rơ-ki như một vầng hào quang thần thánh. Bài thơ, nếu theo cách phân đoạn tự nhiên thì gồm có hai phần : hai câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình. Nhưng hình thức phân chia này với trường hợp Đi đường hơi có phần máy móc. Phương pháp tả cảnh ngụ tình như tiếng hát bè đôi chạy dọc bài thơ, không có câu nào chỉ là tả cảnh. Tinh đã lẫn vào trong cảnh và qua cả bài thơ tả cảnh ta nhận ra hoàn chỉnh một gương mặt con người, một con người chưa có trong văn học phương Đông, nhất là sự hiện diện ấy trong thể thơ tứ tuyệt: Đi đường mới biết gian lao, Đọc câu thơ tưởng như nhẹ nhõm này ta thấy một sức mạnh ngàn cân. Ý thơ, lời thơ không mới, nhưng nếu đặt nó vào trong một hoàn cảnh đi đường cụ thể của Bác trong hơn một năm bị xiềng xích tù đày, ta mới cảm thông, thấu hiểu. Đi đường ở đây là đi trong mọi điều kiện thời tiết, địa hình. Thời tiết thì mưa nhiều hơn nắng, đường là đường núi nên khấp khểnh, gồ ghề, nhất là lại ra đi từ khi trời còn tối, có khi một, hai giờ sáng đã phải ra đi. Đã có lần sự nguy hiểm không còn là tưởng tượng: "Trượt chân lỡ bước sa vào hố - May nhảy ra ngoài suýt nữa nguy" (Trượt ngã). Một chữ gian lao mà Bác "biết" là như thế. Nó chứa đựng bao nhiêu thử thách, nó đối mặt với ý chí con người mà chỉ có những người "đi đường" mới biết. Bằng thể thơ nhật kí, không một chút đẽo gọt, khoa trương, nhất là trong bức tranh tự hoạ, câu thơ đọc lên có một độ ngân rung từ nỗi niềm có thật. Cái có thật ấy với cách nói đơn sơ không khỏi làm người đọc rùng mình. Ấn tượng gian nan trong nguyên bản được khắc hoạ hơn bản dịch vì nó có một tiết tấu riêng, một cách láy đi láy lại riêng như một tứ thơ tự thoại : Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan Hai chữ "tẩu lộ" (đi đường) như những nốt nhấn đúng nhịp (nhịp 4/3) vừa như một nhận xét vừa như một nghiền ngẫm nghĩ suy chiêm nghiệm bằng chính máu thịt của mình. Sự truyền cảm không cố tình trong câu thơ hàm súc, dồn nén cứ tự nó bật ra mà đâu có nhiều lời. Cái giản dị trong thơ là như vậy, nói ít không phải là không có gì để nói, mà ngược lại: nội dung dồi dào, còn câu chữ cứ như không. Nguyên tắc kiệm lời trong thơ phải chăng là như thế ? Về ý câu thơ này, tục ngữ đã nói "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Bác cũng đang học, đang "biết" bằng cảnh ngộ của riêng mình, rút ra bài học cho chính mình : có đi đường mới biết việc đi đường là khó. Một chữ tri (biết) đơn giản vậy thôi mà có thể cả đời không học được, ví dụ như cái khổ của người làm đường rất xa lạ với kẻ đi đường: Ngựa xe hành khách thường qua lại, Biết cảm ơn anh được mấy người ! (Phu làm đường) Câu thứ hai trong bài Đi đường như phát triển ý, minh hoạ cho câu thơ thứ nhất : Núi cao rồi lại núi cao trập trùng Cảnh ở đây là cảnh núi, chỉ có núi và núi mà thối. Núi kết hợp với sông trong cổ hoạ là những bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Nhưng núi ở đây không nằm trong hộ thống nghệ thuật ấy. Nó trần trụi những gian lao mà người đi đường ngần ngại. Ngần ngại cũng phải. Đây là một chi tiết tâm tình rất thực, thể hiện trong tiết tấu "Trùng san chi ngoại hựu trùng san". Giữa hai chữ trùng san bố trí ở đầu câu và cuối câu như một sự vây bọc bịt bùng là một chữ hựu (lại). Vừa mới vượt được một dãy núi cao nạy chưa kịp nghỉ ngơi, một dãy núi cao khác lại hiện ra, hỏi ai có thể bình tĩnh mà thư thái trong lòng. Một chữ hựu đơn giản vậy thôi mà bao nhiêu chất chứa, nó rất nặng nề trong tâm trí của kẻ chinh nhân. Núi ở đây không đồng nghĩa với cái đẹp, cái hào hùng. Thậm chí, có khi qua một thắng cảnh hẳn hoi mà lòng người chưa yên, cái bứt rứt ấy trong thơ vẫn hiện ra rõ rệt : Quế Lâm không quế, không rừng, Sông sâu thâm thẳm, trập trùng núi cao. (Đến Quế Lâm) Lộ trình trong bài thơ đến câu thứ ba vẫn còn chưa chấm dứt, thậm chí còn phải vượt một đĩnh cao khác hơn mọi thứ "trùng san" : Núi cao lên đến tận cùng, Trong thơ tứ tuyệt truyền thống phương Đông, câu thứ ba là câu chuyển: chuyển cảnh, chuyển tình. Ý thức được vị trí đặc biệt của nó như một thứ cầu nối của mạch thơ, câu thơ nói về núi cao ấy một mặt như là tiếp tục của hai câu trước nó, tiếp tục và phát triển cao hơn. Cảm nhận từ sự lấy đà ấy từ nhịp thơ. Ta chú ý hai chữ trùng san trong hai câu hai và ba đầy dụng ý : Trùng san chi ngoại hựu trùng san ; Trùng san đăng đáo cao phong hậu Mật độ của nó vốn đã dày, lúc này càng dày hơn. Cũng là điệp ngữ nhưng trùng san ở cuối câu hai và trùng san ở đầu câu ba là điệp nối tiếp, lặp vòng. Tiết tấu của thơ không còn chậm rãi, đều đều. Nó khẩn trương hơn, có phần thanh thoát hơn như một cuộc chuẩn bị. Phảng phất trong câu thơ một thứ âm nhạc tâm hồn khác, xốn xang. Vậy cái gì xảy ra sau đó ? Một sự gục ngã ư ? Một chiến thắng ư ? Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non Với người đọc, có thể là một tiếng thở phào nhẹ nhõm, bởi trong lòng cất đi được gánh nặng ngàn cân. Còn với người đi đường thì khác. Chỉ trong một chớp mắt, tình thế đã đổi thay, tâm trạng đã đổi thay, cán cân lực lượng về mặt tinh thần giữa người đi đường và những gian truân trên con đường đèo dốc đã thay đổi theo chiểu ngược lại. vẫn là những điệp trùng núi ấy nhưng bây giờ chúng không đơn điệu nữa mà tươi đẹp hẳn lên. Không vô cảm mà như có hồn. Điệp trùng núi đã trở lên "muôn trùng nước non". Tập hợp tất cả mọi thứ "trùng san" lại, bằng một cái nhìn khác, chúng trở thành "vạn lí dư đồ" lộng lẫy, hoành tráng, mĩ lệ biết bao! Tư thế của người đi đường - từ vị trí nạn nhân đã trở thành chủ nhân - đã tạo cho núi non một gương mặt khác. Người đi đường chủ động đã thu vào đôi mắt tất cả núi non trùng điệp với niềm vui vô hạn. Niềm hạnh phúc dạt dào không gì so sánh được, ấy là niềm vui vì chiến thắng được hoàn cảnh - một hoàn cảnh đầy rẫy những núi cao thử thách, nhất là vì chiến thắng được bản thân. Người tù thi sĩ ấy đến lúc này mới xuất hiện. Dấu hiệu của thi nhân là thổi hồn vào cảnh vật, làm bừng lên một sức sống diệu kì từ một thiên nhiên vô cảm. Niềm hạnh phúc ấy ở đây không tự nhiên mà có. Phải chăng là cái điều tâm niệm của Người khi mới bước vào chốn lao lung chí là một mơ ước, một quyết tâm, nay đã trở thành sự thật : Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao ; Muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh thần càng phải cao. Quả thật tinh thẩn của người tù đã cao hơn núi cao. Chính Bác đã tự chứng thực cho mình, bằng con người mình. Một sự thể nghiệm lặng lẽ mà kiên trì, đúng là "Kiên trì và nhẫn nại - Không chịu lùi một phân". Chính vì không chịu lùi, dù chỉ một phân, nên Người đã chiến thắng. Như ta biết, trong thơ Hồ Chí Minh ít sử dụng cách nói đại ngôn, tránh cách nói ồn ào. Ấy thế mà bao nhiêu suy nghĩ tinh kết lại từ cách sống của một nhà hiền triết có tầm nhìn rộng, sâu trên nhiều mặt về con người, về cả bản thân. "Tất cả những gì thuộc về con người đều không xa lạ với tôi", một bậc hiền giả, triết nhân nói thế. Bác cũng làm như thế, đã chứng minh cho chân lí đó bàng một bài thơ nhỏ, một nhật kí đi đường.

Nguon : http://hoctotnguvan.net/phan-tich-bai-tho-di-duong-cua-ho-chi-minh-18-1667.htmlĐi đường là một trong số những bài thơ tiêu biểu của tập Nhật kí trong tù. Bởi vì cùng với bao nỗi khổ vì đói, rét, ốm, đau,... mà mọi người tù phải chịu, còn một sự hành hạ là bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác, thì riêng Bác chịu nỗi đoạ đày. Tuy nhiên, chính trong cảnh phải chịu một thứ hình phạt vô lí và điển hình này, phẩm chất của người tù (là Bác) càng rạng rỡ lên. Bác đã giành được một kỉ lục mới: chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng bản thân và như thế không còn gì đáng sợ nữa. Đó là chiến thắng của ý chí, một ý chí phi thường để con người đáng được gọi là Con Người, Con Người viết hoa theo ý của Go-rơ-ki như một vầng hào quang thần thánh. Bài thơ, nếu theo cách phân đoạn tự nhiên thì gồm có hai phần : hai câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình. Nhưng hình thức phân chia này với trường hợp Đi đường hơi có phần máy móc. Phương pháp tả cảnh ngụ tình như tiếng hát bè đôi chạy dọc bài thơ, không có câu nào chỉ là tả cảnh. Tinh đã lẫn vào trong cảnh và qua cả bài thơ tả cảnh ta nhận ra hoàn chỉnh một gương mặt con người, một con người chưa có trong văn học phương Đông, nhất là sự hiện diện ấy trong thể thơ tứ tuyệt: Đi đường mới biết gian lao, Đọc câu thơ tưởng như nhẹ nhõm này ta thấy một sức mạnh ngàn cân. Ý thơ, lời thơ không mới, nhưng nếu đặt nó vào trong một hoàn cảnh đi đường cụ thể của Bác trong hơn một năm bị xiềng xích tù đày, ta mới cảm thông, thấu hiểu. Đi đường ở đây là đi trong mọi điều kiện thời tiết, địa hình. Thời tiết thì mưa nhiều hơn nắng, đường là đường núi nên khấp khểnh, gồ ghề, nhất là lại ra đi từ khi trời còn tối, có khi một, hai giờ sáng đã phải ra đi. Đã có lần sự nguy hiểm không còn là tưởng tượng: "Trượt chân lỡ bước sa vào hố - May nhảy ra ngoài suýt nữa nguy" (Trượt ngã). Một chữ gian lao mà Bác "biết" là như thế. Nó chứa đựng bao nhiêu thử thách, nó đối mặt với ý chí con người mà chỉ có những người "đi đường" mới biết. Bằng thể thơ nhật kí, không một chút đẽo gọt, khoa trương, nhất là trong bức tranh tự hoạ, câu thơ đọc lên có một độ ngân rung từ nỗi niềm có thật. Cái có thật ấy với cách nói đơn sơ không khỏi làm người đọc rùng mình. Ấn tượng gian nan trong nguyên bản được khắc hoạ hơn bản dịch vì nó có một tiết tấu riêng, một cách láy đi láy lại riêng như một tứ thơ tự thoại : Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan Hai chữ "tẩu lộ" (đi đường) như những nốt nhấn đúng nhịp (nhịp 4/3) vừa như một nhận xét vừa như một nghiền ngẫm nghĩ suy chiêm nghiệm bằng chính máu thịt của mình. Sự truyền cảm không cố tình trong câu thơ hàm súc, dồn nén cứ tự nó bật ra mà đâu có nhiều lời. Cái giản dị trong thơ là như vậy, nói ít không phải là không có gì để nói, mà ngược lại: nội dung dồi dào, còn câu chữ cứ như không. Nguyên tắc kiệm lời trong thơ phải chăng là như thế ? Về ý câu thơ này, tục ngữ đã nói "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Bác cũng đang học, đang "biết" bằng cảnh ngộ của riêng mình, rút ra bài học cho chính mình : có đi đường mới biết việc đi đường là khó. Một chữ tri (biết) đơn giản vậy thôi mà có thể cả đời không học được, ví dụ như cái khổ của người làm đường rất xa lạ với kẻ đi đường: Ngựa xe hành khách thường qua lại, Biết cảm ơn anh được mấy người ! (Phu làm đường) Câu thứ hai trong bài Đi đường như phát triển ý, minh hoạ cho câu thơ thứ nhất : Núi cao rồi lại núi cao trập trùng Cảnh ở đây là cảnh núi, chỉ có núi và núi mà thối. Núi kết hợp với sông trong cổ hoạ là những bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Nhưng núi ở đây không nằm trong hộ thống nghệ thuật ấy. Nó trần trụi những gian lao mà người đi đường ngần ngại. Ngần ngại cũng phải. Đây là một chi tiết tâm tình rất thực, thể hiện trong tiết tấu "Trùng san chi ngoại hựu trùng san". Giữa hai chữ trùng san bố trí ở đầu câu và cuối câu như một sự vây bọc bịt bùng là một chữ hựu (lại). Vừa mới vượt được một dãy núi cao nạy chưa kịp nghỉ ngơi, một dãy núi cao khác lại hiện ra, hỏi ai có thể bình tĩnh mà thư thái trong lòng. Một chữ hựu đơn giản vậy thôi mà bao nhiêu chất chứa, nó rất nặng nề trong tâm trí của kẻ chinh nhân. Núi ở đây không đồng nghĩa với cái đẹp, cái hào hùng. Thậm chí, có khi qua một thắng cảnh hẳn hoi mà lòng người chưa yên, cái bứt rứt ấy trong thơ vẫn hiện ra rõ rệt : Quế Lâm không quế, không rừng, Sông sâu thâm thẳm, trập trùng núi cao. (Đến Quế Lâm) Lộ trình trong bài thơ đến câu thứ ba vẫn còn chưa chấm dứt, thậm chí còn phải vượt một đĩnh cao khác hơn mọi thứ "trùng san" : Núi cao lên đến tận cùng, Trong thơ tứ tuyệt truyền thống phương Đông, câu thứ ba là câu chuyển: chuyển cảnh, chuyển tình. Ý thức được vị trí đặc biệt của nó như một thứ cầu nối của mạch thơ, câu thơ nói về núi cao ấy một mặt như là tiếp tục của hai câu trước nó, tiếp tục và phát triển cao hơn. Cảm nhận từ sự lấy đà ấy từ nhịp thơ. Ta chú ý hai chữ trùng san trong hai câu hai và ba đầy dụng ý : Trùng san chi ngoại hựu trùng san ; Trùng san đăng đáo cao phong hậu Mật độ của nó vốn đã dày, lúc này càng dày hơn. Cũng là điệp ngữ nhưng trùng san ở cuối câu hai và trùng san ở đầu câu ba là điệp nối tiếp, lặp vòng. Tiết tấu của thơ không còn chậm rãi, đều đều. Nó khẩn trương hơn, có phần thanh thoát hơn như một cuộc chuẩn bị. Phảng phất trong câu thơ một thứ âm nhạc tâm hồn khác, xốn xang. Vậy cái gì xảy ra sau đó ? Một sự gục ngã ư ? Một chiến thắng ư ? Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non Với người đọc, có thể là một tiếng thở phào nhẹ nhõm, bởi trong lòng cất đi được gánh nặng ngàn cân. Còn với người đi đường thì khác. Chỉ trong một chớp mắt, tình thế đã đổi thay, tâm trạng đã đổi thay, cán cân lực lượng về mặt tinh thần giữa người đi đường và những gian truân trên con đường đèo dốc đã thay đổi theo chiểu ngược lại. vẫn là những điệp trùng núi ấy nhưng bây giờ chúng không đơn điệu nữa mà tươi đẹp hẳn lên. Không vô cảm mà như có hồn. Điệp trùng núi đã trở lên "muôn trùng nước non". Tập hợp tất cả mọi thứ "trùng san" lại, bằng một cái nhìn khác, chúng trở thành "vạn lí dư đồ" lộng lẫy, hoành tráng, mĩ lệ biết bao! Tư thế của người đi đường - từ vị trí nạn nhân đã trở thành chủ nhân - đã tạo cho núi non một gương mặt khác. Người đi đường chủ động đã thu vào đôi mắt tất cả núi non trùng điệp với niềm vui vô hạn. Niềm hạnh phúc dạt dào không gì so sánh được, ấy là niềm vui vì chiến thắng được hoàn cảnh - một hoàn cảnh đầy rẫy những núi cao thử thách, nhất là vì chiến thắng được bản thân. Người tù thi sĩ ấy đến lúc này mới xuất hiện. Dấu hiệu của thi nhân là thổi hồn vào cảnh vật, làm bừng lên một sức sống diệu kì từ một thiên nhiên vô cảm. Niềm hạnh phúc ấy ở đây không tự nhiên mà có. Phải chăng là cái điều tâm niệm của Người khi mới bước vào chốn lao lung chí là một mơ ước, một quyết tâm, nay đã trở thành sự thật : Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao ; Muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh thần càng phải cao. Quả thật tinh thẩn của người tù đã cao hơn núi cao. Chính Bác đã tự chứng thực cho mình, bằng con người mình. Một sự thể nghiệm lặng lẽ mà kiên trì, đúng là "Kiên trì và nhẫn nại - Không chịu lùi một phân". Chính vì không chịu lùi, dù chỉ một phân, nên Người đã chiến thắng. Như ta biết, trong thơ Hồ Chí Minh ít sử dụng cách nói đại ngôn, tránh cách nói ồn ào. Ấy thế mà bao nhiêu suy nghĩ tinh kết lại từ cách sống của một nhà hiền triết có tầm nhìn rộng, sâu trên nhiều mặt về con người, về cả bản thân. "Tất cả những gì thuộc về con người đều không xa lạ với tôi", một bậc hiền giả, triết nhân nói thế. Bác cũng làm như thế, đã chứng minh cho chân lí đó bàng một bài thơ nhỏ, một nhật kí đi đường.


Nguon : http://hoctotnguvan.net/phan-tich-bai-tho-di-duong-cua-ho-chi-minh-18-1667.html

"Nhật kí trong tù" có nhiều bài thơ viết về đề tài "đi đường" như "Thế lộ nan", "Tẩu lộ", "Lộ thượng",... Đó là những vần thơ giàu chất trí tuệ, mang ý vị triết lí, được đúc kết từ máu và nước mắt:

"Núi cao gặp hổ mà vô sự,

Đường phẳng gặp người bị tổng lao".

"Xử thế từ xưa không phải dễ,

Mà nay, xứ thế khó khăn hơn".

(Đường đời hiểm trở)

Bài thơ "Đi đường" cho ta bài học về đường đời nhiều khó khăn nguy hiểm, bài học về quyết tâm, vượt khó, vươn lên giành thắng lợi trên con đường đời. Mỗi cuộc đời là một trăm năm, ai cũng phải một trăm năm đi đường. Có con đường lao động mưu sinh, có con đường công danh lập nghiệp. Tuổi trẻ còn có con đường học tập. Bài thơ "Đi đường" trở thành hành trang cho mỗi chúng ta sức mạnh để vươn lên thực hiện ước mơ của mình.

8 tháng 2 2018

Người tù làm sao ở bài đi đường đc chứ? Hay bn nhầm sang bài vọng tuyệt rồi?

9 tháng 2 2018

là '' vọng nguyệt ''

16 tháng 11 2016

ề nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao? Nếu ai đã đọc truyện ngắn Lão Hặc của Nam Cao, dù chỉ một lần, cũng không khỏi bị ám ảnh bởi cái chết đầy thương tâm của nhân vật lão Hạc. Hình ảnh lão Hạc vật vã trong cái chết đau đớn, dữ dội cứ xoáy vào tâm trí người đọc, gợi lên trong lòng họ bao nỗi niềm trăn trở, day dứt khôn nguôi. Sinh rồi tử là quy luật muôn đời của tạo hóa, nào ai tránh được, âu đó cũng là chuyện bình thường. Trong cuộc sống của nhân loại, mỗi ngày có biết bao con người từ giã cõi đời để trở về nơi cát bụi! Phần lớn sự ra đi của họ là phù hợp với quy luật sinh tử của nhân gian. Song cuộc đời đâu chỉ là chuỗi êm đềm và phẳng lặng. Cuộc đời còn đầy đau thương và sóng gió, nên cũng có không ít những cái chết thương tâm. Đứng trước những cái chết bất bình thường, trái tim nhân hậu của các nhà văn không khỏi bùi ngùi thương xót. Dòng lệ trong tim nhà văn chảy xuống ngòi bút thành những trang văn nấc nở nghẹn ngào. Nam Cao cũng vậy. Trong những sáng tác của ông, ta bắt gặp không ít những cái chết đau thương khiến ta nhức nhối. Từ cái chết của một lão già tự treo cổ mình, lưỡi thè ra ngoài (Lang Rận), đến cái chết lênh láng máu của Chí Phèo (Chí Phèo), từ cái chết bội thực sau một bữa no của một bà lão nhịn ăn đã lâu ngày (Một bữa no), đến cái chết vật vã: "đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc" của Lão Hạc. Tại sao họ khốn khổ đến như vậy? Sống không yên mà chết cũng chẳng bình thường! Ta hãy đọc lại đoạn văn Nam Cao mô tả cái chết của lão Hạc: "Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình đến như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu". Đâu phải chỉ có ông giáo và Binh Tư mới hiểu vì sao lão Hạc lại chết đau đớn và bất thình lình như vậy. Chúng ta cũng hiểu. Nhưng tại sao lão Hạc phải tự mình tìm đến cái chết? Phải chăng lão Hạc đã tuyệt vọng với cuộc đời, phải tự mình giải thoát cho mình? Lật giở lại những trang văn của truyện ngắn Lão Hạc, ta càng thấm thía điều đó. Cả đời lão Hạc chưa một lần sung sướng. Cả kiếp người lam lũ, cực nhọc, nghèo khổ, lão cũng chẳng dám kêu ca, phàn nàn, chỉ ngậm ngùi: kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn. Sau cả một chuỗi ngày dài cay đắng và bất hạnh, lão Hạc đã thực sự lâm vào cảnh cùng đường, không còn kế sinh nhai. Cái chết mà lão phải lựa chọn là tất điều tất yếu. Chính cuộc đời và xã hội đã xô đẩy lão tới cái chết. Vì thế cái chết của lão Hạc có ý nghĩa phê phán và phủ nhận xã hội một cách sâu sắc. Một câu hỏi nữa lại đặt ra trong óc người đọc: nhưng tại sao lão Hạc lại phải chết khi trong tay có tới những 30 đồng bạc và ba sào vườn bán được giá? Phải chăng vì lão gàn dở và ngu ngốc? Không! Lão Hạc không ngu ngốc, càng không gàn dở! Cái chết của lão Hạc xuất phát từ lòng tự trọng của một người cha, của một con người, từ trái tim đầy cao thượng, và đức hi sinh của lão. Là một con người sớm từng trải, có suy nghĩ nội tâm sâu xa, hơn ai hết, lão Hạc hiểu rất rõ giá trị của 30 đồng bạc mà mình đã chắt chiu dành dụm kia: ăn mãi hết đi thì đến lúc chết thì lấy gì mà lo liệu? Sống, lão đã không muốn phiền lụy đến mọi người, thì chết lão không thể làm phiền lụy đến họ. Có thể có những suy nghĩ ở người này, người khác: Ôi dào, cần gì phải lo xa, chết hãy hay, hoặc chết là hết, còn biết gì đâu mà cần. Lão Hạc không nghĩ như vậy, lão hiểu rõ cái tình của người Việt Nam: Nghĩa tử là nghĩa tận. Lão biết là dù lão chẳng có đến một xu thì khi lão nằm xuống, bà con chòm xóm vẫn lo liệu cho lão chu đáo. Mà họ nào có giàu có gì, họ cũng nghèo khổ như lão. Lão không thể cho phép mình là gánh nặng cho mọi người. Chao ôi, sự tự trọng và tấm lòng vị tha, cao thượng của một con người, sao mà đẹp thế, xúc động đến thế! Vậy còn ba sào vườn? Đó là tấm lòng, là tình cảm của người vợ quá cố dành cho con. Đó cũng là ước nguyện và tình yêu của lão đối với con. Lão không thể xâm phạm. Lòng tự trọng và đức hi sinh của người cha đã đưa lão đến một quyết định hệ trọng: Chọn cái chết để giữ được mảnh vườn cho con. Tấm lòng ấy của lão đã tác động mạnh mẽ đến nhân vật ông giáo, trở thành một lời hứa thiêng liêng: Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo: Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào… Lão Hạc vẫn có thể còn một kế sinh nhai khác là theo gót Binh Tư để kiếm ăn". Liệu một người trong sạch và lương thiện như lão Hạc có thể bán linh hồn của mình cho quỷ dữ để có miếng ăn? Là một người có bản tính trong sạch và lương thiện, lại rất tự trọng, lão Hạc hiểu rõ miếng ăn là miếng nhục. Lão thà chết chứ không chịu sống mà tiếng xấu để đời. Càng suy ngẫm, ta càng hiểu rõ quả thực lão Hạc không còn giải pháp nào khác ngoài việc phải lựa chọn cái chết. Cái chết ấy làm ngời lên bao phẩm chất của một con người đáng kính. Tưởng như không còn cần bàn thêm gì cái chết của lão Hạc. Nhưng chúng ta cũng nên đặt thêm một câu hỏi nhỏ: Tại sao lão Hạc không chọn cái chết nhẹ nhàng hơn, lặng lẽ hơn? Phải chăng lão muốn chọn một cái chết đau đớn và dữ dội để tự trừng phạt mình vì đã trót lừa một con chó? Rất có thể như vậy. Thêm một lần nữa ta hiểu thêm về tấm lòng nhân hậu của lão Hạc. Lão Hạc đã chết! Một cuộc đời đã kết thúc, khép lại bao lo buồn, đau khổ! Nhưng trang văn của Nam Cao chẳng bao giờ khép lại, mà cứ mở ra trong tâm hồn bạn đọc bao trăn trở, suy ngẫm về con người, về cuộc đời.

 

5 tháng 3 2021

Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ. Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh", thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang". - Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Tẩu Lộ (Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này. Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân. Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non: "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

28 tháng 11 2018

Khi nhắc đến dân tộc Việt Nam độc lập tự do hôm nay , không mấy ai quên được công lao của người. Người là một vị lãnh tụ vĩ đại, là một danh nhân văn hoá thế giới và còn là một nhà thơ lớn nhà thi sĩ yêu trăng. Bác đã để lại cho thơ văn Việt Nam rất nhiều tác phẩm trong đó có bài ” Rầm tháng giêng ”.

Năm 1948 trên chiếc thuyền nhỏ neo giữa dòng sông ở chiến khu Vịêt Bắc oanh liệt. Bác đã cùng Trung ương Đảng mở cuộc họp về tình hình quân sự kháng chiến chống Pháp ( 1947 – 19448 ). Khi cuộc họp kết thúc thì đêm đã khuya. Trăng rầm toả sáng khắp mặt đất lan toả trên dòng sông bao la. Cảnh sông núi trong đêm trăng càng trở nên hùng vĩ và thơ mộng. Trước cảnh đẹp của thiên nhiên và của đêm trăng thơ mộng. Trước những cảnh đẹp tuyệt vời ấy Bác đã ứng khẩu thành thơ :
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên.
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm sứ đàm quân sự.
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Về sau nhà thơ Xuân Thuỷ dịch bài thơ ra tiếng Việt thể lục bát với tên là ” Rầm Tháng Giêng ”. Bản dịch diễn tả gần hết ý thơ trong nguyên tác với nội dung biểu hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và lòng yêu nước của Bác.
Ở bài ” Cảnh Khuya ” Bác tả đêm trăng rừng Việt Bắc thì bài này cảnh trăng được Bác tả trên sông nước hùng vĩ :
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lần màu trời thêm xuân
Vầng trăng tròn toả sáng bát ngát khắp nơi bầu trời mặt đất đều trong lọng ánh trăng. Khung cảnh mênh mông tưởng dường như sông nước tiếp liền với bầu trời ” sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân”. Vạn vật đều mang sắc xuân , sông xuân , nước xuân , trời xuân giao hoà với nhau tạo nên một khung cảnh tràn đầy sức sống làm náo nức lòng người. Điệp từ xuân lập lại nhiều lần tạo nên không khí vui tươi của cảnh trăng rằm :
Giữa dòng bàn bạc việc quân khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. Trên một chiếc thuyền nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng. Bác cùng các vị lãnh đạo Trung ương Đảng bàn việc quân, việc nước. buổi đầu cuộc kháng chiến đầy gian khổ biết bao? Tuy vậy Bác vẫn ung dung, thư thả. Buổi họp kết thúc vào lúc nữa đêm. Trăng tròn treo giữa trời ( nguyệt chính viên ) ánh trăng đang loà sáng khắp mọi nơi. Cảnh sông nước trong đêm càng trơ nên thơ mộng. Dòng sông nước biển trở thành dòng sông trăng và con thuyền nhỏ dường như chở dầy trăng tuyệt đẹp tâm hồn Bác lâng lâng bạn tri âm muôn đời. Hình ảnh con thuyền nhỏ chở đầy ánh trăng trên sông vô cùng lãng mạng và sâu sắc. Chắc có lẽ Bác đã có một phong thái ung dung, tự tại, lạc quan mãnh liệt nên Bác đã tạo ra đươc hình tượng nghệ thuật độc đáo trong hoàn cảnh đặc biệt.
Bài ” Rằm tháng giêng" với âm sắc sâu lắng , cười vui đem lại cho người đọc cảm hứng thanh cao, trong sáng. Bài thơ là một dẫn chứng cho thấy Bác là vị lãnh tụ cách mạng tài ba , vừa là một thi sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm. Qua bài thơ cho chúng tôi học được tinh thần lạc quan và phong thái ung dung bình tĩnh ở Bác.

Tác phẩm "Thầy giáo dạy vẽ" đã để lại cho em bài học sâu sắc về việc tôn sư trọng đạo và tình thầy trò cảm động. Người thầy yêu nghề, nhiệt huyết song vô cùng hiền hậu khiêm nhường. Thầy vô cùng trân trọng những lời khen tại triển lãm mà không biết đó chính là sự động viên đến từ học trò của mình. Còn những học sinh lớp Năm đã gián tiếp khích lệ cho những nỗ lực và tình yêu hội họa của thầy. Tình thầy trò của các nhân vật trong truyện thật đáng trân trọng.