K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2017

Hay! L8n1Pes

2 tháng 10 2017

"Ông Google" làm hay thật !🎉

29 tháng 9 2017

Trung Thu là Tết thiếu nhi ...

Cho đến bây giờ, cái định nghĩa về Tết Trung Thu trong tôi vẫn là thế, đó là một dịp để chúng ta được sum vầy bên gia đình, vui đùa với đám bạn, khoe nhau những chiếc đèn lồng trước đó ta dày công chuẩn bị...

Quê tôi là một thôn nhỏ, cứ mỗi dịp Trung Thu đến thì điều háo hức đầu tiên của đám nhỏ chúng tôi là những túi bánh kẹo sẽ được phát vào sáng ngày 15 tháng 8 âm lịch. Cứ là trẻ em (tôi nhớ lúc tôi học đến lớp 9 ở quê thì tôi vẫn được xếp vào ...trẻ em), dịp này nếu không thể tự tay mình làm một chiếc lồng đèn thật đẹp thì phải cố gắng nhờ bố mẹ, anh chị "hỗ trợ" phụ giúp làm một chiếc đèn lồng cho đêm ấy...

Đơn giản nhất là chiếc lồng đèn bánh ú, chỉ cần 2 thanh tre, một ít giấy kính (nếu tốt nhất thì mỗi mặt là một màu), bạn đã có cho mình một chiếc đèn lồng thật lung linh, tự tin xách đi với đám bạn mà không sợ gió sẽ làm tắt đèn bên trong. Tôi còn nhớ lúc đó chúng tôi đã không dùng đèn cầy để đốt, bọn tôi hay tự "chế" cho mình những chiếc đèn dầu, chỉ bằng những lon sơn nhỏ, chân vanh xe đạp, một ít vải, và dĩ nhiên, dầu hỏa được chiết ra từ những cây đèn một cách lén lút ^^... Cứ như vậy, với cái lồng đèn đúng nghĩa là "lồng chứa đèn", bọn chúng tôi đi từ nhà mình, dạo tít lên đầu xóm, xong bắt đầu đi dần xuống phía ủy ban xã, từng tốp từng tốp trên tay là những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc mà không cần phải dừng lại để thay nến, vui đùa tung tăng...

Cũng không quên nhắc đến đèn ngôi sao. Việc làm một chiếc lồng đèn ngôi sao không khó, nhưng nó đòi hỏi hơn về kỹ thuật làm, về chất lượng giấy kính, và đặc biệt là thẫm mỹ khi bắt tay vào làm. Đám bạn chúng tôi cũng thích làm lồng đèn ngôi sao, nhưng đó là lúc đầu, sau một thời gian, khi nhận ra rằng lồng đèn ngôi sao rất dễ cháy, đặt đèn cầy bên trong thì hay bị gió thổi tắt,... thì chúng lại bày ra trò mới, trò thổi đèn của nhau :)

Ngoài những chiếc đèn lồng, mùa Trung Thu lại là mùa của những chiếc "ống thụt" bằng tre hay trúc. Nếu bạn ở quê, chắc cũng một lần nhớ đến trò chơi này. Mùa bời lời xanh cây là mùa đầy ắp "đạn dược" cho những xạ thủ chúng tôi ^^. Buổi chiều, sau khi leo lên núi hái cho mình một ít "đạn dược", tập trung lại ngồi lặt ra từng trái, bỏ vào túi nhỏ, giắt "súng" vào túi quần, đeo mặt nạ, cầm lồng đèn, chúng tôi lên đường...

Nói tôi nghịch ngợm cũng đúng, vì tuổi thơ mà, sao lại nỡ để vô tình trôi qua một cách nhàm chán như vậy được. Lúc nào đi cùng tôi cũng là đám em nhỏ, nhiệm vụ của nó là cầm lồng đèn, tôi đi bên cạnh "hộ tống", theo đúng kiểu là "bảo vệ", từ việc cản mấy thằng nhóc bên cạnh cố ý thổi tắt đèn của chúng tôi đến việc dùng "súng" của mình "chống lại" đám xóm dưới "tập kích"... Có lần tôi nhớ chúng tôi đã đuổi đám nhóc xóm dưới chạy tít vô trong xóm, chiếm lợi phẩm giành được chỉ là...một chiếc áo đầy mũ bời lời :( Hic... Bạn biết đó, mũ bời lời rất độc, quần áo đã dính mũ thì khó mà giặt ra được. Nên gọi là "Tết Trung Thu", nhưng chúng tôi toàn...mặc đồ xấu đi chơi cũng vì lý do như vậy đó ^^ Đôi khi đó lại là một điểm nhấn đặc biệt của mùa Trung Thu quê tôi thì sao...

ஜ۩۞۩ஜ

Trung Thu là những chuyến đi...

Tôi có những mùa Trung Thu thật khác...

Những năm Tiểu học tôi đi rất nhiều nơi, mỗi năm tôi lại có cho mình một kỷ niệm khác nhau về mùa Trung Thu thật nhớ. Năm tôi học lớp 1, Trung Thu với tôi chỉ là thời gian ở nhà, người lớn tập trung lại, tổ chức cho bọn trẻ chúng tôi cái gọi là "Mâm cỗ Trăng Rằm", có lẽ đây là thời gian mà chúng tôi...được là trẻ con nhất (chứ không phải là ngày Quốc Tế Thiếu Nhi 1-6 ^^).

Khi tôi học lớp 2, tôi đã được dạy làm một chiếc lồng đèn ngôi sao bởi các anh chị... dân tộc trên rẫy. Mùa thu đó tôi nhớ rất rõ, sau khi làm xong cho mình khung đèn, tôi cẩn thận buộc chặt vào một cây tre dài (lúc đó lồng đèn không được xách, mà là được buộc trên một cây, cầm lồng đèn đưa lên cao như vậy mà đi...), quan trọng là sau khi xong hết, tôi "tạo dáng" bằng cách dậm thật mạnh chiếc lồng đèn của mình xuống đất, thay vì cười, mẹ tôi hớt hải lo sợ khi thấy máu chảy đầy chân tôi :( Sự là thay vì cắm xuống đất, cây tre cắm thăng vào bàn chân tôi, chảy máu, kết quả nghỉ học nguyên một tuần vì cái tội "tạo dáng" :(

Lớp 3, tôi ở với dì tôi, mẹ tôi đi làm xa, năm đó tôi phải ở nhà vì trời mưa, nước ngập đường xá, không thể đi đâu được. Đó là năm đầu tiên tôi ở TPHCM lâu đến vậy. Cũng xem như mình đã từng là học sinh giỏi Thành phố rồi đấy ^^ Nhớ một năm lớp 3 "oai hùng"...

Khi lớp 4, kinh nghiệm làm lồng đèn từ lúc bị "tai nạn" tới giờ của tôi mới được phát huy. Tôi đã cùng mẹ tôi làm một chiếc lồng đèn ngôi sao nhiều màu sắc và rất to. Năm đó trường tôi (trường tiểu học Ngãi Giao - Bà Rịa) có tổ chức thi làm lồng đèn, thành quả sau bao đêm cố gắng của mẹ con tôi dù không đạt được giải thưởng gì, nhưng một lần được đứng giữa một "rừng lồng đèn" vào ban ngày như hôm đó thật sự rất ấn tượng với tôi...

Đêm Trung Thu năm đó là Trung Thu giữa xóm Đạo, ngoài những tiếng hò reo ý ới, vui đùa chọc ghẹo nhau là tiếng chuông nhà thờ, giọng Thánh Ca hát vang một góc đường... Sau Trung Thu năm đó, tôi chuyển trường về lại quê nhà, một sự ra đi với kỷ niệm buồn, tôi chưa chào bất cứ một người bạn trong lớp nào khi ra đi...

Đó là những mùa Trung Thu tuổi thơ xa nhà, mỗi năm lại khác, nhưng mỗi năm đôi khi lại chỉ mang đến cho tôi một kỷ niệm duy nhất, đó là sự tiếc nuối... Nếu nói hết ra, tôi không biết mình sẽ đi xa đến bao nhiêu với cái đề tài Trung Thu này, nên có lẽ sẽ quay lại, Trung Thu là tết Thiếu Nhi...

ஜ۩۞۩ஜ

Có lẽ, khi lớn hơn một chút, khi tôi không còn đúng nghĩa là "thiếu nhi" nữa thì tôi mới có được những cái Tết Thiếu Nhi như vậy. Ngày tháng ở quê thật sự đã mang đến cho tôi những kỷ niệm hoàn chỉnh hơn cho tuổi thơ của mình...

Khi tôi bước chân ra Thị xã (bây giờ đã là Thành Phố) Quảng Ngãi hay lên đường vào Sài Gòn, những dư vị mùa Trung Thu chợt tan biến, đơn giản, mỗi độ Thu về, chỉ là sự tập trung đám bạn đến xem các đoàn lân tại những khu chợ buôn bán biểu diễn. Trong đám đông ấy, có mấy ai là "trẻ em", có mấy ai thật sự thấy được cho mình giá trị của một ngày Tết Trung Thu... Tôi không nói trẻ em thị thành không có mùa Trung Thu đúng nghĩa, tôi chỉ nghĩ rằng mỗi hoàn cảnh sống khác nhau nên cách tiếp cận ở mỗi nơi là khác nhau. Được cái này nhưng lại mất cái kia, có niềm vui, sự nhộn nhịp thì vô tình làm nhạt đi sự yên bình ấm áp, sự trọn vẹn vật chất sẽ giành chỗ cho đời sống tình cảm đơn sơ... Không phải Trung Thu ở đâu cũng như thế...

Trung Thu có còn là tết của Thiếu Nhi nữa hay không?

Câu trả lời có hay không đâu phải chỉ một người trả lời...

Tôi muốn trả lời là có, nhưng có phải tôi cũng đang tự đánh lừa mình? Chỉ dám quay lại nhìn vào tuổi thơ mà không thực tế nhìn vào hiện tại. Dẫu như thế nào, tôi chỉ có thể tự thử cho mình một câu trả lời, mỗi chúng ta đều có, đã có, rồi sẽ có ít nhất một mùa Trung Thu trọn vẹn, nếu ngày đó, ta thật sự sống đúng nghĩa là trẻ thơ...

Trên đây là những kỷ niệm, những cảm nhận và suy nghĩ của bản thân tôi, mỗi chúng ta ai cũng sẽ có cho mình những mùa Trung Thu thật khác, nhưng có chăng ta có nhớ và nuối tiếc gì hay chăng...

Chúc các bạn một mùa Trung Thu thật ấm áp và vui vẻ bên người thân, bạn bè...

10 tháng 9 2016

Mk chưa lm bao h nên cx hk bik nx, pn lên mạq xem có ko

10 tháng 9 2016

mk chưa nghe cái zụ này bao jo

có thể bn hỏi ng` thân hoặc bn trai google

26 tháng 9 2015

uk tôi cũng chúc bạn một trung thu vui vẻ

26 tháng 9 2015

thank you very much

 

19 tháng 9 2018

cảm ơn bn nha.

19 tháng 9 2018

Trung thu zui zẻ
Kb fb vs tớ ik!

30 tháng 3 2017

Quang Trung - Nguyễn Huệ là một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hiện nay, chúng ta biết khá rõ về sự nghiệp của Quang Trung; nhưng hình dáng, tướng mạo, tính tình vua Quang Trung như thế nào lại rất ít khi được nhắc đến.

Theo Hoa Bằng trong Quang Trung – Anh hùng dân tộc thì “Nguyễn Huệ tóc quăn, da sần”.

Theo Đại Nam chính biên liệt truyện thì “Nguyễn Huệ tiếng nói sang sảng như tiếng chuông, cặp mắt sáng như chớp”.

Theo một cung nhân cũ nói với bà Thái Hậu, mẹ vua Lê Chiêu Thống lúc quân Thanh đang chiếm đóng Thăng Long thì “Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn siêu, sợ hơn sợ sấm sét…”.

Theo các tài liệu lịch sử cũ thì Nguyễn Huệ còn nhanh nhẹn, khỏe mạnh và can đảm nữa.

Căn cứ như trên, chúng ta có thể thấy rằng Nguyễn Huệ có một thanh âm, một vẻ mặt, đôi mắt làm cho mọi người phải kính trọng. Sở dĩ người cung nhân của nhà Lê cho rằng Nguyễn Huệ có vẻ mặt hung dữ làm cho mọi người phải khiếp sợ vì người cung nhân ấy tuy không phải là kẻ thù, nhưng đã phục vụ những kẻ thù bại trận, vốn đã khiếp đảm về các việc làm của Nguyễn Huệ.

Lẽ đương nhiên là vẻ mặt Nguyễn Huệ có cái gì khiến cho người ta phải sợ thật, nhưng đó chỉ là đối với kẻ thù của ông mà thôi. Còn đối với bạn bè, đối với nhân dân, vẻ mặt của ông chỉ gây ra cái gì làm cho người ta phải tin phục. Chứng cớ là Giáo Hiến chỉ thấy “Nguyễn Huệ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, can đảm, mắt như chớp sáng, tiếng như chuông vang” và biết ngay Nguyễn Huệ “là một thanh niên lỗi lạc có tương lai phi thường”.

Sử sách cũ nói Nguyễn Huệ nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Điều này, chúng ta có thể tin là đúng sự thật. Với phương tiện giao thông vận tải hồi thế kỉ XVIII, Nguyễn Huệ đã mang quân tiến vào Nam đánh quân chúa Nguyễn năm lần, mang quân ra Bắc ba lần. Không nhanh nhẹn cả về cách đi lại lẫn phép hành quân và không khỏe mạnh thì không thể đi Nam về Bắc luôn luôn và nhanh chóng như vậy. Sự đi lại của Nguyễn Huệ nhanh chóng nổi tiếng trong lịch sử. Người cung nhân của vua Lê đã phải than: “Xem hắn (Nguyễn Huệ) ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết”.

Nguyễn Huệ là một người rất can đảm. Để động viên tướng sĩ, mỗi khi ra trận, Nguyễn Huệ thường đi đầu. Sáng ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789), trong trận Ngọc Hồi, ông đã thân chinh đốc chiến. Sự can đảm của ông làm nức lòng tướng sĩ, khiến cho tướng sĩ hăng hái, ồ ạt tiến vào diệt quân Thanh ở Ngọc Hồi.

Trong cuộc sống và đấu tranh, Quang Trung - Nguyễn Huệ biểu thị nhiều phong cách, cá tính độc đáo.

Nguyễn Huệ rất ham học, học thầy, học trong cuộc sống và thực tiễn đấu tranh. Trong một bức thư gửi Nguyễn Thiếp, ông nói: “Quả đức học ở một sự nghe trông”. Ngô Thì Nhậm là người cộng tác gần gũi của Nguyễn Huệ đã nhận xét: “Quang Trung là người vốn tính ham học, dẫu trong can qua bận rộn cũng không quên giảng đạo lí. Ngày thường thì nghị luận, ý tứ rành mạch, khai mở được nhiều điều mà sách vở ngày xưa chưa từng biết”. Nhờ tinh thần ham học đó, Nguyễn Huệ đã trau dồi một nhận thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực và đạt đến một trình độ văn hóa khá cao.

Trong đấu tranh, Nguyễn Huệ là người cương nghị và quyết đoán nhưng trong cuộc sống và quan hệ bình thường lại rất vui tính, thích hài hước. Ông mê hát tuồng, hát trống quân và thích lối nói vần vè của dân gian.

Có một lần, vua Càn Long nhà Thanh gửi thư sang xin Quang Trung một đôi voi chiến. Tương truyền Quang Trung đã phê vào thư: "Thằng Kiền Long nó xin một đôi voi, chọn con nào cụt vòi cho nó một con".

Đối với kẻ thù của dân tộc, Quang Trung đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng, nhưng mỗi khi kẻ thù đã đầu hàng hoặc bị bắt làm tù binh thì lại được Quang Trung đối xử khoan dung, độ lượng.

Quang Trung Nguyễn Huệ là một anh hùng bách chiến bách thắng, một người táo bạo, quyết đoán nhưng cũng rất nhân ái, độ lượng, biểu thị ý chí và mơ ước lớn nhất của dân tộc ta là được sống trong độc lập, thanh bình, trong quan hệ hòa hiếu với lân bang.

Con người và sự nghiệp Quang Trung Nguyễn Huệ kết tinh và biểu thị tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của nhân dân, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Sự nghiệp Quang Trung Nguyễn Huệ là một bản anh hùng ca của thế kỉ áo vải cờ đào, một thời đầy biến động và bão táp của đất nước. Sự nghiệp ấy cùng với con người ấy sống mãi trong lịch sử quang vinh của dân tộc và trong tình cảm, kí ức bất diệt của nhân dân.

Chúc bn hx tốt!

Sắp thi rồi, giúp mình vớiCâu 1: Sống giản dị là gì? Vì sao phải sống giản dị? E m đã rèn luyện như thế nào để trở thành người có đức tính giản dị?Câu 2: Trung thực là gì? Vì sao phải sống trung thực? Em đã rèn luyện như thế nào để trở thành người trung thực?Câu 3: a. Em hiểu thế nào là tự trọng? Vì sao phải tự trọng? Em đã rèn luyện như thế nào để trở thành người có đức tính tự trọng?b. Tìm...
Đọc tiếp

Sắp thi rồi, giúp mình với

Câu 1: Sống giản dị là gì? Vì sao phải sống giản dị? E m đã rèn luyện như thế nào để trở thành người có đức tính giản dị?

Câu 2: Trung thực là gì? Vì sao phải sống trung thực? Em đã rèn luyện như thế nào để trở thành người trung thực?

Câu 3: a. Em hiểu thế nào là tự trọng? Vì sao phải tự trọng? Em đã rèn luyện như thế nào để trở thành người có đức tính tự trọng?

b. Tìm những câu tục ngữ, danh ngôn nói về đức tính tự trọng?

Câu 4: Trình bày khái niệm đạo đức và kỉ luật? Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào? Em đã rèn luyện như thế nào để trở thành người có đạo đức và kỉ luật?

Câu 5: a. Em hiểu thế nào là yêu thương con người? Vì sao phải yêu thương con người? Em đã rèn luyện như thế nào để trở thành người biết yêu thương con người?

b. Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về yêu thương con người?

Câu 6: a. Em hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ? Vì sao phải đoàn kết, tương trợ? Em đã rèn luyện như thế nào để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ?

b. Tìm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về đoàn kết, tương trợ?

mình cảm ơn !!!

 

3
22 tháng 10 2021

câu 1:

sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.

Ý nghĩa : sống giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.

Câu 2:

Trung thực Là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

Phải sống trung thực vì sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu kính trọng

Về bản thân em, em luôn nhận lỗi khi mắc khuyết điểm, không gian lận khi thi,...........

Câu 3:

tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều trỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

ý nghĩa của tự trọng trong cuộc sống: Giúp chúng ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và được sự quý trọng của mọi người xung quanh.

Câu 4:

yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

Biểu hiện tốt:Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm sẻ chia,........

Biểu hiện chưa tốt: không biết tha thứ, hy sinh cho mọi người,.........

Câu 5:

Đoàn kết tương trợ, chia sẻ và có những việc làm cụ thể để giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

VD: các bạn lớp 7A giúp đỡ các bạn lớp 7B lao động,....

ý nghĩa: giúp chúng ta có thêm sức mạnh khi gặp khó khăn

câu 6:

khoan dung là rộng lòng tha thứ

Ý nghĩa: khoan dung là một đức tính quý báu của con người.Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến tin cậy và có nhiều bạn tốt.Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và con người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu

câu 7:

gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ của công dân

Ảnh hưởng: giúp ta có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống,.....

Câu 8:

tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành độngmột cách chắc chắn, không hoang mang dao động.

bản thân em luôn chủ động, tự giác học tập, làm việc nhà; luôn tham gia các hoạt động tập thể,.........

Câu 9:

yêu thương con người:

- Thương người như thể thương thân.

- người dưng có ngãi thì đãi người dưng

anh em không ngaic thì đừng anh em

- tuy rằng xứ Bắc, xứ Đông

khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em

đoàn kết tượng trợ:

- chung lưng đấu cật

- cả bè hơn cây nứa

- là lành đùm lá rách

tự trọng:

- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Quân tử nhất ngôn.

tự tin:

- Thua keo này bày keo khác.
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
- Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai.

trung thực:

- Ăn ngay nói thẳng.
- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
- Của ít lòng nhiều.

22 tháng 10 2021

mình tra trên mạng nó ghi vậy đó 

bạn tham khảo nhé

người ta có 9 câu bạn có câu thôi hà

thông cảm nha câu nào giống thì hok nhé

23 tháng 9 2015

làng mk cũng zậy

 

23 tháng 9 2015

làng tui cũng thế tui đi hat

2 tháng 2 2016

Chúc bạn may mắn

2 tháng 2 2016

nhanh nào các bn ơi mk tích cho

23 tháng 12 2020

nên sử dụng đồ có nhiều công dụng và sắp xếp ngay ngắn có chừa lối đi

23 tháng 12 2020

Cho mình tick được ko ạ