K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Năm nay tôi học lớp 6 có biết bao thầy giáo, cô giáo đã dạy cho tôi biết cảm nhận cái đẹp, những góc nhìn cuộc đời dưới nhiều con mắt khác nhau mà tôi đều vô cùng ghi nhớ, mang ơn. Nhưng có lẽ người giáo viên mà tôi cảm thấy gần gũi, yêu thương như có sợi dây đồng cảm vô hình liên kết giữa tôi và cô chính là cô Nguyễn Thị Minh Hằng – cô giáo chủ nhiệm của tôi. Ngày đầu tiên bước chân vào lớp 6, biết tin giáo viên chủ nhiệm là một cô giáo giảng dạy bộ môn tiếng anh, tôi hơi hồi hộp, tò mò và có cảm giác thinh thích là lạ như linh cảm về một cô giáo mà sau này với tôi là một người mẹ hiền từ, tình cảm.

Cô có dáng người dong dỏng cao. Em cũng không biết chính xác cô cao bao nhiêu, chỉ đoán chừng một mét sáu mươi trở lên. Nước da cô trắng hồng, mái tóc đen mượt óng ả luôn được buông xuống quá vai. Thỉnh thoảng, những làn gió mát thổi qua làm những gợn mây trên mái tóc ấy bồng bềnh nhấp nhô như sóng gợn. Đôi mắt cô to và đen lay láy ẩn dưới cặp lông mày thanh mịn. Em cứ tưởng như lúc nào cô cũng trang điểm nhưng kì thực không phải. Khuôn mặt cô trắng mịn như được thoa một lớp phấn hồng. Nụ cười luôn nở trên đôi môi hồng tươi mỗi khi tiếp xúc với mọi người, càng tôn thêm vẻ đẹp lộng lẫy của cô. Mỗi lúc cô nói chuyện, hay giảng bài trên lớp thì giọng cô phát ra âm hơi khàn khàn rất thu hút người nghe.

Mỗi ngày đến trường đối với tôi là một ngày vui, niềm vui ấy khó để diễn tả được. Tôi được đi học, được vui chơi với bạn bè, được cô giáo quan tâm chăm sóc. Cô giáo như người mẹ thứ hai của tôi, người mẹ hiền từ phúc hậu, dạy tôi những điều hay lẽ phải, biết cố gắng học tập, biết yêu thương mọi người. Đối với mọi học sinh dù là ngoan ngoãn hay nghịch ngợm cô đều dành tình cảm quan tâm sâu sắc. Suốt cả năm học cô tận tâm dạy dỗ chúng tôi. Có những bài giảng rồi mà chưa hiểu, cô từ từ giảng lại chậm và kĩ hơn cho đến khi chúng tôi thực sự hiểu rồi mới chuyển sang phần luyện tập. Người mẹ hiền từ ấy, đôi khi cũng rất nghiêm khắc răn dạy chúng tôi. Đó là khi chúng tôi sai, là khi lười biếng không học bài hay chưa ngoan. Những lúc như thế, tôi hiểu rằng, vì cô muốn chúng tôi tốt hơn, ngoan hơn mà thôi. Tấm lòng của cô dành cho chúng tôi thật không có lời nào tả hết được.

Ngày 20/11 đang đến gần, trong lòng tôi với biết bao cảm xúc: là sự trân trọng đối với những người mẹ hiền từ, 2000 những người suốt cả cuộc đời chở hết lứa học sinh này đến lứa học sinh khác đến bến bờ tương lai. Tôi cũng có một người mẹ hiền – đó là cô giáo tôi. Tôi muốn gửi thật nhiều lời tri ân, lời cảm ơn chân thành, tình cảm gắn bó của tôi đến với cô. “ Cô ơi, con xin hứa sẽ cố gắng học tập ngoan ngoãn để không phụ công cha mẹ thầy cô. Cuối cùng con xin chúc cô và gia đình mạnh khỏe hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống và cô trò mình mãi gắn bó thân thiết, cô nhé!!”

27 tháng 8 2021

Tham khảo nha

Trong cuộc đời mỗi con người, để thành công thì không thể nào thiếu đi những bóng dáng người thầy. Người xưa đã có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Trong tim em cũng có một người thầy cho riêng mình. Đó chính là thầy Minh - thầy giáo dạy môn Toán của tôi.

Thầy năm nay cũng đã gần bốn mươi. Thầy rất cao, khoảng 1m75. Khuôn mặt đầy nét cương nghị. Thầy thường mặc áo sơ mi trắng khi đi dạy, quần âu, dép xăng đan đơn giản. Mùa đông, thầy mặc một cái áo gió bên ngoài nữa là ổn. Tóc thầy còn đen, chưa bạc cái nào. Thầy quanh năm chỉ để một kiểu tóc, không hề thay đổi. Thầy có nụ cười rất duyên. Mỗi khi thầy cười, cả lớp cũng muốn cười theo. Em chưa thấy thầy bật cười thành tiếng bao giờ, chỉ là một nụ cười mỉm nhẹ. Mỗi lần cười, ánh mắt và gương mặt thầy đều bừng sáng. Làn da trắng cũng ửng đỏ lên trên gương mặt thầy mỗi khi cười. Thầy rất tâm huyết với học sinh. Thầy luôn cố gắng tìm tòi những bài toán hay, lạ để thúc đẩy sự phát triển về toán học của chúng em.

Từ ngày thầy mới tiếp nhận dạy môn Toán của lớp, em yêu Toán hẳn. Thầy đã truyền được cái lửa, cái tình yêu toán học của mình cho chúng em. hàng ngày thầy đến lớp, bước vào với một tâm thế đầy lửa của một người thầy yêu học trò. Cái thước dài để thầy vẽ hình lúc nào cũng có mặt. Tay thầy cầm phấn rất đẹp. Những nét chữ uyển chuyển được viết lên bảng một cách nhanh chóng. Chữ thầy rất rõ ràng, thầy vẽ hình, viết con số cũng rất đẹp.

Em rất yêu quý thầy bởi cái tâm thế của người dạy học. Những tâm huyết của thầy luôn là món quà vô giá mà thầy đã dành cho chúng em.

6 tháng 1 2022

Tham khảo

 

Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Những câu thơ trên đã nói lên được tình yêu thương và hi sinh vô bờ bến của những người mẹ. Dù cho người đó bao nhiêu tuổi, làm công việc gì, tình cách như thế nào. Thì khi đã là một người mẹ, người đó sẽ mãi luôn là một người mẹ thương yêu con vô điều kiện. Mẹ của em cũng là một người phụ nữ như thế.

Mẹ em là một người phụ nữ miền Tây chân chất, thật thà. Do gia đình nghèo khó, nên từ bé mẹ đã phải làm việc vất vả. Đôi bàn tay mẹ thô ráp, làn da mẹ nâu sạm đi vì nắng và gió. Những khổ cực, vất vả hằn lên đôi mắt mẹ. Em thường nghe trong tiếng bà bỏm bẻm nhai trầu, cái tặc lưỡi, tiếc rẻ: Con này, số nó khổ… Quanh năm, mẹ chẳng có lúc nào ngơi nhàn. Làm ruộng, làm vườn, mò cua bắt ốc, rồi chăn nuôi một đàn lợn nái ở sau nhà. Lại cả dọn dẹp, chăm sóc cho gia đình với hai đứa con thơ nữa.

Vất vả là thế, nhưng mẹ chẳng bao giờ than thở hay buồn chán cả. Mẹ thường bảo: Mẹ đã sướng hơn bao người rồi, vì mẹ có một gia đình hạnh phúc. Niềm hạnh phúc ấy do chính mẹ em xây dựng nên bằng tình yêu thương. Tình yêu thương ấy em cảm nhận rõ ràng qua từng cử chỉ, hành động, dù mẹ không bao giờ nói những lời ngọt ngào như trên phim. Em cảm nhận được tình thương của mẹ qua chiếc áo trắng sạch sẽ, thơm mùi nắng mới. Qua hộp cơm ngon lành, gọn gàng trong túi. Qua những cái vuốt ve nhẹ nhàng, nâng niu của mẹ khi buộc tóc cho em. Và qua cả những ánh mắt, những nụ cười hiền từ. Ánh mặt mẹ khi nhìn em ngọt ấm như những giọt mật ong vậy. Nó khiến em cảm thấy hạnh phúc vì được yêu thương.

Ấy thế nên, chẳng có gì lạ, khi em yêu quý mẹ đến như thế. Em yêu những món ăn bình đạm mẹ nấu, yêu những lời nhắc nhở dài dòng của mẹ, yêu chiếc áo hoa nhiều màu mẹ thường mặc khi ra chợ, yêu nụ cười hằn đầy những vết chân chim. Mỗi ngày, em luôn cố gắng để mẹ được vui, được hạnh phúc. Để một ngày, bà không còn tặc lưỡi những câu vu vơ rằng số nó khổ nữa. Bắt đầu từ những hành động nhỏ như giúp mẹ nhặt rau, quét nhà, gấp áo quần, tâm sự cùng mẹ… Và rồi, chắc chắn một ngày không xa, em sẽ giúp mẹ được những điều lớn lao hơn nữa. Đơn giản bởi vì mẹ là người em yêu quý nhất trên cuộc đời này.

6 tháng 1 2022

tham khảo

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Khi đọc bài ca dao này, em đã hiểu được công cha nghĩa mẹ thật to lớn, vĩ đại. Từ đó, em thêm kính yêu cha mẹ hơn. Đặc biệt là mẹ - người em yêu thương nhất trên đời.

Năm nay, mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi, nhưng trông mẹ rất trẻ. Mẹ có dáng người khá cao. Thân hình mảnh mai. Khuôn mặt của mẹ rất phúc hậu, cùng một nụ cười dịu dàng. Làn da trắng hồng hào. Còn đôi bàn tay mẹ thon dài, có vết chai dày ở đầu ngón tay, do nhiều năm cầm bút, cầm phấn. Giọng nói của mẹ vô cùng trong trẻo, mềm mại. Mái tóc của mẹ dài, đen nhánh và mềm mượt. Đôi mắt mẹ lúc nào cũng nhìn em trìu mến. Đối với em, mẹ là người phụ nữ xinh đẹp và tuyệt vời nhất.

Ở trong gia đình, mẹ luôn quan tâm và chăm sóc mọi người rất chu đáo. Em vẫn nhớ khi còn nhỏ, sức khỏe của em không tốt. Em rất hay bị ốm. Những lúc đó, mẹ lại chăm sóc cho em. Mẹ nấu cháo cho em, giúp em uống thuốc. Suốt đêm, mẹ thức trông em ngủ. Em nhận ra được sự tần tảo, hy sinh cũng như tình yêu mà mẹ dành cho mình.

Nhưng cũng có đôi lần, em khiến mẹ phải phiền lòng. Hồi ấy, dù là con gái nhưng em rất nghịch ngợm. Em thường tham gia cùng các bạn con trai vào những trò nghịch phá. Một lần, chúng em rủ nhau trốn tiết học thể dục để ra ngoài cổng trường mua quà vặt. Nhưng không may, cả nhóm đã bị cô giáo bắt gặp. Cuối buổi hôm ấy có giờ sinh hoạt, cô giáo đã nghiêm túc phê bình chúng em trước cả lớp. Và cô cũng nói rằng sẽ đến gặp và trao đổi với phụ huynh. Trên đường về nhà, em cảm thấy rất lo lắng, hối hận. Nhưng khi về đến nhà, mẹ đã không trách mắng mà chỉ nhẹ nhàng khuôn bảo em. Mẹ còn kể cho em nghe rằng hồi trước mẹ cũng đã từng nghịch ngợm khiến bà ngoại cảm thấy phiền lòng. Điều đó khiến em nhận ra lỗi lầm của bản thân.

Từ đó trở đi, em tự hứa sẽ cố gắng học tập chăm chỉ, giúp đỡ mẹ nhiều hơn. Biết công việc của mẹ rất bận rộn, em luôn cố gắng sống tự lập. Em mong rằng mẹ sẽ luôn khỏe mạnh, vui vẻ. Em hy vọng có thể trở thành niềm tự hào của mẹ.

Tình cảm mẫu tử thật đáng trân trọng. Đối với em, mẹ giống như một điểm tựa vững chắc không thể nào thiếu trong cuộc sống. Từ tận đáy lòng, em muốn dành cho mẹ tình yêu thương chân thành và sâu sắc nhất.

25 tháng 12 2022

cop ghi tham khảo vô bn

NG
8 tháng 1

Bài tham khảo:

Nếu có ai hỏi tôi rằng một trong những người mà tôi yêu thương nhất là ai thì tôi sẽ trả lời rằng đó là bà nội.

Bà em đã gần bảy mươi tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dậy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.

Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.

Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.

18 tháng 2 2021

Bạn em Nguyên Thông. Bạn rất vui vẻ và hòa nhã với bạn bè. Bạn hay giúp đỡ các bạn trong lớp khi các bạn cần giúp đỡ. Bạn rất khiêm tốn, không khoe khoang. Bạn rất hiếu thảo với cha mẹ. Bạn học rất chăm chỉ.

18 tháng 2 2021

Bạn thân nhất của em là bạn Trần Bảo Đăng.Bạn ấy khá là dễ tính.Đôi khi bạn ấy hơi khó tính chút nhưng bạn luôn nhường nhịn cho em.Lúc em cóa bài khó,bạn luôn chỉ bài cho em.Em rất quý pẹn.

                                                 -----Hết-----

7 tháng 12 2023
Đoạn văn mẫu số 1

Kho tàng ca dao Việt Nam có rất nhiều câu ngợi ca công lao to lớn của những đấng sinh thành. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Trước hết, bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, mẫu tử để so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Còn nhắc tới “cù lao chín chữ” là nhắc đến công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Bởi vậy mà đứa con cần phải ghi nhớ công ơn trời bể đó, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Bài ca dao giúp mỗi người hiểu hơn về công ơn của cha mẹ.

Đoạn văn mẫu số 2

“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”

Bài ca dao giúp tôi hiểu được mối quan hệ gắn bó giữa những người thân trong gia đình. Câu đầu tiên là câu phủ định - “anh em” không phải người xa lạ, từ đó nhằm khẳng định mối quan hệ thân thiết, ruột thịt. Tiếp đến, điệp từ “cùng” giúp nhấn mạnh vào mối quan hệ gắn bó giữa “anh em” - cùng chung cha mẹ, là người thân một nhà. Hai câu tiếp theo là lời khuyên nhủ giá trị. Giữa anh, em cần có sự yêu mến, hòa thuận. Cách so sánh “như thể tay chân” thật độc đáo, bởi “tay” và “chân” đều là những bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Cũng giống như anh em có sống hòa thuận thì gia đình mới có thể vui vẻ, hạnh phúc. Bài ca dao tuy ngắn gọn nhưng đã đem đến một bài học quý giá cho chúng ta.

Đoạn văn mẫu số 3

Trong kho tàng ca dao Việt Nam, em cảm thấy vô cùng ấn tượng và yêu thích bài:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao có hai lớp nghĩa, nghĩa đen miêu tả vẻ đẹp của hoa sen, nghĩa bóng nói về vẻ đẹp phẩm chất của con người. Mở đầu bài thơ, với việc sử dụng câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” là một lời khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của hoa sen trước những loài hoa rực rỡ khác. Tiếp đến là những đặc điểm nổi bật của hoa sen được khắc họa. Những gam màu chủ đạo của hoa sen là màu xanh của lá, màu trắng của hoa, màu vàng của nhị. Đó đều là những màu sắc tươi sáng, gợi sự thanh nhã. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Bài thơ sử dụng thể thơ lục bát giàu cảm xúc, ngôn ngữ mộc mạc kết hợp với các biện pháp tu từ thật đặc sắc. Có thể thấy, đây là một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Đoạn văn mẫu số 4

Ca dao gửi gắm nhiều bài học giá trị, trong đó em đặc biệt ấn tượng với câu:

“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”

Nội dung của câu ca dao nói về mối quan hệ giữa anh, chị và em trong một gia đình. Cụm từ “anh em” mang tính đại diện cho anh, chị và em trong một gia đình. Đầu tiên, tác giả dân gian đã khẳng định rằng “anh em” không phải là những người xa lạ, mà là có máu mủ, ruột thịt. Họ đều cùng một cha mẹ sinh ra, cùng sống trong một gia đình. Đến hai câu tiếp theo, tác giả dân gian khẳng định rằng giữa anh, chị và em cần phải biết “yêu nhau như thể tay chân”. Cách so sánh khá độc đáo, bởi “tay” và “chân” vốn là những bộ phận trên cơ thể của con người, ảnh hưởng lẫn nhau và đều vô cùng quan trọng. Tay có thuận, thì chân mới bước và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, phát triển. Giống như anh em trong một gia đình, có hòa thuận và yêu thương lẫn nhau. Từ đó, gia đình mới êm ấm, hạnh phúc. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho em một lời khuyên vô cùng hữu ích.

Đoạn văn mẫu số 5

Ca dao đã có rất nhiều câu ca ngợi công ơn lớn lao của cha mẹ. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Bài ca dao đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh cái trừu tượng với cái cụ thể. Đó là “công cha” với “núi Thái Sơn”, “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông” giúp chúng ta thấy rõ được công lao to lớn của đấng sinh thành. Họ không chỉ ban tặng cho chúng ta sự sống, mà còn nuôi dưỡng và giáo dục chúng ta nên người. Bởi vậy mà lời nhắc nhở “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi” quả thật đúng đắn. Chín chữ cù lao ở đây gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Có biết được chín chữ này, chúng ta mới thấu được nỗi vất vả của người cha, người mẹ. Để từ đó, mỗi người cần sống có trách nhiệm hơn, biết hiếu thảo với cha mẹ. Bài ca dao đã gửi gắm một bài học thật ý nghĩa.

Đoạn văn mẫu số 6

Ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về công ơn của cha mẹ, nhưng tôi cảm thấy yêu thích nhất là bài:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã khẳng định công ơn to lớn của đấng sinh thành, và qua đó khuyên nhủ con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không chỉ nội dung ý nghĩa, mà nghệ thuật được sử dụng cũng khiến tôi cảm thấy ấn tượng. “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn” - một ngọn núi có thật ở Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao, có địa hình hiểm trở và từng trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Khi so sánh công ơn dưỡng dục của người cha với núi Thái Sơn, mỗi người mới hiểu hết được sự lớn lao của cha. Trên hành trình của sự trưởng thành, cha chính là người dạy dỗ con những điều hay lẽ phải, hướng con trở thành một người có đạo đức. Tiếp đến là “nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” - dòng nước mát mẻ và tinh khiết. Hình ảnh so sánh gợi nhắc về những hy sinh của mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con lớn lên nhờ dòng sữa trong trẻo và ngọt ngào của mẹ. Ngay cả khi trưởng thành, dù có bất cứ khó khăn gì, đứa con vẫn đều tìm về bên mẹ để được vỗ về, yêu thương. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho tôi bài học suy ngẫm sâu sắc.

Đoạn văn mẫu số 7

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Đoạn văn mẫu số 8

Bài ca dao: “Thân em như trái bần trôi/Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?” giúp người đọc hiểu hơn về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mở đầu bằng mô típ quen thuộc - “thân em” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh và khiêm nhường. Cùng với đó là hình ảnh so sánh “trái bần trôi” mang nhiều nét tương đồng với cuộc đời và thân phận của người phụ nữ. Trái bần có vị vừa chua, vừa chát cũng giống với cuộc đời lận đận của người phụ nữ xưa. Trái bần đến khi già thường rụng xuống sông ngòi, lênh đênh theo dòng nước. Tiếp đến câu thơ “Gió đạp sóng dồi biết tấp vào đâu?” là một câu hỏi từ, hỏi đấy mà như một lời than thân, trách phận nhiều hơn. Nếu như trái bần trôi giữa dòng nước chẳng biết về đâu. Thì cuộc đời của người phụ nữ cũng như vậy. Lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ khiến cho người phụ nữ không có quyền làm chủ số phận của bản thân. Họ phải sống phụ thuộc vào những người khác - không có quyền tự do yêu đương, hôn nhân. Bài ca dao giúp chúng ta thêm trân trọng những người phụ nữ hơn.

Đoạn văn mẫu số 9

Ca dao đã có rất nhiều câu ca ngợi công lao to lớn của những đấng sinh thành. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Trước hết, bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, mẫu tử để so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Còn nhắc tới “cù lao chín chữ” là nhắc đến công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Bởi vậy mà đứa con cần phải ghi nhớ công ơn trời bể đó, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Bài ca dao giúp mỗi người hiểu hơn về công ơn của cha mẹ.

Đoạn văn mẫu số 10

“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Bài ca dao đã đem đến cho người đọc ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp của khung cảnh hồ Tây. Tác giả dân gian đã vẽ nét một bức tranh đầy thơ mộng, trữ tình. Thiên nhiên hồ Tây hiện lên sinh động, mà lãng mạn. Bầu trời mùa thu trong xanh, khoáng đạt. Những cơn gió khe khẽ đưa làm lay động cành trúc. Âm thanh của tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà gáy báo canh gợi ra một cuộc sống sôi động. Cùng với đó là làn sương khói mờ ảo bao phủ không gian khiến cho khung cảnh thêm thơ mộng. Tiếng chày nhịp nhàng đã gợi ra vẻ đẹp truyền thống của người dân đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Cuối cùng là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Những âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới đã bắt đầu. Sức sống đang trỗi dậy khắp mọi không gian. Bài thơ giúp cho người đọc thêm yêu vẻ đẹp mảnh đất Thăng Long.

Đoạn văn mẫu số 11

“Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

Đến với bài ca dao trên, người đọc cảm thấy ấn tượng về mảnh đất xứ Lạng. Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tư từ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” nhưng lại giống như một lời gợi mở. Tưởng rằng con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế lại “cách một trái núi với ba quãng đồng” cho thấy sự xa xôi, cách trở của mảnh đất này. Từ đó, chúng ta thấy được hết sự hùng vĩ, rộng lớn của mảnh đất xứ Lạng. Những địa danh như núi thành Lạng, những sông Tam Cờ đều là những địa danh nổi tiếng của vùng đất quê hương này. Khi đọc bài ca dao này, chúng ta càng yêu thêm khung cảnh của mảnh đất xứ Lạng.

Đoạn văn mẫu số 12

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát mang âm điệu trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ. Mượn những hình ảnh thiên nhiên để nói đến công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Tác giả dân gian đã dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên - đó là “núi”, “biển” để thể hiện công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Người cha có công sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ cho con nhiều điều hay lẽ phải. Người mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Không chỉ vậy, đứa con sinh ra còn được mẹ chăm sóc, bảo vệ từng miếng ăn, cái mặc. Hình ảnh “cù lao chín chữ” muốn nói về công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Và chín chữ ở đây cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Câu thơ giống như một lời nhắn nhủ, khuyên bảo con cái phải ghi nhớ công ơn của cha mẹ. Qua bài ca dao, người đọc mới thấu hiểu được công ơn của cha mẹ lớn đến nhường nào.

2 tháng 6 2020

Em yêu quý nhất là mẹ trong lòng em, mẹ luôn là người mẹ hiền và là hình ảnh cao đẹp nhất. "Mẹ" một tiếng nghe giản dị mà lại chứa chan tình cảm vô bờ bến như lời bài hát: "Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào"

Năm nay mẹ em 42 tuổi. Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truyện cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Đôi bàn tay mẹ không đẹp, nó dã bị chai như ghi lại những nỗi vất vả của mẹ trong bao năm nay đã nuôi em khôn lớn nên người. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp lắm!

Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình. Tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em... Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuyệt vời vời nhất trong cuộc đời em. Có lần em bị bệnh mẹ chở em lên bệnh viện huyện. Mẹ em nghỉ dạy để chăm sóc em vì bố em bận công tác xa, cơm nước quần áo, tắm rửa mẹ em phải làm ca. Về nhà em cảm thấy khỏe, nên mẹ đi dạy một buổi, trưa về mẹ chăm sóc cho em, hai bàn tay mẹ gượng nhẹ thận trọng âu yếm biết bao. Lúc đó ánh mắt mẹ tràn ngập thương xót, nhưng miệng mẹ vẫn tươi cười kể chuyện này chuyện nọ cho em nghe để em chóng mau hết bệnh. Mỗi khi đau ốm mẹ em túc trực bên em sáng đêm, tận tụy lo lắng, xếp đặt mọi công việc trong ngoài. Mẹ cũng không quên nấu những bữa ăn ngon. Mẹ khuyên bảo em đủ điều, giọng lúc nào cũng nhẹ nhàng đầy trìu mến. Cảnh đêm khuya mẹ ngồi soạn từng trang giáo án, để chuẩn cho tiết dạy ngày mai, nhìn mẹ em thấy thương mẹ nhiều. Có hôm, em thấy mẹ thả dài người trên ghế có vẻ nghĩ ngợi, xa xôi. Lúc đó em vội ra bên mẹ. Mẹ ôm em vào lòng, vòng tay âu yếm.

Lòng mẹ còn mênh mông bao la hơn cả biển rộng sông dài. Em chợt nhớ tới câu thơ:

"Ai rằng công mẹ bằng non. Thực ra công mẹ lại còn lớn hơn."

Nhìn mẹ con thật tự hào và hạnh phúc biết bao vì con có mẹ. Mẹ ơi con vẫn chưa ngoan đâu. Con hứa với mẹ học tập thật tốt cho mẹ vui lòng.