K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nhé :

- Tìm hiểu đề.

- Vai trò của môi trường đối với con người.

- Khẳng định tính cấp bách của việc bảo vệ môi trường sống.

* Dàn bài.

1. Mở bài:

- Giới thiệu vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người; vai trò quan trọng, giành được nhiều sự quan tâm của con người.

2. Thân bài:

- Môi trường sống là gì? ( những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước, không khí...)

- Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người:

+ Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi...

+ Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại ( không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi...)

- Những hành động thiếu ý thức của con người làm tổn hại đến môi trường sống và tác hại của chúng:

+ Xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí.

+ Rác thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí, thủng tầng ô-zôn, xói mòn đất...

- Tính cấp thiết của việc bảo vệ, gìn gữ môi trường sống trong lành: môi trường sống trong nhiều năm trở lại đây bị ô nhiễm và tổn hại nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống.

3. Kết bài:

- Bài học rút ra cho bản thân, những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống: không xả rác bừa bãi, bảo vệ rừng và cây xanh...

15 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!!

 

DÀN Ý

A, MB:

- giới thiệu câu tục ngữ: Từ bao đời nay, câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" vẫn là câu tục ngữ được người dân VN truyền lại để dạy bảo con cháu mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu tục ngữ với kết cấu ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ thuộc đã trở thành bài học đạo lý của mọi người dân VN về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung, ân tình, có trước có sau

- Đối với thế hệ trẻ ngày nay, việc sống ân nghĩa, thủy chung, luôn khắc ghi những điều tốt đẹp trong quá khứ chính là một thái độ sống tròn vẹn, một đạo đức tròn vẹn

B, MB:

1. Giải thích câu tục ngữ:

- Đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" câu tục ngữ răn dạy truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn quá khứ của con người. Đây là bài học đạo đức mà mỗi người trong cuộc sống đều cần khắc ghi và làm theo.

- câu tục ngữ có ý khuyên nhủ rằng, khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra điều tốt đẹp đó, giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt, uống nước thì phải nhớ đến người đã trồng và nguồn đã tạo ra chúng vậy.

- Đây thực sự là 1 truyền thống tốt đẹp vì nó mang giá trị, vẻ đẹp hồn cốt của dân tộc VN, thuộc về giá trị tinh thần, là chuẩn mực của vẻ đẹp đạo đức mà mỗi người cần trang bị cho mình.

2, Những dẫn chứng minh chứng cho việc nhân dân ta đã làm theo truyền thống ấy:

- Đối với những người có công với cách mạng,gia đình thương binh, liệt sĩ: Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính

- Đối với những anh hùng liệt sĩ, nhà nước luôn có những buổi thắp hương tri ân đến tượng đài, phần mộ của họ

3, Mở rộng về học sinh

- Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau. 

- Học sinh có thể tích cực tham gia vào các chương trình tri ân các anh hùng liệt sĩ, người có công cách mạng ở trường học hoặc ở địa phương

c, KB

Tóm lại, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" chính là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân VN. Chính vì vậy, mỗi người dân đều cần học và làm theo truyền thống ấy.

15 tháng 2 2021

(1) Mở bài: Giới thiệu và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

(2) Thân bài:

Giải thích câu tục ngữ:

Uống nước: là việc thừa hưởng, hưởng thụ những thành quả mà người khác tạo ra trong quá trình lao động, đấu tranh.

Nguồn: Nghĩa đen: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, Nghĩa bóng: ở đây là để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng.

Nhớ nguồn: nhớ về người đã tạo ra những thành quả lao động

Uống nước nhớ nguồn: Khi nhận những thành quả lao động mà người khác tạo ra, chúng ta phải biết ơn họ, những người đã phải đổ mồ hôi nước mắt để tạo ra được những thành quả tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng ngày nay.

Nhận định, đánh giá câu tục ngữ:

- Ý nghĩa của câu tục ngữ (đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay):

Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước. Đây là một lời dạy đúng đắn, sâu sắc của cha ông. Đó cũng là một truyền thống ân nghĩa của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời.

Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.

Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày" phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

- Lên án, phê phán những biểu hiện không biết “uống nước nhớ nguồn”, “ăn cháo đá bát”,…

- Bài học rút ra từ câu tục ngữ:

Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc

Cần cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thật tốt để góp phần đẩy mạnh đất nước, đưa đất nước ngày càng vững mạnh

Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài

Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

(3) Kết bài:

Khẳng định lại tính đúng đắn và giá trị của câu tục ngữ.

Nêu bài học đối với bản thân và con người ngày nay.

10 tháng 5 2018

2 .

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

-     Trong kho tàng ca dao, tục ngữ mà ông bà ta để lại có một câu thể hiện nội dung là tình thương yêu giữa con người và con người với nhau.

-     Câu tục ngữ ấy chính là: “Thương người như thể thương thân”

II. THÂN BÀI

Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nghĩa là gì?

-     Thương người nghĩa là chúng ta phải luôn luôn mở rộng tấm lòng của mình để quan tâm, lo lắng cho những người xung quanh còn nhiều vất vả, khó khăn.

-     Thương thân nghĩa là yêu thương chính bản thân chúng ta. Chúng ta luôn trân trọng, chăm lo đến bản thân rất nhiều và đó là điều tất yếu.

-     Cả câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân mang đến cho chúng ta suy nghĩ rằng: chúng ta yêu thương, trân trọng, chăm sóc bản thân mình như thế nào thì hãy mở rộng tấm lòng của mình yêu thương những người xung quanh mình như thế đó.

2. Những biểu hiện cụ thể, sinh động nào thể hiện tinh thần “Thương người như thề thương thân”?

-     Yêu thương người khác đặc biệt là những người còn gặp nhiều khó khăn luôn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

 -    Cạnh nhà ta có một cụ già neo đơn, bất hạnh. Trong ta cứ dấy lên niềm xót thương vô hạn. Ta day dứt vì cảnh đời một cụ già tội nghiệp: Chắc chắn mình phải làm gì đó cho cụ. Ta dành thời gian có thể để giúp đỡ, hoặc tiết kiệm những đồng tiền ăn sáng ít ỏi của mình để gửi tặng cụ. Cảm xúc và hành động đó được gọi là tình thương.

-     Nếu không có một trái tim chan chứa yêu thương, nhà văn Khánh Hoài khó tạo ra giây phút chia li cảm động giữa Thủy với cả lớp, Thủy và anh trai trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, để rồi người đọc thấm thía giá trị của gia đình, biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc.

-     Tình yêu thương, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh xung quanh ta còn được nhân dân tôn vinh trong nhiều truyền thuyết xa xưa như: “Con rồng cháu tiên”, “Ọuả bầu mẹ”,..

-     Trong ca dao, dân ca cũng có một số câu thể hiện tình yêu thương như: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”,...

-     Trong cuộc sống hằng ngày, ta dễ dàng bắt gặp những con người có lôi sống đẹp như một con người luôn sống lành mạnh, chan hòa với cuộc sổng, luôn tự vươn lên khi gặp khó khăn, vất vả.

-     Hay những thanh niên, đoàn viên làm các công tác xã hội, những việc mà người dân cần như quét dọn sạch sẽ đường phố, nạo vét các kênh rạch bị nghẹt, tham gia các hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh,...Đó chính là một trong những biểu hiện của “sống đẹp”.

3. Trong cuộc sống, vần còn đâu đó những kẻ ích kỉ, sống vô cảm, thờ ơ với mọi ngưòi xung quanh

-     Những kẻ này là những con người luôn thờ ơ, vô tâm với cuộc sống xung quanh mình.

-     Dù cho những người nghèo khó nằm ngay trước mắt họ, họ cùng không thèm đoái hoài tới.

-     Đây là những kẻ thật sự rất đáng lên án, phê phán trong xã hội ngày nay.

III. KẾT BÀI

-    Qua câu tục ngữ, bản thân là học sinh, tôi đã rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

-     Đó là một câu tục ngữ rất hay và sâu sắc, thể hiện một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.

-    Tôi nguyện hứa rằng sẽ luôn phấn đấu học tốt, luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh minh.

10 tháng 5 2018

1

Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.

Ca dao phong phú trong cách cấu tứ và xây dựng hình tượng. Thể loại được dùng nhiều trong ca dao là thể lục bát, song thất lục bát và các thể vãn. Mỗi bài ca dao thường có hai dòng thơ lục bát nên kết cấu đơn giản, ngắn gọn. Sức hấp dẫn ở ca dao là ở âm điệu, vừa phong phú, vừa thanh thoát và ở lời ca dao giàu hình ảnh. Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, nói quá,... tạo ra những hình ảnh gợi cảm, mở rộng trường liên tưởng sâu xa. Nghệ thuật so sánh ví von đã tạo nên những hình ảnh truyền thống độc đáo trong ca dao: cây đa - bến nước - con đò; trúc - mai, con cò, chiếc cầu, ...Có thể nói ca dao dùng lời ăn tiếng nói của nhân dân để chuyển tải tâm tư, tình cảm của nhân dân.

2

Mỗi người trong chúng ta ai cũng từng đi qua tuổi trẻ - tuổi của sức mạnh phi thường với sự căng tràn bầu nhiệt huyết, tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn, và sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì đạo nghĩa.

Tuổi trẻ mọi thời đại chính là niềm tự hào và sức mạnh của dân tộc. Thuở xưa mỗi khi đất nước lâm nguy thì lại xuất hiện những anh hùng trẻ tuổi dũng cảm, tài trí. Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước tuổi trẻ Việt Nam cũng không kém cha anh xưa. Thuở xưa tuổi trẻ Việt Nam đã làm cả thế giới phải nghiêng mình khâm phục một Việt Nam anh hùng thì nay cả thế giới cũng đang biết đến một Việt Nam năng động qua thế hệ trẻ. Điều đó cho thấy tuổi trẻ Việt Nam luôn suy nghĩ, lo lắng và quan tâm đến vận mệnh của dân tộc và luôn phát huy truyền thống dân tộc.

Mỗi người trong chúng ta ai cũng từng đi qua tuổi trẻ - tuổi của sức mạnh phi thường với sự căng tràn bầu nhiệt huyết, tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn, và sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì đạo nghĩa. Sức mạnh vô song của tuổi trẻ khiến “sông kia sông phải chuyển, núi kia núi phải dời”. Tuổi trẻ cả nhân loại đang ra sức tìm kiếm và xây dựng những thứ tưởng chừng như viễn tưởng nhưng nay lại trở thành hiện thực, như những thành tựu trong ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, v.v... Họ có đủ điều kiện để phát huy hết khả năng nội lực của chính mình, họ có tự do trong suy nghĩ và hành động, họ có sự dân chủ trong mọi ý tưởng và lí tưởng, họ có được sự tôn trọng về thực quyền sáng tạo. Vậy thì tiềm năng và tương lai phát triển của mỗi quốc gia đều mong đợi và đều đặt niềm tin vào tuổi trẻ.

Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay có nhiều cơ hội để phát triển tài năng và cống hiến cho đất nước vì các bạn đang được sống trong hoà bình, được Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện để học tập, làm việc và thể hiện năng lực của mình. Các bạn đã và đang khẳng định được sức mạnh của chính mình trong mọi lĩnh vực như: Kinh tế, khoa học kĩ thuật, giáo dục, v.v... Ngày càng xuất hiện nhiều nhà kinh doanh trẻ năng động; những nhà khoa học tài năng; đặc biệt là những thành tích của học sinh, sinh viên Việt Nam tham dự các kì thi Olimpic khu vực và quốc tế. Với sức mạnh nội lực của con người và tuổi trẻ Việt Nam, với sự ưu đãi của thiên nhiên, Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng khẳng định và vươn lên trở thành một quốc gia hùng mạnh. Tuy nhiên trên thực tế chúng ta vẫn bị xếp vào những nước đang phát triển, còn nghèo nàn và lạc hậu. Tuy nhiên các bạn cũng đang chịu nhiều thách thức trước nhiều áp lực trong cuộc sống, trước nguy cơ bị tụt hậu trước sự phát triển mạnh mẽ của thế giới.

Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các cháu". Lời dạy của Bác giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước. Thế kỉ XXI, thế kỉ của sự phát triển, nâng cao không ngừng của văn hóa, kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì cần sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người, mà lực lượng chủ yếu chính là tuổi trẻ. Bởi tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ quốc Việt Nam. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát hơn là một lí tưởng sống. Và nhất là tuổi trẻ hiện nay, những người nắm trong tay vận mệnh của đất nước phải xác định được cho mình một lí tưởng sống đúng đắn. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tuổi trẻ chúng ta được đặt ra câu hỏi: Sống như thế nào để có ích cho xã hội? Tuổi trẻ là nhân tố quyết định sự tồn vong của đất nước, vì thế lí tưởng sống của chúng ta là xây dựng đất nước, xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, nối tiếp cha ông bảo vệ Tổ quốc và đi lên vì sự tiến bộ của nhân loại. Tuổi trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên cần phải sống có lí tường cao đẹp. Hãy nhớ rằng lời nhắn nhủ thiêng liêng của Bác phải được thực hiện, bởi các bạn biết đấy cả tuổi trẻ của mình Bác đã sống cho dân tộc. Chúng ta không có quyền để những hi sinh của Bác thành vô nghĩa. Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Bác đã để lại lời căn dặn trong bản di chúc: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa "Hồng" vừa "Chuyên". Bồi dưỡng cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết...".

Đảng và Bác Hồ kính yêu đã đặt trọn niềm tin vào thế hệ trẻ. Những đóng góp của thanh niên vào thành quả của những năm đổi mới đã khẳng định quyết tâm của thế hệ trẻ Việt Nam là ra sức lao động, học tập, rèn luyện và tuyệt đối trung thành với sự nghiệp đổi mới của Đảng, quyết tâm đưa nước ta trở thành nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh như mong muốn của Bác lúc sinh thời.

23 tháng 4 2018

Vào đó tham khảo bạn ơi

https://h.vn/hoi-dap/question/253664.html

23 tháng 4 2018

Trong kho tàn tục ngữ của văn học dân gian Việt Nam chứa bao câu tục ngữ hay về đạo đức, lối sống. Và một trong những câu tục ngữ có giá trị giáo dục sâu sắc là câu “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” 
Hình ảnh con ngựa và cả tàu( cả đàn ngựa) đã được sử dụng với nghệ thuật ẩn dụ đã thể hiện một lớp nghĩa rất hay đó là sự gắn bó, đoàn kết. Khi đọc qua câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, trước hết, trong chúng ta hiện ra những hình ảnh đơn giản. Đó chính là hình ảnh một con ngựa bị bệnh thì cả đàn ngựa “cả tàu” lo lắng “ bỏ cỏ”, chăm sóc con ngựa bị ốm. 
Đó chỉ là những suy nghĩ đơn giản, thoáng qua và khi ta suy ngẫm thì ta có thể hiểu được một lớp nghĩa hay, chứa đựng một bài học về đạo đức. Một con ngựa biểu trưng cho những cá nhân, riêng lẻ, đơn độc còn cả tàu là biểu trưng cho tập thể lớn, sự đoàn kết, gắn bó. Khi một cá nhân gặp trắc trở thì tất cả tập thể, mọi người xung quanh lo lắng, quan tâm, chăm sóc cho một cá nhân ấy. Một lối sống tốt của người Việt Nam. 
Tất cả chúng ta đều biết trong cuộc sống ai cũng gặp những chông gai, sóng gió và để vượt qua được thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó với nhau. Sống, học tập hay làm việc trong một tập thể như gia đình, trường lớp, xã hội hay đất nước,…thì dù chỉ một cá nhân nào gặp khó khăn thì sự đoàn kết, giúp đỡ, quan tâm chính là những cơ sở để vượt qua và chiến thắng. Sự đùm bọc, che chở, giúp đỡ không những giúp cho 1 cá nhân vượt qua được khó khăn mà còn là cơ sở để giúp cả tập thể ngày càng tiến, hoàn thiện hơn, gặt hái được nhiều thành công và trở thành một tập thể, xã hội tiên tiến. 
Song sự tương thân tương ái ấy được nhân dân xưa nhắc nhở qua các câu ca dao, thành ngữ và tục ngữ như: Lá lành đùm lá rách; Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết, Thương người như thề thương thân…Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cũng thế, qua câu tục ngữ, nhân dân khuyên con người khi sống trong một tập thể thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó, hợp tác, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau thì mới có thể tồn tại, trụ vững và tiến đến những tầm cao vì tất cả mọi thứ, mọi người trong cuộc sống đều có sự liên quan mật thiết với nhau. Là người Việt Nam, chúng ta nên gìn giữ và phát huy tinh thần đoàn kết này để xây dựng một xã hội, đất nước giàu mạnh. 
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” hay, xúc tích. Câu tục ngữ sữ dụng hình ảnh ẩn dụ một cách tài tình. Nó nhắc nhở chúng ta cách ứng xử, làm người trong cuộc sống và hướng chúng ta đến một chuẩn mực đạo đức cần có ở con người là sống đoàn kết, quan tâm lẫn nhau. Dù trong thời đại nào thì câu tục ngữ này cũng luôn luôn đúng.

26 tháng 11 2017

đề 1: câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết ơn những thế hệ đi trước đã hiến dâng xương máu của mình để gìn giữ và bảo vệ đất nước khỏi chiến tranh, để chúng ta có được ngáy hôm nay là nhờ có họ

và dù có làm gì thì cũng phải nhớ về cội nguồn

đề 2: câu tục ngữ cũng chính là đưc tính tự tin, rất cần trong cuộc sống của mỗi chúng ta, Làm việc gì cũng khó nếu không tự tin

26 tháng 11 2017


I. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ “ có chí thì nên”
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. bên cạnh câu “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “ uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tực ngữ “ uống nước nhớ nguồn”
“ uống nước”: là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết
“ nguồn”: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.
>> câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại
2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

  • Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên
  • Của cải do bàn tay ta lao động tao nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng
  • Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

  • Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
  • Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
  • Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
  • Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người


III. Kết bài

  • Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ uống nước nhớ nguồn”
  • Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ .

Đề 2 :

1. Mở bài:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.
- Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.
2. Thân bài:
a/ Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn:
Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
- b/ Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động , lời ăn tiếng nói hàng ngày: 
+ xưa:
- Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, tết thanh minh , sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già.. 
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa thờ các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công mở nước và giữ nước.
+ nay :
- 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
- III kết bài :
- Lòng biết ơn là tình cảm cao quí , thiêng liêng,  phẩm chất cao đẹp của dân tộc Việt Nam  …
- Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của Việt Nam.

Học vui !

^^

16 tháng 4 2019

a,Mở bài:
*Yêu cầu:
-con người là sản phẩm hoàn hảo nhất của tạo hóa.
-của cải tuy quý giá nhưng không thể sánh với con người.
-chứng minh cho điều này cha ông ta đúc kết nên câu tục ngữ:".............."
b,Thân bài: cần đảm bảo những ý sau:
*giải thích câu tục ngữ:thế nào là một mặt người bằng mười mặt của?
-vì con người mới là thứ quý giá nhất
-còn người thì còn của:do con người tạo nên của cải.........
-câu tục ngữ so sánh mặt người mặt của theo tỉ lệ :1/10
=>đề cao giá trị con người
* Đưa một vài đẫn chứng để làm sáng tỏ cho lời giải thích:
- muôn đời nay xã hội luôn coi trọng con người hơn là của cải
-người ta sẵn sàng bàn hết nhà cửa đất đai, dánh đổi nhiếu thứ quý giá đế có được sinh mạng
-> hậu quả của điều đó
-> Khẳng định giá trị của con người
* Nêu thêm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự: người sống, đống vàng; người là vàng, của là ngãi...để làm nổi bật thêm giá trị của con người trong cuộc sống.
c,Kết luận: ý nghĩa câu tục ngữ:
- Câu tục ngữ đề cao giá trị con người
- Nhắc nhở con người về giá trị của bãn thân mình và những người xung quanh.

#Hk_tốt

#Ngọc's_Ken'z

18 tháng 1 2022

Mở bài:

- Giới thiệu về mẹ.

Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.

Thân bài:

- Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.

- Tình yêu của mẹ dành cho con (Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,...).

- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ (dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,...).

- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôn ủng hộ ta.

- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào (thật tha thiết, bao la và ấm áp,...).

- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ).

- Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta).

Kết bài: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ.