K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 7 2017

Câu c theo mình là từ "đất nước" chỉ lặp lại giống như là tiếp nối ý thôi chứ nó ko có ý nghĩa nhấn mạnh cái gì hết. Chẳng hạn như:

"Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ"

Cái này lặp lại từ "mùa xuân" còn có ý nghĩa nhấn mạnh về thời gian, cái thời gian mà vạn vật sinh sôi nảy nở... chứ còn đoạn thơ trên mình nghĩ giá trị của nó là ở phép so sánh và nhân hóa chứ ko phải điệp ngữ.

p/s: mình nghĩ như vậy thôi, cô dạy văn mình bảo thế, tùy vào cảm nhận của mỗi người nữa

31 tháng 5 2019

Tình yêu nước và sự gắn bó của người mẹ Tà ôi, biểu hiện tinh tế và thấm nhuần trong lời hát ru đứa con.

    + Tình thương con gắn với tình thương bộ đội, buôn làng, quê hương đang bị giặc xâm lược

    + Mẹ mong có gạo, bắp, mong con lớn khôn để trở thành chàng trai giỏi lao động

    + Tình yêu thương con của người mẹ còn gắn liền với tình yêu buôn làng, đất nước kháng chiến

    + Người mẹ kiên cường chiến đấu vì độc lập, tự do, vì bản thân là người kiên cường

30 tháng 11 2019

A. Mở bài:

- Bài thơ “khúc hát ru..” của Nguyễn Khoa Điềm ra đời ngay tại chiến khu Trị - Thiên, trong những ngày kháng chiến chống Mĩ đang dần đến thắng lợi nhưng vẫn còn vô cùng gian khổ. Nhà thơ đã tận mắt chứng kiến hình ảnh những bà mẹ Tà ôi giã gạo nuôi bộ đội đánh Mĩ, để cảm xúc từ hiện thực thăng hoa thành những vần thơ có sức lay động mãnh liệt. Bài thơ “thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên bằng những khúc ru nhịp nhàng, mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.

B. Thân bài:

1. Phân tích tình cảm của người mẹ Tà Ôi trong khúc hát ru thứ nhất

a. Người mẹ Tà Ôi là một người mẹ giàu tình thương con và giàu lòng yêu nước.

- Người mẹ ấy luôn địu con trên lưng trong lúc làm việc, dù cho công việc có nặng nhọc, dù mẹ có vất vả thì em Cu Tai vẫn luôn bên mẹ:

“Mẹ giã gạo, mẹ nuôi bộ độiNhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêngMồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi”

Sự sóng đôi của từ “nghiêng” trong câu thơ giàu chất tạo hình đã vẽ lên hình ảnh người mẹ đang giã gạo chày tay trong khi đứa con nhỏ đang ngủ trên lưng, nhịp chày nghiêng, kéo theo giấc ngủ con nghiêng. Nhịp chày giã gạo thực ra nó không nghiêng nhưng vì giấc ngủ của em bé không được ngay ngắn như đặt trên giường mà phải dựa vào tấm lưng người mẹ lúc lên xuống phải chao đảo, dập dờn nên nghiêng lệch hẳn đi. Người mẹ ấy vẫn để Cu Tai có giấc ngủ trọn vẹn trên lưng mẹ. Tưởng như trong từng động tác của nhịp chày giã gạo cũng đã ngân lên nhịp điệu ru ngọt ngào và nhịp đưa em đều đặn an bình như trên một cánh võng êm.

- Bằng ngòi bút tả thực, tác giả giúp người đọc nhận ra mồ hôi mẹ rơi “nóng hổi”, vai mẹ gầy – bao vất vả như đọng cả trên đôi vai mẹ, nhận ra tấm lòng mẹ mênh mông trong hình ảnh mẹ con không cách xa:

“Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gốiLưng đưa nôi và tim hát thành lời”

- Nghệ thuật nhân hoá đã diễn tả sâu sắc và cảm động tình mẹ yêu con. Người mẹ Tà ôi lấy thân mình làm nôi, vai gầy làm gối và ru con không chỉ bằng lời ru thông thường như mọi lời ru của cuộc sống thanh bình mà ru con bằng lời ru thầm từ trái tim, từ tình yêu con tha thiết sâu thẳm trong lòng mẹ. Âm vang lòng mẹ cất thành lời ru đầy xúc cảm..

- Lòng yêu con gắn liền với tình thương bộ đội: “Mẹ thương A -Kay, mẹ thương bộ đội”

Điệp ngữ “mẹ thương” xuất hiện trong câu thơ ngắt hai vế đều đặn đã cho thấy người mẹ thương con như thương bộ đội, lòng yêu con gắn liền với tình yêu người kháng chiến.

- Vì thế nên trong những lời mẹ ru con ta thấy được những ước mơ của mẹ:

“Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngầnMai sau con lớn vung chày lún sân”

→ Người mẹ Tà Ôi mong có gạo để nuôi bộ đội, mong con khôn lớn để làm ra lúa gạo góp phần nuôi bộ đội bởi cuộc sống của những người Tà ôi những năm chống Mĩ còn bao cơ cực, thiếu thốn. -> Điều ước ấy thật chân thật và cao quý vì đó là điều mong mỏi của người mẹ lao động nghèo cho kháng chiến.

2. Phân tích khúc hát ru thứ 2.

Hình ảnh người mẹ Tà Ôi với công việc lao động sản xuất trên chiến khu.

“Mẹ tỉa bắp trên núi Ka -lưi”Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”

- Sự tương phản giữa “lưng núi” và “lưng mẹ” gợi ra rất rõ sự nhọc nhằn, vất vả của người mẹ lao động giữa núi rừng mênh mông.

- Đặc biệt trong đoạn này có hai câu thơ rất gợi cảm:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồiMặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

“Mặt trời của mẹ” là một ẩn dụ độc đáo, có ý nghĩa sâu sắc. Nếu như mặt trời của bắp đem lại hạt mảy hạt chắc thì em Cu Tai là mặt trời của mẹ. Cu Tai là nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi vừa thiêng liêng của đời mẹ. Chính em đã góp phần sưởi ấm lòng mẹ, đã nuôi giữ lòng tin yêu, hy vọng và ý chí của mẹ trong cuộc sống.

- Sự sống của A -Kay cũng là sự sống của buôn làng. Bởi thế cũng rất tự nhiên khi: “ mẹ thương A-kay, mẹ thương làng đói”. Dân làng đang đói khổ - cuộc sống của người Tà ôi những năm chống Mĩ còn bao cơ cực, thiếu thốn, mẹ muốn cưu mang, chia sẻ. Sức mạnh của tình thương yêu cộng đồng sẽ giúp mẹ vượt lên tất cả. Bàn tay mẹ cần mẫn “trỉa bắp”, gieo mầm sự sống với niềm mong mỏi thật bình dị:

“con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều.Mai sau con lớn phát mười ka-lưi”.

Tình cảm thương yêu ấy đã thăng hoa trong những ước mơ về sự sống buôn làng – mong được mùa và chứa đựng niềm mong ước về tương lai của con- có sức khoẻ làm nương giỏi. Đó là một điều ước giản dị, chân thật, chính đáng của người mẹ Tà Ôi.

⇒ Tình thương gắn liền với những điều ước đó đã nói với ta về một người mẹ giàu tình thương người và luôn biết sống vì người khác.

3. Phân tích khúc hát ru thứ 3.

- Cảm hứng của khúc hát ru cuối gắn liền với hiện thực khốc liệt và khẩn trương của cuộc kháng chiến chống Mĩ, với nhịp sống ở chiến khu Trị - Thiên. Hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong đoạn thơ này có một sự thay đổi, không chỉ yêu thương con mà còn hành động vì tình yêu một cách dứt khoát mạnh mẽ:

“Mẹ đi chuyển lán mẹ đi đạp rừng.Mẹ địu em đi để giành trận cuốiTừ trên lưng mẹ em tới chiến trường”

- Hai động từ “đi” đã gợi tả tư thế chủ động với những công việc tiếp sức chiến đấu: “chuyển lán, đạp rừng”. Con người trong tư thế đối mặt với kẻ thù, quyết tâm chiến đấu giữ đất, giữ rừng. Người mẹ thật can đảm và dũng cảm cùng với “anh trai cầm súng, chị gái cầm chông” và “em Cu -Tai cũng theo mẹ vào trận cuối”.Những câu thơ hừng hực tinh thần bất khuất của người dân tộc miền Tây Thừa Thiên, đem lại cảm hứng lạc quan của cuộc chiến đấu chống Mĩ. Sự trưởng thành từ nhận thức đến hành động của mỗi con người đã được khẳng định bằng hai câu thơ thật khoẻ khoắn:

“Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trườngTừ trong đói khổ, em vào Trường Sơn”

- Người mẹ Tà-Ôi muốn góp công sức của mình vào việc bảo vệ Tổ Quốc bởi giặc Mĩ với dã tâm “đuổi ta phải dời con suối”- không để cho gia đình, bản làng của mẹ được sống bình yên.

⇒ Từ tình thương con, thương bộ đội đến tình thương làng, thương đất nước, ta thấy tình thương của mẹ ngày càng rộng mở, người mẹ thật giàu đức hi sinh.

- Đó là cơ sở cho những ước mơ thật đẹp:

“Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ.Mai sau con lớn làm người Tự do”

Trong tình cảm của người Tà -ôi cũng như của những người con Miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ thì Bác Hồ - người cha của dân tộc luôn là nguồn động viên, là biểu tượng của chiến thắng, là hình ảnh của đất nước tự do. Bởi vậy mong được gặp Bác là cảm xúc thường trực,dù cho lúc này Bác đã mất, bởi lẽ chỉ có thống nhất mẹ mới được ra với Bác. Giấc mơ đẹp gắn liền với ước mơ giành trọn vẹn non sông, thoả lòng Bác mong. Lời ru kết lại cùng hình ảnh em Cu -Tai của tương lai là “người Tự do” của một đất nước hoà bình. Đó cũng là mong ước chung của nhân dân, của những người Việt Nam yêu nước.

⇒ Người mẹ Tà Ôi quả là một người mẹ yêu nước nồng nà và luôn tha thiết với độc lập tự do của Tổ Quốc.

C. Kết luận:

- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm đã tạo ra được những cảm xúc đồng điệu với bao người con miền Nam anh dũng thời chống Mĩ, nói lên trọn vẹn vẻ đẹp và tâm tư của người dân tộc miền Tây Thừa Thiên trung dũng kiên cường, thuỷ chung với cách mạng. Cảm xúc bình dị trong sáng với hình tượng người mẹ đã làm nên sức hấp dẫn riêng của tác phẩm. Từ ngôn ngữ đến hình ảnh thơ đều đậm chất dân tộc, đem đến cho người đọc những cảm nhận đặc biệt thương mến cùng hoà theo lời ru cho giấc ngủ thanh bình của em bé Tà ôi.

- Bài thơ toát lên tinh thần lạc quan cách mạng, kết đọng những ân tình sâu lắng của nhà thơ về nhân dân đất nước cũng như niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

“Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển ĐôngNúi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng, con ơi!”* Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người BT1: Về hình thức, bài 1 gồm mấy phần? Ai đang nói với ai? Nội dung cơ bản của bài này là gì? Theo em, hệ thống địa danh mà bài ca dao nói đến thể hiện tình cảm gì của người nói? BT2: Hai câu đầu của bài ca dao số 4 miêu tả...
Đọc tiếp

“Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng, con ơi!”

* Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người BT1: Về hình thức, bài 1 gồm mấy phần? Ai đang nói với ai? Nội dung cơ bản của bài này là gì? Theo em, hệ thống địa danh mà bài ca dao nói đến thể hiện tình cảm gì của người nói? BT2: Hai câu đầu của bài ca dao số 4 miêu tả vẻ đẹp của cánh đồng. Vẻ đẹp ấy được thể hiện bằng những biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích vẻ đẹp của cô gái trong hai câu thơ sau.

* Từ láy BT1: Sắp xếp các từ sau thành hai nhóm từ láy và từ ghép: xanh xanh, xanh xao, xấu xa, xấu xí, máu me, máu mủ, hoàng hôn, tôn tốt, tốt tươi, học hỏi, học hành, đo đỏ, mơ màng, mơ mộng.

BT2: Đặt câu với mỗi từ sau:

- Trơ tráo, trơ trẽn, trơ trọi.

- nhanh nhảu, nhanh nhẹn.

BT3: Điền các từ sau vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

a. dõng dạc, dong dỏng

- Người nhảy xuống đất đầu tiên là một người trai trẻ,………….cao.

- Thư kí…….cắt nghĩa.

b. hùng hổ, hùng hồn, hùng hục

- Lí trưởng………..chĩa bàn tay vào mặt chị Dậu.

- Minh có đôi mắt sáng, khuôn mặt cương nghị và giọng nói…..

- Làm…..

BT4: Tìm 5 từ láy theo mẫu sau: Học hiếc.

BT5: Viết một đoạn văn khoảng 8 câu trình bày cảm nhận của em về một bài ca dao mà em đã học. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ ghép đẳng lập và một từ láy bộ phận. Gạch chân và chú thích.

0
 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc kĩ bài thơ và thực hiện các yêu cầu:                                               LỜI RU CỦA MẸ                            Xuân Quỳnh Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát. Lúc con nằm ấm áp Lời ru là tấm chănTrong giấc ngủ êm đềmLời ru thành giấc mộng. Khi con vừa tỉnh giấc Thì lời ru đi chơiLời ru xuống ruộng khoaiRa bờ ao rau...
Đọc tiếp

 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc kĩ bài thơ và thực hiện các yêu cầu:

                                               LỜI RU CỦA MẸ

                            Xuân Quỳnh

 

Lời ru ẩn nơi nào

Giữa mênh mang trời đất

Khi con vừa ra đời

 Lời ru về mẹ hát.

 

Lúc con nằm ấm áp

Lời ru là tấm chăn

Trong giấc ngủ êm đềm

Lời ru thành giấc mộng.

 

Khi con vừa tỉnh giấc

Thì lời ru đi chơi

Lời ru xuống ruộng khoai

Ra bờ ao rau muống.

 

Và khi con đến lớp

Lời ru ở cổng trường

 Lời ru thành ngọn cỏ

 Đón bước bàn chân con.

 

Mai rồi con lớn khôn

 Trên đường xa nắng gắt

 Lời ru là bóng mát

 Lúc con lên núi thẳm

 Lời ru cũng gập ghềnh

 Khi con ra biển rộng

 Lời ru thành mênh mông.

 

(Nguồn: Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997)

Chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8, mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ “Lời ru của mẹ” được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do.     B. Lục bát.    C. Bốn chữ.          D. Năm chữ.

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt của bài thơ trên?

A. Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

B. Tự sự kết hợp miêu tả, nghị luận

C. Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự

D. Biểu cảm kết hợp nghị luận

Câu 3 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Lúc con nằm ấm áp

Lời ru là tấm chăn.

A. Nhân hoá.        B.So sánh       C. Điệp ngữ                        D. Hoán dụ

Câu 4 (0,5 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con.

A. Đúng                                             B. Sai

Câu 5 (0,5 điểm):Tìm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu thơ: “Trên đường xa nắng gắt”?

Top of Form

A. Trên đường xa nắng gắt                  B. Trên đường xa

C. Nắng gắt                                          D. Đường xa nắng gắt                 

Câu 6 (0,5 điểm): Hình ảnh lời ru gắn liền với các sự vật (tấm chăn, ngọn cỏ, bóng mát…) cho em biết “lời ru” được nhìn dưới con mắt của ai?

          A. Bà nội.

          B. Người mẹ.

          C. Cô giáo.

          D. Người con.

Câu 7 (0,5 điểm): Trong bài thơ, tác giả so sánh “lời ru” với những hình ảnh nào?

          A. Tấm chăn, giấc mộng, ngọn cỏ, cánh đồng.

B. Tấm chăn, giấc mộng, ngọn cỏ, bóng mát

          C. Biển rộng, giấc mộng, ngọn cỏ, bầu trời

          D. Tấm chăn, giấc mộng, dòng sông, bóng mát

Câu 8 (0,5 điểm):  Xác định chủ đề của bài thơ  Lời ru của mẹ”.

A.   Tình yêu thiên nhiên

B.    Tình yêu đất nước

C.    Tình mẫu tử

D.   Tình cảm gia đình

  Câu 9 (1,0 điểm): Từ nội dung của bài thơ, hãy nêu ý nghĩa lời ru của mẹ (trình bày thành đoạn văn từ 5-7 câu).

Câu 10 (1,0 điểm): Kể ít nhất 2 hành động cụ thể của em để thể hiện tình yêu đối với mẹ của mình.

3
2 tháng 5 2023

miik cần gấp

 

2 tháng 5 2023

mik cần câu 9 à câu 10

 

Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trang ngữ trong các câu sau 1 Qua khe dậu, ló ra mấy quả đỏ chói2 Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo 3 Ngày qua trong sương thu ẩm ướt vào mưa rây bụi mùa đông những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái 4 Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả này dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ 5 Rồi thì cả một bãi vông lại bùng...
Đọc tiếp

Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trang ngữ trong các câu sau 

1 Qua khe dậu, ló ra mấy quả đỏ chói

2 Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo 

3 Ngày qua trong sương thu ẩm ướt vào mưa rây bụi mùa đông những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái 

4 Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả này dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ 

5 Rồi thì cả một bãi vông lại bùng lên đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư 

6 Trong sương tối mịt mù trên dòng sông mênh mong, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ xuôi dòng 

7 Giữa đồng bằng xanh ngất lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng  sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài 

8 Rải rác khắp thung lũng tiếng gà gay râm ran 

9 Sống trên cát đất mà ngày xưa, dưới sông « cá sấu cản trước mặt mũi thuyền » trên cạn « hổ rình xem hát » này, con người phải thông minh và giàu nghị lực

10 buổi sáng ngược hướng  chúng bay đi tìm ăn và  buổi chiều theo hướng những chú bay về ổ,  con thuyền sẽ tới được bờ 

 

4
2 tháng 5 2019

1

Tn: Qua khe dậu

Cn: mấy quả đỏ chói

Vn: ló ra

2 tháng 5 2019

1 Qua khe dậu, ló ra mấy quả// đỏ chói

       TN                CN                     VN

2 . CN : Những tàu là chuối 

VN : còn lại

3.CN ; Những chùm hoa 

VN : còn lại

tương tự...

...............................

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Anh hát em nghe khúc hát đồng quê Cho lắng lại vui buồn muôn thuở Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ, Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!Anh hát em nghe về những con người Sống với đất chết lẫn vào cùng đấtChỉ để lại nụ cười chân thật, Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên. Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em Ăn hạt gạo không quên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê 

Cho lắng lại vui buồn muôn thuở 

Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ, 

Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!

Anh hát em nghe về những con người 

Sống với đất chết lẫn vào cùng đất

Chỉ để lại nụ cười chân thật, 

Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên. 

Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em 

Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc... 

Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng, 

Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn?

                   (Khúc hát đồng quê, Chử Văn Long, Baocantho.com.vn, ngày 29/05/2010)                                                                          

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Câu 2. Câu thơ “ Anh hát em nghe khúc hát đồng quê” thuộc kiểu câu gì? (xét theo mục đích nói)

 Câu 3. Nêu nội dung của các dòng thơ sau:

Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em 

Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc... 

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ:

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê 

Cho lắng lại vui buồn muôn thuở 

Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ, 

Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!

0
Bài 1: Chữa lỗi sai trg các câu sau:a) Đầu tư nuôi dạy con cái không thể tính bằng con số hay số liệu cụ thể.b) Sinh viên cần chăm chỉ để đáp ứng những đòi hỏi của xã hội.c) Dòng sông quê em uốn éo như một dải lụa.Bài 2: Phân loại từ ghép và từ láy những từ sau đây: náo nức, mặt mũi, nước non, mặt mũi, lấp lánh, mênh mông, be bé, ngõ ngách.Bài 3 : Tìm những từ được dùng với...
Đọc tiếp

Bài 1: Chữa lỗi sai trg các câu sau:

a) Đầu tư nuôi dạy con cái không thể tính bằng con số hay số liệu cụ thể.

b) Sinh viên cần chăm chỉ để đáp ứng những đòi hỏi của xã hội.

c) Dòng sông quê em uốn éo như một dải lụa.

Bài 2: Phân loại từ ghép và từ láy những từ sau đây: náo nức, mặt mũi, nước non, mặt mũi, lấp lánh, mênh mông, be bé, ngõ ngách.

Bài 3 : Tìm những từ được dùng với nghĩa chuyển trong các câu sau đây và giải thích nghĩa của các từ đó

a) Tàu đang vào bến để ăn than.

b) Máy này chạy rất êm.

c) Bạn Mai đang đánh đàn.

d) Con ơi con ngủ giấc tròn/ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

e) Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Bài 4: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Thái y lệnh trong truyện " Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng"

1
3 tháng 1 2021

T∞₸ Phát hiện ko ai júp mình

22 tháng 1 2022
Em hỉu bạch thái bưởi rất yêu nước và biết ơn người giải phóng đất nước