K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 8 2017
Địa hình của Ô-xtrây-li-a chia làm 3 khu vực :
- Cao nguyên ở phía tây (cao trung bình 500m)
- Miền đồng bằng ở giữa (cao trung bình khoảng 200m)
- Dãy núi già ở phía đông (cao 1500 m, thấp dần về phía tây)
13 tháng 3 2017

- Địa hình Nam Mĩ chia làm 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
- Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

13 tháng 3 2017

- Địa hình Nam Mĩ chia làm 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
- Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

3 tháng 4 2018

 Ở lục địa Ô-xtrây-li-a có: gió Tín phong thổi theo hướng đông nam; gió mùa hướng tây bắc và đông bắc ; gió Tây ôn đới thổi theo hướng tây bắc.
- Sự phân bố lượng mưa trên lãnh thổ Ô-xtrây-li-a và nguyên nhân :
+ Mưa trên 1501 mm là Pa-pua Niu Ghi-nê, do đây là nơi có khí hậu xích đạo mưa lớn quanh năm.
+ Rìa bắc và đông bắc lục địa Ô-xtrây-li-a có lượng mưa từ 1001 đến 1500 mm, khu vực có gió mùa hoạt động và một phần gió Tín phong đi qua biển.
+ Một phần diện tích bắc, nam và đông của lục địa có lượng mưa từ 501 đến 1000 mm, do ảnh hưởng địa hình, gió mang theo hơi nước nên gây mưa hết ở các sườn đón gió.
+ Sâu lục địa lượng mưa ít vì chịu ảnh hướng của hiệu ứng phơn, đồng thời khu vực lục địa nằm trong vùng áp cao chí tuyến khó gây mưa.

P/s : tham khảo

16 tháng 12 2016

I. Ngoại lực
- Khái niệm: Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên trên bề mặt Trái Đất.
- Nguyên nhân: Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
- Ngoại lực gồm tác động của các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người.

II. Tác động của ngoại lực
Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực đó là phá huỷ ở chỗ này bồi tụ ở chỗ kia do sự thay đổi nhiệt độ, nước chảy, sóng biển ……

1. Quá trình phong hóa
- Là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.
- Xẩy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất.

a. Phong hóa lí học:
- Khái niệm: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau, không làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học của chúng.
- Nguyên nhân chủ yếu:
+ Sự thay đổi nhiệt độ.
+ Sự đóng băng của nước.
+ Tác động của con người.
- Kết quả: đá nứt vỡ (Địa cực và hoang mạc)

b. Phong hóa hóa học:
- Khái niệm: Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
- Nguyên nhân: Tác động của chất khí, nước, các chất khoáng chất hòa tan trong nước...
- Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học.Diễn ra mạnh nhất ở miền khí hậu xích đạo, gió mùa ẩm (dạng địa hình catxtơ ở miền đá vôi).

c. Phong hóa sinh học:
- Khái niệm: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật: Vi khuẩn, nấm, rễ cây.
- Nguyên nhân: sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết các chất.
- Kết quả:
+ Đá bị phá hủy về mặt cơ giới.
+ Bị phá hủy về mặt hóa học.

2. Quá trình bóc mòn
- Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió...) làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó.
- Quá trình bóc mòn có nhiều hình thức khác nhau

a. Xâm thực: Làm chuyển dời các sản phẩm phong hoá
- Là quá trình bóc mòn do nước chảy, sóng biển, gió, băng hà...
-
Do nước chảy tạm thời: Khe, rãnh...
- Do dòng chảy thường xuyên: Sông, suối...
- Xâm thực của sóng biển tạo ra các vịnh, các mũi đất nhô ra biển.
Địa hình bị biến dạng: giảm độ cao, sạt lở...

b. Thổi mòn:
- Quá trình bóc mòn do gió, thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô hạn.
- Tạo thành những dạng địa hình độc đáo như: nấm đá, cột đá …

c. Mài mòn: Diễn ra chậm chủ yếu trên bề mặt đất đá.
Do tác động của nước chảy trên sườn dốc, sóng biển, chuyển động của băng hà tạo dạng địa hình: Vách biển, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ.

3. Quá trình vận chuyển
- Là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn. Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
- Khoảng cách dịch chuyển phụ thuộc vào động năng của quá trình:
+ Vật liệu nhẹ, nhỏ được động năng của ngoại lực cuốn theo.
+ Vật liệu lớn, nặng chịu thêm tác động của trọng lực, vật liệu lăn trên bề mặt đất đá.


4. Quá trình bồi tụ
Quá trình tích tụ các vật liệu (trầm tích)
+ Nếu động năng giảm dần, vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường đi.
+ Nếu động năng giảm đột ngột thì vật liệu sẽ tích tụ, phân lớp theo trọng lượng.
* Kết quả: tạo nên địa hình mới.
+ Do gió: Cồn cát, đụn cát (sa mạc)
+ Do nước chảy: Bãi bồi, đồng bằng châu thổ (ở hạ lưu sông).
+ Do sóng biển: Các bãi biển.

=> Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề. Chúng luôn tác động đồng thời, và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

16 tháng 12 2016

- Là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.
- Xẩy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất.

a. Phong hóa lí học:
- Khái niệm: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau, không làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học của chúng.
- Nguyên nhân chủ yếu:
+ Sự thay đổi nhiệt độ.
+ Sự đóng băng của nước.
+ Tác động của con người.
- Kết quả: đá nứt vỡ (Địa cực và hoang mạc)

b. Phong hóa hóa học:
- Khái niệm: Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
- Nguyên nhân: Tác động của chất khí, nước, các chất khoáng chất hòa tan trong nước...
- Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học.Diễn ra mạnh nhất ở miền khí hậu xích đạo, gió mùa ẩm (dạng địa hình catxtơ ở miền đá vôi).

c. Phong hóa sinh học:
- Khái niệm: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật: Vi khuẩn, nấm, rễ cây.
- Nguyên nhân: sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết các chất.
- Kết quả:
+ Đá bị phá hủy về mặt cơ giới.
+ Bị phá hủy về mặt hóa học.

 

27 tháng 8 2017

*Có 6 lục địa:

-Á-Âu

-Bắc Mĩ

-NamMĩ

-Phi

-Úc

-Nam Cực

27 tháng 8 2017

1.Châu Á
2.Châu Âu
3.Châu Úc (Châu Đại Dương)
4.Châu Nam Cực
5.Châu Nam Mỹ
6.Châu Bắc Mỹ
7.Châu Phi

5 tháng 10 2017

Câu 1:

- Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á :

+ Vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương.

+ Kích thước lãnh thổ : là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo).

- Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :

+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.

+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.

24 tháng 8 2018

Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản :
- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
-KH:

+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.

-Nông nghiệp

Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. Đặc biệt, Hoa Kì và Ca-na-đa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn.

Hoa Kì và Ca-na-đa có diện tích đất nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn. Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Hoa Kì có số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới, lượng phân bón sử dụng đạt 500 kg/ha.
Hoa Kì và Ca-na-đa là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu của thế giới. Mê-hi-cô có trình độ phát triển thấp hơn, nhưng đây cũng là một trong những nước đi đầu thực hiện cuộc Cách mạng xanh, đảm bảo được lương thực trong nước.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ cũng có những hạn chế : nhiều nông sản có giá thành cao nên thường bị cạnh tranh mạnh trên thị trường, việc sử dụng nhiều phân hoá học và thuốc trừ sâu đã có những tác động xấu tới môi trường..

Sự phân hoá các điều kiện tự nhiên từ bắc xuống nam và từ tây sang đông có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ.
ở vùng đồng bằng trung tâm, trước đây sản xuất nông nghiệp được phân bố thành các vành đai chuyên canh. Ngày nay sản xuất đã trở nên đa canh nhưng những sản phẩm nông nghiệp chính vẫn phân bố khá tập trung : lúa mì trồng nhiều ờ phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì ; xuống phía nam là vùng trồng ngô xen lúa mì, chăn nuôi lợn, bò sữa ; ven vịnh Mê-hi-cô là nơi trồng cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía...) và cây ăn quả.
Ở vùng núi và cao nguyên phía tây của Hoa Kì có khí hậu khô hạn, gia súc được chăn thả trên đồng cỏ vào mùa xuân - hạ, đến mùa thu - đông được chuyển 'ề phía đông để vỗ béo trước khi đưa vào lò mổ. Phía tây nam Hoa Kì có khí hậu cận nhiệt đới, trồng nhiều cây ăn quả như cam, chanh và nho.
Trên sơn nguyên Mê-hi-cô. ngoài chăn nuôi gia súc lớn, người ta còn trồng ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu.

30 tháng 12 2016

1) Xác định vị trí ,trình bày đặc điểm khí hậu của :

* Môi trường nhiệt đới gió mùa

- Vị trí địa lí Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa.
- Đặc điểm Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật là nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.

* Môi trường nhiệt đới

- Vị trí : Khoảng từ vĩ tuyến 5o đến c hí tuyến ở 2 bán cầu

- Khí hậu :

+) Nóng quanh năm

+) Mưa tập trung vào một mùa

+) Cảng về gần 2 chí tuyến , thời kỳ khô hạn càng kéo dài , biên độ nhiệt càng lớn

2) Dặc điểm khí hậu của :

* Môi trường ôn đới lục địa

Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa. Ở phía bắc của Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng đi về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.

* Môi trường Địa trung hải

Ở các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải, vào mùa thu - đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa. thường là những trận mưa rào. Mùa hạ nóng, khô.
3) * Ô nhiễm không khí

- Nguyên nhân : Khói bụi từ các nhà máy và các phương tiện giao thông thải vào bầu khí quyển

- Hậu quả :

+) Gây mưa axit

+) Tăng hiệu ứng nhà kính :

+ Trái Đất nóng lên , băng ở hai cực tan chảy ,mực nước biển dâng cao...

+ Khí hậu toàn cầu biến đổi

+) Thủng tầng ôzôn

- Biện pháp :

+) Giáo dục cộng đồng

+) Kiểm soát khí thải

+) Sử dụng nhiên liệu sạch

+) Hạn chế sự gia tăng phương tiện...

+) Kí nghị định Ki-ô-tô , cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm

* Ô nhiễm nước :

- Ô nhiễm sông ngòi ;

+) Nguyên nhân :

- Nước thải của các nhà máy

- Sử dụng nhiều phân hóa học , thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng

- Chất thải sinh hoạt , nông nghiệp của con người

+) Hậu quả ; Gây các bệnh ngoài da , bệnh đường ruột cho con người ,...

- Ô nhiễm biển và đại dương

+) Nguyên nhân :

- Váng dầu và các dàn khoan trên biển

- Tập trung nhiều đô thị trên bờ biển

- Các chất độc hại theo sông đưa ra biển

+) Hậu quả ; Tạo hiện tượng '' thủy triều đen '' , '' thủy triều đỏ '' làm chết các sinh vật sống trong nước ...

===> Giải pháp : Xử lý nước thải công nghiệp , nước thải sinh hoạt trước khi đổ vào cống , sông ,suối ,biển ,...

30 tháng 12 2016

Cam on cau nhieuvui