K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2 2018

Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy.

“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”.

Bài thơ được dịch là:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” - “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.

“Đi đường mới biết gian lao”

Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì?

“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. Vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa:

“Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”

Hai câu thơ được dịch khá sát là:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm tự hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.

Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.


14 tháng 2 2018

Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy.

“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”.

Bài thơ được dịch là:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” - “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.

“Đi đường mới biết gian lao”

Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì?

“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. Vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa:

“Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”

Hai câu thơ được dịch khá sát là:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm tự hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.

Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.

4 tháng 3 2019

Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy.

“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”.

Bài thơ được dịch là:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” - “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.

“Đi đường mới biết gian lao”

Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì?

“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. Vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa:

“Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”

Hai câu thơ được dịch khá sát là:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm tự hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.

Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.

4 tháng 3 2019

kb voi mk nha

13 tháng 6 2021
  • Giải trí
  • Sách
  • Làng văn

Thứ tư, 22/2/2006, 09:45 (GMT+7)

'Đi đường' - một bài thơ triết lý từ cuộc sống

Trong thơ của Bác Hồ có nhiều bài viết về đề tài Đi đường. Đặc biệt trong Nhật ký trong tù có tới gần chục bài (Giải đi sớm, Trên đường đi, Đáp thuyền tới huyện Ung, Mới đến nhà lao Thiên Bảo...). Con đường Bác đi trong Nhật ký trong tù là con đường chuyển lao. Bác bị giải đi từ nhà tù này đến nhà tù khác ở tỉnh Quảng Tây.

Trên con đường đó Bác đã xúc động, đã suy ngẫm thành thơ - trong đó có bài Đi đường:

Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non

Nguyên tác:

Tẩu Lộ Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian

Dịch nghĩa:

Có đi mới biết đường đi khó. Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác. Lên đến đỉnh cao chót vót của rặng núi trùng điệp ấy. Ngoái nhìn lại, muôn dặm non sông đã thu cả vào tầm mắt.

(Nhật ký trong tù - Nhà xuất bản Văn học - 1990).

Mở đầu bài thơ là một phán đoán: Đi đường mới biết gian lao.

Một phán đoán luận lý có nội dung và hình thức rất gần với phán đoán hiện thực (chỉ thêm một chữ “mới”). Đó là một nhận thức, một nhận thức có tính khái quát rút ra từ thực tiễn, rất phù hợp với quy luật của nhận thức: “Thực tiễn - nhận thức - thực tiễn”. Câu thơ tiếp là hình ảnh miêu tả cụ thể khách quan về đường đi gian khó, cũng là sở cứ của câu thứ nhất: Núi cao rồi lại núi cao trập trùng. Con đường ấy là con đường chuyển lao nhưng cũng là con đường cách mạng, con đường sự nghiệp, con đường đời.

Một con người đã trải qua con đường cách mạng dài lâu như Bác vẫn nghiệm lại nhận thức của mình. Một ý thức chủ động lao vào thực tế... Nhận thức và thực tiễn, thực tiễn và nhận thức đã chuyển thành ý chí và hành động...

Nếu hai câu đầu là nhận thức về gian lao của đường đi thì hai câu sau lại là kết quả của quá trình trải qua gian lao đó: Núi cao lên đến tận cùng/ Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

Đỉnh cao của đường đi cũng là đỉnh cao của gian lao chuyển hóa thành đỉnh cao của cảm xúc và nhận thức. Một hình ảnh thực (Núi cao tận cùng), kết quả thực của tri giác, chuyển hóa thành một thu hoạch của tâm hồn, trí tuệ (thu vào tầm mắt...), câu thơ là một kết luận triết học nhưng trước nhất vẫn là một cảm giác sảng khoái, cảm giác thực của con người khi lên tới đỉnh núi sau một chặng đường dài khó nhọc, được đứng lại nhìn cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp trải rộng dưới chân đến hút tầm mắt. Nhưng cảm giác đó mặc dù rất nhân bản vẫn không hẳn là đích của bài thơ. Đích của bài thơ là một bài học, một quy luật: Muốn có tầm cao về tâm hồn, trí tuệ phải chịu khó vượt qua nhiều gian lao thử thách. Gian lao càng nhiều, thử thách càng cao thì tâm hồn, trí tuệ càng được nâng cao, mở rộng. Đỉnh cao của gian khó chuyển thành đỉnh cao của tâm hồn, trí tuệ, cũng là đỉnh cao của hạnh phúc, hạnh phúc của “đại giác”. Gian khó được coi là cái giá của tầm cao tư tưởng và tâm hồn. Cao Bá Quát xưa cũng viết:

“Bất kiến ba đào tráng/ An tri vạn lý tâm”. (Nếu không thấy ba đào hùng tráng, Thì biết sao được tấm lòng muôn dặm).

Những tư tưởng lớn gặp nhau, nhưng Hồ Chí Minh nói giản dị hơn. Vương Chi Hoán, nhà thơ đời Đường xưa trong bài: Đăng quán tước lâu, cũng có câu: “Dục cùng thiên lý mục - Cánh thượng nhất tằng lâu”. (Muốn tầm mắt nhìn thấu ngàn dặm. Hãy lên cao thêm một tầng lầu). (Thơ Đường tập I - Nhà xuất bản Văn học năm 1987 - tr.111).

Nhưng kết quả thu nhận ở đây giành được có vẻ dễ dàng hơn vì đó là thu nhận, dẫu có tính triết học, cũng là của người ngoạn cảnh, còn trong bài Đi đường của Hồ Chí Minh, sự thu hoạch thuộc về người tự xác định mình là “chinh nhân” ở trên “chinh đồ” (Giải đi sớm, Nhật ký trong tù). Người đó là chiến sĩ nhưng cũng là thi sĩ nên đã trải trái tim mình trên suốt chặng đường đi. Người ấy cũng là triết nhân nhưng không hề tư biện, không minh hoạ tư tưởng có sẵn bằng hình ảnh sáo mòn mà suy ngẫm trong sự sống đầy cảm xúc của chính mình. Điều đó làm cho bài thơ triết lý vẫn rung động lòng người và tư tưởng của nó đã đi sâu vào tâm trí người đọc và ở lại đó như một điều tâm đắc, một điều chiêm nghiệm và từ đó trở thành phương châm sống, thành ý chí và hành động của con người. Và đó cũng là một bí quyết thành công, một đặc điểm thi pháp thơ triết lý, thơ suy tưởng của nhà thơ Hồ Chí Minh.

Nhưng gần đây có ý kiến khác về nội dung tư tưởng của bài Đi đường. Đó là ý kiến của ông Lê Xuân Đức được ông Trịnh Thanh Sơn tán thành. Trong bài Đọc “Nay ở trong thơ…” của Lê Xuân Đức đăng trên Văn nghệ số 35, 36 (27/8/2005), ông Trịnh Thanh Sơn có khen ý kiến có tính phát hiện của ông Lê Xuân Đức về bài Đi đường trong bài Giang sơn nhìn lại động lòng cố hương. Tôi đã đọc bài của Lê Xuân Đức khi còn đăng trên báo với nhan đề “Cần hiểu đúng bài Tẩu lộ - Đi đường của Bác Hồ”, nay đọc đoạn viết của Trịnh Thanh Sơn về bài đó dưới cái tên mới Giang sơn nhìn lại động lòng cố hương, tôi vẫn giữ ý kiến không đồng ý với cách hiểu mới của ông Lê Xuân Đức cũng như với ý kiến đồng tình của ông Trịnh Thanh Sơn.

Ông Lê Xuân Đức viết: “Vạn lý dư đồ là non sông muôn dặm”. Cụm từ “Cố miện gian” trong văn học cổ được dùng để chỉ mối tình Tổ quốc tha hương. Như vậy, câu thơ “Vạn lý dư đồ cố miện gian” có nghĩa là: “Quay đầu nhìn Tổ quốc thêm lưu luyến non sông muôn dặm”… Từ đó, ông Lê Xuân Đức xác định chủ đề bài thơ là “Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình thế nào, tình yêu Tổ quốc vẫn luôn thường trực trong tâm trí Bác. Chính vì Tổ quốc mà Bác đã vượt qua muôn trùng non nước, vượt qua muôn vàn gian lao nguy hiểm làm việc vì nước, vì dân”.

Để khẳng định thêm ý kiến của mình, ông Lê Xuân Đức còn dẫn ra một loạt câu thơ nói lên nỗi nhớ Tổ quốc của Bác trong Thu dạ, Tức cảnh, Tân xuất ngục học đăng sơn…

Trước nhất, ta hoan nghênh ý thức và công sức suy nghĩ tìm tòi để hiểu thơ Bác của ông Lê Xuân Đức. Đối với tác phẩm văn học, do tính đa nghĩa của ngôn ngữ hình tượng và do quy luật tiếp nhận văn học, việc có những cách hiểu khác nhau, cách hiểu mới về một hình tượng, một câu thơ, một tác phẩm văn học xưa nay là chuyện thường tình. Song tôi thấy cách hiểu của ông Lê Xuân Đức đối với 2 câu thơ của Bác trong Tẩu lộ không đúng, từ đó dẫn đến cách hiểu cả bài thơ cũng không đúng, vì những lý do sau đây:

- “Dư đồ” không có nghĩa là giang san Tổ quốc mà chỉ có nghĩa là: “Địa đồ (carte géographique) (Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh trang 223).

- Cụm từ “Cố miện gian” không có nghĩa là “giang sơn Tổ quốc” mà chỉ có nghĩa là "trong khoảng giữa cái nhìn ngoái lại". Ông Lê Xuân Đức đã nhầm, cụm từ “cố miện sơn hà” (ngó liếc núi sông) thì mới nói lên niềm trìu mến nước cũ (cũng theo Đào Duy Anh, từ điển Hán Việt trang 111).

- Bác Hồ viết bài thơ Tẩu lộ trên đường giải đến Thiên Bảo tức là khi đã ở sâu trong nội địa Trung Quốc cách biên giới Trung Việt đến hơn 100 km thì làm thế nào có thể thấy “giang sơn Tổ quốc” ở giữa khoảng nhìn lại của mình.

- Nếu hiểu 2 câu thơ trên là nhớ nước thì làm cho lôgíc hình tượng của bài thơ bị phá vỡ, tư tưởng triết lý của bài thơ bị giảm mất tính nhất quán, tính hệ thống đã được lĩnh hội trong cách hiểu xưa nay mà ông Lê Xuân Đức đã nhắc lại ở phần đầu đầu bài viết của ông: “Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao nhất, đỉnh cùng thì thu được muôn trùng non nước vào tầm mắt… Mục tiêu là thu lại non sông vào trong tầm mắt nhưng phải trải qua hết chặng đường gian khổ này đến chặng đường gian khổ khác” (đã thể hiện một phần trong 2 câu đầu của bài thơ: Đi đường mới biết gian lao, núi cao rồi lại núi trập trùng) chỉ có điều ông hiểu nhầm non + nước thành Đất nước, Tổ quốc, làm cho ý của câu 1+2 và ý câu 3+4, rồi ý câu 3 và ý câu 4 không ăn nhập với nhau phá vỡ lôgíc của tứ.

- Việc ông Lê Xuân Đức dẫn thêm 3-4 bài thơ (Thu dạ, Tức cảnh, Mới ra tù tập leo núi…) chỉ chứng minh tình yêu Tổ quốc là một chủ đề lớn trong thơ Bác - điều mà ai cũng biết - chứ không chứng minh được gì cho luận điểm của ông là bài thơ Tẩu lộ có chủ đề tình yêu giang sơn Tổ quốc (Trong bài Mới ra tù tập leo núi, Bác cũng chỉ “trông lại trời Nam” chứ không phải đã thấy “Việt Nam dư đồ” hiện ra trước tầm mắt).

Đưa ra một ý kiến mới, một cách hiểu mới và một câu thơ, bài thơ, một tác phẩm đã được mọi người hiểu theo một cách gần như thống nhất, đó là điều cần chú ý, cần xem xét nhưng tất nhiên cách hiểu mới đó phải có lý. Trong trường hợp này, theo tôi, cần hiểu hai câu thơ cuối của bài Tẩu lộ cũng như chủ đề của bài thơ như bây lâu nay mọi người vẫn hiểu. Điều này cũng đã thể hiện trong ngôn ngữ thơ dịch của Nam Trân:

Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non

Còn dịch như ông Trần Đắc Thọ trong 2 câu cuối của bài thơ mà ông Lê Xuân Đức đã dẫn là một cảm nhận không đúng nguyên tác dẫn đến cách hiểu sai nguyên tác:

Đèo cao lên tới vừa xong
Giang sơn nhìn lại, động lòng cố hương

Theo giáo sư Lê Trí Viễn, lúc đầu dịch Nhật ký trong tù, cũng có người dịch 2 câu cuối ấy như sau:

Vượt núi trèo non lên chót vót
Trông về muôn dặm nước non nhà (hoặc nước non xa)

Nhưng tập thể ban dịch đã bác bỏ bản dịch này vì không đúng tinh thần nguyên tác và sau đó đã chọn bản dịch của Nam Trân, rất đúng rất hay như ta đã biết (Hồ Chí Minh - Tác gia, tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. NXB Giáo dục 1997 trang 349).

Về một tác phẩm văn học có thể có những cách hiểu khác nhau nhưng không phải cách nào cũng gần với chân lý như nhau. Có những ý mới, những phát hiện mới, đó là điều đáng khuyến khích, song không phải ý kiến mới bao giờ cũng đúng. Và điều này cũng là điều bình thường trong nghiên cứu văn học.

Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy.

“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”.

Bài thơ được dịch là:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” - “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.

“Đi đường mới biết gian lao”

Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì?

“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. Vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa:

“Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”

Hai câu thơ được dịch khá sát là:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm tự hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.

Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.

1 tháng 8 2016

Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó rơm thì lại có thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ thế đến hết. Cũng như con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Để lưu truyền đến muôn ngàn sau bài học về tinh thàn cao đẹp ấy ông cha ta đúc kết lại qua câu ca dao:

"Một cây làm chẳng nên non 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."​Thông qua câu tục ngữ, ta có thể hiểu “một cây” là một người, một bộ phận nhỏ bé của xã hội. Còn “ba cây” là nhiều người ,là toàn xã hội. “Một cây làm chẳng lên non”có nghĩa là một người thí khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại lên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ có một người thí không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Câu này được sử dụng nhằm kêu gọi mọi người hãy đoàn kết cùng chung sức làm việc.
Câu tục ngữ đã được thể hiện từ ngàn xưa.Minh chứng là nhân dân ta đã cùng nhau đứng lên chống lại giặc phương Bắc xâm lược thời Lí ,Trần. Rồi chúng ta lại cùng nhau đánh thắng cả những cường quốc về quân sự như Anh ,Nhật ,Mĩ. Ta còn thấy câu tục ngữ này vẫn còn đúng trong thời đại ngày nay. Điển hình như việc Đồng báo miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong lịch sử. Nếu chỉ có một số lượng nhỏ người dân chúng ta đóng góp cứu trợ thì chỉ giúp được rất ít đồng bào đang oằn mình trong cơn lũ dữ. Nhưng nếu như cả nước chúng ta cùng hợp sức ,chung tay giúp đỡ thì mọi đồng bào sẽ được hỗ trợ, cứu giúp. Cũng như việc chúng ta chấp hành pháp luật vậy. Lấy ví dụ như khi nhà nước ban hành luật bắt buộc mọi người phải đội mũ bảo hiểm. Nếu khi ấy chỉ có một bộ phận nhỏ người dân nghiêm chỉnh chấp hành thì tỉ lệ giao thông liệu có giảm? Nhưng khi mọi người đã biết cùng nhau chấp hành bằng việc đội mũ bảo hiểm thì số vụ tai nạn đã giảm đáng kể. Ta cũng có thể thấy được tinh thần đoàn kết thông qua việc giữ gìn văn minh. Cụ thể là việc xả rác nơi công cộng. Nếu chỉ có một người dân có ý thức bỏ rác vào thùng thì đường phố sẽ đầy rác, mất vệ sinh, từ đó có thể gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm đến con người. Nhưng khi tất cả đều có ý thức thì đường phố sẽ sạch đẹp, văn minh.
Ta có thể thấy tinh thần đoàn kết là rất cần thiết để xây dựng một xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Vậy mà vẫn có những cá nhân, tập thể nhỏ lẻ muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Họ là những người không thực hiện , không tuân theo những quy tắc của xã hội, đi ngược lại những quy định của nhà nước ,cộng đồng như xả rác bừa bãi, không chấp hành pháp luật, không tuân thủ luật lệ giao thông. Họ còn là những người chỉ biết đến bản thân ,không có lòng thương yêu đồng loại ,không biết giúp đỡ người khác… Không những thế nhiều người còn lập ra tổ chức phản động nhằm chống đối chính quyền, chia rẽ đất nước , dân tộc. Những hành động ấy của họ thật đáng chê trách.
Chúng ta có thể thể hiện tinh thần đoàn kết dù chỉ bằng những việc nhỏ nhặt như trong môi trường học đường thì giúp đỡ bạn bè học tập, tham gia các phong trào do trường lớp, địa phương tổ chức như chiến dịch “Mùa hè xanh”. Ngoài xã hội thì ta có thể chung tay giúp đỡ các cụ già neo đơn, những hoàn cảnh còn khó khăn, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy dù nhỏ nhoi, ít ỏi nhưng cũng một phần nào chia sẻ, giúp đỡ được cộng đồng.
Vậy là qua câu ca dao: "Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn nuí cao."​Chúng ta không chỉ có đuọc một bài học bổ ích về tình đoàn kết mà từ đó chúng ta còn thấy được sức mạnh vô địch và sự ấm no hạnh phúc mà nó mang lại. Đó chính là ngọn lửa thàn kì thắp sáng con đường chúng ta đang hướng tới.
1 tháng 8 2016

Tục ngữ Việt Nam rất phong phú và thể hiện ở mọi mặt của đời sống xã hội. Nó là lời đúc kết những kinh nghiệm của cha ông và được chuyển thành vần thơ rồi để lại cho con cháu học tập và rèn luyện, trong đó có câu:

 “Một cây làm chẳng nên non 

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. 

Câu tục ngữ nói lên sức mạnh của sự đồng lòng, đoàn kết, gợi lên hình ảnh rất sinh động: một cây bé nhỏ, đơn độc thì “làm chẳng nên non” nhưng “ba cây chụm lại” thì “nên hòn núi cao”. “Ba cây” chỉ là cách nói ước lệ, khái quát của dân gian ý chỉ “nhiều cây thì sẽ nên rừng”.Nhưng nếu chỉ nói chuyện cây và núi thì câu tục ngữ đã không sống lâu bền trong dân gian Việt Nam như vậy. “Một cây” và “ba cây” là hình ảnh của cá nhân và tập thể. Và “non”, “núi cao” là hình ảnh của những công việc khó khăn, nặng nhọc.

Bằng những kinh nghiệm xương máu của mình, ông cha ta đã đưa ra một nhận định: một cá nhân đơn lẻ thì khó làm nên việc lớn; muốn làm được những công việc khó khăn, vất vả con người phải biết đoàn kết, hợp lực với nhau. Đó chính là bài học về tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng. 

Lời răn dạy của cha ông  thể hiện trong câu tục ngữ được dân tộc ta chứng minh qua nhiều thế hệ bằng thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc. Trong những cuộc kháng chiến gian khó, nguy hiểm nhất của dân tộc, nhân dân ta vẫn đoàn kết một lòng vượt qua để chiến đấu và chiến thắng. Thế kỉ mười ba, đất nước ta phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh nhất thếgiới khi ấy: quân xâm lược Mông – Nguyên. “Vó ngựa Mông – Nguyên chạy tới đâu cỏ cây không mọc được đến đấy”, chúng đã đi từ Đông sang Tây, chiếm được những vùng đất đai rộng lớn và nay cũng ôm mộng xâm lược Đại Việt. Nhưng nhân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vua tôi nhà Trần đã không cam tâm chịu thua. Vua Trần đã tổ chức nhiều hội nghị nhằm lấy ý kiến và tập hợp sức mạnh toàn quân, toàn dân. Từ hội nghị Bình Than đến hội nghị Diên Hồng, đâu đâu cũng vang lên tiếng hô “Đánh! Đánh!”. Với sức mạnh như vũ bão của cả một dân tộc, ba lần quân Mông – Nguyên xâm lược là ba lần chúng phải rút chạy nhục nhã. Bước vào thế kỉ hai mươi, thế kỉ của những giông bão thời đại, đối mặt với sự xâm lược của hai đế quốc hùng mạnh nhất thế giới: thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, dân tộc ta vẫn phát huy tinh thần đoàn kết keo sơn. Bác Hồ đã kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” “bất kể đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ không phân biệt tôn giáo đẳng cấp” đều đứng lên chống giặc. Ngay cả khi miền Bắc đã được giải phóng, miền Bắc vẫn gồng mình chung tay sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ. Những phong trào lao động sản xuất nổi lên như sóng cồn: “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Lao động giỏi”, “Cờ ba nhất”, “Ba sẵn sàng”… Và rồi, qua những năm trường kì kháng chiến gian khổ, cách mạng đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Từ Cách mạng tháng Tám đến chiến thắng của dân tộc là bản hùng ca ca ngợi sức mạnh của tinh thần đoàn kết, ý chí sắt đá và trí tuệ phi thường của con người Việt Nam bé nhỏ. Sau này Bác Hồ đã tổng kết: “Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy (yêu nước) lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước…”. 

Trong cuộc sống, thậm chí cũng như trong lịch sử đã chứng minh về những hạn chế của sự đơn độc. Đó là cha con Hồ Quý Ly vì cướp ngôi nhà Trần làm mất lòng dân nên phải đơn phương trong cuộc chống giặc Minh xâm lược: “Không sợ đánh giặc chỉ sợ lòng dân không theo”. Và quả thực, nhà Hồ đã không đoàn kết được nhân dân làm mất nước ta vào tay giặc. Đó còn là bè lũ Lê Chiêu Thống làm li tán lòng người để kẻ thù ngoại bang tranh thủ cơ hội xâm lược nước ta… Lịch sử sẽ mãi lấy đó làm những bài học đắt giá. 

Ngày nay, tiếp thu bài học của cha ông, đất nước ta đang phát huy sức mạnh đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân để xây dựng đời sống đưa đất nước phát triển hội nhập với thế giới. Để xứng đáng với vai trò của những chủ nhân tương lai của đất nước, những người học sinh chúng em cần biết học tập tinh thần đoàn kết để xây dựng tập thể lớp vững mạnh và đặc biệt là để tạo nên mối quan hệ hòa thuận, yêu thương trong gia đình của mình.

Câu tục ngữ có ý nghĩa thật lớn lao đối với thế hệ trẻ chúng ta. Hiểu rõ về ý nghĩa của câu tục ngữ, dân tộc Việt Nam có sự gắn bó đoàn kết chặt chẽ hơn, mọi khó khăn gian khổ đều được vượt qua và nhanh chóng sánh vai với năm châu bốn bể.

 

20 tháng 9 2016

Thời gian mà con chó từ chân núi lên đỉnh núi là

\(t_1=\frac{S}{v_2}=\frac{S}{3}\)

 Trong thời gian t1 đó, cậu bé đi được

\(S_1=t_1.v_1\)= \(\frac{S}{3}\)

Quãng đường còn lại là

S'= \(S-\frac{S}{3}=\frac{2S}{3}\)

Thơi gian mà cậu bé và con chó gặp nhau là

\(t_2=\frac{S'}{v_1+v_3}=\frac{\frac{2S}{3}}{6}=\frac{S}{9}\)

Trong thời gian t2 đó, con chó đi được

\(S_2=t_2.v_3=\frac{S}{9}.5=\frac{5S}{9}\)

Vận tốc trung bình của con chó là

\(v_{tb}=\frac{S'+S_2}{t_1+t_2}=\frac{\frac{14S}{9}}{\frac{4S}{9}}=\frac{7}{2}\)

Thời gian để cậu bé lên đỉnh núi là

\(t=\frac{S}{v_1}=100\)

Quãng đường mà con chó đã đi là

\(\frac{7}{2}.100=350\left(m\right)\)

Xong nha bạn

"Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợiĐể ta khắc tên mình trên đờiDù ta biết gian nan đang chờ đónVà trái tim vẫn âm thầmTa bước đi hướng tới muôn vì saoChặng đường nào trải bước trên hoa hồngBàn chân cũng thấm đau vì những mũi gaiĐường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gióLời hứa ghi trong tim mìnhVẫn bước đi hiên ngang đầu ngẩng cao"(Trần Lập, trích lời bài hát “Đường đến vinh quang”) a. Cho biết nội dung...
Đọc tiếp

"Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi

Để ta khắc tên mình trên đời

Dù ta biết gian nan đang chờ đón

Và trái tim vẫn âm thầm

Ta bước đi hướng tới muôn vì sao

Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng

Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai

Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió

Lời hứa ghi trong tim mình

Vẫn bước đi hiên ngang đầu ngẩng cao"

(Trần Lập, trích lời bài hát “Đường đến vinh quang”)

 

a. Cho biết nội dung của đoạn trích trên?

b. Xác định 1 từ ghép trong đoạn văn trên và phân loại. Đặt câu với từ ghép vừa tìm.

c. Xác định 2 từ láy trong đoạn văn trên và phân loại. Đặt câu với từ láy đã tìm.

d. “Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi. Để ta khắc tên mình trên đời”. Theo em tuổi trẻ ngày nay cần phải làm gì để “khắc tên mình trên đời”? ( Viết thành đoạn văn ngắn 5-7 câu)

2
5 tháng 10 2021

Tham khảo:

a. Nội dung chính của văn bản: Đó là những chặng đường nhiều gian nan, khó khăn. Để đạt được thành công, đi tới đường vinh quang ,ngẩng cao đầu , ta phải vượt qua khó khăn, gian khổ, mất mát hy sinh và đôi khi phải trả giá bằng những nỗi đau nhất định.

b. Từ ghép chính phụ: đỉnh núi. Câu: Đỉnh núi Everest thuộc dãy Himalaya là đỉnh núi cao nhất châu Á.

c. Từ láy bộ phận: gian nan, âm thầm. Câu:

- Con đường học tập là một con đường gian nan nhưng thành quả mà ta đạt được thì lại rất ngọt ngào.

- Bố mẹ là những người vẫn luôn âm thầm dõi theo chúng ta trên đường đời.

d. Tuổi trẻ ngày nay có nhiều điều có thể làm để "khắc tên mình trên đời". Đó chính là làm cho cái tôi cá nhân được tự lập và trưởng thành hơn, có lối sống lành mạnh, biết vượt qua khó khăn trong cuộc sống, biết gắn bó , chia sẻ với mọi người .

5 tháng 10 2021

a, Đoạn trích nói về hành trình đi đến vinh quang

b, Từ ghép: sóng gió (TG đẳng lập) 

Ví dụ: Cuộc đời cô ấy đã trải qua nhiều sóng gió

c, Từ láy: vời vợi, âm thầm (láy phụ âm đầu và láy bộ phận)

Câu em tự đặt nhé

d,

Em tham khảo:

"Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng - Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai - Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió". Những câu hát ngân vang muôn thuở với bao thế hệ khi còn biết đến cố nhạc sĩ Trần Lập. Trên con đường chúng ta đi đó luôn có những “hoa hồng” biểu trưng cho sự vinh quang, thành công và hạnh phúc mà con người đạt được, nhưng có những “mũi gai” biểu tượng cho những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Đôi “bàn chân” để vượt qua những thử thách trong cuộc sống bằng chính sức lực của bản thân. Để đạt được thành công, đi tới vinh quang, đi tới hạnh phúc ta phải vượt qua khó khăn, gian khổ, mất mát hy sinh và đôi khi phải trả giá bằng những nỗi đau. Rất nhiều tấm gương đã vượt qua đã vượt qua rào cản đó, vượt qua những gian nan, đứng lên từ thất bại như tấm gương vượt khó trong học tập nổi tiếng ở Việt Nam Đoàn Phạm Khiêm - Người soạn từ điển cho trẻ câm điếc. Là một trong số ít những người khuyết tật theo đuổi việc học. Đoàn Phạm Khiêm đã đỗ đại học chính quy (thủ khoa ngành hội họa, Trường ĐH Mỹ thuật TP HCM năm 2009). Nhưng có không ít những bạn trẻ không dám đương đầu với khó khăn, gặp thử thách nản chí, đôi khi còn bỏ cuộc giữa chừng. Con người ai sinh ra cũng có một cuộc sống riêng. Mỗi người phải tự bước đi để đến bến bờ tương lai, tìm cho mình một sắc màu đẹp cho cuộc đời.

13 tháng 5 2021

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời. Và ông cha ta cũng từng khẳng định điều đó qua câu tục ngữ:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Tìm hiểu về câu tục ngữ này, chúng ta thấy được những nét nghĩa quen thuộc: nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu nghĩa đen chỉ hiểu đơn giản rằng một cái cây thật nhỏ bé không thể làm nên cả rừng xanh, chỉ khi có thật nhiều cây mới làm nên một khu rừng rộng lớn. Thì nghĩa bóng lại ẩn chứa những lời khuyên đầy sâu sắc. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn. Như vậy, câu nói trên nhắc nhở con người về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân, ích kỉ.

Thực tế đã chứng minh, trong lao động hay chiến đấu, con người cần đoàn kết mới có thể giành chiến thắng. Trong chiến đấu: Nhân dân lao động thế giới cần phải đoàn kết mới có thể đánh bại được chủ nghĩa phát xít; Nhân dân Việt Nam cần phải đoàn kết mới có thể đẩy lùi quân xâm lược. Trong lao động: Người nông dân cần phải biết giúp đỡ nhau mới tạo ra một mùa màng bội thu; Doanh nghiệp Việt Nam cần hỗ trợ lẫn nhau mới có thể vươn tầm thế giới…

Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi người hãy luôn ghi nhớ câu tục ngữ này như một bài học quý giá cho bản thân mình về ý thức trách nhiệm.

13 tháng 5 2021

 

Từ ngàn xưa, con người đã nhận thức được rằng để có thể tồn tại và phát triển cần phải đoàn kết. Có đoàn kết mới vượt qua được những trở lực ghê gớm của thiên nhiên, xã hội... Chính vì thế, ông cha ta đã khuyên con cháu phải đoàn kết bằng câu ca dao giàu hình ảnh:

   Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Đoàn kết tạo ra sức mạnh, giúp ta làm nên những công việc lớn lao. Thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc ta từ xưa đến nay đã chứng minh hùng hồn điều đó.

 

Đất nước Việt Nam có được như ngày hôm nay là do đâu? Non sông Việt Nam ta đẹp đẽ như ngày hôm nay là nhờ đâu? Phải chăng chính là nhờ tinh thần đoàn kết tương trợ, thương yêu đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta từ Nam chí Bắc, mấy chục triệu người chung một lòng, chung một chí hướng đánh giặc. Trải qua mấy chục thế kỉ, đất nước ta nhiều lần bị các triều đại phong kiến phương bắc như Tống, Nguyên, Minh, Thanh... xâm lược. Chúng muốn cướp đất nước ta, bắt nhân dân ta làm nô lệ. Chúng ỷ quân đông, thế mạnh, mưu đồ thống trị lâu dài nhưng dân tộc ta đã đoàn kết vùng dậy đấu tranh, làm nên chiến thắng. Đế quốc Nguyên – Mông nức tiếng hùng mạnh, đi đến đâu cỏ không mọc được đến đấy, đã từng thu phục bao nhiêu chư hầu, nhưng ba lần xâm lược nước ta là ba lần đại bại. Quân dân nhà Trần đoàn kết nhất trí, đồng tâm giết giặc. Từ các vị bô lão trong hội nghị Diên Hồng đến thiếu niên Trần Quốc Toản, từ lão tướng Trần Hưng Đạo đến chàng trai đan sọt làng Phù Ủng... Tất cả đều đồng lòng Sát Thát và đã làm nên chiến thắng oanh liệt muôn đời.

         

 

10 tháng 1 2022

Tham khảo :

    Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.

          Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

10 tháng 1 2022

cảm ơn bn