K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2016

Đoạn kết của bài Sơn Tinh,Thủy Tinh:

....Rồi một ngày kia,Sơn Tinh ngồi ngẫm nghĩ oán nặng thù sâu giữa mình và Thủy Tinh đã gây ra bao nhiêu mất mát,đau khổ cho dân làng.Chàng liền bàn với Mị Nương tìm cách giảng hòa.Hiểu ý tốt đó của chồng,Mị Nương đã lựa lời khuyên một người em họ vô cùng xinh đẹp,nết na chấp nhận làm vợ Thủy Tinh.

29 tháng 11 2016

Khi ếch đã ra ngoài giếng, anh ta vẫn tính cũ cứ cho mình là nhất xem trời bằng vung. Đến 1 ngày, có một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp nó. Nhưng rồi hồn nó bay lên thiên đàng, xem có chỗ cho nó đứng nữa không may ra có nhưng thật bất hạnh cho nó ai cũng nói nó không xứng đáng để đứng trên đó, liền hất hủi con ếch bé nhỏ đi ếch định đi thẳng xuống địa ngục nhưng may ra mới tiếp đât 1 vị thần cầm chân nó nhấc lên và để nó đứng thẳng và nói : " Ta cho con 1 cơ hội sống con có muốn không. " Không chần chừ ếch đáp "Có " Vị thần nói thêm :" Nhưng con hứa với ta không được xem mọi thứ là 1 thứ nhỏ bé Trái Đất này rộng lớn kể cả vị thần như ta đây còn không thể biết hết thế sao con có thể biết hết được" Thế chần chừ 1 lúc ếch đáp :" Dạ con cảm tạ ngài con hứa sẽ không bao giờ có tính chế giễu mọi thứ xung quanh con nữa ạ". Vị thần giơ chiếc đữa thần lên và nói nhẩm gì đó rồi nó trở lại thành 1 con ếch bé nhỏ hồi nào nhưng nó không có tính coi trời bằng vung nữa sau đó nó đi chu du khắp nơi. Đến giờ cũng không ai biết tin tức gì về nó nữa.

29 tháng 11 2016

Khi ếch đã ra ngoài giếng, anh ta vẫn tính cũ cứ cho mình là nhất xem trời bằng vung. Đến 1 ngày, có một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp nó. Nhưng rồi hồn nó bay lên thiên đàng, xem có chỗ cho nó đứng nữa không may ra có nhưng thật bất hạnh cho nó ai cũng nói nó không xứng đáng để đứng trên đó, liền hất hủi con ếch bé nhỏ đi ếch định đi thẳng xuống địa ngục nhưng may ra mới tiếp đât 1 vị thần cầm chân nó nhấc lên và để nó đứng thẳng và nói : " Ta cho con 1 cơ hội sống con có muốn không. " Không chần chừ ếch đáp "Có " Vị thần nói thêm :" Nhưng con hứa với ta không được xem mọi thứ là 1 thứ nhỏ bé Trái Đất này rộng lớn kể cả vị thần như ta đây còn không thể biết hết thế sao con có thể biết hết được" Thế chần chừ 1 lúc ếch đáp :" Dạ con cảm tạ ngài con hứa sẽ không bao giờ có tính chế giễu mọi thứ xung quanh con nữa ạ". Vị thần giơ chiếc đữa thần lên và nói nhẩm gì đó rồi nó trở lại thành 1 con ếch bé nhỏ hồi nào nhưng nó không có tính coi trời bằng vung nữa sau đó nó đi chu du khắp nơi. Đến giờ cũng không ai biết tin tức gì về nó nữa.

13 tháng 9 2021

thành ngữ "ếch ngồi đáy giếng" - phê phán kẻ tự cao, tự đại trong cuộc sống

13 tháng 9 2021

Đọc truyện "Ếch ngồi đáy giếng"

1)  Câu truyện liên quan đến thành ngữ nào? Hãy giải thích câu thành ngữ dân gian đó?

ó một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể này hy vọng là sau những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua đạp xuống lại giếng. Ếch biết rằng mình không phải là chúa tể gì cả nên rất xấu hổ về mình và không còn dám ra oai như trước nữa.

Chúc bạn học tốt!

Nhái h chứ gì câu "chúc bạn học tốt" là biết rồi

1 tháng 4 2017

“Ếch ngồi đáy giếng” thuộc thể loại truyện ngụ ngôn của dân gian

12 tháng 8 2016
 Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Khi nhìn qua miệng giếng hẹp, bầu trời đối với ếch chẳng khác gì một chiếc vung.Các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp vì nó đã quen thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng, đi khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu giẫm bẹp chỉ là chuyện tình cờ nhưng nếu ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Ngược lại, ếch không biết thân biết phận như vậy thì nếu không bị trâu giẫm, nó cũng sẽ gặp phải một tai hoạ khác.Chỉ thêm hấp dẫn thôi nhé
12 tháng 8 2016

Nguyễn Thị Ngọc Bảo vậy thì cái kết là con trâu xém dẫm, nhưng vì con trâu co chân lên nên lỡ đá ếch bay ra Cà Ná, được không

23 tháng 2 2023

Một số ý chính.

- Giải thích:

+ Nghĩa đen: hành động chú ếch ngồi dưới đáy giếng coi trời bằng vung.

+ Nghĩa trắng:

-> Chỉ đến những người có kiến thức nông cạn.

-> Phê phán sự thiếu hiểu biết của những con người chỉ với học thức ít ỏi, sự hiểu biết nhỏ bé mà phán xét và kiêu căng tự mãn.

- Bàn luận về câu thành ngữ:

+ Lời nhắc nhủ, khuyên răng ta cần tìm tòi nên đi nhiều để có tâm hồn rộng mở và có sự hiểu biết nhiều.

+ Mở rộng:

-> Hậu quả chỉ biết ngồi đáy giếng: tầm nhìn hạn hẹp, tiếng nói không có giá trị, mọi người xung quanh không yêu mến tôn trọng, bản thân có tương lai không tốt đẹp.

-> Lợi ích khi biết ra khỏi giếng: có suy nghĩ sâu sắc hơn, tâm hồn rộng mở hơn, bản thân hiểu biết nhiều hơn, có tiếng nói địa vị, tương lai dễ đi đến đích thành công.

- Phân tích rõ hơn:

+ Những kẻ chỉ biết khoe khoang mà không xem lại bản thân mình thì chỉ là "ếch ngồi đáy giếng". -> mãi chẳng hiểu được rốt cuộc bầu trời rộng lớn, bao la như thế nào; sự vật và thiên nhiên ngoài kia ra sao.

+ Cả những ngày thành đạt nhất, họ vẫn luôn có sự kém cỏi của mình thế nên theo em, ai ai cũng cần rèn luyện hoặc có cho mình sự khiêm tốn nhất định.

+ Trên đời này chẳng ai hoàn hảo cả, ai cũng có sai sót nhưng thói hư tật xấu ví như hay khoe khoang thì nên bỏ ngay. 

- Bài học từ câu thành ngữ:

+ nên đi nhiều thì mới có hiểu biết nhiều, cứ chỉ thu mình ở một nơi sẽ để bản thân ngu đần dẫn đến hậu quả nặng nề.

+ không nên tự cao, tự đại, nên biết năng lực thực sự của bản thân.

+ giữ cho mình sự khiêm tốn.

- Dẫn chứng thực tế:

+ Những đứa trẻ đi nhiều nơi có sự hiểu biết về cuộc sống nhiều hơn những đứa trẻ chỉ ở nhà.

+ HCM đi sang nước ngoài học hỏi, tìm tòi cái hay để tìm ra con đường cứu nước.

+ .....

- Liên hệ bản thân em.

- Khẳng định lại suy nghĩ của mình:

+ Suy cho cùng, con người ta sẽ trở nên thiếu hiểu biết khi không tự thoát ra phạm vi nơi mình ở.

+ Khép lại, chúng ta cần hiểu được giá trị của chính mình, rèn luyện nhân cách của bản thân sao cho mình ngày càng hoàn thiện tốt đẹp hơn

13 tháng 3 2023

là cái đầu buồi

 

21 tháng 11 2017

Sau đám cưới của Sọ Dừa với cô út, hai cô chị xấu hổ quá nên bỏ đi biệt xứ. Sau bao biến cố, cả hai vợ chồng Sọ Dừa đều muốn có một cuộc sông yên bình, hạnh phúc. Vì vậy, Sọ Dừa quyết định trả mũ áo, ấn tín cho triều đình, cáo quan về quê cày ruộng. Họ chăm chỉ làm ăn, chẳng bao lâu sau đã có của ăn của để, xây được cái nhà to và đẹp hơn nhà của phú ông. Các con họ đã lớn, thông minh và khoẻ mạnh. Dân làng ai cũng mừng cho Sọ Dừa. Khi không còn gì để lo lắng nữa. Sọ Dừa rước mẹ từ nhà phú ông về nhà mình. Thấm thoắt, đã mười năm trôi qua.

Một ngày nọ, trong lúc hai vợ chồng đang mải miết làm vườn, lũ trẻ đang chơi đùa với nhau thì có một người đàn bà gầy gò đen nhẻm, ăn vận xác xơ đến trước cửa nhà, sợ sệt nép mình vào tường, tay chìa bát xin ăn. Sẵn lòng thương người, lũ trẻ ngưng chơi, chạy vào nhà lấy gạo biếu bà. Vừa cầm cái bát, bà bỗng ngã vật xuống đất. Chắc là đói và mệt. Cả nhà Sọ Dừa vội khiêng bà vào nhà. Vợ Sọ Dừa vội vã nấu cháo, các con thì ngồi quạt cho bà… Sau khi húp vài thìa cháo, bà hồi tỉnh. Không hiểu sao, bà cứ len lén nhìn vợ chồng Sọ Dừa. Một lúc, bà kêu lên:

– Đúng rồi. Có phải vợ chồng chú Sọ Dừa không? Chị đây mà. Các em không nhận ra chị sao?

Cả gia đình Sọ Dừa sống hạnh phúc cùng nhau

– Chị là… là… – Cô Út ngạc nhiên.

– Chị là chị Cả của các em đây. Chị đây. – Bà vừa nức nở vừa giơ hai tay về phía vợ chồng Sọ Dừa. 

– Ôi, chị ơi. Mười năm rồi. Chị khác xưa nhiều quá, em không nhận ra chị. – Cô Út mừng rỡ, nước mắt giàn giụa ôm lấy bà.

Bà chị Cả lấy tay quệt nước mắt:

– Chị biết mình mắc tội với cô chú nhiều quá, có trốn cũng không trốn cả đời được. Chị về để tạ tội với cô chú

Cô Út vội an ủi:

– Thôi, chuyện qua lâu rồi, chị nhắc lại làm gì. Thế chị Hai em đâu?

– Bọn chị đi đâu cũng bị xua đuổi. Hôm vừa rồi, gặp phải kẻ ác xua chó ra đuổi. Chị Hai ngã gãy chân. Một người tốt bụng cho cô ấy ở nhờ còn chị tìm về đây.

Nghe chuyện, vợ chồng Sọ Dừa rất đau lòng. Họ cùng gia nhân mang võng đi đón chị Hai về. Người chị thứ hai này cũng không khác gì chị Cả: người gầy quắt, má hóp sâu, da đen nhẻm, quần áo rách bươm,…

Gặp vợ chồng người em út, cô Hai quay mặt đi, nức nở. Sọ Dừa cảm ơn người đã cưu mang chị Hai rồi mời chị lên võng.

Chị Hai khóc hu hu như trẻ nhỏ:

– Chị không tốt nên trời phạt chị. Các em không phải làm vậy. 

Cô Út quàng tay chị Hai qua vai mình:

– Chị Hai à, chúng ta là người một nhà. Phải biết tha thứ cho nhau, yêu thương nhau. Vả lại, đã hơn mười năm rồi còn gì.

Chị Hai vẫn nức nở:

– Chị cảm ơn các em. Chị xin lỗi các em.

Từ đó, chị Cả và chị Hai sống cùng gia đình Sọ Dừa. Sáng sáng, họ vui vẻ cùng nhau ra đồng, chiều chiều, họ cùng nhau quây quần bên mâm cơm… Mọi lỗi lầm đã được xoá bỏ. Khi phú ông bệnh nặng, qua đời, bao nhiêu tài sản của phú ông, vợ chồng Sọ Dừa giao lại cho hai người chị cai quản.

21 tháng 11 2017

Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.

Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?

Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:

Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:

– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả

Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.

Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.