K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2017

2b/ Cấu tạo hệ hô hấp:

Gồm : Ống dẫn khí và hai buồng phổi

Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.

Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt => Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.

9 tháng 5 2017

3.

- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

+ Mang 02 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;

+ Lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ hô hấp lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chât dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn.

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.


29 tháng 12 2016

1) Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương mặt và khối xương sọ), xương thân (gồm xương ức, xương sườnvà xương sống) và xương chi (xương chi trên - tay và xương chi dưới - chân). Tất cả gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương ở người trưởng thành, dài, ngắn, dẹt khác nhau hợp lại ở các khớp xương. Trong bộ xương còn có nhiều phần sụn. Khối xương sọ ở người gồm 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm bớt thô so với động vật vì nhai thức ăn chín và không phải là vũ khí tự vệ. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các cơ vận động ngôn ngữ. Cột sống gồm 33 - 34 đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương ứctạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phổi. Xương tay và xương chân có các phần tương ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.

29 tháng 12 2016

2)* Cấu tạo của tim :

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của con người. Tim được chia thành 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất.

*) Vệ sinh hệ tim mạch

1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại:
Khắc phục và hạn chế các tác nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn; tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch; hạn chế ăn các món ăn có hại cho tim mạch.
2. Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn bằng các hình thức thể dục thể thao, lao động, xoa bóp

 1. Trình bày cấu tạo và chức năng của các bộ phận tế bào?2. Mô là gì? Kể tên các loại mô chính và nêu chức năng của chúng?3. Bộ xương người chia làm mấy phần, mỗi phần gồm những xương nào?4. Mô tả cấu tạo của một xương dài ? Trình bày cơ chế lớn lên và dài ra của xương? 5. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh?6. Nêu thành phần cấu tạo của máu? Chức năng của...
Đọc tiếp

 

1. Trình bày cấu tạo và chức năng của các bộ phận tế bào?

2. Mô là gì? Kể tên các loại mô chính và nêu chức năng của chúng?

3. Bộ xương người chia làm mấy phần, mỗi phần gồm những xương nào?

4. Mô tả cấu tạo của một xương dài ? Trình bày cơ chế lớn lên và dài ra của xương? 

5. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh?

6. Nêu thành phần cấu tạo của máu? Chức năng của huyết tương và hồng cầu là gì?

7. Trình bày sơ đồ vận chuyển máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn?

8. Trình bày cấu tạo và chức năng của tim người?

9. Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không cần nghỉ ngơi?

10. Trình bày sự trao đổi khí ớ phổi và ở tế bào? Mối quan hệ giữa trao đổi khí ở phổi và tế bào? Ý nghỉa của hô hấp?

11. Nêu đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng?  Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa ?

12. Đồng hóa là gì? Dị hóa là gì? Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa?

=============  Giúp hộ em các bác ơi . Mấy câu cũng đc ko cần giải hết.

 

0
24 tháng 7 2023

* Ống tiêu hóa bao gồm: 

- Khoang miệng.

+ Chức năng: Nghiền nhỏ, đào trộn thức ăn, giúp thức ăn thẩm đều nước bọt. Cảm nhận vị thức ăn

- Hầu( họng) và thực quản

+ Chức năng: Tham gia cử động nuốt. Cử động nhu động đẩy thức ăn xuống dạ dày.

- Dạ dày.

+ Chức năng: Có tuyến tiết vị dịch vị. Dự trữ, nghiền, đảo trộn thức ăn.

- Ruột non:

+ Chức năng: Có tuyến ruột. Cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyện. Hấp thu các chất dinh dưỡng.

- Ruột già gồm: mang tràng ( ruột thừa), đại tràng, trực tràng.

+ Chức năng: Hấp thu nước và một số chất. Cử động nhu ruột đẩy chất căn bả xuống trực tràng. Tạo phân.

- Hậu môn:

+ Chức năng thải phân.

* Tuyến tiêu hóa bao gồm: 

- Tuyến nước bọt

+ Chức năng: Tiết nước bọt: Làm ẩm thức ăn. Chứa enzyme amylse giúp tiêu hóa 1 phần tinh bột.

- Tuyến vị.

+ Chức năng: Tiết dịch vị chứa HCl và enzye pepsinogen. HCl hoạt hóa pepsinogen thành pepsin ( tiêu hóa protein), tiêu diệt mầm bệnh.

- Gan.

+ Chức năng: Tiết dịch mật, có chức năng nhũ nhơn hóa lipid. Đào thải độc tố.

- Túi mật.

+ Chức năng: Dự trữ dịch mật.

- Tuyến tụy

+ Chức năng: Tiết dịch tụy chứa các enzyme tiêu hóa protein, lipid và carbohydrate.

- Tuyến ruột

+ Tiết dịch ruột chứa các enzyme tiêu hóa protein và carbohydrate.

4. 

Đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người tiến hóa hơn động vật thuộc lớp Thú được thể hiện: 

Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp Thú.

Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn).

Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp Thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết).

6.  Gồm: các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác (dây số II) và vùng thị giác ở thùy chẩm. 

7. 

- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

10.

* Giống nhau : đều có các tế bào tuyến tiết ra chất tiết
* Khác nhau :
- Tuyến nội tiết :
Cấu tạo :
+ Kích thước rất nhỏ
+ Không có ống dẫn, chất tiết ngấm thẳng vào máu đến cơ quan đích.
+ Lượng hoocmôn tiết ít nhưng có hoạt tính mạnh
Chức năng
+ Có tác dụng điều khiển, điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan
- Tuyến ngọai tiết :
Cấu tạo :
+ Kích thước lớn hơn
+ Có ống dẫn chất tiết đến cơ quan tác động
+ Lượng chất tiết nhiều nhưng hoạt tính không mạnh
Chức năng :
+ Có tác dụng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, thải bã, điều hòa thân nhiệt…
Các tuyến nội tiết chính trong cơ thể là :
- Tuyến ngoại tiết: tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến lệ…
- Tuyến nội tiết: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến trên thận
- Tuyến pha( vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết): tuyến tụy, tuyến sinh dục

30 tháng 4 2021

thanks

Tham khảo

- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

- Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa. Ở các nhóm động vật khác, thức ăn được tiêu hóa ở bên ngoài tế bào, trong túi tiêu hóa hoặc trong ống tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa là hệ thống các cơ quan của cơ thể có nhiệm vụ ăn, tiêu hóa thức ăn để tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, và đẩy các chất thải còn lại ra ngoài. Hệ tiêu hóa ở người được chia ra làm 2 phần: Ống tiêu hóa bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn.

30 tháng 12 2021

Tham khảo

1. em vừa lèm rồi ặ

2. 

Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp : Bụi, Nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, Cacbon oxit, các chất độc hại và các sinh vật gây bệnh . Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại : trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá, đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi.

  
10 tháng 2 2023

- Ở người có nhiều hệ cơ quan khác nhau, ví dụ:

+ Hệ tuần hoàn

+ Hệ hô hấp

+ Hệ tiêu hóa

+ Hệ thần kinh

+ Hệ bài tiết

+ Hệ sinh dục

- Hệ tiêu hóa có chức năng là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ

27 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Các phần cơ thể

Tên bộ phận quan sát thấy

Chức năng

Phần đầu – ngực

Đôi kìm có tuyến độc

Bắt mồi và tự vệ

Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông)

Cảm giác về khứu giác và xúc giác

4 đôi chân bò

Di chuyển và chăng lưới

Phần bụng

Phía trước là đôi khe thở

Hô hấp

Ở giữa là một lỗ sinh dục

Sinh sản

Phía sau là các núm tuyến tơ

Sinh ra tơ nhện

 

a)

_ Thời gian kiếm sống: chủ yếu về đêm
_ Tập tính chăng lưới khắp nơi: Chăng dây tơ khung, chăng dây tơ phóng xạ, chăng các sợi tơn vòng, chờ mồi (thường ở trung tâm lưới)
_Tập tính bắt mồi: Khi rình bắt mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, nhện lấp tức hành động ngay: nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc, treo chặt mồi rồi trói vào lưới, tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi, nhện hút dịch lỏng ở con mồi.

-> Đây là một tập tính lạ nhưng lại dễ bắt mồi và dụ mồi, an toàn nhưng chắc chắn.

 

b)Vai trò của lớp hình nhện:

-Làm trang sức, thực phẩm cho con người: bọ cạp

-Gây bệnh ghẻ ở người,gây ngứa và sinh mụn ghẻ: cái ghẻ

-Kí sinh ở gia súc để hút máu: ve bò

 

27 tháng 12 2021

TK

5.

Đặc điểm cấu tạo. 

- Cơ thể gồm 2 phần:

+ Đầu ngực:

Đôi kìm có tuyến độc→ bắt mồi và tự vệ

Đôi chân xúc giác phủ đầy lông→Cảm giác về

khứu giác

4 đôi chân bò→ Di chuyển chăng lưới

+ Bụng:

Đôi khe thở→ hô hấp

Một lỗ sinh dục→ sinh sản

Các núm tuyến tơ→ Sinh ra tơ nhện
b)Chức năng:

* Chăng lưới

* Bắt mồi

Kết luận: - Chăng lưới săn bắt mồi sống

- Hoạt động chủ yếu vào ban đêm.

8 tháng 2 2017

Chức năng của hệ tuần hoàn :

+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể
+Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết
+Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn
+Vận chuyển hormone
-cấu tạo: +Dịch tuần hoàn: còn gọi là máu, dùng để vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, khí O2 đến các tế bào cũng như mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài bằng các cơ quan bài tiết.
+Tim: tạo sự chênh lệch về áp suất để làm cho máu lưu thông.
+Mạch máu: dùng để vận chuyển máu.
+Các van: đảm bảo dòng chảy của máu theo một hướng nhất định.

17 tháng 2 2017

chức năng của hệ tuần hoàn:vận chuyển các chất dinh dưỡng, õi và các hoocmôn đến từng tế bào và mang các chất thải để thải ra ngoài