K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  • Câu văn: Truyện Treo biển có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người làm việc thiếu chủ kiến.  Đồng thời truyện đã tạo ra tiếng cười sảng khoái cho người đọc.
  • Câu trên có 2 cụm động từ:
    • có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng, trong đó phê phán là động từ trung tâm.
    • đã tạo ra tiếng cười sảng khoái, trong đó tạo ra là động từ trung tâm.
28 tháng 11 2017

Treo biển mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến của bên ngoài.

- Cụm động từ chính trong câu văn trên là: mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng. Trong đó phê phán là động từ trung tâm.  


 

4 tháng 4 2018

Truyện Treo biển mang lại tiếng cười nhẹ nhàng khi mượn câu chuyện cửa hàng bán cá nghe mọi người góp ý về tên biển quảng cáo cũng làm theo. Truyện này phê phán những người thiếu chủ kiến làm việc, hành động vội vàng, không suy nghĩ trước sau khi nghe ý kiến của người khác.

- Các cụm động từ: mang lại tiếng cười nhẹ nhàng; góp ý về tên biển quảng cáo; hành động vội vàng, không suy nghĩ trước sau; nghe ý kiến của người khác.

29 tháng 11 2016

câu truyện treo biển nhằm phê phán những kẻ không suy nghĩ mà chỉ biết nghe lời những phán đoán sai.

cụm động từ :

treo biển

27 tháng 11 2016

Mk viết nhiều hơn một câu được không. Ý nghĩa bài " Treo biển " là :

- Truyện hài hước, tạo nên tiếng cười vui vẻ, đồng thời phê phán những người không có chủ kiến của mình khi làm việc mà thụ động nghe theo ý kiến người khác.

Các cụm động từ đó là: tạo nên tiếng cười vui vẻ , đồng thời phê phán những người không có chủ kiến, thụ động nghe theo ý kiến người khác.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

     Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân đã cho ta thấy ý nghĩa to lớn của tình yêu thương. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Dẫn chứng mà chúng ta dễ dàng thấy được trong truyện Vợ nhặt đó chính là dù có đói khổ như thế nào, cơm lo từng bữa, nhưng anh Tràng vẫn cưu mang và dắt thị về làm vợ…Qua đó ta thấy được tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi “có dịp” thì tấm lòng yêu thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Tóm lại có tình yêu thương chính là một phẩm chất tốt đẹp, quý báu mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Chúng ta là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ta cần rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng phẩm chất này để cuộc sống tâm hồn của mình ngày càng tốt đẹp hơn.

Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ xuất hiện trong thời kì đổi mới của văn học. Tác giả đã có những truyện ngắn hay, gây được sự chú ý của bạn đọc. Truyện “Bức tranh của em gái tôi” đoạt giải nhì trong cuộc thi viết với đề tài Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên tiền phong. Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội hoạ, truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em đã giúp cho người anh nhận ra những hạn chế ở chính mình. Từ đó có suy nghĩ và thái độ ứng xử đúng đắn, thắng được thói xấu ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác. Cốt truyện đơn giản: Người anh coi thường cô em gái Kiều Phương của mình nên đặt tên là Mèo vì mặt cô bé thường bị bôi bẩn. Rồi một hôm, người anh phát hiện cô em tự chế ra màu vẽ, nhưng vẫn dửng dưng vô tình. Khi tài năng hội họa được phát hiện và khẳng định, cả nhà yêu mến, quan tâm đến cô bé. Người anh uất ức cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài vì bất tài. Khi lén xem những bức tranh em gái vẽ, cậu cũng phải công nhận là đẹp và có hồn. Được sự giới thiệu của họa sĩ Tiến Lê, Kiều Phương đi thi vẽ quốc tế và được giải nhất với bức tranh Anh trai tôi. Đứng trước bức tranh, cảm giác của người anh chuyển từ ngỡ ngàng sang hãnh diện, sau đó là xấu hổ và nhận ra tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu của cô em gái mình. Truyện được kể từ ngôi thứ nhất. Cách kể này cho phép tác giả thể hiện tâm trạng nhân vật rất tự nhiên bằng chính lời của nhân vật ấy. Mặt khác, tính cách cô em gái cũng được hiện ra qua cách nhìn và sự biến đổi trong diễn biến tâm trạng của người anh để đến cuối truyện thì tính cách hai nhân vật mới được bộc lộ đầy đủ, rõ nét. 

Truyện có hai nhân vật đều là nhân vật chính. Nhưng nếu xét kĩ về vai trò của từng nhân vật đối với việc thể hiện chủ đề của tác phẩm thì có thể thấy nhân vật người anh có vị trí quan trọng hơn. Rõ ràng là truyện không nhằm vào việc khẳng định, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cô em mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh lương tri ở nhân vật người anh qua việc tự trình bày những diễn biến tâm trạng của mình trong suốt truyện.

phat bieu cam nghi ve truyen ngan buc tranh cua em gai toi

Qua cách đặt cho em cái biệt danh là Mèo và thái độ khó chịu khi thấy em hay lục lọi các đồ vật, ta thấy người, anh đã tỏ ra không mấy thiện cảm với cô em gái. Đến khi thấy em thích vẽ và âm thầm mày mò tự pha màu vẽ, cậu ta theo dõi nhưng chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, không cần để ý đến việc Mèo đã vẽ những gì. Giọng điệu, lời kể của cậu ta về những việc làm của Mèo pha chút châm biếm, hài hước.

24 tháng 1 2016

tick nhéhiha

14 tháng 12 2020

Truyện cười Treo biển không chỉ mang đến cho chúng ta những tiếng cười sảng khoái mà còn mang đến nhiều bài học bổ ích: - Cần có chính kiến trước những quyết định, kế hoạch, dự định. Khi có chính kiến, con người sẽ không bị dao động, hoang mang trước những đánh giá, nhận xét chủ quan của người khác để dẫn đến những tình huống dở khóc, dở cười. - Trước những kế hoạch, dự định của chúng ta sẽ luôn tồn tại những ý kiến đánh giá trái chiều, có khen, có chê nhưng cần đề cao tính chủ động, sự kiên định của bản thân bởi lẽ chúng ta sẽ chẳng thể thành công trong việc gì nếu chỉ mãi chạy theo những mong muốn, những đánh giá góp ý thiếu nhiệt thành của người khác

19 tháng 11 2017

qua câu truyện trên , em rút ra đựoc một bài học .Một bài học vô cùng quý giá :rằng trong cuộc sống ,nếu bạn cư nghe nhưng người ngoài nói mà không nghĩ tới ý nghĩ của mình thì chả có thứ gì thành công.anh chàng nhà đó cũng chỉ nghe người ngoài nói mà cuối cùng cất biển treo đi.cũng có thể lắng nghe người khác nhưng cũng phải suy xét cẩn trọng những gì mình đã làm,bị thiên hạ cười chê nhưng cũng không đươc bất cứ thứ gì.

19 tháng 11 2017
Nhận xét của 4 ngươi trên thiếu suy nghĩ,chủ kiến và tự tin Khi lập luận phải chặt chẽ có li và hiểu biết Phải chú ý tổng thể ko dc chú ý một mặt của nó Phải xem xét các ý kiến môt cách ki càng
14 tháng 12 2020

Chú ếch trong câu chuyện nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Các con vật sống cùng với ích dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Nhưng không chỉ thiếu hiểu biết, chủ quan và kiêu ngạo, ếch còn là một kẻ không thức thời. Lần đầu tiên rời khỏi cái giếng nhà mình, đáng ra nó phải khiêm nhường học hỏi về thế giới mới. Nhưng không. Nó nghĩ cái nơi này cũng như cái giếng cạn kia của nó, vậy nên nó đi lại nghênh ngang, nhâng nháo nhìn trời, không thèm để ý gì đến xung quanh. Và rồi bị một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp. Câu chuyện về chú ếch ngốc nghếch đã mang lại cho người đọc nhiều bài học có ích trong cuộc sống. Một môi trường nhỏ bé, hạn chế sự giao lưu với thế giới bên ngoài sẽ làm cho tầm hiểu biết của bạn sẽ thấp kém. Bên cạnh đó, sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia. Vì vậy, dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.