K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I.VĂN BẢN (8 câu)Câu 1 : Trình bày diễn biến tâm lí của chị Dậu thể hiện qua cách xưng hô khi hội thoại với Cai Lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.Câu 2: Nêu một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?Câu 3: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản...
Đọc tiếp

I.VĂN BẢN (8 câu)

Câu 1 : Trình bày diễn biến tâm lí của chị Dậu thể hiện qua cách xưng hô khi hội thoại với Cai Lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.

Câu 2: Nêu một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?

Câu 3: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng?

Câu 4: ***** vàng có ý nghĩa nhiều mặt đối với Lão Hạc. Theo em, ý nghĩa nào là quan trọng nhất đối với Lão Hạc?

Câu 5: Qua văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” hãy chỉ ra những phương diện gây tác hại của bao bì ni lông?

Câu 6: Em hãy nêu trình tự diễn tả những kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả Thanh Tịnh trong đoạn trích “ Tôi đi học”?

Câu 7: Vì sao nói “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác của cụ Bơ-men?

Câu 8 : Qua bài thơ“ Đập đá ở Côn Lôn” em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của nhà chiến sĩ yêu nước Phan Châu Trinh ?

II. TIẾNG VIỆT (9 câu)

Câu 1: Hãy nêu khái niệm và tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh?Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 2 : Thế nào là trường từ vựng? Tìm 4 từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc?

Câu 3 : Thế nào là trợ từ? Xác định và nêu tác dụng của trợ từ được sử dụng trong câu văn : Chính các cháu đã giúp Lan học tập tốt.

Câu 4 : Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong 2 câu thơ sau ?

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.

Câu 5: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 6: Tình thái từ là gì ?

- Cho câu sau đây: Con muốn đọc cuốn truyện tranh kia cơ!

Trong câu trên, tác dụng của thành phần tình thái từ là gì ?

Câu 7: - Em hiểu thế nào là nói quá?

- Tác dụng của phép nói quá trong 2 câu sau là gì ?

“...Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non...”

( Hồ Xuân Hương)

Câu 8 :

- Thế nào là câu ghép.

- Phân tích cụm chủ- vị trong câu văn sau và cho biết có phải là câu ghép không ?

“Hôm nay, trời rất trong lành và nắng rất ấm áp.”

Câu 9 : - Thế nào là thán từ ?

- Thán từ trong câu dười đây bộc lộ cảm xúc gì ?

Trời ơi ! Sao bạn lại đến đúng lúc thế ?

III. TẬP LÀM VĂN (5 đề).

Đề 1: Em hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi mà em thích.

Đề 2: Em hãy kể lại những kỉ niệm sâu sắc của ngày đầu tiên đi học.

Đề 3: Thuyết minh về một loài động vật có ích đối với con người.

Đề 4: Hãy giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em.

3
30 tháng 11 2016

bucminhbucminhbucminhLàm ơn giúp mk vs nha các bneoeoeoeoeoeoMk sắp thi HK rùikhocroikhocroikhocroiMơn các bn nhìu lém

1 tháng 12 2016

câu 7 bài 1

- mơ ước cả đời của cụ Bơ-men

- làm Xiu khỏi bệnh

-đánh đổi cuộc đời của cụ Bơ mem

-chiếc lá giống thật khiến Xiu và Gioon xi không nhận ra

30 tháng 11 2021

Tham khảo:

Khi những tên cai lệ đến chị đã có những hành động lo sợ, chị van xin khi những tên lính đó bắt trói anh Dậu và bảo vệ cho anh Dậu.Nhưng khi càng van xin bọn chúng càng quát mắng và có những hành động độc ác hơn, chị đã bảo vệ lấy quyền lợi của chính mình, và cho chồng của mình.Tính mạng của anh Dậu đang bị đe dọa và chị đã van xin, bị bọn nó đánh vào ngực, chị vẫn nhẫn nhịn, khi chúng nó có những hành động độc ác khác chị đã bảo vệ và che chở thì cũng bị bọn nó đánh và mặt cho bốp…Khi những tên lính đó vẫn tới trói anh Dậu thì chị Dậu đã vùng dậy lúc này, chị không còn sợ những tên lính này nữa, chúng tới trói chị đã mạnh mẽ nói: Chúng bay tới trói chồng ta đi tao cho chúng mày biết tay, những lời nói đó đã thể hiện sự mạnh mẽ của chị Dậu, khi bị bọn chúng dồn tới đường cùng chị đã đấu tranh cho quyền lợi của chồng mình.Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu – ông, nhà tôi – ông, bà – mày. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.

7 tháng 11 2021

giúp mình với mai mình phải nộp rồi :<

7 tháng 11 2021

2.Văn bản"Tức nước vỡ bờ" :

  - Sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu là :

     + Xưng hô lịch sự " gọi ông,xưng cháu";vị trí kẻ bề dưới nói với kẻ bề trên tỏ ý tô trọng 

     + Xưng hô"ông-tôi":vị trí ngang hàng , không chịu nhẫn nhục , thái độ hiên ngang

     + Xưng hô "bố-mày": khẳng định tư thế đứng trên đầu kẻ thù sẵn sàng phản kháng , đánh bại đối phương đồng thời thể hiện sự khinh bỉ, tức giận tột cùng. 

3.Văn bản"Lão Hạc" :

   Câu 1:

       -Nguyên nhân cái chết của Lão Hạc là:

          + Vì tình cảnh đói khổ , túng quẫn phải lựa chọn cái chết như sự giải thoát bất đắc dĩ.

          +Tấm lòng yêu thương con thầm lặng mà cao cả cùng với lòng tự trọng lớn lao không cho phép Lão sống một cuộc đời như vậy.

      - Ý nghĩa cái chết của Lão Hạc:

          + Cái chết bằng bã chó như là một lời xin lỗi của lão đối với những việc đã làm với cậu Vàng.

          +Bộc lộ rõ sự khốn khổ,bế tắc của người nông dân trước CM tháng 8 năm 1945 , thể hiện nên bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ thực dân nửa pk đương thời từ đó tố cáo và lên án sự xấu xa, độc ác của xã hội cũ

        + Cái chết cũng là hành động của lòng tự trọng "thà chết vinh còn hơn sống nhục", tình yêu thương dành cho con trai của lão Hạc.

       + Cái chết làm ai cũng phải thương cảm và tiếp thêm niềm tin, hi vọng rằng trên đời vẫn còn có cái thiện.

  Câu 2:

   -"Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn":

       + Hiểu lầm nhân cách của lão Hạc, cảm thấy ngỡ ngàng và thất vọng. 

      + Buồn vì dòng đời xô đẩy khiến người lương thiện như lão Hạc cx biến chất, đổi trắng thay đen trở thành phường trộm cắp như Binh Tư.

  -"Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn":

      + Vẫn còn hi vọng và niềm tin về phẩm cách cao quý tiềm tàng của con người thông qua hình ảnh lão Hạc lựa chọn cái chết để giữ lại bản tính thiện lương, lòng tự trọng,

   -"Nhưng vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác":

      + Cảm thấy xót xa, thương tiếc vì hoàn cảnh khốn khổ khiến một người tốt như lão Hạc phải đến bước đường cùng là lựa chọn cái chết như một sự giải thoát.

29 tháng 7 2021

-Bọn tay sai sầm sạp xông vào định bắt trói anh Dậu. Anh Dậu khiếp đâm quá, lăn đùn ra không nói được gì cả. Chị Dậu một mình đứng ra đối phó với lũ ác ôn:

-Ban đầu chị nài nỉ van xin tha thiết có khơi ngợi lương tri của ông Cai. Nhưng tên cai lệ nào có tình người, chị càng van xin nó càng lấn tới, đáp trả lại bằng cái bịt vào ngực và xông đến anh Dậu. Chị Dậu tức quá không chịu được đã liều mạng cự lại. Sự cự lại của chị gồm hai bước:

+ Thoạt đầu chị cự lại bằng lí lẽ: chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ, lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô: cháu, ông\(\rightarrow\)tôi, ông.

+Đến khi ông cai lệ tát vào vào mặt bốp, bồ đã vỡ. Chị vụt đứng dậy, thét to, chống nạnh:"Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!"

+ Không còn xưng hô cháu ông, tôi ông, mà bây giờ tới bà mày. Đây là cách xưng hô đanh đá của chị Dậu. Chị đã chuyển sang qua đấu lực, làm nôi bật sức mạnh ghê gớm và ngang tàn của chị, tên cai lệ vốn người nghiên ngập bị chị ấn dúi, hắn ngã chổng quèo trên mặt đất

+ Tên lí trưởng cũng chung số phận với tên cai lệ, sức mạnh của lòng thương chong62da49 giup1chi5 chiến thắng kẻ thù chứng minh cho chân lí:

" Ở đâu có áp bức, ở đó có chiến tranh"

Chị Dậu hiến lành vị tha, thương chồng , thương con hết mực nhưng không yếu đuối và có một sức mạnh mẽ, tinh thần phản kháng

" Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội thế,tôi không chịu đươc" đã cho thấy chị không cúi đầu , khuất phục, mặc cho kẻ khác chà đạp.

\(\Rightarrow\)Đây là đấu tranh tự phát,tức quá làm liều nhưng vẫn bế tắc.

23 tháng 5 2017

- Cai lệ là nhân vật hống hách, nhẫn tâm, luôn ra oai. Trong hội thoại hắn thường xuyên cướp lời người khác:

    + Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp sưu mau.

    + Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước dám mở mồm ra khất!

  - Người nhà lý trưởng nịnh bợ, khúm núm đối với cai lệ nhưng lên mặt với chị Dậu:

    + Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!

    + Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho.

  - Anh Dậu nhân vật luôn sợ sệt, ngại va chạm, tránh xô xát với người khác:

    + U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta phải tù phải tội.

  - Nhân vật chị Dậu thương yêu chồng con, đảm đang nhưng khi cần thiết, tính cách của chị trở nên dứt khoát, mạnh mẽ:

    + Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

    + Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

    + Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

23 tháng 10 2021

Em tham khảo:

   Mỗi nhà văn, mỗi tác giả khi khai thác đề tài người nông dân lại có những đặc sắc, những điểm nhấn thú vị khác nhau. Ngô Tất Tố cũng là một tác giả thành công khi khai thác đề tài này qua tác phẩm Tắt đèn mà nổi bật là đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Ở đoạn trích, diễn biến tâm lí của chị Dậu được tác giả lột tả một cách vô cùng tinh tế.

    Mở đầu đoạn trích là bối cảnh những ngày thu sưu thuế náo nhiệt nhưng với người nhà nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh” như chị Dậu thì đây quả là những ngày ác mộng. Chị chạy vạy ngược xuôi để đủ tiền nộp cho chồng, đến bước đường cùng, chị đã quyết định bán cái Tí - đứa con gái đầu lòng mới bảy tuổi cho nhà Nghị Quế để đủ tiền nộp sưu. Những tưởng sau khi nộp sưu anh Dậu sẽ thoát khỏi cảnh bị đánh đập nhưng sự đời oái oăm, bọn chúng còn bắt anh chị đóng cả phần sưu cho người em trai anh Dậu đã mất. Chứng kiến cảnh chồng bị đánh, con bị bán mà vẫn không đủ tiền nộp để cứu chồng ra khiến chị Dậu bất lực chỉ còn biết gào khóc ngoài đình làng. Tiếng khóc bất lực của một người phụ nữ trước một xã hội đầy áp bức bất công.

    Đến tối, người ta mang anh Dậu về trả cho chị trong trạng thái đau đớn như người sắp chết không còn biết gì. Gọi mãi anh không dậy, chị vô cùng hoảng sợ, đau đớn. Khi được dân làng thương tình sang giúp đỡ kiến anh Dậu tỉnh lại và bà lão hàng xóm sang cho bát gạo nấu cháo, chị mới yên lòng hơn một chút. Chị trở lại là người vợ hiền lành, dịu dàng múc từng bát cháo cho nguội bớt và nhẹ nhàng mang bát cháo tiến đến chỗ anh Dậu, khuyên nhủ anh ăn đi một chút cho lại sức. Dẫu ngoài kia còn bao ồn ào, bão tố sắp gõ cửa ngôi nhà nhưng người vợ ấy vẫn hết lòng yêu thương, chăm sóc. Phút giây bình yên hiếm hoi của ngôi nhà nghèo nhưng giàu tình cảm khiến chúng ta không khỏi xúc động và ngưỡng mộ.

    Khi anh Dậu bưng bát cháo chuẩn bị húp cũng là lúc bọn cai lệ đến nhà đòi bắt anh đi. Chứng kiến cảnh chồng vì khiếp sợ mà buông bát cháo rồi nằm vật ra giường, chị không khỏi đau xót nhưng vẫn nhún nhường, nhẫn nhịn gọi bọn chúng là “các ông” và xưng là “cháu” để mong chúng nhẹ tay với chồng mình. Nhưng chị càng nhẫn nhịn bọn chúng càng lấn tới, đỉnh điểm nhất là lúc tên cai lệ đánh vào ngực chị. Lúc này bao nhiêu bực tức, uất ức dồn nén lâu nay đã trội dậy mạnh mẽ và biểu hiện bằng hành động rõ ràng. Chị Dậu dám vùng lên đánh lại bọn chúng đầy bất ngờ. Sức mạnh của một người phụ nữ lực điền và sự uất hận dồn nén đã làm chị mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Có thể thấy tác giả Ngô Tất Tố đã vô cùng thành công khi đẩy tâm lí của chị lên cao trào làm cho người đọc vừa đồng cảm, vừa thấu hiểu lại đồng ý với hành động của chị; nó rất phù hợp với quy luật phát triển tính cách cũng như hoàn toàn phù hợp với phẩm chất con người nhân vật.

    Chị Dậu không chỉ là nhân vật điển hình cho hình ảnh người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ mà còn là tấm gương sáng để chúng ta học tập. Nhiều năm tháng qua đi nhưng tác phẩm vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc. 

16 tháng 10 2021

Tham khảo nha em:

Nhận xét về sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu với tên cai lệ trong đoạn trích, có thể thấy :

– Chỉ trong một đoạn văn ngắn, ta thấy chị Dậu ba lần xưng hô khác nhau với tên cai lệ : ban đầu, chị xưng cháu (và nhà cháu), gọi tên cai lệ bằng ông (cháu – ông), sau chị chuyên sang xưng tôi (tôi – ông) và cuối cùng, chị xưng là bà, gọi tên cai lệ bằng mày (bà – mày) !…

Sự thay đổi cách xưng hô đó phản ánh sự thay đổi thái độ và cách đối phó của chị Dậu đối với tên cai lệ để bảo vệ anh Dậu :

+ Ban đầu, chị Dậu quá lo sợ (vì chúng bất ngờ ập đến với điệu bộ hung dữ, quyết bắt trói chồng chị, điều mà chị lo nhất ; dù sao, lúc này tên cai lệ cũng là “người nhà nước” đang đi nã thuế theo lệnh trên, còn chồng chị thì… vẫn chưa có tiền nộp thuế nên đang là kẻ có tội ! Vì vậy, chị Dậu phải lễ phép van xin thiết tha, nên chị lễ phép xưng cháu với hắn và gọi hắn bằng ông.

+ Đến khi tên cai lệ hung hãn đó đáp lại chị rất phũ và “cứ sấn đến để trói anh Dậu” thì chị “tức quá không thể chịu được” đã “liều mạng cự lại”. Chị đã vụt đứng dậỵ như một người ngang hàng, xưng tôi chứ không tự hạ xưng cháu như trước. Chú ý: Chị vẫn gọi cai lệ bằng ông nhưng lần này, ông (trong tôi – ông) không còn được coi là người bề ữên đáng tôn kính (như ông toong cháu – ông) mà chỉ là kẻ ngang hàng.

+ Cuối cùng, trước sự hung ác, đểu cáng tột cùng của tên cai lệ (hắn tát vào mặt chị “đánh bốp” và “cứ nhảy vào cạnh anh Dậu”), thì chị ngùn ngụt phẫn nộ, đã “nghiến hai hàm răng” xưng bà với tên tay sai mất hết tính người đó và gọi hắn bằng mày (bà – mày). Đây là cách xưng hô hết sức “đanh đá” của người phụ nữ khi căm giận cao độ. Chẳng những hoàn toàn không còn tư thế cúi đầu van xin, cũng không chỉ là tư thế đững đạc của người ngang hàng, mà đây là tư thế “đứng trên đầu thù”, đè bẹp hoàn toàn uy thế của đối phương. Cùng với cách xưng hô ngỗ ngược ấy là động tác quật tên tay sai “ngã chỏng quèo” hết sức dữ dội, bất ngờ…

Như vậy, sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu đối với tên cai lệ phản ánh sự thay đổi rất nhanh và hợp lí, trong thái độ và trong cách đối phó của chị Dậu đôi với tên tay sai hung ác đó. Sự thay đổi đó cũng phản ánh sự phát triển (cũng rất hợp lí) của tình huống truyện, làm toát lên cái chân lí, cái quy luật lớn của hiện thực: “tức nước vỡ bờ”.

– Để chứng minh sự “vỡ bờ” (hành động quật lại quyết liệt của chị Dậu) ở đây là tất yếu, phấi bám sát văn bản, theo dõi sự diễn biến của tình huống truyện, cần đặc biệt chú ý :

+ Ban đầu, chị Dậu hoàn toàn không có ý chống lại “người nhà nước”, đúng là chị đâu “dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước”. Dù quá túng bấn, chị đã chạy vạy xoay xoả đủ cách, phải bán cả con và đáng lẽ đã đủ tiền nộp sưu thì chị lại bị buộc phải nộp cả suất sưu của người đã chết một cách hết sức vô lí nên mới bị coi là kẻ thiếu sưu ! Chị “run run”, “cố thiết tha” van xin tên cai lệ cho khất, nhưng tên tay sai không chút tình người đó không thèm nghe chị lấy nửa lời, đã đáp lại chị một cách tàn nhẫn và cứ xông vào trói anh Dậu. Trong tình thế mạng sống của anh Dậu treo trên sợi tóc như vậy, chị không thể chịu đựng hơn được nữa, mới “liều mạng cự lại”.

+ Cần chú ý, thoạt đầu chị cũng chỉ “cự lại” bằng lí lẽ. Chị dõng dạc nói lên cái đạo lí tối thiểu của con người : Không được hành hạ người đau ốm ! Nhưng tên cai lệ hung ác hơn cả chó sói ấy quay lại “tát đánh bốp” và cứ chồm tới anh Dậu, thì lúc này chị Dậu phẫn nộ ngút trời, vụt đứng dậy với một sức mạnh ghê gớm bất ngờ, ra tay quật ngã cả hai tên tay sai…

Đoạn văn tuy ngắn nhưng đã cho thấy rõ trong tình thế cùng đường, chị Dậu buộc phải hành động như vậy, không thể nào khác. Chị Dậu vốn là một phụ nữ nghèo, hiền dịu, giàu lòng yêu thương, nhưng muốn sống yên phận mà cũng không xong, đã trở thành người đàn bà “ngỗ nghịch”, “bất trị” với bọn thống trị tàn ác. Sự “vỡ bờ” (việc chống trả lại của chị Dậu) trong tình huống ấy là điều hoàn toàn tất yếu. Điều tất yếu trong hành động của chị Dậu đó cũng phản ánh cái quy luật tất yếu của hiện thực : “tức nước vỡ bờ”, “con giun xéo lắm cũng quằn”, “có áp bức có đấu tranh”.   

16 tháng 10 2021

Dạ em cảm ơn

2 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.