K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2022

C

C 4 tính từ

3 tháng 8 2019

- Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: 0,5 đ

- Đúng tốc độ, đúng chính tả: 2 đ

- Trình bày sạch đẹp: 0,5 đ

- Sai 1 lỗi trừ 0,25 đ (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định)

- Hai lỗi sai hoàn toàn giống nhau chỉ trừ một lần điểm.

Hai đoạn văn sau không mạch lạc vì một số câu chưa có trạng ngữ (cho trong ngoặc đơn). Hãy gạch dưới những câu đó.a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc...
Đọc tiếp

Hai đoạn văn sau không mạch lạc vì một số câu chưa có trạng ngữ (cho trong ngoặc đơn). Hãy gạch dưới những câu đó.

a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.

(đến ngày đến tháng, mùa đông)

b) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đai bàng vẫn bay lươn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

(có lúc, giữa lúc gió đang gào thét ấy)

1
19 tháng 8 2018

a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.

(đến ngày đến tháng, mùa đông)

b) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đai bàng vẫn bay lươn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

(có lúc, giữa lúc gió đang gào thét ấy)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Cơn giông tan. Gió lặng. Cây gạo xác xơ hẳn đi, nom thương lắm. Nhưng mà chả có điều gì đáng lo cả, cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn nghị lực và sức trẻ vô tận. ( Trích Cây gạo - Tập truyện ngắn Hoa nắng - Vũ Tú Nam ) a) Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu: " Cơn giông tan." và cho biết nó thuộc...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Cơn giông tan. Gió lặng. Cây gạo xác xơ hẳn đi, nom thương lắm. Nhưng mà chả có điều gì đáng lo cả, cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn nghị lực và sức trẻ vô tận.

( Trích Cây gạo - Tập truyện ngắn Hoa nắng - Vũ Tú Nam )

a) Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu: " Cơn giông tan." và cho biết nó thuộc kiểu câu nào? ( 1,0 điểm )

b) Tìm các phó từ, cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho tính từ trong câu :" Cây gạo xác xơ hẳng đi, nom thương lắm." (1,0 điểm )

c) Đọc câu sau:" Nhưng mà chả có điều gì đáng lo cả, cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn nghị lực và sức trẻ vô tận.", cho biết phép nhân hóa được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của biện pháp tu từ ấy? ( 1,0 điểm )

3
9 tháng 5 2019

Mk làm theo ta hiểu của mk nhaundefined

9 tháng 5 2019

a, chủ ngữ : cơn giông

vị ngữ tan

b, phó từ : đi , bổ nghĩa cho xơ xác

Cảm nhận về ý nghĩa giáo dục từ câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị...
Đọc tiếp

Cảm nhận về ý nghĩa giáo dục từ câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng 1 lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi:

– Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi già từ tốn trả lời:

– Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông , ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

2

Để vượt qua những khó khăn trở ngại trong cuộc sống, đạt đến thành công, con người cần phải có ý chí, nghị lực kiên cường và niềm tin tất thắng. Câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”, in trong Hạt giống tâm hồn – Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TPHCM, 2011, gợi cho ta bài học giáo dục sâu sắc về khả năng vượt lên chiến thắng nghịch cảnh và niềm tin vững chắc vào sức mạnh của bản thân.

Chuyện kể rằng có một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng nọ. Với sức mạnh khủng khiếp, nó tàn phá mọi thứ. Thế nhưng nó không thể nào quật ngã được cây sồi già. Bởi cây sồi già có bộ rễ khỏe khoắn bám chặt vào lòng đất mẹ. Bộ rễ khỏe khoắn ấy đã được rèn luyện qua biết bao nhiêu bão tố. Sự điên cuồng của cơn gió mạnh càng giúp cây sồi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh kiên cường của mình.

Câu chuyện ngắn gọn, giản dị nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Ngọn gió điên cuồng kia là hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống. Cây sồi già với bộ rễ vững chắc là hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, ý chí dám đối đầu, không gục ngã trước nghịch cảnh.

Từ câu chuyện, chúng ta rút ra được bài học giáo dục đầy ý nghĩa. Trong cuộc sống cần có lòng dũng cảm, sự tự tin vào bản thân mình. Phải rèn luyện nghị lực vươn lên và bản lĩnh vững vàng trước những nghịch cảnh. Khó khăn, thử thách chính là cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của mình. Cũng chính trong khó khăn, thử thách con người mới chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

11 tháng 8 2021

Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.Ngọn gió: Hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống.Cây sồi: Hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, dám đối đầu, không gục ngã trước hoàn cảnh.Ý nghĩa câu chuyện: Trong cuộc sống con người cần có lòng dũng cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. Bài học giáo dục từ câu chuyện.Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vàn trở ngại, khó khăn và thách thức nếu con người không có lòng dũng cảm, sự tự tin để đối mặt sẽ dễ đi đến thất bại (Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây). Muốn thành công trong cuộc sống, con người phải có niềm tin vào bản thân, phải tôi luyện cho mình ý chí và khát vọng vươn lên để chiến thắng nghịch cảnh. (Tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi). Bàn luận về bài học giáo dục của câu chuyện: Không nên tuyệt vọng, bi quan, chán nản trước hoàn cảnh mà phải luôn tự tin, bình tĩnh để tìm ra các giải pháp cần thiết nhằm vượt qua các khó khăn, thử thách của cuộc sống. Biết tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân để luôn có một bản lĩnh kiên cường trước hoàn cảnh và cũng phải biết lên án, phê phán những người có hành động và thái độ buông xuôi, thiếu nghị lực.

bài này đc ko góp ý vs Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong bài thơ có tính chất tự sự ( như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ ) theo những ngôi kể khác nhau ( ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất )BÀI LÀM Khoảng thời gian quý giá và ấm áp nhất trong cuộc đời của tôi là được ở bên Bác Hồ. Đến giờ những tháng ngày, kỉ niệm ở bên Bác vẫn không phai mờ trong tâm trí của tôi....
Đọc tiếp

bài này đc ko góp ý vs 

Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong bài thơ có tính chất tự sự ( như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ ) theo những ngôi kể khác nhau ( ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất )
BÀI LÀM 
Khoảng thời gian quý giá và ấm áp nhất trong cuộc đời của tôi là được ở bên Bác Hồ. Đến giờ những tháng ngày, kỉ niệm ở bên Bác vẫn không phai mờ trong tâm trí của tôi. Ngày mà tôi cảm nhận được tình thương to lớn của Bác dành cho bộ đội chúng tôi và nhân dân cả nước là cuối năm 1950.
Ngày ấy tôi là một chiến sĩ quân đội, được cử ra chiến trường, cũng lúc ấy Bác Hồ ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Vào một đêm khuya, trời mưa lâm râm vẫn không dứt, kéo theo những cơn gió lạnh buốt thổi vào mái lầu tranh xơ xác. Tôi chợt tỉnh dậy thì thấy Bác Hồ vẫn còn thức. Bác ngồi lặng yên bên bếp lửa với vẻ mặt trầm ngâm có vẻ Bác đang suy nghĩ về việc dân, việc nước. Tôi nhìn Bác thì cảm thấy thương Bác vì chỉ lo cho dân cho nước giờ trông Bác đã già nhiều hơn. Bác nhón chân đi thật nhẹ nhàng, lặng lẽ đốt lửa sưởi ấm cho chúng tôi. Giống như ngừơi mẹ, ngừơi cha chăm sóc cho con cái Bác đã khiến cho tôi hiểu được tình thương bao la rộng lớn ấy. 
Không chỉ đốt lửa là hành động khiến tôi không quên được mà Bác còn đi dém chăn cho chúng tôi. Hành động dém chăn cho chúng tôi mà quên cả giấc ngủ của Bác khiến tôi không khỏi xúc động. Nhìn những gì Bác làm cho chúng tôi cứ tưởng như là mơ, bóng Bác thì cao như vô cùng vô tận. Tình cảm của Bác dành cho chúng tôi lúc đó còn ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng. Tôi xúc động xao xuyến, không nén được tình cảm dâng trào ấy, thì thầm tôi hỏi nhỏ Bác:
_ Bác ơi! Bác chưa ngủ? Bác có lạnh lắm không?
Bác quay qua nhìn tôi với giọng ấm áp, triều mến vô cùng:
_ Chú cứ việc ngủ ngon, để mai còn lấy sức đi đánh giặc. 
Vâng lời Bác tôi liền nhắm mắt, nhưng chẳng hiểu sao bụng tôi vẫn còn bồn chồn,nôn nao thấp thỏm vì nghĩ rằng Bác đã cao tuổi rồi, thức khuya như vậy sớm muộn gì thì cũng ốm mất. Chiến dịch thì còn dài, Bác thức khuya cả đêm như thế, thì hôm sau lấy sức đâu mà đi.
Trong đêm khuya vắng lặng ấy, tôi đã ngủ từ khi nào không hay biết. Thời gian trôi nhanh thật, trời thì sắp sáng mất rồi. Tôi liền giật mình thức dậy và ngồi đếm thầm rằng đây là là lần thứ ba mình thức dậy thế mà Bác vẫn còn thức thế kia. Bác ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Không thể đành lòng, tôi bèn lên tiếng: 
_Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi! Bác ơi mời bác ngủ. 
Bác vẫn nói nhẹ nhàng như lần trước:
– Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.Bác ngủ không được ngon vì cảm thấy không an lòng. Trời thì mưa, đã thế đoàn công dân đêm nay còn phải ngủ ngoài rừng, chỉ có mỗi cái manh áo mỏng để phủ làm chăn thì sẽ ướt và lạnh lắm. Bác càng nghĩ thì càng nóng ruột. Chỉ mong trời sáng mau mau. 
Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác lo cho chiến sĩ, dân công, cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Lòng vui sướng mênh mông vì được ở bên Người, đêm hôm ấy tôi đã thức cùng Bác. 
Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiên đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng. Bác thật xứng đáng là tấm gương của mỗi chúng ta noi theo. Bác là vị cha già vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc. Bác đã quên đi giấc ngủ đáng quý của mình để hi sinh lo lắng cho tổ quốc. Ngọn lửa hồng năm xưa Bác đã đốt lên cũng như đang thắp sáng tương lai hoà bình cho đất nước ta. 

 

5
20 tháng 7 2016

hayleuleu

20 tháng 7 2016

verry goodleuleu

15 tháng 9 2018

1                                                                                        Bài làm

  a) Phương thức  biểu đạt của đoạn văn trên là : tự sự

  b) Biện pháp tu từ dùng trong bài văn trên là : so sánh ; nhân hóa ; điệp từ ; điệp ngữ

  c) Tác dụng của các biện pháp tu từ trên là :

- Điểm tô cho bài văn về cảnh vật nơi đây thêm phong phú ; đa dạng. Nhằm mục đích nhấn mạnh vẻ đẹp hiền dịu ; trong lành trong đoạn thơ trên. Ngoài ra chúng còn thể hienj được sự êm đềm ; thanh khiết trong một đêm trăng rằm ở quê hương