K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2016

_. Sắc thái trang trọng

Một số từ Hán Việt thay thế từ thuần Việt vì Hán Việt tạo cảm giác trang trọng, nghiêm trang hơn:

phụ nữ – đàn bà

nông dân – dân cày

hi sinh – chết

Dùng sinh, phế, phúng, tặng, tẩy... thay cho: đẻ, bỏ, viếng, cho, rửa...

Cách đặt tên phố, chợ, bút danh (các nhà thơ trào phúng lại dùng các từ thuần Việt cho có vẻ hài hước).

Bác Hồ dùng từ Hán Việt trong trường hợp trang nghiêm: Các em quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

_. Sắc thái tao nhã

Từ Hán Việt thay thế cho từ thuần Việt trong trường hợp từ thuần Việt khi được nói ra gây cảm giác thô tục, khiếm nhã.

Các từ chỉ bệnh tật ghê sợ: thổ huyết, xuất huyết, viêm họng...

Các từ chỉ tai nạn, chết chóc: hoả hoạn, thương vong, từ trần...

Các từ chỉ hoạt động sinh lí...

Từ Hán Việt được dung với tư cách là uyển ngữ: mãn nguyệt khai hoa, động phong hoa trúc, cấp dưỡng...

_. Sắc thái cổ

Một số từ Hán cổ quen dùng trong quá khứ đến bây giờ dùng lại gợi sắc thái cổ: tôn ông, huynh ông, phụ vương, ái phi, đồng môn, đồng tuế...

Mô tả những hình ảnh cổ kính của một triều đại đã qua với một tâm trạng nuối tiếc, trong bài thơ Thăng Long thành hoài cổ,bà huyện Thanh Quan đã sử dụng những từ Hán Việt một cách có ý thức. Và việc xếp những từ này vào cuối dòng thơ càng in đậm những hình tượng ngưng đọng trong kí ức. Tất cả đưa đến cho ta cảm giác về một sự đổi thay của tạo hoá:

Tạo hoá gây chi cuộc hí trường 
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương 
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo 
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương 
Đá vẫn trơ hàn cùng tuế nguyệt 
Nước còn cau mặt với tang thương 
Nghìn năm gương cũ soi thành cổ 
Cảnh đấy người đây chốn đoạn trường

Nhà thơ Sóng Hồng cũng dùng từ Hán Việt để gợi lại không khí cổ:

Đêm lạnh cành sương đượm 
Long lanh bóng nguyệt vờn

Tố Hữu khi nói về truyền thống cổ xưa của dân tộc cũng sử dụng từ Hán Việt:

Cảm ơn Đảng cho ta dòng sữa 
Bốn nghìn năm chan chứa ân tình 
Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn bạo chúa 
Kiếp tì nô vùng dậy chém nghê kình

Từ Hán Việt có sắc thái cổ còn thường được dùng trong thể loại kịch, tuồng. Khi viết về một sự kiện lịch sử, nhà văn thường dùng ngôn ngữ của thời kì lịch sử đó, nếu không, người xem có thể thấy lạc điệu.

Các sắc thái ngữ nghĩa của từ Hán Việt có sức mạnh tu từ nói trên chính là vì nó nằm trong thế đối lập với các từ thuần Việt. Hay nói một cách khác, chính sự đối lập với tiếng Việt là nguyên nhân làm cho nó có sắc thái ngữ nghĩa hay tu từ mà nó vốn không có khi ở trong tiếng Hán. Và sắc thái mới ấy chính là bằng chứng chắc chắn cho thầy rằng từ Hán Việt đã là một bộ phận hữu cơ của hệ thống từ vựng tiếng Việt.

17 tháng 11 2021

Thể hiện thái độ tôn kính

17 tháng 11 2021

A

5 tháng 10 2017

Em hãy đặt câu :

- Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ

=> Sáng nay cụ ấy đã từ trần rồi .

- Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính

=> Ngày mai , ngài chủ tịch và phu nhân sẽ đi dự tiệc

- Tạo sắc thái cổ, phù hợp vs bầu không khí xã hội xa xưa

=> Em bé ấy xinh như công chúa

5 tháng 10 2017

- Đc mượn sách mới chưa cô. Hôm nay là ngày của lp em mờ. =))

- Em chào cô.

- Mẫu hậu đừng có giận con nha. :">>

4 tháng 12 2021

D

B

C

ta với ta

11 tháng 10 2017

trẫm, khanh, cung điện

hi sinh, phụ nữ

mai táng, tử thi

11 tháng 10 2017

Ví dụ tạo sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa: kinh thành, kinh đô,...

ví dụ tạo sắc thái trang trọng thể hiện thái độ tôn kính: từ trần, ...

ví dụ tạo sắc thái tao nhã tránh gây cảm giác thô tục ghê sợ: tử thi, ...

13 tháng 9 2023

Chọn D

10 tháng 10 2019

1. Tạo sắc thái trang trọng thể hiện thái độ tôn kính : Người phụ nữ trong xã hội xưa luôn giữ phẩm chất son sắt, kiên trinh, bản lĩnh, thủy chung.

2. Tạo sắc thái tao nhã không gây thô tục : Bác sĩ đang khám nghiệm tử thi.

3. Tạo sắc thái cổ kính : Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và phu nhân.

Chúc bạn học tốt!

10 tháng 10 2019
1. Sắc thái trang trọng

Một số từ Hán Việt thay thế từ thuần Việt vì Hán Việt tạo cảm giác trang trọng, nghiêm trang hơn:

phụ nữ đàn bà
nông dân dân cày
hi sinh chết

Dùng sinh, phế, phúng, tặng, tẩy… thay cho: đẻ, bỏ, viếng, cho, rửa…

Cách đặt tên phố, chợ, bút danh (các nhà thơ trào phúng lại dùng các từ thuần Việt cho có vẻ hài hước).

Bác Hồ dùng từ Hán Việt trong trường hợp trang nghiêm: Các em quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

2. Sắc thái tao nhã

Từ Hán Việt thay thế cho từ thuần Việt trong trường hợp từ thuần Việt khi được nói ra gây cảm giác thô tục, khiếm nhã.

Các từ chỉ bệnh tật ghê sợ: thổ huyết, xuất huyết, viêm họng…

Các từ chỉ tai nạn, chết chóc: hoả hoạn, thương vong, từ trần…

Các từ chỉ hoạt động sinh lí…

Từ Hán Việt được dung với tư cách là uyển ngữ: mãn nguyệt khai hoa, động phong hoa trúc, cấp dưỡng…

3. Sắc thái cổ

Một số từ Hán cổ quen dùng trong quá khứ đến bây giờ dùng lại gợi sắc thái cổ: tôn ông, huynh ông, phụ vương, ái phi, đồng môn, đồng tuế…

Mô tả những hình ảnh cổ kính của một triều đại đã qua với một tâm trạng nuối tiếc, trong bài thơ Thăng Long thành hoài cổ, bà huyện Thanh Quan đã sử dụng những từ Hán Việt một cách có ý thức. Và việc xếp những từ này vào cuối dòng thơ càng in đậm những hình tượng ngưng đọng trong kí ức. Tất cả đưa đến cho ta cảm giác về một sự đổi thay của tạo hoá:

Tạo hoá gây chi cuộc hí trường

Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Đá vẫn trơ hàn cùng tuế nguyệt

Nước còn cau mặt với tang thương

Nghìn năm gương cũ soi thành cổ

Cảnh đấy người đây chốn đoạn trường

Nhà thơ Sóng Hồng cũng dùng từ Hán Việt để gợi lại không khí cổ:

Đêm lạnh cành sương đượm

Long lanh bóng nguyệt vờn

Tố Hữu khi nói về truyền thống cổ xưa của dân tộc cũng sử dụng từ Hán Việt:

Cảm ơn Đảng cho ta dòng sữa

Bốn nghìn năm chan chứa ân tình

Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn bạo chúa

Kiếp tì nô vùng dậy chém nghê kình

Từ Hán Việt có sắc thái cổ còn thường được dùng trong thể loại kịch, tuồng. Khi viết về một sự kiện lịch sử, nhà văn thường dùng ngôn ngữ của thời kì lịch sử đó, nếu không, người xem có thể thấy lạc điệu.