K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏiBữa tiệc đêm trong nhà vệ sinh - Nguyên Tác: Chu Hải LượngChị là người giúp việc cho một ông chủ ngoại ngũ tuần rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, chị vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn.  Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo: Hôm nay việc...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi

Bữa tiệc đêm trong nhà vệ sinh - Nguyên Tác: Chu Hải Lượng

Chị là người giúp việc cho một ông chủ ngoại ngũ tuần rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, chị vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn.  Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo: Hôm nay việc nhiều, chị có thể về muộn hơn không? Thưa được ạ, có điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi. Ông chủ ân cần: Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé.

Chị mang theo con trai đến. Đi đường chị nói với nó rằng: Mẹ sẽ cho con đi dự tiệc đêm. Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết việc làm của mẹ nó là như thế nào kia chứ! Vả lại, chị cũng không muốn cho trí tuệ non nớt của nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua 2 miếng xúc xích.

Khách khứa đến mỗi lúc mỗi đông. Ai cũng lịch sự. Ngôi nhà to lớn và tráng lệ…Nhiều người tham quan, đi lại, trò chuyện. Chị rất bận không thường xuyên để mắt được đến đứa con nhếch nhác của mình. Chị sợ hình ảnh nó làm hỏng buổi lễ của mọi người. Cuối cùng chị cũng tìm ra được cách: đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của chủ…Đó có vẻ như là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong buổi tiệc đêm nay. Đặt 2 miếng xúc xích vừa mua để vào chiếc đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ nói với Con: Đây là phòng dành riêng cho con đấy, nào tiệc đêm bắt đầu! Chị dặn con cứ ngồi yên trong đó đợi chị đón về. Thằng bé nhìn “căn phòng dành cho nó” thật sạch sẽ thơm tho, đẹp đẽ quá mức mà chưa từng được biết. Nó thích thú vô cùng, ngồi xuống sàn, bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương, và âm ư hát…tự mừng cho mình.

Tiệc đêm bắt đầu. Người chủ nhà nhớ đến con trai chị, gặp chị đang trong bếp hỏi. Chị trả lời ấp úng: Không biết nó đã chạy đi đằng nào…Ông chủ nhìn chị làm thuê như có vẻ giấu diếm khó nói. Ông lặng lẽ đi tìm…Qua phòng vệ sinh thấy tiếng trẻ con hát vọng ra, ông mở cửa, ngây người: Cháu nấp ở đây làm gì ? Cháu biết đây là chỗ nào không ? Thằng bé hồ hởi: Đây là phòng ông chủ nhà dành riêng cho cháu dự tiệc đêm, mẹ cháu bảo thế, nhưng cháu muốn có ai cùng với cháu ngồi đây cùng ăn cơ!

Ông chủ nhà thấy sống mũi mình cay xè, cố kìm nước mắt chảy ra, ông đã rõ tất cả, nhẹ nhàng ngồi xuống nói ấm áp: Con hãy đợi ta nhé. Rồi ông quay lại bàn tiệc nói với mọi người hãy tự nhiên vui vẻ, còn ông sẽ bận tiếp một người khác đặc biệt của buổi tối hôm nay. Ông để một chút thức ăn trên cái đĩa to, và mang xuống phòng vệ sinh. Ông gõ cửa phòng lịch sự…Thằng bé mở cửa…Ông bước vào: Nào chúng ta cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé. Thằng bé vui sướng lắm. Hai người ngồi xuống sàn vừa ăn ngon lành vừa chuyện trò rả rích, lại còn cùng nhau nghêu ngao hát nữa chứ…Mọi người cũng đã biết. Liên tục có khách đến ân cần gõ cửa phòng vệ sinh, chào hỏi hai người rất lịch sự và chúc họ ngon miệng, thậm chí nhiều người cùng ngồi xuống sàn hát những bài hát vui của trẻ nhỏ…Tất cả đều thật chân thành, ấm áp!

Nhiều năm tháng qua đi… Cậu bé đã rất thành đạt, trở nên giàu có, vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng không bao giờ quên giúp đỡ những người nghèo khó chăm chỉ. Một điều quan trọng đã hình thành trong nhân cách của anh: Ông chủ nhà năm xưa đã vô cùng nhân ái và cẩn trọng bảo vệ tình cảm và sự tự tôn của một đứa bé 5 tuổi như thế nào…

B) - Ông chủ nhà trong câu truyện đã cư xử như thế nào với cậu bé con của người làm thuê nghèo khó?

- Thái độ và việc làm của ông đã tác động như thế nào đến cậu bé nghèo trong câu truyện? - Đã ảnh hưởng như thế nào đến những người xung quanh?

Giúp mình nhé ! Ngày may tớ nộp rồi

 

5
8 tháng 10 2016

Ông chủ nhà trong câu truyện cư xử rất tốt và ko phân biệt giàu hay nghèo

-Ongo đã làm cho mọi người đều phải cảm động

+)Hạnh phúc,cảm động

+)Vui vẻ,tươi tắn

+)Đồng cảm và cho họ là tốt

Tui hc qua bài này rùi

8 tháng 10 2016

câu ch hay lắm bạn à! rất có ý nghĩa. mọi ng hãy thửu đọc chậm hết câu ch và ngẫm nghĩ đi

13 tháng 10 2016

1.Ông chủ đối xử rất tốt ko phân biệt giàu hay nghèo

2.Đã làm cho mọi người đều phải cảm động

3.+)Hạnh phú,cảm động

  +)Vui vẻ, tươi tắn

  +)Đồng cảm cho họ là tốt

13 tháng 10 2016

Tick vs  nha cho có tinh thần học tập nha bạn

11 tháng 10 2016

bài j z bn

8 tháng 10 2016

-Ông chủ nhà trong câu truyện cư xử rất tốt và ko phân biệt giàu hay nghèo

-Ongo đã làm cho mọi người đều phải cảm động

+)Hạnh phúc,cảm động

+)Vui vẻ,tươi tắn

+)Đồng cảm và cho họ là tốt

Tui hc qua bài này rùi

20 tháng 10 2016

- Ông chủ nhà trong câu truyện cư xử rất tốt và không phân biệt giàu hay nghèo.

- Ông đã làm cho mọi người phải cảm động.

+ Hạnh phúc, cảm động.

+ Vui vẻ, tươi tắn.

+ đồng cảm và cho họ là tốt.

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau   Một người ham đọc sáchĐan-tê là một nhà thơ lớn của nước Ý. Ông còn nổi tiếng là người ham đọc sách. Không đủ tiền mua sách, ông làm quen với người bán hàng để mượn sách về nhà xem.Một hôm, người chủ quán sách không muốn cho Đan-tê mượn cuốn sách mới. Ông liền đứng tại quầy hàng...
Đọc tiếp

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau

   Một người ham đọc sách

Đan-tê là một nhà thơ lớn của nước Ý. Ông còn nổi tiếng là người ham đọc sách. Không đủ tiền mua sách, ông làm quen với người bán hàng để mượn sách về nhà xem.

Một hôm, người chủ quán sách không muốn cho Đan-tê mượn cuốn sách mới. Ông liền đứng tại quầy hàng để đọc, bất chấp mọi tiếng ồn ào xung quanh.

Khi ông đặt cuốn sách vừa đọc xong xuống để trả người chủ quán thì trời đã sẩm tối. Người chủ quán liền hỏi:

- Kẻ ra người vào ồn ào như vậy mà ông cũng đọc được hết cuốn sách à?

Đan-tê ngơ ngác đáp:

- Có người ra vào ồn ào ư? Tôi chỉ thấy người trong sách đi lại nói chuyện với nhau thôi!

( Theo Cuộc sống và sự nghiệp)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu.

Dựa vào nội dung câu chuyện, hãy viết câu trả lời cho câu hỏi sau:

- Đan-tê rất yêu sách và các nhân vật trong sách.

1
20 tháng 11 2018

VD: Vì ông đọc sách rất chăm chú. (tập trung, say sưa,...)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:                   - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!                   - Tha này! Tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

                   - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

                   - Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

          - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

          - Mày trói ngay chồng đi, bà cho mày xem!”

                                                                         (Ngữ văn 8- tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 

Câu 2: Theo em dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn văn trên có tác dụng gì ?

Câu 3: Phân tích cấu tạo của câu sau đây và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép. Nêu đặc điểm của kiểu câu ấy.

                    - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Câu 4: Chú ý vào các từ in đậm, xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong đoạn trích. Nhận xét về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do.

Câu 5 : Viết đoạn văn ngắn (khoảng 12 câu) theo cách diễn dịch làm rõ tình yêu thương chồng  và sức mạnh phản kháng của chị Dậu qua đoạn trích trên,trong đoạn có sử dụng câu  ghép và tợ từ (gạch chân chú thích rõ).

1
10 tháng 12 2021

1. VB ''Tức nước vỡ bờ'' của Ngô Tất Tố

2. Thông báo về lời nói của nhân vật

3. Câu ghép. Có 2 vế câu tạo thành

  Chồng tôiCN1// đau ốmVN1//, ôngCN2// không được phép hành hạ!VN2

4. Em tham khảo:

-  VỊ THẾ XÃ HỘI:
 +Cai lệ là chức sắc trong xã hội, được pháp luật bảo vệ.

+Chị Dậu chỉ là người nông dân bé nhỏ thấp cổ bé họng

- THÁI ĐỘ:

+Cai lệ có thái độ hung hăng, tức giận, đòi bằng được sưu.

+Chị Dậu từ chỗ cái thái độ nhún nhường đến ngang hàng và phản kháng

- TÍNH CÁCH:

 +Tính cách của cai lệ: ác độc

 +Tính cách của chị Dậu: hiền lành nhu mì, giàu tình yêu thương nhưng trong tình huống nguy cấp thì chị cũng phản kháng và có sức mạnh tiềm tàng mạnh mẽ

  ⇒ Cách xưng hô của chị Dậu đã thay đổi từ chỗ nhún nhường (gọi ông, xưng cháu) đến chỗ ngang hàng (gọi ông xưng tôi) và đến mức độ phản kháng liều mình (gọi mày, xưng bà). Từ đó, em thấy được cách xưng hô cho thấy tinh thần phản kháng mạnh mẽ của chị Dậu và sức mạnh tiềm tàng của chị.

5. Em tham khảo:

Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", chị Dậu là(Trợ từ) người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Thật vậy, tinh thần phản kháng mạnh mẽ ấy của chị Dậu xuất phát từ chính tình yêu thương chồng của chị. Từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịu, cam chịu trước cai lệ và người nhà lí trưởng, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chính là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi. Nỗi căm phẫn của chị dồn nén thành sự phản kháng đến bất ngờ ấy. Hơn nữa, với sự hung hăng của bọn cai lệ thì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được. Cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, chị cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng, chị phải vùng lên để chống lại chúng (Câu ghép). Sau tất cả những sự nhún nhường, câu nói "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" của chị đã thể hiện được chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Hành động ấy của chị không phải là hành động ngông cuồng mà nó là đại diện của toàn thể tầng lớp người nông dân bấy giờ muốn phản kháng, muốn đấu tranh đòi lại công bằng từ phía bọn xã hội phong kiến. Hành động đấu lực của chị thể hiện được giá trị nhân văn tốt đẹp, đó là sự phản kháng của người nông dân bị áp bức, cùng khao khát công bằng của họ. Đó chính là thông điệp tức nước vỡ bờ mà đoạn trích muốn thể hiện. 

 Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:                   - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!                   - Tha này! Tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự...
Đọc tiếp

 

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

                   - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

                   - Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

          - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

          - Mày trói ngay chồng đi, bà cho mày xem!”

                                                                         (Ngữ văn 8- tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 

Câu 2: Theo em dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn văn trên có tác dụng gì ?

Câu 3: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu chính để nhận biết ngôi kể này? Hãy kể lại đoạn trích trên bằng lời của chị Dậu.

Câu 4: Phân tích cấu tạo của câu sau đây và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép. Nêu đặc điểm của kiểu câu ấy.

                    - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Câu 5: Chú ý vào các từ in đậm, xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong đoạn trích. Nhận xét về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do.

Câu 6: Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Qua sự việc đó em cảm nhận được những gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật chị Dậu

Câu 7: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản chứa đoạn văn trên. Từ nội dung văn bản đó, em rút ra được quy luật gì trong cuộc sống?

giúp e vs ạ em đang cần gấp câu 2, 3, 4, 5, 6, 7 

0
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:                   - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!                   - Tha này! Tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

                   - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

                   - Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

          - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

          - Mày trói ngay chồng đi, bà cho mày xem!”

Câu 6: Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Qua sự việc đó em cảm nhận được những gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật chị Dậu

 giúp em vs ạ em đang cần gấp

 

0
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!- Tha này! Tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:- Chồng tôi đau ốm, ông không...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

- Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”

(Ngữ văn 8- tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Theo em dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn văn trên có tác dụng gì ?

Câu 3: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu chính để nhận biết ngôi kể này? Hãy kể lại đoạn trích trên bằng lời của chị Dậu.

Câu 4: Phân tích cấu tạo của câu sau đây và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép. Nêu đặc điểm của kiểu câu ấy.

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Câu 5: Chú ý vào các từ in đậm, xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong đoạn trích. Nhận xét về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do.

Các bn giúp mik nha!!!

1
27 tháng 10 2021

 Câu 1: - Đoạn văn trên trích trong văn bản " Tức nước vỡ bờ"

             - Tác giả : Ngô Tất Tố

 Câu 2: Dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn văn trên để trích dẫn trực tiếp lời thoại của nhân vật.

 Câu 3: - Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ ba.

 - Dấu hiệu: Người kể chuyện không phải là nhân vật của truyện mà chính là tác giả, giống như một người đứng bên ngoài và kể lại câu chuyện.

 Câu 4: Phân tích: 

                               -Chồng tôi /đau ốm,/ ông / không được phép hành hạ !
                                    CN1        VN1      CN2                  VN2
 Đặc điểm : Là câu ghép( gồm 2 chủ vị) và câu cảm thán. Câu 5: - Vị thế xã hội, thái độ và tính cách của cai lệ và chị Dậu hoàn toàn trái ngược

  Câu 5: - Cai lệ là chức sắc trong xã hội, được pháp luật bảo vệ. Chị Dậu chỉ là người nông dân bé nhỏ thấp cổ bé họng

 - Cai lệ có thái độ hung hăng, tức giận, đòi bằng được sưu. Chị Dậu từ chỗ cái thái độ nhún nhường đến ngang hàng và phản kháng

   Tính cách của cai lệ: ác độc

  Tính cách của chị Dậu: hiền lành nhu mì, giàu tình yêu thương nhưng trong tình huống nguy cấp thì chị cũng phản kháng và có sức mạnh tiềm tàng mạnh mẽ

 - Cách xưng hô của chị Dậu đã thay đổi từ chỗ nhún nhường (gọi ông, xưng cháu) đến chỗ ngang hàng (gọi ông xưng tôi) và đến mức độ phản kháng liều mình (gọi mày, xưng bà). Từ đó, em thấy được cách xưng hô cho thấy tinh thần phản kháng mạnh mẽ của chị Dậu và sức mạnh tiềm tàng của chị

  

27 tháng 10 2021

cảm ơn bn nha !!!