K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 5 2016

  Văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa Hemudu, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình .v.v. Cũng có những ý kiến cho rằng, chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng cư dân có lối sống định cư định canh và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã.. 
>>>>Quê hương của cây lúa, không như nhiều người tưởng là ở Trung Quốc hay Ấn Độ, là ở vùng Đông Nam Á vì vùng này khí hậu ẩm và có điều kiện lí tưởng cho phát triển nghề trồng lúa. Theo kết quả khảo cổ học trong vài thập niên gần đây, quê hương đầu tiên của cây lúa là vùng Đông Nam Á, những nơi mà dấu ấn của cây lúa đã được ghi nhận là khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên. Còn ở Trung Quốc, bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về trước, thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử. Từ Đông Nam Á, nghề trồng lúa được du nhập vào Trung Quốc, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc, những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch>>> nó được chứng minh qua các câu chuyện cổ tích của Việt Nam và các quốc gia đông nam á

Mình ko chắc có đúng không đó

18 tháng 5 2016

- Từ xa xưa đến nay, các nước trong khu vực Đông Nam Á kinh tế chủ yếu là nông nghiệp

- Đến nay, nhiều nước trong khu vực, kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng như Thái Lan, Việt Nam. Hai nước này là nơi sản xuất nhiều lúa gạo lớn nhất trong khu vực, do có sự đầu tư, quan tâm của nhà nước và các ngành khoa học nên Thái Lan và Việt Nam đã nghiên cứu thành công nhiều giống lúa gạo thơm, ngon, dẻo cho năng suất cao. Việt nam hiện đã trở thành nước sản xuất xuất khẩu nhiều thóc gạo tới nhiều nhiều nước trên thế giới.

 

19 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

- Ngay khi Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á nổi dậy giành độc lập.

- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, các nước đế quốc trở lại xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống xâm lược, đến giữa những năm 50 , các nước Đông Nam Á lần lượt giành độc lập dân tộc.

- Cũng từ giữa những năm 50, đế quốc Mĩ can thiệp vào khu vực Đông Nam Á và tiến hành xâm lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

- Từ những năm 50, cấc nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khối quân sự SEATO trở thành đồng minh của Mĩ (như Thái Lan, Phi-lip-pin), một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập (In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma).

  
19 tháng 11 2021

Gợi ý thôi nhé!

- Tham gia chung ASEAN để cùng nhau phát triển và hợp tác.

- Xây dựng mối quan hệ hòa bình, ổn định khu vực.

- Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế và chính trị.

- ..............

7 tháng 5 2021

2. Điều kiện phát triển (thuận lợi)

- Đất phù sa, màu mỡ

- Khí hậu nhiệt đới ẩm 

- Dân cư đông đúc

- Nguồn nước dồi dào

7 tháng 5 2021

3. Thế mạnh phát triển cây công nghiệp

- Đất feralit có diện tích lớn

- Khí hậu nhiệt đới ẩm

- Thị trường tiêu thụ lớn

27 tháng 4 2022

Câu 1 Kể tên các cây công nghiệp của vùng Đông Nam bộ giải thích vì sao Đông Nam bộ là vùng trồng cây quan trọng của cả nước

Các cây công nghiệp của vùng Đông Nam bộ: cao su, điều, hồ tiêu, cà phê,...

Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước vì ở đây hội tụ nhiều nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Điều kiện thuận lợi tự nhiên:

Đất đai chủ yếu là đất xám và đất đỏ badan trên vùng đồi lượn sóng thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp.Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nhiều sông lớn với nguồn nước mặt phong phú tạo điều kiện cho việc sinh trưởng và phát triển các cây công nghiệp.

Điều kiện thuận lợi xã hội:

Vùng có nguồn lao động phong phú, đặc biệt là lao động có kinh nghiệm sản xuất và tay nghề tương đối cao.Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật thuộc loại tốt nhất trong cả nước.Đông Nam Bộ có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Ngoài ra, còn có các điều kiện phát triển khác như các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, năng động trong cơ chế thị trường. Đặc biệt, vùng thu hút được nhiều sự đầu tư từ nước ngoài.

Câu 2 Nêu những hiểu biết của em về biển đảo Việt Nam

Là một quốc gia ven biển nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, vùng biển rộng trên 1 triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền; có trên 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ gần bờ và xa bờ, chạy suốt từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan. Đặc biệt, có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là những nét đặc trưng cơ bản của cấu trúc và sự phân hoá lãnh thổ Việt Nam tạo ra cho đất nước ta tính đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và nguồn lợi thuỷ sinh vật.

Câu 3 Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông cửu long

Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn.

- Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.

- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.

- Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Câu 4 Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta biểu hiện như thế nào trình bày các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo ở nước ta

* Nguyên nhân của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển -đảo:

- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi, nhất là thủy sản ven bờ

- Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...

- Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển - đảo.

- Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.

- Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.

- Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.

* Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo dẫn đến những hậu quả sau:

- Làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta, cạn kiệt tài nguyên.

- Ảnh hưởng xấu tới việc phát triển tổng hợp kinh tế biển theo hướng bền vững (đặc biệt là phát triển nghề cá, du lịch biển - đảo).
- Gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư vùng biển — đảo.

Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo ở nước ta:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ ra vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

27 tháng 4 2022

Cám ơn bạn

2 tháng 11 2016

Mở bài:
+ Người Việt nam rất coi trọng tình cảm gia đình thiêng liêng.
+ Nói về công lao to lớn của cha mẹ đối với con cáI, bài ca dao “ Công cha như núi TháI Sơn…” là bài thơ hay nhất.
-Thân bài:
+ khẳng định công lao to lớn của cha mẹ qua hình ảnh so sánh giàu ý nghĩa tượng trưng:
Công cha như núi TháI Sơn: Công lao sinh thành , dưỡng dục của cha sánh với núi TháI Sơn – một ngọn núi cao lớn của TrungQuốc, tượng trưng cho những kháI niệm lớn lao vĩ đại.
Nghĩa mẹ…chảy ra: Tình thương của mẹ giống như nguốn nước không bao giờ vơI cạn.
Cha mẹ có công sinh thành nuôI nấng con cáI nên người. Cha mẹ dành hết sức lực, tâm huyết và hi sinh cả cuộc đời vì các con.
Cha mẹ là gương sáng là người thày dạy dỗ con cài bước và đời. Công lao của cha mẹ chỉ sánh với những gì to lớn nhất, vĩ đại nhất.
+ Nghĩ vụ của con cáI đối với cha mẹ:
Một lòng thờ mẹ .. đạo con: đạo làm con cần phảI làm chòn bổn phận khi cha mẹ già yếu, tháI độ tôn kính, biết ơn cha mẹ
- Kết bài:
- ở lứa tuổi học sinh, chữ hiếu thể hiện qua lời nói, việc làm, qu học tập…
- Chữ hiếu là đạo đức cơ bản của người Việt Nam…

14 tháng 3 2023

Một số thông tin về hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

- Là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967, tại Bangkok, Thái Lan. Những thành viên đầu tiên của - Hiệp hội gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines, nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau    

- Liên tục kết nạp thêm các nước, hiện có 10 quốc gia thành viên 

- Mục tiêu chung là xây dựng 1 cộng đồng đoàn kết, hợp tác vì 1 ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển.

 

19 tháng 2 2022

Tham khảo

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. ... Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

19 tháng 2 2022

Tham khảo ở đây nhé: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

 Văn hóa Đông Nam Á đã được xem là một trong những cái nôi hình thành nên loài người. Tính thống nhất về mặt khu vực và sự đa dạng trong văn hóa của mỗi tộc người hình thành nên những đặc trưng bản sắc riêng biệt với những khía cạnh độc đáo khác nhau. Nền văn hóa Đông Nam Á cũng tiếp thu từ những yếu tố bên ngoài và nhờ những giao thoa đặc biệt này mà hình thành nên những nét riêng cho cả thời hiện...
Đọc tiếp

 Văn hóa Đông Nam Á đã được xem là một trong những cái nôi hình thành nên loài người. Tính thống nhất về mặt khu vực và sự đa dạng trong văn hóa của mỗi tộc người hình thành nên những đặc trưng bản sắc riêng biệt với những khía cạnh độc đáo khác nhau. Nền văn hóa Đông Nam Á cũng tiếp thu từ những yếu tố bên ngoài và nhờ những giao thoa đặc biệt này mà hình thành nên những nét riêng cho cả thời hiện tại…” (Trích: Nguồn Dulichvietnam.net)

Qua thông tin trên và kiến thức đã học ở Bài 6. Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á nửa sau thế kỉ X (SGK Lịch sử và Địa lí 7- Kết nối tri thức với cuộc sống), em hãy giới thiệu về thành tựu văn hóa của Đông Nam Á mà em ấn tượng nhất (khoảng 10 câu).

0
NG
30 tháng 10 2023

Động đất:

- Thiệt hại do động đất ở Nhật Bản: Nhật Bản nằm trên "Vòng Lửa Thái Bình Dương," nơi xảy ra nhiều trận động đất mạnh. Điều này đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, bao gồm động đất và sóng thần Tōhoku vào năm 2011. Đây là một trong những trận động đất mạnh nhất trong lịch sử gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản.

- Thiệt hại do động đất ở Indonesia: Indonesia cũng nằm trong khu vực có nhiều động đất và núi lửa hoạt động. Ví dụ, động đất và sóng thần ở Banda Aceh vào năm 2004 đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng và gây chết hàng trăm nghìn người.

Núi lửa:

- Núi lửa Merapi ở Indonesia: Núi lửa Merapi nằm gần thành phố Yogyakarta và đã phun trào nhiều lần trong lịch sử. Các trận phun trào này đã gây ra thiệt hại đối với người dân và nông nghiệp trong khu vực.

- Núi lửa Pinatubo ở Philippines: Núi lửa Pinatubo phun trào mạnh vào năm 1991, tạo ra một lượng lớn tro bụi và khí phát triển đám mây tro bụi, gây ra mưa tro bụi và thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường và nền kinh tế.

Sóng thần:

- Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004: Trận sóng thần năm 2004 là một trong những biến cố tồi tệ nhất trong lịch sử, gây ra bởi một trận động đất ở dưới đáy biển Ấn Độ Dương. Sóng thần lan rộng trên nhiều quốc gia ven biển, gây chết hàng trăm nghìn người và thiệt hại tài sản lớn.

- Sóng thần ở Nhật Bản năm 2011: Trận động đất và sóng thần Tōhoku năm 2011 ở Nhật Bản gây ra một trong những thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử. Sóng thần tàn phá các khu vực ven biển, gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người dân và tài sản.

17 tháng 1 2022

chịu thui.