K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2016

Ngày 20. 12. 1946 ta và Pháp đánh nhau ở Huế, đến tháng 2. 1947 mặt trận Huế tan vỡ, quân ta chuyển lên chiến khu, đánh du kích. Lúc đó nhà thơ Tố Hữu vừa ở Hà Nội vào Huế, tình cờ gặp Lượm - chú bé liên lạc. It lâu sau nhà thơ nghe tin Lượm hy sinh anh dũng trên đường đi công tác. Trong nỗi xúc động, nhớ thương nhà thơ đã sáng tác bài thơ này.

      Thi tốt nha  haha

8 tháng 5 2016

Rồi nhá . Bạn thì chưa

3 tháng 3 2018

Ngày 20. 12. 1946 ta và Pháp đánh nhau ở Huế, đến tháng 2. 1947 mặt trận Huế tan vỡ, quân ta chuyển lên chiến khu, đánh du kích. Lúc đó nhà thơ Tố Hữu vừa ở Hà Nội vào Huế, tình cờ gặp Lượm - chú bé liên lạc. Ít lâu sau nhà thơ nghe tin Lượm hy sinh anh dũng trên đường đi công tác. Trong nỗi xúc động, nhớ thương nhà thơ đã sáng tác bài thơ này

5 tháng 3 2018

hoàn cảnh : ngày Huế đổ máu  , cuộc kháng chiến gian khổ giữa ta và địch . Tố Hữu đã gặp cậu bé và khi chia tay được một thời gian nghe tin chú mất nhà thơ viết lên bài thơ ngày để ca ngợi sự hi sinh cao cả của Lượm

k cho mình nha

19 tháng 8 2018

bạn vào link https://alfazi.edu.vn/question/5b78c797e5cde951c7e8307d Tham gia trả lời câu hỏi để nhận được những phần quà hấp dẫn đến từ Alfazi như: xu, balo, áo, giày,... và các dụng cụ học tập khác nhé

Rồi bạn trả lời"được bạn My Love mời"cám ơn bn

5 tháng 4 2016

Vừa nhận được mệnh lệnh của cấp trên, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Kẻ thù tàn ác đã chĩa nòng súng theo hướng chiếc mũ ca lô nhấp nhô đang tiến lại gần. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê sực nức mùi lúa chín. Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên và trở thành bất tử…

6 tháng 4 2016

Học bài thơ “Lượm” xong, trong lòng em đọng lại hình ảnh về chú bé Lượm vô cùng đáng yêu. Đặc biệt là chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm đã gây xúc động sâu sắc trong lòng em.
Một hôm, vẫn như mọi lần, Lượm bỏ thư vào bao, khoác lên vai, bước nhanh trên con đường quê. Nhưng con đường Lượm đi đâu phải là con đường nắng vàng của chú chim chích trong buổi bình yên? Lượm phải vượt qua nơi chiến trường ác liệt, bom đạn khỏi lửa mịt mù. “Đạn bay vèo vèo” qua đầu nhưng chú vẫn “Sợ chi hiểm nghèo”. Bỗng đạn nổ, “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm như đang chì vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa. Tưởng như Lượm vẫn để lại trên môi nụ cười mãn nguyện, thanh thản khi hi sinh… Lượm không chết. Lượm vẫn còn mãi trong lòng dân tộc, trong mỗi chúng em.

Câu 1: Hãy tìm hiểu về nhà thơ Tố Hữu (tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm chính, ...) *Câu 2: Hãy tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, thể loại và bố cục của bài thơ "Khi con tu hú". *Câu 3: Em hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ. Hãy viết một câu văn có chứa nhan đề để tóm tắt nội dung bài thơ. *Câu 4: Hãy tìm các chi tiết cho thấy tín hiệu của bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đâu. Cho biết biện pháp...
Đọc tiếp

Câu 1: Hãy tìm hiểu về nhà thơ Tố Hữu (tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm chính, ...) *

Câu 2: Hãy tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, thể loại và bố cục của bài thơ "Khi con tu hú". *

Câu 3: Em hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ. Hãy viết một câu văn có chứa nhan đề để tóm tắt nội dung bài thơ. *

Câu 4: Hãy tìm các chi tiết cho thấy tín hiệu của bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đâu. Cho biết biện pháp nghệ thuật được sử dụng cũng như tâm trạng của tác giả thể hiện trong khổ thơ. Qua đó em có nhận xét gì về tâm hồn của thi sĩ? *

Câu 5: Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong 4 câu thơ cuối? *

Câu 6: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong 4 câu thơ cuối bài? *

Câu 7: Tiếng chim tu hú trong câu đầu và câu cuối có gì khác nhau? *

1
8 tháng 2 2022

Chia nhỏ câu hỏi ra để người đọc giúp bạn trả lời nhé !!!!

8 tháng 2 2022

anh ơi , em hỏi cái:") . Có một bài của bạn này em trả lời nó đâu rồi ạ? Anh xóa à?

8 tháng 2 2022

Câu 1: Tố Hữu

`-` Tên khai sinh : Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002)

`-` Quê : Thừa Thiên `-` Huế

`-` Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam

`-` Đời cách mạng thống nhất với đời thơ

`-` Phong cách thơ : chất trữ tình, chính trị sâu sắc.

* Các tác phẩm chính :

`-` Từ ấy (tác phẩm và lời hình )

`-` Việt Bắc

2, 

`-` Hoàn cảnh ra đời : Tháng 7/1939 , khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam trong nhà lao thừa phủ ( Huế )

`-` Xuất xứ : 

`+` In trong tập thơ "Từ ấy" (phần 2)

`-` Thể thơ : lục bát

`-` Bố cục :

`+` Phần 1 : 6 câu thơ đầu : cảnh đất trời vào hè

`+` Phần 2 : 4 câu thơ cuối : tâm trạng người tù.

Câu 3 : 

 Nhan đề : KHI CON TU HÚ

`-` Độc đáo, gợi nhiều liên tưởng

`+` Về cấu trúc : chỉ là vế phụ của một câu trọn ý (trạng ngữ)

`+` Về ý nghĩa :

`*` Nhan đề mở, gợi mạch cảm toàn bài

`*` Tạo sự tò mò của độc giả

`-`  "Khi con tu hú" là bài thơ nói lên cảnh bí bách ngột ngạt khi bị giam cầm của nhà thơ Tố Hữu.

Câu 4 : Các chi tiết cho thấy tín hiệu của bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu :

`-` Hình ảnh :lúa chiêm, trái cây, vườn râm, bắp rây, diều sáo.

`->` Tiêu biểu, sống động của mùa hè.

`-` Âm thanh : chim tu hú, tiếng ve, diều sáo

`->` vui tươi, tưng bừng, rộn ràng.

`-` Màu sắc : vàng, màu hồng, màu xanh

`->` Rực rỡ, hài hòa

`-` Hương vị : thơm (lúa bắp), ngọt (trái cây)

`->` Ngọt ngào.

`-` Không gian : diều sáo lộn nhào

`->` khoáng đạt, tự do

 

 

 

8 tháng 2 2022

đừng ai xóa câu này :(((

24 tháng 6 2016

Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Tháng 10 năm1954 cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời căn cứ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Trong không khí buổi tiễn đưa mang tầm vóc lịch sử ấy, Tố Hữu đã xúc động viết bài thơ “Việt Bắc”.

24 tháng 6 2016

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu: 
Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Tháng 10 năm 
1954 cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời căn cứ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Trong 
không khí buổi tiễn đưa mang tầm vóc lịch sử ấy, Tố Hữu đã xúc động viết bài thơ “Việt Bắc”. 
“Việt Bắc” trở thành khúc hát ân tình thuỷ chung giữa người miền ngược với người miền xuôi, 
giữa nhân dân với Đảng, giữa cách mạng với Bác Hồ. “Việt Bắc” là bài thơ có giá trị, để viết nên 
một bài thơ hay như thế, Tố Hữu đã sử dụng những hình thức nghệ thuật: 
- Sử dụng thể thơ dân tộc, thơ lục bát. 
- Những hình ảnh so sánh ví von, gần với lời ăn tiếng nói của dân tộc. 
- Giọng văn tâm tình, ngọt ngào, tha thiết. 
- Ngôn ngữ giàu nhạc điệu như những câu hát giao duyên. Câu hỏi lời đáp giữa hai nhân vật Ta và 
Mình trong bài thơ thực chất chỉ là một. Đó là sự phân thân, hoá thân của tác giả để cảm xúc 
được thể hiện một cách tự nhiên, tha thiết.

5 tháng 5 2016

Ngày 20 tháng 12 năm 1946, ta và Pháp đánh nhau ở Huế. Đến tháng 2 năm 1947, mặt trận Huế tan vỡ, quân ta chuyển lên chiến khu, đánh du kích. Lúc đó, nhà thơ Tố Hữu vừa ở Hà Nội về Huế, tình cờ gặp Lượm - chú bé liên lạc. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm hy sinh anh dũng trên đường đi công tác. Trong nỗi xúc động, nhớ thương nhà thơ đã sáng tác bài thơ này.

5 tháng 5 2016

Ngày 20. 12. 1946 ta và Pháp đánh nhau ở Huế, đến tháng 2. 1947 mặt trận Huế tan vỡ, quân ta chuyển lên chiến khu, đánh du kích. Lúc đó nhà thơ Tố Hữu vừa ở Hà Nội. Vào Huế, tình cờ gặp Lượm - chú bé liên lạc. Ít lâu sau nhà thơ nghe tin Lượm hy sinh anh dũng trên đường đi công tác. Trong nỗi xúc động, nhớ thương nhà thơ đã 
sáng tác bài thơ này.

Kiến thức chuẩn đó nha  banhqua

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: tháng 11 năm 1965, trong chuyến đi công tác ở các tỉnh miền Trung vào tháng 10 – 11 năm 1965, khi Tố Hữu ghé thăm quê hương Nguyễn Du thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Năm đó dân tộc ta bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ rất ác liệt. Và đây cũng là năm kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Du.

- Hoàn cảnh đó giúp người đọc hiểu được lí do thôi thúc tác giả sáng tác, hiểu đúng cảm hứng chủ đạo cũng như thông điệp mà tác giả muốn gửi đến độc giả.