K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 2 2016

a. Công cuộc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn

* Chính trị:

Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, quyết định xây dựng chế dộ quân chủ chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu và quyết định mọi việc hệ trọng của đất nước.

- Trung ương:

+ Thời Gia Long: xây dựng theo mô hình thời Lê sơ

+ Thời Minh Mạng: tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn, thêm một số cơ quan: Đô sát viện, Cơ mật viện, Nội các…

- Địa phương:

+ Gia Long: Chia cả nước làm 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực dinh. Tuy nhiên, triều đình chỉ cai quản từ Thanh Hòa đến Bình Thuận. Còn Bắc thành (11 trấn Dafdngf Ngoài) và Gia Định thành (5 trấn ở vùng Gia Định – Nam Bộ ngày nay) do Tống trấn đứng đầu quyết định, báo lại trung ương những việc quan trọng.

+ Minh Mạng: bãi bỏ Bắc Thành, Gia Định thành và các Trực dinh, chia cả nước làm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên, mỗi tỉnh đều có Tổng đốc và Tuần phủ cai quản, cùng hai ti Bố chính và Án sát, dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã, thôn.

- Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng Đế, triều Nguyễn  không đặt chức Tể tướng, không lấy Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước Vương cho người ngoài họ

* Luật pháp

Năm 1815, Gia Long ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), gồm 398 điều, 7 chương. Nội dung: chủ yếu đề cao uy quyền của Hoàng đế và đề ra những hình phạt để trừng trị ai phạm tội.

* Quân đội

Xây dựng một đội quân thường trực mạnh với trên 20 vạn quân, chia làm 4 binh chủng (bộ binh, thủy binh và tượng binh)

* Chính sách ngoại giao

- Đối với Trung Quốc: thần phục tuyệt đối

- Đối với Lào, Cao Miên: bắt họ thần phục, có lúc thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên.

- Đối với Phương Tây: đóng cửa, không đặt quan hệ, thi hành chính sách đàn áp Thiên chúa giáo.

b. Đánh giá

- Đấy là cuộc cải cách được đánh giá cao

- Cuộc cải cách đã thống nhất đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện sau này.

2 tháng 3 2016

a. Cơ cấu tổ chức của Vương triều Nguyễn

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long lập nên Vương triều Nguyễn.

- Vua Gia Long thiết lập một hệ thướng chính quyền cai trị từ trung ương đến địa phương trên một lãnh thổ rộng lớn. Gia Long xây dựng một thể chế quân chủ quan liêu chuyên chế, vua là người đứng đầu và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước. Dưới vua có sáu bộ, đứng đầu là Thương thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.

- Đến thời Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài sáu bộ còn có các việc và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện…

- Kinh đô thời Nguyễn là Phú Xuân (Huế). Thời Gia Long, ông chia nước làm ba vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành do Tổng trấn thay mặt vua quyết định mọi việc và các Trực doanh do triều đình trực tiếp cai quản. Các trấn, dinh vẫn như cũ.

- Năm 1831-1832, vua Minh Mạng bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành , cả nước chia thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là Tổng đốc Tuần phủ. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã, thôn.

- Nhà Nguyễn coi trọng luật pháp. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) được ban hành.

- Nhà Nguyễn chủ trương xây dựng một đội quân thường trực mạnh với khoảng trên 20 vạn, chia làm 4 binh chủng.

b. Ý nghĩa cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng.

- Sự phân chia đơn vị hành chính thành các tỉnh của vua Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lí, dân cư, phong tục tập quán từng địa phương phù hợp với phạm vi một tỉnh.

- Là cơ sở để phân chia đơn vị hành chính ngày nay. Vì vậy, cải cách của vua Minh Mạng được đánh giá cao, rất có ý nghĩa.

2 tháng 3 2016

Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông:

*Nội dung

- Vào những năm 60 của thế kỉ XV, thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn, toàn diện.

- Trung ương: bỏ chức Tể tướng, Đại hành khiển. Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Bên dưới là 6 bộ do Thượng thư đứng đầu. Cơ quan Ngự sử đài, Hàn lâm việc được duy trì với quyền hành cao hơn trước.

- Địa phương: cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới là các phủ, huyện, châu, xã như cũ. Người đứng đầu xã là xã trưởng, do dân bầu.

- Năm 1483, một bộ luật mới được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều 16 chương được coi là bộ luật tiêu biểu nhất thời phong kiến, có tính đức trị và nhân văn sâu sắc đánh dấu trình độ phát triển cao về ý thức pháp lí của dân tộc Việt.

- Quân đội được tổ chức quy củ, chặt chẽ, theo chế độ ngụ  binh ư nông.

- Chính sách đối nội và đối ngoại: đoàn kết dân tộc,… quan hệ láng giềng êm đẹp…

*Nhận xét

- Cải cách hành chính lớn của vua Lê Thánh Tông đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới.

- Cuộc cải cách mang tính toàn diện, sâu sắc đó được tiến hành từ trung ương đến địa phương đảm bảo sự thống nhất trong chính quyền, có ý nghĩa nâng cao quyền lực của nhà nước phong kiến Đại Việt, nhất là quyền lực tập trung vào tay nhà vua. Điều đó chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê sơ đạt đến đỉnh cao.

- Tổ chức nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn tạo điều kiện ổn định về chính trị và phát triển kinh tế, văn hóa.

- Tuy nhiên, trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, sự tập trung quyền lực trên kéo theo tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ, nảy sinh mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt.

6 tháng 11 2021

D

6 tháng 11 2021

Theo mình là D bạn nhé

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Minh Mạng là vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn trị vì từ năm 1820 đến khi ông qua đời, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thánh Tổ. Ông là vị vua có nhiều thành tích nhất của nhà Nguyễn. Đây được xem là thời kỳ hùng mạnh cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam.

Trong 21 năm trị vì, Minh Mạng ban bố hàng loạt cải cách quốc nội. Ông đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam, lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở Huế, bãi bỏ chức Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Quân đội cũng được chú trọng xây dựng (do liên tục diễn ra nội loạn và chiến tranh giành lãnh thổ với lân bang). Minh Mạng còn cử quan đôn đốc khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Ngoài ra, ông rất quan tâm đến việc duy trì nền khoa cử Nho giáo, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Ông nghiêm cấm truyền bá đạo Cơ Đốc vì cho rằng đó là thứ tà đạo làm băng hoại truyền thống dân tộc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

Cải cách bộ máy nhà nước của vua Minh Mệnh để lại những bài học kinh nghiệm bổ ích về các nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước, những giá trị cần lựa chọn trong chính sách quản lý, những bài học về cải cách quan chế… 

- Bộ máy nhà nước nên thực hiện theo nguyên tắc “Trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy nhà nước để đạt hiệu quả cao. Việc áp dụng nguyên tắc này trong hoạt động của bộ máy nhà nước hiện nay sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, góp phần tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng lãng phí.
- Bộ máy nhà nước nên thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh,  quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng” nhằm khuyến khích, động viên quan lại, quan lại nào làm tốt sẽ được nhà vua ban thưởng, làm không tốt sẽ phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
- Đề cao giá trị của pháp luật và tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật.

NG
27 tháng 10 2023

- Tự do hóa kinh tế, giảm bớt quyền kiểm soát của Nhà nước: Trung Quốc đã thực hiện cải cách về quản lý nền kinh tế, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân và khu vực ngoại thương.

- Tập trung phát triển nông nghiệp: Trung Quốc đã giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào nông nghiệp, thúc đẩy sự tự do hóa sản xuất và tạo điều kiện cho bà con nông dân tự quyết định việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Qua việc thiết lập các khu kinh tế đặc biệt và khu công nghiệp, Trung Quốc đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.

- Đổi mới giáo dục và đào tạo: Trung Quốc đã đặt nền giáo dục và đào tạo làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế và xã hội, tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế hiện đại.

- Giữ vững lập trường chính trị và đảm bảo ổn định xã hội: Mặc dù tập trung vào cải cách kinh tế, nhưng Trung Quốc vẫn giữ vững được lập trường chính trị và đảm bảo sự ổn định xã hội, tránh được những biến động lớn.

- Kết hợp truyền thống với hiện đại: Trong quá trình đổi mới, Trung Quốc đã biết cách kết hợp truyền thống văn hóa của mình với yếu tố hiện đại, tạo ra một nền văn hóa đặc trưng và hấp dẫn.

21 tháng 4 2021

* Nội dung cải cách hành chính của Minh Mạng:

-  Chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.

-  Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản cùng hai ti, hoạt động theo sự điều hành của triều đình.

- Các phủ, huyện, châu, tổng, xã vẫn giữ như cũ.

* Ý nghĩa:

- Hệ thống cơ quan hành được tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ chưa từng có.

- Thống nhất hệ thống đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh huyện ngày nay.

-Các quan lại giám sát lẫn nhau khi thực thi công vụ, trong khi còn chịu sự kiểm tra giám sát của các khoa đạo, viện, nội các và nhà vua nên  hạn chế rất nhiều sự tham nhũng và lộng hành của quan lại.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương